Chiều!
Nghĩa trang lạnh lẽo như
chưa bao giờ lạnh lẽo hơn!
Người
ta gọi đó là bãi tha ma mồ côi...
Mồ
côi ???
Đâu
có thể, những người yên nghỉ dưới lòng đất mẹ kia có con, có cháu mà!... Có con
có cháu mà vẫn bị liệt vào hàng mồ côi, không biết nơi chín suối họ còn buồn
tủi đến mức nào!
Nhu
cầu đô thị hoá trong những năm chập chững vào sân chơi toàn cầu tăng nhanh đã
dần lấn chiếm hết nơi an nghỉ cuối cùng của kiếp người trong nội ô thành phố,
rồi đẩy họ ra xa tận miền đất hẻo lánh, hoang lạnh. Đơn giản lắm, sau khi công
báo, hết thời hạn mà người thân huyết thống vẫn chưa đến cải táng, người ta có
quyền đưa xe ủi bỏ. Cũng có chủ đầu tư nghiêm túc (hoặc sợ công trình xây trên
hài cốt làm ăn sẽ xui xẻo), những phần mộ vô thừa nhận sẽ được hỏa táng ở một
miền đất hoang vắng nào đó.
Bãi
tha ma này may được ông chủ tử tế, cho chôn lại từng mộ phần, ngay ngắn. Hàng
trăm ngôi mộ giống nhau đến lạ- sinh sản vô tính giống y thế là quá lắm- cùng
kiểu, cùng kích thước, đều vô danh. Sống bon chen, giành giậtt, cuối cùng chết
đều như nhau, hai bàn tay trắng ra đi! Người nghèo cũng như kẻ giàu; người bần
nông cũng như kẻ quyền quý, chức cao... Cái chết san bằng tất cả!
Chiều
lặng lẽ, phía trời tây, mặt trời đã khuất, còn chăng là những ánh sáng yếu ớt
đang cố bám víu vào những đám mây lơ lửng như những chùm máu hồng, loang lổ, đỏ
gừ... Nhìn buồn hơn, càng nghe trong mình buồn đến mênh mang!
Đấy
là tấm trạng của ông Đại Mác chiều nay!
Trời
Chiều vẫn còn sáng, Đại Mác không thể xác định được đâu là mộ phần của cha mẹ,
nhưng ông tin chắc song thân ông đang yên nghỉ tại đây. Có một sợi dây thiêng
liêng nào đó lưu kéo và mách bảo ông chắc chắn thế! Ông thấy con người thật của
mình: nhỏ bé, mong manh quá! Ấy mà con người nhỏ hèn thế có thời gian khá dài
ngộ tưởng mình là “chúa tể”, kiêu căng, ngạo mạn, coi Trời bằng vung (cái nắp
vung đất sét chỉ cần búng tay nhẹ cũng sụp bể). Đấy là cái thời ông còn quyền,
còn hét ra lửa!...
…
Thanh
tra chính phủ “sờ gáy” Đại Mác, đụng dự án nào cũng thấy thất thoát tiền tỉ mồ
hôi nước mắt của nhân dân. Ông có nguy cơ phạm tội tham nhũng….
Thế
thì lo quá!..
Chỉ
còn hơn năm nữa, ông đến tuổi hưu rồi. Cả thời “hoành tráng” nhẽ nào kết cục
lại bi thảm: “hưu” rũ trong tù những năm cuối của cuộc đời, nhục lắm! Ông đã
“lót’ đường hết rồi, song vẫn chưa thể yên tâm, nhất là đứng trước “khí thế
quyết liệt” chống quốc nạn tham nhũng!...
Chà,
gay rồi đây!.. Ông cần nơi thanh tĩnh, cần có chỗ để tâm hồn lắng đọng, có thể
bên bờ sông….
Ờ,
sao mình không ra bến sông nhỉ, biết đâu đấy là chốn yên nghỉ cuối cùng (ông
chợt nghĩ đến bước đường cùng sẽ trầm mình xuống dòng sông nếu không thoát được
án tù!)? Ông bắt bộ dọc đường Tôn Đức Thắng dưới hàng cây cổ thụ có đến trăm
năm độ tuổi, định ra bến phà Thủ Thiêm. Vừa ngang qua nhà 33 tầng, con đường
bỗng trầm hẳn, rợp bóng cây. Ngang qua tu viện Cát Minh, như có sức hút thiêng
liêng nào đấy “bẻ lái” chân ông bước vào nhà nguyện của chị em Dòng kín. Vừa
qua bức tường cắt âm, ông dường như đang lạc vào một thế giới khác. Ngôi nhà
nguyện nhỏ bé, khá chật nhưng cổ kính, thinh lặng, trầm lắng đến lạ! Bên phải
Bàn thờ là “chuồng cọp”- khu vực bất khả xâm phạm dành riêng cho Masơ… Có vài
giáo dân đang quỳ sốt sắn cầu nguyện. Ông chọn hàng ghế cuối, vào ngồi.
Lòng ông chùng hẳn xuống!... Bỗng du dương thánh thót lời Thánh Thi, không gian
thêm linh thánh, an hòa...
Hãy nghe đây, ngàn muôn dân hỡi,
lắng tai nào, tất cả thế nhân,
cả thường dân lẫn người quyền quý…
Đại
Mác lắng nghe …
Mạng người dù giá cao mấy nữa,
thì rồi ra chấm dứt đời đời.
Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài sản của mình cho người khác.
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc đất mới thực là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn kiếp.
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không thể
trường tồn;
Thật nó có khác chi
con vật một ngày kia
phải chết
Phường tự mãn tự kiêu,
số phận là thế đó,
bọn ỷ tài khéo nói, hậu
vận chính là đây.
Như đoàn vật nhốt trong
ấm phủ,
chính tử thần canh giữ
chăn nuôi,
chúng nhào thẳng xuống
nơi huyệt mả,
sẽ tiêu tan cả đến hình
hài,
chốn âm phủ thành nơi cư
ngụ…
“Ba tấc đất mới thực
là nhà”…, cành nghe càng thấm thía, càng thấy xác đáng. Đại Mác càng thấy
xót xa cho thân phận của mình. Té ra những thứ mà ông tôn thờ cho là chân lý,
mới thực tồn tại trên cõi đời: công danh, chức quyền, tiền bạc (…) kết cục lộ
nguyên hình phù vân…
Đừng sợ chi khi có kẻ
phát tài,
hoặc cửa nhà tăng thêm
vẻ phong lưu,
vì khi chết, nó đâu mang
được cả,
kiếp vinh hoa chẳng theo
xuống mộ phần.
Lúc sinh thời, nó tự hào
tự đắc:
“mình làm nên thiên hạ
tán dương mình!”
Nhưng rồi nó cùng
tổ tiên về chung kiếp,
chẳng bao giờ còn được
thấy ánh dương!
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không
hiểu biết gì;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia
phải chết![1]
Đại Mác giật thót mình!
Mải miết bám víu phù
vân, té ra cuộc đời ông chỉ như con vật bấy lâu nay mà ông không biết (ông còn
cảm thấy tệ hơn cả thú vật nữa, nếu chúng có tác hại vì chỉ sống theo bản năng,
theo nhu cầu sinh tồn, thế thôi; còn bản thân ông lòng tham thì vô đáy, kiêu
căng thì ngút trời, có khi hại người chỉ để chứng tỏ “ta đây”!.
Ý thức hệ duy vật vô
thần nhào nặn khiến ông xơ cứng chỉ tin vào khoa học, những gì ngoài vòng phủ
sóng của khả giác ông đều liệt vào hàng mê tín, dị đoan của bọn người dốt, hèn.
Tôn giáo đích thực, trong đó phải đặt con người làm Thượng đế. Triết gia Đức
thời danh Nietsche[2] chí lý khi
nói: Thượng Đế, vì quyền lợi con người không có quyền hiện hữu.
Nhưng ông còn hơn
Nietscche! Xét cho cùng, Nietsche còn tin có Thiên Chúa khi thâm tín “Thiên
Chúa chết rồi! Thiên Chúa chết, mãi mãi là chết!”, còn ông không có chuyện Ông
Trời tồn tại thì sao có chuyện chết!...
Lời tiên đoán và ông rất
xác tín: Tôn giáo đã đến hồi cáo chung, thứ thuốc phiện không còn tác dụng “mị
dân”được nữa và thế kỷ XX là mồ chôn Thượng đế vĩnh viễn đã sai lầm trầm trọng.
Tôn giáo không bị diệt vong, và thế kỷ XXI con người còn có xu hướng “trở về”
với Thượng đế; Trớ trêu thay, chính ý thức hệ tuyên cáo án tử tôn giáo lại đi
đến chỗ chết, chết chưa kịp nhìn thấy ánh bình minh của kỷ nguyên
mới…
“Con ơi, Thượng
đế đâu chết, đời không chỉ có duy nhất vật chất”, tiếng nói từ trong sâu
thẳm của lòng ông vang lên, nghe rõ mồn một, rất thân quen. Hình như tiếng nói
của mẹ… Bỗng Đại Mác nhớ đến tổ tiên, nhớ đến mộ Cha mả Mẹ mà ông cố tình bỏ
quên mấy chục năm.
….
Chiều!
Nghĩa trang lạnh lẽo,
gió rin rít từng cơn như tiếng nói các vong linh đang than trách sự vô tâm bạc
nghĩa của người còn sống…
Khi xác tín con người
không phải con vật, chết chưa hẳn là hết, Đại Mác thấy mình thật có tội với
đấng sinh thành! Thực ra, lúc nghĩa trang trong Nam- nơi chôn song thân ông
giải tỏa, gia đình có được thông báo nhưng ông chưa bao giờ tin có thế giới sau
khi chết, với lại gia đình ông lại đang ở Hà Nội, kế hoạch làm ăn đang thịnh
phát, uy lực còn hừng hực trong tay… “Quan tâm người chết, dở hơi, rách
việc!”. Vì ông không phải là người “dở hơi”, vì ông không muốn
“rách việc”… Ông mặc kệ cha mẹ!
Nghĩa trang lạnh lẽo,
gió rin rít từng cơn dường như xen lẫn cả tiếng oan hồn óan hận vì ông đã gây
nhiều oan khiên cho dòng tộc họ…
“Lót đường” ông đã đem
lại hiệu quả, đồng tiền vẫn còn nguyên mãnh lực lèo lái chánh pháp. Đại Mác
được “hạ cánh an toàn”… Nhưng bây giờ điều đó lại khiến ông “ray rứt” như chưa
bao giờ ray rứt thế. Tòa án Lương tâm đang nghiêm khắc phán xử ông. Giá mà ông
đề “tòa đời” xét xử có lẽ lại tốt hơn…
Ông chợt lo lắng cho con
cái: đang đầy triển vọng “thăng quan”, được giáo dục ý thức hệ ‘đồng chí’ như
ông ngay từ thủa nằm nôi, nhưng “lòng tham” thì hơn ông, và như thế “duy vật”
triệt để còn hơn ông. Con cái ông đã trưởng thành, cứng cáp như cổ thụ, việc
uốn nắn theo ý không còn khả năng nữa…
Giờ ông có quỳ van xin
con cái tránh xa- bỏ ngay bọn ‘quỷ đỏ’ chẳng khác nước đổ đầu vịt !
Chao ôi!
…
Chiều đã sầm tối! Gió
rít nhiều hơn, mạnh hơn!
Đại Mác vẫn thẫn thờ
trong nghĩa trang, linh tính mách bảo mẹ cha ở đây nhưng không thể xác định đâu
là mộ phần cha mẹ… Một con sóc đâu đó chạy ngang qua ông, rồi dừng lại trên
ngôi mộ cách ông dăm bước, hí hoáy rồi mới chạy đi…
(Một Chiều... 2004)
Trương Ái Nhiệm
[1] Thánh Vịnh 49
[2] Nietsche (1844-1900), nhà Phê bình tôn giáo