Tập sách
về những trao đổi này bao gồm các câu trả lời cho hai bạn đối thoại với
tôi – Lucienne Gouguenheim và Karim Mahmoud-Vintam. Nhà xuất bản TempsPrésent sẽ
cho in
Tập sách ghi lại năm buổi trao đổi vào những
tháng đầu của năm 2009 nhân dịp một cuộc hội thảo hai buổi một tuần và kéo dài
khoảng chừng ba tuần. Những câu hỏi hoàn toàn do các bạn đối thoại tự do lựa chọn
và được gửi đến cho tôi qua mạng xã hội vài ngày trước các cuộc hội thảo, nhưng
trong thời gian trao đổi, những câu hỏi ấy sẽ được trực tiếp đặt ra lại với tôi
theo một trật tự và với những cách thức khác nhau, và những câu trả lời của tôi
cũng hoàn toàn ứng khẩu…Cũng vì thế sẽ có thể có những câu hỏi phát sinh khác
trong khi trao đổi, những câu hỏi đôi khi lan man khá xa với đề tài, có lẽ phần
lớn sẽ là những câu hỏi muốn được giải thích rõ ràng hơn…Không có một cuộc hội
thảo nào hoàn toàn được gói gọn trong một chủ đề trao đổi…cho nên cũng phải chấp
nhận tình trạng một câu hỏi nhưng vẫn phải nói lui nói tới hết cuộc trao đổi
này đến cuộc trao đổi khác…
Đã có một sự thỏa thuận giữa chúng tôi rằng
sẽ không có việc né tránh bất cứ một câu
hỏi nào, nhưng tôi hiểu là chỉ trên bình diện thần học mà thôi…Nghĩa là sẽ có
hai loại câu hỏi nên tránh không đề cập tới…Thứ nhất, tôi không muốn có những câu hỏi đề cập đến các
chi tiết về tiểu sử hoặc những vấn đề riêng tư liên quan đến chuyện học hành, đời
sống cá nhân hay tu sĩ của tôi, anh em bạn bè, những trước tác, công việc giảng
dạy và viết lách của tôi. Bởi xin thú nhận là tôi luôn cho rằng “cái tôi” không hề thú vị gì, nếu không nói là nó vô
cùng đáng ghét, và đã khá nhiều lần tôi từ chối những cuộc trao đổi dạng này,
ngoại trừ việc vừa qua tôi bằng lòng gợi lại những kỷ niệm của tôi về thời gian
chủ biên một tờ báo Thần học đã ra mắt độc giả, cùng với những tài liệu không xuất bản tôi dùng trong quãng thời gian huấn luyện và giảng dạy
trong Dòng Tên…
Thứ đến là nếu tôi không từ chối bất cứ
câu hỏi nào về phương diện thần học, kể cả những câu hỏi nóng bỏng nhất…thì
cũng mong quý vị đừng quá dồn dập để buộc tôi phải có những sự chính xác nhất định,
những định nghĩa và những công thức chuyên môn…là những thứ có thể làm cho tập
sách ghi lại những cuộc trao đổi này trở thành một thứ gì đó đại loại như là một
bản toát yếu ghi lại những “câu hỏi / đáp giáo lý” vậy – kiểu như : “ những điều
tôi phải tin”, hay “ đây là những điều tôi hiểu về giáo lý Công giáo” hoặc là “
tôi hiểu như thế nào về việc phục hưng những cơ cấu của Giáo Hội”… Tôi nêu lên những đòi hỏi này không phải là vì muốn
khôn khéo để né tránh, nhưng chỉ vì thực sự muốn giữ cho bằng được cái ý nghĩa
của “những cuộc trao đổi tự do” về những vấn nạn mà tôi đặt ra với
chính mình, về những chủ đề mà tôi vẫn đang suy nghĩ, không che giấu bất cứ điều
gì trong những câu hỏi của tôi, những lưỡng lự, và những phương hướng của tư tưởng,
nhưng cũng không khăng khăng với những lập trường cần được ngừng lại, bởi nó
không có trong đầu óc của tôi, kể cả những giải pháp chính xác và có tính quyết định đối với những
vấn đề được đặt ra cho Giáo Hội ở thời đại chúng ta, bởi tôi không phải là người
thấy vấn đề rõ hơn những người khác hoặc là chỉ có tôi mới là người có thể có
được những liều thuốc giải…Không ! Hoàn toàn không phải là như thế!
Xin cám ơn hai bạn cùng tôi trao đổi đã hiểu
khá rõ và sẵn sàng chấp nhận những điều kiện ấy của tôi. Dĩ nhiên là họ thường
tìm cách để đẩy tôi xa thật xa những phòng tuyến của mình – đấy là chuyện nghề
nghiệp của họ – nhưng họ cũng cố để giữ chừng mực và rất dễ thương… Thỉnh thoảng
họ cũng không ngại ngần để đối đầu với thái độ không mấy dễ thương của bản thân
tôi – nhưng cũng chẳng sao vì đấy thật ra cũng là một phần của cuộc chơi. Họ
hoàn toàn không có ý để buộc tôi phải khai triển một lý thuyết chung chung của
Kitô giáo, nhưng là để tôi đề cập đến những chủ đề gây lo lắng và được khá nhiều
bà con tín hữu bàn luận đến trong hôm nay.
Hơn nữa họ còn để tôi hoàn toàn thoải mái
để coi lại và nếu cần thì chỉnh sửa nội dung các cuộc trao đổi – và đấy cũng là
điểm thứ hai tôi xin được phép tự giải thích.
Những cuộn băng ghi âm các cưộc trao đổi sẽ
được viết ra lại và gửi đến cho tôi qua mail để tôi có thể đọc và chỉnh sửa…Nhưng
tôi cũng đã cho họ biết trước là tôi chỉ có thể làm công việc ấy trong thời
gian nghỉ hè, hoặc không quá bận bịu với những công việc khác, bởi tôi đã muốn
bắt đầu việc chấp bút cho một tập sách mới vào đầu năm trước, nhưng đã không thể…nên
tôi muốn dành tất cả thời gian tự do hiện tại của minh cho tập sách ấy…Vì thế
cho nên mãi đến dịp hè năm 2009…và sau đó là dịp hè năm 2020, tôi mới có thể lần
đầu tiên coi lại hai buổi trao đổi đầu , ba buổi sau là vào một dịp khác…
Việc coi lại các văn bản này thực ra phần
lớn là chuyện viết lại…cho nên công việc có hơi chậm…Tiên
vàn là bởi vì cách trình bày theo “ngôn ngữ trao đổi” sẽ rất mau trở nên nhạt nhẽo nếu không bảo là khó có thể chịu đựng
được đối với độc giả; và vì thế tôi phải giảm bớt đi rất nhiều những câu nói lập
đi lập lại, những câu nói trùng lắp, những câu than, nhưng câu nói rườm rà và
những đoản ngữ không đúng, không nhắm đến vẻ tính tế của văn viết…Tóm lại là phải chỉnh sửa tất cả những gì không làm cho bản văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu đồng thời
cũng phải giữ làm sao để độc giả không rơi vào
tình trạng hiểu sai những gì cần trình bày… Còn tất cả những chỗ nào thấy dễ đọc, tôi
sẽ tránh tối đa việc đụng chạm tới…để giữ cho bằng được cái bản chất ban đầu –
bản chất của một cuộc trao đổi ứng khẩu, bằng lời, thậm chí thỉnh thoảng là những
đối đáp – dù là có thể có đôi ba điều không đúng ý, nhưng là những điều không mấy
quan trọng…
Công việc dài hơi hơn cả, đấy là phải có
thêm khá nhiều những chú thích hay giải thích cho văn bản : những chú thích bởi
vì tôi nghĩ là cần thiết để bổ sung thêm vào những câu trả lời của tôi cho những
câu hỏi được nêu lên, hay để nói rõ
hơn tư tưởng của tôi, hoặc để ngăn ngừa những lý lẽ bắt bẻ, những lệch
lạc trong việc giải thích, hay những câu hỏi trùng lặp; và những giải thich –
chắc chắn là nhiều và dài hơn – bởi vì
hai bạn
trao đổi với tôi cũng yêu cầu tôi nên có những chú thích trong văn bản viết lại
để có thể in ấn cho hoàn chỉnh hơn...
Thật sự thì tôi không thay đổi gì trong thứ
tự cũng như văn mạch các câu hỏi đã từng được đặt ra cho tôi…mà chỉ thêm vào những
gì cần thiết để tạo thêm chú ý, hay năm thì mười họa mới có chuyện cắt bớt đi
chiều dài của vấn nạn bằng một câu hỏi ngắn hơn, nhưng vẫn rất lưu tâm đến việc
luôn luôn ở trong khuôn khổ và những giới
hạn của các chủ đề được đề cập đến trong các cuộc trao đổi này. Nếu quý độc giả
cảm thấy ngạc nhiên về một vấn đề, lý thuyết, thực hành hay lịch sử…không thấy
tôi đề cập đến…thì đơn giản là vì nó không được nêu lên trong những cuột trao đổi
của chúng tôi; và , cũng có thể là trong khi đọc lại các bản văn qua mail, tôi
đã sắp xếp nó đâu đó…Vả lại cũng có trường hợp tôi thấy không cần thiết phải
làm sáng tỏ vấn đề này hay khác, bởi thấy không lợi ích gì bao nhiêu…
Thật ra thì tâm điểm cần lưu tâm đã được diễn tả đầy đủ qua cái “tít” phụ của tập
sách: “Những trao đổi về hiện tại và tương lai của Đạo Công Giáo”…
Hai người bạn cùng trao đổi với tôi hoàn
toàn không mong muốn chuyện đưa ra – dù
chỉ là thoáng qua thôi – một nghiên cứu về một loạt những vấn nạn mà các nhà thần
học hiện nay đang đề cập đến, nhưng là những vấn đề mà phần đông những người
Công giáo – “những tín hữu đơn thuần” – cảm thấy có một cái gì đó đang xảy
ra và họ suy nghĩ về điều đấy – tức là về hiện trạng của Giáo Hội.
Việc chọn lựa từ ngữ “Công Giáo” thay vì
“Kitô giáo” có thể nói là khá phù hợp cho những vấn đề này : nghĩa là nó không
bao quát tất cả những điều khoản chỉ thuộc lãnh vực đức tin mà thôi, nó không đụng đến vấn đề “lý thuyết” Công giáo,
nhưng nhắm đến những khó khăn đối với người tín hữu trong Giáo Hội Công giáo –
khó khăn trong việc sống và suy tư về đức tin của mình trong khuôn khổ đặc thù
do những cơ cấu của quyền huấn giáo và phẩm trật, và , thứ đến, là những vấn đề
về phía cử tọa, tính đáng tin của việc trao đổi và đơn giản là sự sống còn của Giáo Hội mà hoàn cảnh hiện tại trong thế giới
tục hóa cũng như tình trạng suy thoái và khủng hoảng đặt ra cho họ : sự “bốc
hơi” của các tín hữu, những bất hòa nội bộ, sự cạn kiệt của hàng giáo sĩ, những
cuộc chiến quyền lực, thái độ coi thường đối với khoa Thần Học và khoa Kinh
Thánh, việc đòi buộc phải sắp xếp lại trật tự và những giới hạn của sự phục
hưng, những mối tương quan căng thẳng giữa Roma và các Giáo Hội địa phương cũng
như các cộng đoàn tín hữu, những vấn nạn sống còn được đặt ra cho tôi và sẽ được
bàn cãi trong tập sách này.
Những vấn nạn nguy hiểm, bởi vì chúng đặt
vấn đề về những cơ cấu tổ chức, những vấn đề gây bối rối đối với đức tin trong
thời đại của chúng ta. Tôi chấp nhận để đề cập đến bởi những vấn nạn ấy - vốn khá
quen thuộc đối với tôi và cứ ám ảnh tôi mãi, vâng – ám ảnh tôi… trước tiên bởi
tôi thường hay đề cập đến trong các tác phẩm của mình, chẳng hạn như quyển sách
vừa được nhà xuất bản Cerf trình làng, hay là trong rất nhiều những đề tài viết
trên tạp chí, những cuộc hội thảo và những tranh luận, và đấy cũng là những vấn
nạn được nêu lên ngay ở trung tâm tập sách mà tôi đang viết trong những thời
gian này với hy vọng là sẽ có thể in ấn vào dịp cuối năm sau – chính vì vậy mà
tôi nghĩ là mình không thể bỏ qua không đề cập đến chúng – những vấn nạn nguy
hiểm!!! Nhưng – xin phép quý vị để xác định rằng – đề cập đến không phải vì tôi
nghĩ rằng mình có được những giải pháp để “thoát ra khỏi cơn khủng hoảng”…mà
là thưa quý vị, tôi chỉ thấy thật là kỳ cục đối với một người làm thần học là
không tự đặt ra cho chính mình những vấn nạn đã từng được rất nhiều bà con giáo dân Công giáo đặt ra đây đó quanh mình,
bởi đây là lúc khẩn thiết phải suy tư đến và tìm cho ra những lý lẽ mang tính
khích lệ…
Dĩ nhiên là đã từng có những giai đoạn các
vấn đề như trên đã từng được nêu lên – nhưng không đến nỗi dồn dập như lúc này
– và thường thì một cách rất không ngoan, những người có thẩm quyền cũng như
các nhà thần học chọn giải pháp có vẻ khôn ngoan là im lặng và đợi chờ; và để
không gây náo động đám đông cũng như xáo trộn đức tin của bà con giáo dân, họ sẽ
đợi chờ cho đến khi mọi thứ nhẹ nhàng trở lại, và nhờ đấy, có thể họ cũng sẽ
tìm ra được một giải pháp có lẽ còn tuyệt hơn cả cái vấn đề đã…lắng xuống trong
lãng quên…Thế nhưng cơn khủng hoảng hôm nay có vẻ là khá phổ quát và đụng đến
quá nhiều những chủ đề căn cốt…để người ta có thể hy vọng rằng nó sẽ tự lắng dần
xuống với thời gian sẽ qua đi…
Chính vì thế mà tôi chấp nhận để những vấn
nạn ấy được nêu lên với tôi, đôi khi có vẻ như hơi có chút tàn nhẫn, đồng thời
cũng bằng lòng để những câu trả lời của tôi được in ấn thành sách…mà không có ý
giảm bớt đi những sắc bén của các vấn đề, với hy vọng cơn khủng hoảng của bà
con Công giáo ở thời đại chúng ta đây luôn được các vị có trách nhiệm về những
hướng dẫn trong Giáo Hội của chúng ta lưu ý đến với mức độ cũng như hình thức
nào cũng được. Rất nhiều bà con tín hữu ngại ngần chuyện ở lại hay rời bỏ Giáo
Hội, cũng như không ít những người khác đã từng có một quyết định rõ ràng,
nhưng rồi vẫn lẩn quẩn trong đầu óc họ câu hỏi tự vấn rằng họ có nên phấn đấu để
giữ lại cho mình một đức tin sống động hay rời xa đức tin để chỉ sống trung
thành với những đòi hỏi về sự thật của riêng mình. Chủ đề của các cuộc trao đổi
này – Dẫy vậy thì vẫn cứ tin – giải thích sứ điệp, sự sự thấu hiểu
và khích lệ…mà tập sách này muốn mang đến cho quý vị độc giả.
Bordeaux, 31 / 7 / 2010, J.M.