Chuyện mỗi tuần –
Tập sách bao gồm các cuộc trao đổi giữa hai bạn
Lucienne Gouguenheim và Karim Mamound-Vitam với cha Joseph Moingt,s.j…
Kính quý độc giả,
Người viết đã loay
hoay từ khá lâu để xem mình có thể giúp gì cho anh chị em mình đôi chút trong đời
sống đức tin hôm nay khi mình đã đi nghỉ hưu…Các bài suy niệm thì quá nhiều và
có thể nói là đa sắc màu…Bản thân người viết cũng đã trình làng ba năm suy niệm…Lãnh
vực này khác thì người viết không chuyên môn…Người anh em Linh mục đang du học
bên Pháp có nhã ý gửi cho người viết năm tập sách…và người viết rất mừng…vì có
việc để làm…Người viết đã chọn để chuyển dịch tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ
tin” này…Lý do tại sao…thì xin phép để mời quý độc giả cứ cùng người viết
đi vào nội dung…rồi chia sẻ…
Đôi lời của tác giả - cha Joseph Moingt…
Tình trạng “bốc hơi” của bà con tín hữu, những bất đồng
nội bộ, sự cạn kiệt của hàng giáo sĩ, những cuộc chiến quyền lực, thái độ coi
thường đối với khoa Thần học và Thánh kinh học, việc đòi buộc đặt lại vấn đề về
trật tự và giới hạn của sự phục hưng, những mối tương quan căng thẳng giữa Roma
với các Giáo Hội địa phương và các cộng đoàn kitô hữu…Tựu trung đấy là những vấn
nạn sống còn được đặt ra cho tôi và sẽ được bàn cãi trong tập sách này.
Và đấy là những vấn đề nguy hiểm, bởi vì chúng buộc phải
coi lại những cơ cấu tổ chức, những vấn nạn rối bời đối với đức tin ở thời đại
của chúng ta. Tuy nhiên tôi đã chấp nhận để đề cập đến bởi vì đấy là những vấn
đề quen thuộc đối với tôi và vẫn luôn ám ảnh tôi. Rất nhiều bà con tín hữu ngần
ngừ trước việc ở lại hay rời bỏ Giáo Hội,
trong khi đó thì khá nhiều người
khác tuy đã từng quyết định, nhưng điều vẫn thường xảy ra với họ là họ
hay tự vấn xem họ nên quyết tâm chiến đấu
để giữ vững một đức tin sống động hay chấp nhận mất đức tin để trung thành với
những đòi hỏi của riêng mình về chân lý. Tựa đề đặt ra cho những cuộc trao đổi
này – Dẫu vậy thì vẫn cứ tin – diễn tả sứ điệp mà tập sách này muốn
mang lại cho quý độc giả…với ước mong được quý vị thấu hiểu và khích lệ…
Joseph Moingt,s.j
Đôi nét về tác giả
Cha Joseph Moingt sinh năm 1915. Ngài là cựu giáo sư
Thần Học tại Paris ( Centre Sèvres et Institut Catholique). Vị Linh mục Dòng
Tên này đã từng điều hành tạp chí “Những nghiên cứu về Khoa Học Tôn Giáo
– Recherches de Science Religieuse”trong suốt ba mươi năm. Ngài được
coi như một trong các thần học gia lớn vẫn còn lang thang trên mặt đất trần
gian này…
Phi lộ của Người xuất bản
“Trong thế giới có hai loại uy thế : uy thế do cơ chế
thiết lập, và uy thế do tự nhiên mà có” – Blaise Pascal (Second discours sur la
condition des Grands, Bibliothèque de la Pléiade, các trg 618-619) đã nói như vậy
khi phân biệt hai loại “uy lực” hay “uy thế” trong xã hội: loại thứ nhất có được do hoàn cảnh
hay do nhiệm vụ được trao, nghĩa là do qui ước – điều mà Pascal gọi là sự “bịa”
ra của con người – trong khi đó nơi những người kia thì “uy lực” hay “uy thế”có
được là do “những phẩm chất thực sự của tâm hồn hay con người của chính họ”.
Nơi những con người đầu tiên, chúng ta buộc phải có một sự tôn trọng vì địa vị
của người ta – nghĩa là sự kính trọng hay những cử chỉ kính trọng bên ngoài
dành cho quý bà, quý cô hay quý ông…là vì quý vị đảm nhận công việc này hay
công việc khác tùy theo vị trí xã hội của quý vị; với những người kia thì…chúng
tôi phải và sẵn sàng tỏ vẻ tôn trọng;
nghĩa là “không nhất thiết bởi vì quý vị là công tước…mà chúng tôi phải trân trọng
quý vị, dù cương vị ấy của quý vị buộc chúng tôi phải chào hỏi quý vị. Thế
nhưng nếu là công tước đồng thời là một con người liêm chính thì buộc tôi phải
cư xử cho phải lẽ với cả vai trò công tước nơi quý vị lẫn con người liêm chính
của quý vị. Nhưng nếu là công tước mà quý vị lại sống không tốt…thì đương nhiên
là tôi phải xét lại…Nghĩa là dù – với những bổn phận bên ngoài – tôi buộc phải
trân trọng cái địa vị công tước có được do giòng tộc của quý vị, nhưng bên
trong, tôi rất xem thường quý vị vì sự kém cỏi đầu óc của quý vị” …
Quả thật là không cần phải xác định rằng cha Joseph
Moingt rất được chúng tôi ngưỡng mộ và yêu mến, hoàn toàn không phải vì công việc
chủ báo tờ Recherches de Science
Religieuse trong suốt thời gian 30 năm của ngài; cũng
không phải vì ngài được coi như là một
trong những nhà thần học Công giáo tầm cỡ vẫn còn sống – mặc dù với những bề thế
tầm cỡ như thế thì…luôn luôn là đích nhắm của một nhà xuất bản. Nhưng – với
chúng tôi – chúng tôi trân trọng ngài trước tiên là vì – dù đã rất cao tuổi –
95 tuổi – nhưng ngài vẫn có thể cho chúng tôi thấy tận mắt sự tươi trẻ và tự do
của Giáo Hội; và rằng quá trình sống cũng như những tác phẩm của ngài chứng
minh về một sự trung thực và một nỗi ưu tư về sự thật không bao giờ - vâng,
không bao giờ - có thể chối bỏ được; và rằng sự đòi buộc phải chứng minh về dức
tin của mình luôn buộc ngài phải tránh cho bằng được sự lệ thuộc nào đó cũng
như thái độ tự mãn…
Và cũng không cần phải xác định rằng “cầm trịch” một
cuộc trao đổi với một “gốc cổ thụ” như thế - một danh hiệu mà đương
nhiên ngài không thừa nhận rồi – thì thật sự không phải là một việc dễ dàng –
không những không dễ dàng mà công việc ấy còn có vẻ dễ sợ nữa ở một vài phương
diện nào đó ! Và cũng vì thế mà phải xác định về tham vọng của công trình chúng
ta thực hiện cũng như về tập sách trình làng độc giả…Tập sách này dĩ nhiên
không phải là một cuốn sách về Thần học…kiểu như những tác phẩm Thần học đồ sộ
mà cha Joseph Moingt đã từng chấp bút, chẳng hạn như cuốn “Thiên Chúa đến
với con người” được nhà xuất bản du Cerf in ấn – và tất cả những điều
được nêu lên ở đây là vì hai do sau:
Thứ nhất là vì Lucienne Gouguenheim và tôi – những người
“cầm trịch” các buổi nói chuyện – chúng tôi không phải là những nhà thần học,
và vì thế chúng tôi tự cảm thấy không xứng để có thể hướng dẫn một cuộc trao đổi
về lãnh vực này; vậy thì tại sao lại không kêu gọi một người chuyên môn về những
vấn để cần tranh luận? Và – thưa quý độc giả - đây là lý do thứ hai…và cũng là lý do thật sự
quan trọng và chính xác nhất…
Đó là vì cái tham vọng của tập sách này nhằm có thể
giúp khám phá một cách dễ hiểu nhất với số đông bà con – Công giáo hay
không, tín hữu hay không – về sự giàu sang của một tư tưởng phức tạp, khôn khéo
nhưng không quá cứng nhắc “kiểu mấy ông Dòng tên”, chắc chắn nhưng không bao giờ
là cố chấp, một tư tưởng ngày càng trở nên một pha trực tiếp với những được
thua lúc này của đức tin nói chung, và đặc biệt là với những thách thức dành
cho Đạo Công Giáo – một sự khủng hoảng sâu xa có thể nói là ảnh hưởng đến mọi
người…
Và vấn đề còn lại đối với những người “cầm trịch” là
tìm cách để tránh cho được mối nguy chết người đối với một tập sách về các cuộc
trao đổi cũng như đối với độc giả : đó là phải có được những câu hỏi như thế
nào đó để có thể có được những câu trả lời mà anh ta muốn có, hay ít ra
là có thể tiên liệu được rằng những câu trả lời ấy đáp ứng được với
ước mong của chính mình…Và chính quý vị độc giả sẽ là những người cho biết là
chúng tôi đã có thể tránh được hay không mối nguy này…
Đồng thời cũng phải tránh cho được một mối nguy khác nữa
– “nhẹ” hơn chắc chắn rồi – đấy là cố hết sức để làm sao cho mọi người có thể
hiểu được những ý kiến của riêng mình, khuấy động như thế nào đấy để có thể tìm
cho bằng được một kiểu nói quen thuộc, sẵn sàng xông ra chiến tuyến để đương đầu,
và chứng tỏ được rằng mình cũng khéo léo, thông minh…Dù cố gắng để không quá “vụng
về” trong các câu hỏi, chúng tôi vẫn quyết tâm để giữ sự đơn sơ, tìm cách để
khai thác một tư tưởng, đào sâu một chuyển động, vạch rõ những góc cạnh gai
góc – và dương nhiên là không quá vụng về trong cách trình bày của mình rồi…Và
chúng tôi có thể chắc chắn rằng cha Joseph Moingt sẵn sàng nhập cuộc, dĩ nhiên
đôi khi cũng có vẻ không được kiên nhẫn đủ, nhưng chắc chắn là luôn luôn dễ
thương và luôn ở trong một bầu khí thẳng thắn rất dễ thương…Và thưa quý độc giả,
cũng lại là chinh quý vị sẽ có những nhận định sau này…
Và cuối cùng, lời phi lộ này hay sự thông báo đây sẽ
không được hoàn chỉnh nếu không có được một sự minh xác khác nữa…cũng gắn liền
với những gì vừa được nói đến thôi, đấy là
vấn đề liên quan đến “môi trường ngôn ngữ” của những người này hay những
người khác…Cha Joseph Moingt - ở thời điểm cùa những cuộc trao đổi – ngài đã 94
tuổi, trong khi đó tôi – người đối thoại với ngài - thì mới tròn 33 tuổi. Và vì
thế có thêm một mối lợi khi đọc tập sách này là - ở một phương diện nào đó - độc
giả như chứng kiến một cuộc gặp gỡ giữa hai thế hệ nhưng người Kitô hữu tuyên
xưng dức tin Công giáo của minh, phản ánh những hành trình của đời sống và của
đức tin một cách khác nhau, nhưng đồng thời cũng là việc quan tâm đến chuyện tự
vấn về đức tin của mình cách nghiêm túc, đồng thời cùng đi vào sự cộng hưởng với
tất cả những ai – nữ cũng như nam – dù họ gốc gác ra sao, niềm tin như thế nào
hay hoàn toàn là vô tín – nhưng cũng luôn có những vấn nạn về bản chất và những
dạng thức của đức tin trong một thế giới rộng lớn và rất thoải mái với tình trạng
tục hóa – chẳng hạn như hoàn cảnh hôm
nay của chúng ta…
Lyon, ngày 24 tháng 11 năm 2010, K.M.V.