Khá bất ngờ khi tôi nghe
tin anh Phêrô mất, bởi mới chiều tối một hai hôm trước ông trùm khu I và tôi
đến cử hành những Bí tích Cứu độ (Xưng Tội – Xức dầu Bệnh nhân); bữa ấy thấy
Anh còn khỏe mạnh lắm, với lại độ tuổi còn khá trẻ…
Người ta nói cái chết
đến bất ngờ xem ra chưa ổn. Tại sao?
Bởi cái chết là Chân
lý chắc chắn nhất và lâu đời nhất. Nếu biết sống là chắc chết thì khi
chết đến đâu còn là bất ngờ; đấy là chưa kể ta vẫn thường xuyên trực diện việc
tiễn đưa người thân yêu giã biệt trần đời để nghiệm sống sinh động phận người
mong manh nay còn mai mất…
Hơn nữa, Chúa Giêsu đã
từng kêu mời môn đệ theo mình hãy Tỉnh Thức- Cầu nguyện luôn bởi giờ chết chính
là Giờ Chúa gọi… Để tránh nguy cơ sao nhãng Tỉnh thức- Cầu nguyện, Thầy Giêsu
từng khuyến cáo ‘hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ gian tham, vi chẳng
phải sung túc mà đời sống được đảm bảo’; bởi dẫu có được lời lãi cả
thế gian mà mất Sự sống đời đời thì được ích gì (Lc 12,5; 9, 25).
Tại sao sự chết không xa
lạ, là Sự Thật chắc chắn, không phải là điều bất ngờ nhưng nó vẫn là điều bất
ngờ đáng sợ khi trực diện nó khiến không ít người trong chúng ta ta hốt hoảng,
sợ hãi?
Vấn đề không phải nằm
trong hiện thực cái chết mà là hệ tại cách sống của ta có Chúa hay không.
Thánh Phaolô xác tín
mạnh mẽ: Sống là Đức Kitô, và chết là một mối Phúc (x
Pl 1,21).
Nếu coi chết là mối Phúc
lợi- là điều tích cực thì cái chết đến bất cứ lúc nào cũng là niềm vui, là điều
hân hoan, điều mong chờ… Và như thế tính bất ngờ của Tử thần có tính hù dọa,
gây sợ hãi hoang mang mất tác dụng, nếu không muốn nói phản tác dụng, tác dụng
ngược.
Vấn đề ở chỗ ta có
sống là Chúa Giêsu Kitô. Nếu cuộc sống ta không là Kitô hữu- Giêsu hữu tức
thiếu vắng có Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong cuộc đời mình thì chết qủa là
điều bất ngờ, hối tiếc, kể cà hoang mang sợ hãi[1]..
…
Mừng anh Phêrô được ra
đi trong Ơn nghĩa Chúa, dẫu như chúng ta không ít lần xã ngã, ở trong đầm lầy
bùn nhơ, phạm đến những tội mất ơn nghĩa làm con Chúa, nguy hiểm đến ơn Cứu độ…
Vấn đề quan trọng không phải là tội mà là ở chỗ biết trỗi dậy đón nhận Lòng
thương xót của Chúa… Anh đã nhận được Lòng thương xót của Chúa qua dấu
chỉ thấy rõ khi lãnh nhận Bí tích Cứu độ trong giai đoạn lâm nguy, còn minh mẫn
và vì thế chúng ta có quyền tin tưởng Anh ra đi trong Ơn Nghĩa của Chúa. (Được
biết, anh đã ý thức trở về với Chúa, chuẩn bị đón nhận sự Tình Yêu qua các Bí
tích, nhiều tháng trước đó anh đã từ bỏ đầm lầy tội lỗi…)
Đứng trước cái chết của
anh, không hẳn cuộc đời anh nữa mà là đáng nói hơn- cuộc đời của mỗi chúng ta
được chiếu rọi, có Thức tỉnh hay không ?
Lời Chúa hôm nay ta lưu
ý, Chúa Giêsu quả quyết: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ
ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội”.
Nhiều lúc ta nhân danh
Tự do để sống thoải mái, chồng này vợ nọ, bát chắp lương tâm, phạm tội công
khai, ta không còn ràng buộc bởi Lời Chúa- Luật Chúa nữa, ta tưởng mình mới
thực tự do… Ai dè…
Đứa con hoang đàng cho
thấy rõ điều đó. Nó cứ tưởng mình bỏ nhà đi hoang, sống ngoài vòng tay yêu
thương che chở của Người Cha Nhân Hậu thì mình mới có tự do, thỏa sức tung tác,
ăn chơi theo sở tích… nhưng té ra là đang mất Tự do, đang lún sâu vào thân phận
nô lệ đầy bất trắc, đau khổ của tình đời- tình trường bội bạc[2]…
Cái nguy hiểm nhất
ta mất cảm thức về tội- rõ ràng sống trong trọng tội nguy hiểm đến
mất ơn Cứu độ trong Ánh Sáng Lời Chúa mà ta không còn coi là tội lỗi, nguy hiểm
hơn- nhân danh tự do ngộ nhận biến điều tội thành điều tốt, rồi ngạo kiêu trong
đầm lầy tội lỗi… Hoặc ta mất cảm thức Lòng thương xót của Chúa,
sống bi quan- mặc cảm, bế tắc rồi liều lĩnh kiểu ‘cùi không sợ nở’…
Hai cái nguy hiểm nhất
của cái mất thái quá này (Mất cảm thức về tội, mất cảm thức Lòng thương xót của
Chúa) đều là bi kịch: Đời mình như con ếch đang luộc dần đi
đến chỗ chết thảm khốc mà không biết, hoặc biết nhưng không còn khí chất trỗi
dậy bật ra vũng lầy tội lỗi để về với Chúa… Cái nguy hiểm của phạm tội thành
thói quen- ở lì trong tội lỗi, sự thật bất hạnh là mình đang mất tự do- đang nô
lệ cay nghiệt mà cứ ngỡ mình đang sung sướng đế vương, khi thỏa mãn những dục
vọng thế gian, xác thịt…
Ở điểm này, ta chúc mừng
anh Phêrô, ta cảm ơn Anh Phêrô vì anh đã thức tỉnh, như Anh trộm lành còn
biết kính sợ Chúa, nhận ra việc làm sai trái tội lỗi của mình cái mà có
thời lầm tưởng là tự do, là đại ca- làm vua, thỏa mãn dục vọng kiêu sa, ăn
chơi…
Quả thế, Người trộm lành
trong những phút bước qua ngưỡng tử, sau khi thấy ‘đồng chí’ mà ta gọi trộm dữ
thách thức ‘ông Giêsu’, anh khiển trách ngay: "Mi cũng chịu đồng một án
mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao? Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì
chúng ta chịu xứng với việc chúng ta làm, còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?"
Quan trọng hơn, Anh đã biết ngước lên Đấng Cứu độ trần gian, biết thưa cùng
Chúa Giêsu: "Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi".
Chúa Giêsu đáp: "Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên
thiên đàng với Ta".
Phải đến Cửa Tử mới nhận
ra và được Tình Chúa giải thoát khỏi nô lê tội lỗi để được hưởng Tự do- Hạnh
phúc của con cái Chúa, ở góc độ nào đó; nhất là Kitô hữu được Tin mừng Cứu độ
từ tấm bé khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy… ở góc độ nào vẫn có một sự thiệt
thòi, bất hạnh- đáng thương sao sao ấy[3].
Tại sao ta ở bên Nguồn
Suối mát, đồng cỏ xanh tươi, ở bên Mục Tử Nhân Từ là chính Chúa Giêsu mà ta vẫn
chịu cảnh đói khát, sợ hãi, bất an, thiếu tự do ?!
Nhờ ơn Chúa ta sinh ra
đã là- làm Chủ, là-làm Vua thế sao phải đợi đến Cửa tử ta mới
được hưởng quyền sống Tự Do- Hạnh Phúc của người Chủ- Vua?
Vậy làm sao ta hưởng
được Tự do- Hạnh phúc của con cái Chúa hưởng được sự Giải phóng đích thực ngay
khi còn tại thế, lúc ta còn khỏe mạnh, tránh lãng phí Hồng ân Tin Mừng được
Giải phóng ?
Chúa Giêsu giải đáp viên
mãn: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của
Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi".
‘Sự Thật sẽ giải
thoát các ngươi’ ta vẫn nghe tút ngắn như thế đôi khi dễ lạm dụng, ngộ
nhận… Bởi có Sự thật như bánh mì, chỉ cần một mẩu, một miếng vẫn là Bánh mì- Sự
Thật; Hoặc Sự Thật đưa đến bạo lực- hận thù, loại trừ nhau...
Vậy Sự Thật nào mới đưa
đến Giải phóng- Tự do đích thực ?
Đặt trong văn mạch và
câu đầy đủ, ta lưu ý, Chúa Giêsu nói ‘Nếu các ngươi cứ ở trong Lời
Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết
Sự thật, và Sự Thật giải thoát các ngươi’… Rõ ràng Sự Thật đưa
đến Tự do- Hạnh phúc đích thực là ở trong Lời Chúa, là sống Lời Chúa, lúc đó ta
mới thật là Môn đệ Chúa Giêsu, mới biết và có Sự Thật giải phóng.
Như vậy Sự Thật giải
thoát đưa đến Tự do- Hạnh phúc chính là Chúa Giêsu, Đấng từng khẳng định: ‘Ta là đường là Sự Thật và là sự
sống’. Đấy cũng là điều Chúa Giêsu xác quyết trong bài Tin mừng vừa công
bố: "Nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi thực sự được Tự
do". Điều đó cũng có nghĩa Chân Lý Sự Thật ngoài Chúa Giêsu ta cần cẩn
trọng- cảnh giác, mạnh mẽ lại bỏ! …
Chúa Giêsu là Sự Thật
đồng thời Người là Tình Yêu, yêu như Người Yêu. Sự
Thật trong Tình Yêu Giêsu mới có năng lực hóa giải hận thù, thăng tiến phẩm
giá- quyền Con Người trong đó gắn liền quyền được Sống, được Tự Do, quyền
mưu cầu Hạnh phúc, kể cả quyền là Chủ- tư hữu
…
Trầm lặng trước quan tài
anh Phêrô chuẩn bị đưa về Đất Mẹ, mỗi chúng ta tự kiểm định: Ta có thực là môn
đệ Chúa Giêsu chưa? Ta có được và có để cho Chúa giải thoát để có được Tự do
đích thực của con cái Chúa chưa ?
Nhìn góc độ khác, ta có
thực mình là Chủ- Là Vua hay đang làm nô lệ cho tiền danh- tội lỗi, xác thịt…
Xin cũng cần nói thêm,
con người được dựng nên giống Hình ảnh Chúa, nói riêng Hồng phúc là Kitô hữu
cho ta là- làm Chủ; là- làm Vua đích thực (khi lãnh nhận Bí tích
Thánh Tẩy, người Kitô hữu được tham dự Ba Sứ vụ Cứu Thế của Chúa Giêsu, trong
đó có Sứ vụ Vương đế). Sống trong tư cách người Chủ- Vua là con người có Tự do-
Tự do của con cái Chúa....
Chúng ta cảm ơn anh
Giuse, bởi Anh ra đi ở độ tuổi 58 năm xem ra còn khá trẻ. Điều đó nhắc nhớ ta
sống Lời Chúa Tỉnh thức và Cầu nguyện, một phần giúp ta ý thức thời gian trân
quý, có một không hai ở thế gian cần trong ơn Chúa trỗi dậy ngay
để sống tròn đầy cho cuộc sống mình có giá trị, có ý nghĩa; một phần để thấy
cuộc sống cần có nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn.
Ở đây tôi muốn nhấn
mạnh: Ý thức Hồng phúc con cái Chúa gắn liền quyền là- làm chủ-vua, biểu lộ
sinh động rõ nhất qua quyền Tự Do, chứ không phải làm nô lệ. Sống Tự do con cái
Chúa là sống trong sống dưới Ánh sáng Lời Chúa đã mặc khải trọn ven- viên
mãn trong Chúa Giêsu Kitô.
Sám Hối và Tin vào Tin
Mừng- Lời mời gọi đầu tiên của Chúa
khi hoạt động công khai, chính là cách sống để ta lấy lại quyền là- làm con
Chúa, lấy lại tư thế Sống Tự do- Hạnh phúc trong tư cách là chủ- là vua. Đừng
đánh mất đời này vì làm nô lệ tội lỗi, sống ngoài Ánh Sáng Lời Chúa, rời xa
vòng tay Yêu thương của Cha Trời.
Trong tư cách là con cái
Chúa, chúng ta tiếp tục yêu thương và hy sinh cầu nguyện cho anh Phêrô, cho tất
cả những người đã khuất mà ta được phúc trực diện, cách riêng Ông Bà Cha Mẹ
mình sớm hưởng Phúc Thật Viên mãn trên Quê Trời.
Và xin cho người sống là
chúng ta, nhất là những ai đang sống trong tội lỗi mà hôm nay Lời Chúa cho thấy
rõ đang sống trong nô lệ, cụ thể những tội liên quan đến gia đình, sự thủy
chung vợ chồng được ơn can đảm rũ bỏ thân phận nô lê tội lỗi để trỗi dậy về Nhà
Cha. Tôi nghĩ anh Phêrô, những người đã khuất, nhất là ông bà cha mẹ rất vui,
ít ở góc độ trực diện trước cái chết của mình ít nhiều có giá trị đánh động Sám
hối trở về với Chúa, trở thành chứng tá Tin mừng Sự Thật- Tự do- Hạng Phúc của
con cái Chúa.
Lm. Đaminh Hương Quất
[1] x.‘Chết…để sao khỏi bất ngờ, tránh hốt hoảng’, https://thanhlinh.net/node/167844
[2] Theo Công giáo hiểu tự do là một ‘quà tặng Tạo dựng’-
là cái đã nằm trong cấu trúc tạo dựng cho thấy rõ hơn Con người một thụ tạo
vượt trội trên các Thụ tạo khác vì được dựng nên giống Hình ảnh Thiên Chúa, làm
nên giá trị Con người nhân Linh. Tự do Là Sức Mạnh để tăng trưởng và
trưởng thành trong Chân lý và điều Thiện… Ta chỉ hưởng được Tự do đích thực
nếu biết sống phục vụ điều Thiện và Chân lý… Ai sống tốt, làm lành lánh dữ
người đó càng trở nên Tự do. Điều này cũng có nghĩa khi làm điều xấu ta mất Tự
do và rơi vào nô lệ tội lỗi, cho sự dữ, bên tôi gọi đích danh ‘nô lệ cho ma
quỷ’ (x. Sách giáo lý của Hội thánh Công giáo, s.1731-1748; Joseph
Ratzinger- Đức Giáo hoàng Benedicto XVI-Thiên Chúa và Trần Thế, Phạm
Hồng Lam dịch, Nxb Tôn giáo-2014, tr.94-96)
[3]x. ‘Sống Sao Để…Win-Win’, https://www.thanhlinh.net/node/166197