Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bernard Nguyên-Đăng
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Chứng Nhân Chúa Kitô
GIÁNG SINH TRỌN-HẢO


Nguyễn Văn Thông

 

Đứa con gái tóc vàng khoảng 9 tuổi xách cái hộp đàn theo bố nó đi về phía ca-đoàn trong nhà thờ. Hàng ghế dành cho ban nhạc ở sát chiếc Piano lớn, sau đó mới tới các hàng ghế cho ca-đoàn. Trong khi ông bố mở hộp, ráp các phần của chiếc Saxo Alto thì đứa con gái ngồi xuống ghế bên cạnh cầm sẵn các bộ-phận cây kèn đưa cho bố nó. Đang lúc đó thì một ông già cũng mang nhạc-khí tới. Ông ấy già cỡ ông nội của đứa con gái với bộ râu tóc bạc trắng. Bố đứa con gái nói gì với nó nhưng nó lắc đầu. Ông già đứng chờ đứa con gái trả chỗ cho ông ta nhưng nó vẫn giữ khuôn mặt xinh tỉnh-bơ không chịu đứng lên. Hai bên nhìn nhau rất lịch-sự, có vẻ còn hơi tươi cười nhưng nhất-định không chịu hiểu nhau. Sau chừng năm phút ông già phải nhường, đi vòng ngồi vào chiếc ghế ở đầu hàng bên kia của ban nhạc. Thánh lễ vào tuần thứ hai Mùa Vọng đã đậm màu Giáng Sinh, rộn-ràng mặc dù chủ-đề các bài kinh và bài hát đang chú-trọng về sự sám-hối. 

Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, cây nến hồng được thắp lên. Niềm vui Giáng Sinh đến gần, nhà thờ đông hơn. Cộng-đoàn Mỹ có thói quen nói chuyện thăm hỏi nhau khi đã ngồi vào hàng ghế nhưng chỉ ở mức-độ rào rào êm nhẹ, không rõ tiếng của ai cả. Mọi người nhất là con nít ríu-rít trong những bộ quần áo đẹp được mẹ sửa-soạn cho. Tóc con gái được bện và buộc nơ, con trai được chải gọn-gàng trông như người lớn.  Ông già tóc trắng trong ban nhạc có mặt sớm đã ngồi vào ghế. Hai bố con con bé tóc vàng đến sau ngập-ngừng vì thiếu ghế. Thế là người lớn phải chuyển chỗ nhường ghế cho con bé ngồi cạnh bố nó. Nó có phải là nhạc-sĩ đâu nhưng mặc váy dài như người lớn, xách hộp đàn cho bố, đóng, mở và xếp vào một góc gọn-gàng như cô nhạc-sĩ chơi chiếc Oboe Bass ngồi gần. Tiếng rì-rầm của cộng-đoàn nhỏ lại và chìm đi rất nhanh khi cô hướng-dẫn phụng-vụ bước lên bục chào cộng-đoàn, giới-thiệu chủ-tế và ban phụ-tế rồi xin mọi người lắng-đọng vài phút trước khi tiếng nhạc rộn-ràng trổi lên bài nhập lễ.

Hình-ảnh vừa dễ ghét lẫn dễ thương của hai bố con đọng trong tôi. Một hình-ảnh khác rất cũ trong tôi hiện về. Hồi ấy giáo-xứ làng quê của tôi cũng chuẩn-bị Lễ Giáng Sinh. Một xứ đạo nhỏ ở vùng quê hẻo-lánh của bà con di-cư 1954 đơn-sơ nghèo-nàn bên quốc-lộ 13. Cha xứ đã già, ca-đoàn thì chỉ có khoảng chục người. Chú Nghị họ nhà tôi tập hát cho ca-đoàn với chiếc Mandolin. Các đốt ngón tay của chú nổi cục vì chú là thợ mộc đóng bàn ghế, giường tủ nhưng tiếng đàn của chú réo-rắt. Chỉ khi nào ca-đoàn hát ở nhà thờ thì Chú Đoá mới đánh đàn Harmonium. Tiếng phong-cầm nghe trang-trọng nhưng tôi thích tiếng Mandolin ròn-rã hơn. Giá hồi ấy các chú hoà chung với nhau thì tuyệt. Nhưng thời trước Công Đồng Vaticano II các loại đàn dây chắc chưa được phép.

Ca-đoàn chỉ khoảng chục người mà bố con tôi đã là ba thành-viên rồi. Dĩ nhiên chị tôi hát bè “thanh”, bố tôi bè “trầm”, còn tôi đứng cạnh bố nên có thể hát cả hai bè, không nhớ lắm. Tôi chỉ nhớ mình rất thích đi tập hát, thấy nhiều bài hay, có khi cảm-động mủi lòng. Những bài hát Giáng Sinh thời ấy chỉ có ít nhưng ý-nghĩa sâu-sắc, càng hát càng thấm. Buổi tối ra về trên đường làng, bố con tôi còn ngân-nga hát lại. Thỉnh-thoảng có con chó nhà bên đường sủa theo. Ở nhà, tôi thường hát nghêu-ngao một mình.

Trẻ con thường giỏi tưởng-tượng. Vừa ngân-nga bài Hang Belem, tôi vừa vẽ lên trong trí một cánh đồng mênh-mông hơn cánh đồng đầu làng nơi chúng tôi thả diều, bắt dế. Và nơi ấy có một hang đá - là cái lò than bỏ không - làm chỗ cho bò lừa trú ẩn khi trời mưa và giông bão. Con bò thì tôi đã biết nhưng con lừa và con chiên thì mới chỉ được nhìn trong hình. Mà Chúa sinh ra ở đấy, chúng nó thật hạnh-phúc. Và khi các thiên-thần trên trời hát thì tôi nghe bài Cao Cung Lên vang réo-rắt. Ôi, ca-đoàn của các thiên-thần hát mới hay làm sao, khi dồn-dập, khi thoang-thoảng như mây bay gió thổi. Và bầu trời rực sáng lấp-lánh ngàn vì sao cùng lúc các thiên-thần vang hát bằng tiếng Latin: Gloria in excelsis Deo…

Hang đá Chúa Giáng Sinh ở nhà thờ cao và to bằng một bên cung thánh. Các chú bác làm đá bằng giấy nom như thật. Chiếc đèn măng-xông treo giữa nhà thờ sáng chóa nhưng không đủ soi đến hang đá. Chỉ có nến và đèn dầu toả bóng chập-chờn làm các tượng như sống-động. Mặt Chúa hài-đồng dễ thương với đôi mắt nhìn âu-yếm. Tôi muốn bồng Chúa em bé và “thơm” Chúa một cái vào cái má tròn xinh của Chúa quá!

Năm tháng qua mau, cuộc sống chìm nổi, bao mùa Giáng Sinh đi qua, trên quê-hương ít hơn ở hải-ngoại, nhưng nhớ nhất, dư-âm nhất, “đẹp” nhất vẫn là những Giáng Sinh đơn-giản nghèo-nàn trên quê-hương. Cây Noel lấp-lánh sặc-sỡ với hàng đống quà dưới gốc, nhạc Giáng Sinh nghệ-thuật rộn-ràng có, thanh-thoát có, và đường phố rực-rỡ nơi đây cũng mang giá-trị riêng của mùa lễ nhưng mau đến mau đi, dư-âm nhanh phai-tàn.

Tuy vậy, có một lễ Giáng Sinh khi các con chúng tôi chưa rời mái ấm gia đình thì chưa phai. Nhà có bốn người thì ba người rưỡi sinh-hoạt ca-đoàn. Cái phần “rưỡi” là thằng con trai chỉ tham-gia khi bố giao công-việc vào những dịp lễ hoặc khi cần. Nó chơi trống cho Jazz Band trong trường. Trong vài dịp, một mình nó khua Snare Drum cho bản quốc ca Mỹ và Việt. Trong bầu khí trang-nghiêm, tiếng trống con rền vang thúc-giục, mời gọi. Một lần xem con chơi bộ trống ba chiếc Timpani cho một bản hợp-ca ngày đại-lễ ở trường, tôi nảy ra ý-định bảo cháu chơi cho mấy bản hợp-ca Giáng Sinh. Chúng tôi phải thuyết-phục để nó bằng lòng vì nó ngại-ngùng sợ không hay khi chơi cho ca-đoàn của chúng tôi. Thằng con bây giờ điệu-đàng không giống tôi ngày xưa, nhưng nó cũng làm tôi nhớ về ông nội của nó vô hạn.

Để chuẩn-bị cho ngày lễ Giáng Sinh, nhà tôi ai cũng bận. Vợ tôi phải tính-toán xem ăn gì, uống gì. Chuyện ăn uống dầu vậy vẫn nhỏ hơn nhiều so với việc mua quà. Ngoài các con cháu còn các con đỡ đầu Rửa Tội, Thêm Sức, người thân, và bạn-bè. Con gái chúng tôi chơi đàn cho ca-đoàn. Để cho hay, nó phải sửa-soạn những câu dạo, những phần đệm cho các bài hát. Và nó cũng bận-rộn với những món quà ở lớp tuổi của nó. Cả hai đứa lãnh nhiệm-vụ trang-hoàng cây Noel và giúp bố giăng đèn quanh nhà.

Vùng Bắc Mỹ, tháng 12 trời nhá-nhem tối lúc 4 giờ chiều. Thánh lễ Giáng Sinh lúc 6 giờ gọi là lễ đêm cũng được lắm khi nhà nhà và đường-phố giăng hàng ngàn dây đèn sáng lấp-lánh li-ti đủ màu-sắc. Chúng tôi đã quần-áo chỉnh-tề, và đầy-đủ các đồ phụ-tùng cho ca-đoàn . Tôi chờ vợ con còn đang trang-điểm nên gọi phone nhắc các người trách-nhiệm sách hát và âm-thanh, nhất là cần đến sớm một chút. Đã tới giờ phải đi mà ba mẹ con vẫn chưa xong. Mình có trách-nhiệm mà tới muộn đâu có được. Tôi sốt ruột đi gõ cửa từng phòng nhưng dặn lòng không nóng-nảy với vợ con làm hư bầu khí ngày lễ.

Lên xe, không ai nói tiếng nào. Cảm ơn đài nhạc Giáng Sinh hoà-tấu du-dương trên xe xoa dịu lòng mọi người. Đi được nửa đường, tôi tắt nhạc, uốn giọng nhẹ-nhàng để làm bổn-phận của ông bố: “Hôm nay ngày lễ trọng-đại, Chúa từ trời sinh xuống trần. Nghĩa là… Thế cho nên… vì… bởi… do… Chúng ta nhớ… nên… cần… phải… đừng…”

Hết bài  diễn-thuyết dài năm phút, thằng con lên tiếng:

· Wow, Ba giảng hay hơn cha giảng nhà thờ!

Tiếng cười của mọi người làm bầu khí nhẹ-nhàng. Xuống xe ai nấy nhanh-nhẹn làm phần việc của mình.

Thánh lễ trang-trọng, tiếng hát du-dương, có vài chỗ hát không hay bằng lúc tổng-dợt vì đáng ra cần êm nhẹ hơn nhưng không đến nỗi, và có chỗ hay hơn. Tiếng đàn đã thánh-thót rộn-ràng mà tiếng ba chiếc Timpani còn đẩy tiếng hát lên cao đến nức lòng. Tuyệt-vời không chê vào đâu được, hay ít ra nói thế vì ông bố thấy các con chơi với hết cả tấm lòng dâng lên Chúa Giáng Sinh.

Khi mọi công-tác đã hoàn-tất, quỳ bên Máng Cỏ với các con, chúng tôi im-lặng ngắm nhìn Chúa Giêsu em bé. Em bé này là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa xuống thế làm người. Thiên Chúa tự hạ vì yêu thương con người. Ngài không chọn sinh ra trong cung-điện mà chọn nơi máng cỏ, hang hèn. Ngài xuống thế để cứu-chuộc và đồng-hành dìu-dắt con người trở về với Thiên Chúa Cha sau khi con người sa-ngã trong tội. Ôi, tình yêu cao-vời, tình yêu trọn-hảo!

Chương-trình cứu-độ ấy của Thiên Chúa dù tuyệt-vời và trọn-hảo từ phía Thiên Chúa nhưng không thể hoàn-tất trọn-hảo nếu không có sự tiếp-nhận và cộng-tác từ phía con người. Đó là hệ-quả của món quà tự-do cao-quí mà Thiên Chúa tặng riêng cho con người giữa các tạo-vật.

Để được trọn-hảo, con người phải cộng-tác. Thiên Chúa tạo-dựng vũ-trụ và muôn vật, và đặt con người làm chủ. Với trí thông-minh và sự tự-do, con người có thể tìm kiếm và lựa chọn trong muôn sản-phẩm phong-phú Chúa đã chuẩn-bị sẵn cho con người để hành-động. Thiên Chúa mời gọi con người tiếp tay vào chương-trình tạo-dựng và cứu-chuộc để làm các chương-trình ấy nên trọn-hảo. Ơn bình-an của trời cao cho người thiện-tâm đến từ sự tiếp-nhận và cộng-tác vào chương-trình Giáng Sinh này. Món quà bình-an không phải là những hộp quà gói sẵn từ trời rơi xuống như cho các em bé mà là những chuẩn-bị tâm hồn, dọn lòng, mở trái tim yêu-thương, san-sẻ, tạo nên và mang đến cho nhau, cho người khác, và cho cả người lạ.

Nhìn khuôn mặt Mẹ Maria và Thánh Giuse tôi thầm nghĩ, các ngài phải là người tiếp-nhận ơn Giáng Sinh trọn-hảo nhất bởi vì các ngài là người cộng-tác nhất trong chương-trình Giáng Sinh Cứu Chuộc của Thiên Chúa. Nhưng những khó-khăn trở-ngại từ ngày Mẹ nhận lời Truyền Tin, từ khi Bố Giuse đính hôn, được báo mộng; sự vất-vả của cuộc dong-duổi về quê kiểm tra dân-số, sự thiếu-thốn nghèo-nàn và bị từ-chối chỗ trọ cho ngày sinh Con Thiên Chúa… có ý-nghĩa gì? Còn nỗi gian-truân nào hơn cho đôi vợ-chồng mang trọng-trách làm bố mẹ của con Thiên Chúa trời đất? Đôi vợ chồng ấy làm được điều gì trọn-hảo?

Bố Mẹ của Chúa không làm trọn-hảo trọng-trách của mình bằng cách đổi con lừa thành cỗ xe song mã, tân-trang hang bò lừa thành một nhà nghỉ tiện-nghi… nhưng các ngài đã trọn-hảo trong ý-nghĩ, tâm-tình, nguyện-gẫm, việc làm và phó-thác vào Thiên Chúa.

Thiên Chúa sinh xuống trần làm người bé nhỏ không biến hang bò lừa thành cung-điện, cũng không hóa phép biến các mục-đồng đến chiêm-bái Ngài thành các người giàu-sang. Thiên Chúa của vũ-trụ và muôn vật chỉ biến mình thành con người để yêu thương mời gọi con người đi con đường trở về với Thiên Chúa.

Cảm ơn vợ và các con của tôi đã vượt qua những bôn-ba của cuộc sống để chuẩn-bị đóng-góp cho ngày lễ. Cảm ơn các ca-viên với đủ mọi thứ bôn-ba trong hoàn-cảnh của mỗi người để đóng-góp. Mọi hành-vi tiếp-nhận, cộng-tác đều làm nên trọn-hảo. Chấp-nhận, khiêm-tốn, kiên-nhẫn, lịch-sự, ý-nghĩ và hành-động tích-cực đều làm nên sự trọn-hảo. Cảm ơn bố mang chị em tôi đi tập hát, cảm ơn mẹ chịu nghe chúng tôi nghêu-ngao. Cảm ơn các chú đánh đàn hồi xưa, con bé tóc vàng thời nay, và ông già tóc trắng. Tất cả chúng ta cộng-tác bằng khả-năng, giới-hạn và cả khuyết-điểm của mình để làm nên một Giáng Sinh trọn-hảo. Đây là bước đầu của công-trình Cứu Chuộc. Tạ ơn Thiên Chúa! ***

 

December 21, 2023

 

Tác giả:  Nguyễn Văn Thông

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!