Đức Thánh Cha đã trình bày chủ đề này
trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 19 / 4 / 2023…
Ngài đã nói về các vị tử đạo – những chứng
nhân của Chúa Kitô và thuộc mọi thành phần trong Dân Chúa - đã hy sinh mạng sống
của mình để làm chứng cho Tin Mừng… Các Ngài không phải là những vị anh hùng,
nhưng là những Kitô hữu trưởng thành…trong đức tin – đức cậy – và đức
ái…
Đức Thánh Cha nhắc lại Hiến Chế Ánh sáng
Muôn Dân (LG) của Công Đồng Vaticanô II : “
Mặc dù chỉ một số ít người được ơn
tử đạo, nhưng tất cả đều phải sẵn
sàng tuyên xưng Đức Kitô trước mặt mọi người và bước theo Người trên con đường Thập Giá giữa những cuộc bách hại
không bao giờ thiếu vắng trong Giáo Hội (số 42)…Điều này nhắc chúng ta
rằng “mọi Kitô hữu đều được kêu gọi làm chứng tá của cuộc sống, ngay cả khi
không đến mức đổ máu, bằng cách hiến mình làm quà tặng cho Thiên Chúa và cho
anh chị em mình, theo gương Chúa Giêsu”…
Bài giáo lý được bắt đầu với việc công bố
trích đoạn trong Tin Mừng thánh sử Matthêu :
“Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa
bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và
đơn sơ như bồ câu . Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các Hội Đồng,
và sẽ đánh dập anh em trong các Hội Đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước
mặt vua chúa quan quyến vì Thầy để làm chứng cho họ và cho các Dân Ngoại được
biết” (10 , 16 – 18)…
Sau tất cả những gì gặt hái được trong chứng
tá của con người hết mình cho công cuộc loan báo – Phaolô của biến cố Damas –
cũng như của các Tồng Đồ nói chung…thì Đức Thánh Cha dành riêng một quãng thời
gian để tôn vinh và để mời gọi chúng ta sống
chứng tá cách đặc biệt nơi những vị tử đạo – những người nam /
người nữ ở mọi lứa tuổi và thuộc mọi thành phần con người, mọi ngôn ngữ, mọi quốc
gia - đã chấp nhận hy sinh mạng sống mình vì Đức Kitô : các Ngài là những “chứng
nhân hoàn hảo của Tin Mừng”…Đức Thánh Cha cho biết : Từ ngữ “tử đạo”
trong chữ martyria Hy Lạp có nghĩa là
“chứng
tá” – nghĩa là những người chấp nhận “đổ máu để làm chứng cho sự thật của một biến cố hoặc một con người”…Các
chứng nhân trong Giáo Hội qua muôn thế hệ đã vui lòng đổ máu để làm chứng cho
Chúa và Tin Mừng của Chúa mà mình được trao sứ vụ đề loan báo…
· Điểm dừng 1 – Mầu
nhiệm Thánh Thể - “ Như Đức Kitô đã hiến
mạng sống mình vì chúng ta, thì chúng ta cũng phải hiến mạng sống mình vì anh
em”…
Một thực tế và là một qui luật, đấy là “Đức
Kitô đã hiến mạng sống vì chúng ta” thì “chúng ta cũng hiến mạng sống mình
vì Chúa qua anh chị em sống quanh mình – những người được trao phó cho mình qua
sứ vụ cũng như tất cả mọi người chúng ta gặp trong đời mình”…Cho nên
công cuộc tử đạo của các chứng nhân qua các thời đại suốt giòng lịch sử con người
cũng như lịch sử Giáo Hội thì không được xem như những “anh hùng” hành động cách cá nhân hay như những “bông hoa nở trong sa mạc” hoặc như những
“hoa trái chín mọng và tuyệt vời” của
vườn nho Chúa là Giáo Hội…Đơn giản là khi sốt sắng dâng Thánh Lễ và hiệp thông
cử hành Thánh Thể…thì Kitô hữu được Chúa
Thánh Thần hướng dẫn để xây dựng đời sống
của mình trên nền tảng của mầu nhiệm tình yêu – nghĩa là trên sự kiện Chúa Giêsu đã hiến mạng
sống mình vì họ…thì họ có thể và phải hy sinh mạng sống mình vì Người và vì anh
chị em mình…
Và Đức Thánh Cha cho biết là thánh
Augustinô vẫn thường nhấn mạnh đến “động lực biết ơn” và “ước
muốn đền ơn” cách nhưng không này…Ngài nói đến bài giảng Lễ thánh
Lôrenxô của thánh nhân : “Thánh Lôrenxô
là một phó tế của Giáo Hội Rôma. Trong Giáo Hội đó, Ngài đã trao cho các tín hữu
máu Chúa Kitô và ở đó – vì Danh Chúa Kitô – Ngài đã đổ máu của mình…Thánh Gioan
Tông Đồ đã giải thích rõ ràng về mầu nhiệm Bữa Tiệc Ly của Chúa khi nói : Như Đức
Kitô đã hiến mạng sống vì chúng ta, thì chúng ta cũng phải thí mạng sống vì anh
em (1Ga 3, 16)…Thưa anh chị em, Thánh
Lorenxô đã hiểu tất cả những điều này. Ngài đã hiểu và thực hành điều này. Và
Ngài đã thực sự đáp lại những gì Ngài đã nhận được nơi Bàn Tiệc Thánh Thể. Ngài
đã yêu mến Chúa Kitô trong cuộc sống, đã bắt chước Người trong cái chết “
(Bài giảng 304; PL.38, 1395-1397)…Như vậy có nghĩa là thánh Augustinô đã giải
thích sự năng động thiêng liêng soi sáng, hướng dẫn các Vị Tử Đạo : Các Vị Tử Đạo
yêu mến Chúa Kitô trong cuộc sống và noi gương Người trong cái chết…
· Điểm dừng 2 – Các Vị
Tử Đạo tha thứ cho những kẻ sát hại mình…
Ở điểm dừng này, chúng ta nghe Đức Thánh
Cha trình bày về hiện trạng chứng tá trong hôm nay và của hôm nay mà con cái
Chúa đang đón nhận trên hành tinh trái đất vốn là quà tặng của Thiên Chúa và là
“nhà
mình” của tất cả những người tin cũng như chưa tin hay không tin, nhưng
quả thật là anh em, chị em với lẫn nhau…trên con đường đưa nhau đến TẬN CÙNG –
thế giới của An Bình mà Thiên Chúa là Cha muốn cho tất cả, “nỗi
muốn thiết tha” đến độ phải trả giá bằng công cuộc nhập thể - nhập thế
- tử nạn – Phục Sinh của Người Con chí ái : Đức Giêsu Kitô…Đức Thánh Cha bảo rằng
“con
số các Vị Tử Đạo trong thời đại chúng ta nhiều hơn so với những thế kỷ đầu”
– mặc dù có những Vị đã được biết đến…và khá nhiều Vị chưa ai biết tên, biết tuổi…Các
Ngài – để sống và để tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô và vào Thiên Chúa – đã bị
loại khỏi đời sống xã hội và bị tống ngục…Ở phần cuối bài giáo lý hôm nay, Đức
Thánh Cha nêu lên những tên, những tuổi của các chứng nhân Tin Mừng đã bằng
lòng với những Thương Khó và Tử Nạn trong môi trường phục vụ của mình giữa những
người anh chị em cùng khốn nhất của cộng đồng nhân loại – bởi họ là nạn nhân của
bạo lực, của độc tài, của vô thần và vô tín, của đói nghèo do bị bóc lột, bị
khai thác…
Và nhân đề cập đến những chứng nhân có tên
có tuổi đó – với con tim của Đấng là sự hiện diện của Chúa giữa cộng đồng Dân
Chúa và cộng đồng Nhân Loại – Đức Thành Cha cảm nhận niềm vui từ những chứng tá
của niềm tin giữa những chứng nhân ở trong các tín ngưỡng khác nhau cùng chen
vai sát cánh để phục vụ anh chị em cùng khôn của mình…Đồng thời Ngài cũng tha
thiết kêu gọi : Không bao giờ được giết
người nhân danh Thiên Chúa, bởi vì đối với Thiên Chúa, tất cả chúng ta là con
cái và là anh chị em với nhau…
Kết thúc là ý nguyện : xin tất cả các
Thánh Tử Đạo trở thành hạt giống Hòa Bình và Hòa Giải giữa các dân tộc để tất cả
chúng ta – cư dân trên hành tinh trái đất này – có được với nhau một môi trường
sống nhân đạo và huynh đệ hơn…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp