Chuyên mục:
“Huế - Sàigòn – Hànội”
Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.
Kính
mời theo dõi video tại đây:
https://bit.ly/3JcyJEV
I* Thành
phố “Mẹ Maria” bị biến thành nghĩa địa
Một vị lãnh đạo Công Giáo ở Ukraine tuyên bố hôm thứ 5
(10-3-22) là thành phố Mariupol mang tên Mẹ Maria đã
bị bom đạn của Nga thiêu hủy biến thành một nghĩa địa trong khi họ bao vây.
Trong một video đưa ra lời tuyên bố được phát đi hôm
10-3-2022, TGM Sviatoslay Shevchuk đã đau thương than
khóc về thảm họa “tàn sát tập thể”
người dân Ukrania do Nga xâm chiếm Ukraine.
Ngài nói: “Hôm nay, lương tâm
tôi và lương tâm mọi Kito hữu buộc chúng
ta phải lên tiếng nói cho toàn thể thế giới biết, và nói thật lớn tiếng ‘KHÔNG’,
để nói lên sự phản đối mãnh liệt chống lại cuộc tàn sát tập thể người dân ở Ukraine”
“Đặc biệt trong những giờ phút cuối cùng này, chúng tôi
đã chứng kiến cuộc tàn sát tập thể tai thành phố Mariupol đang bị bao vây.
Thành phố này đã được thiết lập bởi cộng đồng Hy Lạp là ‘Thành Phố của Mẹ Maria’, hiện đang bị biến thành một
nghĩa địa chôn cà hàng 10 ngàn người dân.”
Ngài tiếp tục nói: “Hôm qua
chúng tôi đã chứng kiến những quang cảnh kinh hồn: bom
nổ đạn rơi vào một bảo sanh viện, cũng như những nấm mồ vĩ đại, những đám tang
tập thể, ở đó hàng trăm xác người chết được cho nằm an nghỉ.”
“Hôm nay chúng tôi buộc phải lên tiếng cho toàn thể thế
giới là: KHỐNG giết! Hãy NGỪNG giết người tập thể ở Ukraine!
Thời chế độ Nazy Đức quốc Xã và thời Stalin đàn
áp, Ukraine chưa bao giờ thấy cảnh chôn tập thể và mồ tập thể như thế này mà
không kinh hãi, khiến người Kito hữu phải cất tiếng
cầu xin Thiên Chúa.”
Văn phòng Nhân Quyền LHQ báo cáo hôm 9-3-2022 là họ đã
ghi nhận 1,424 dân thường bị tổn thương ở Ukraine, trong đó 516 người chết và 908
bị thương. Bản báo cáo còn nói là con số thực
sự còn “cao hơn thế rất nhiều.”
Một linh mục thoát khỏi Mariupol là thành phố hải cảng
thuộc biển Azov ở phía Đông Nam Ukraine, đã nói với Cơ Quan Bác Ái Công Giáo là
thành phố đã trở thành một “hỏa ngục.”
Linh mục này là Cha Pavlo đã nói: “Mariupol giống như Armageddon. Là một hỏa ngục. Xin mọi người lên tiếng cho thế giới biết: Đây là một thảm
cảnh! Súng nổ bất cứ lúc nào. Cứ tự nhiên bắn. Toàn
thể thành thành phố là một bãi chiến trường vĩ đại. Bom rơi mọi nơi. Ở đâu bạn
cũng nghe thấy tiếng súng nổ. Mariupol là
thành phố đang bị quân Nga bao vây. Dân chúng chỉ biết trốn dưới hầm nhà.”
Dân số Mariupol có chừng 400,000 người.
TGM Sviatoslay Shevchuk của Mariupol đã tường thuật như sau:
“Gần hai tuần nay, thành phố đã bị bao vây hoàn toàn. Dân chúng đang chết vì
đói khát, vì lạnh rét. Bom đạn, rocket... rơi xuống đầu họ bất cứ lúc nào.”
“Hôm nay, chúng ta cần phải nhớ đến họ, và
nhân danh họ để nói với lương tâm thế giới. Chúng tôi cầu khẩn van xin quí vị: Hãy mở rộng
lòng nhân đạo! Hãy để cho đàn bà, trẻ con và những người già cả cơ hội thoát khỏi
cảnh đói rét, khỏi thành phố bị bao vây này. Hãy cho chúng tôi cơ hội để đem thức
ăn và thuốc men đến cho họ. Cho chúng tôi cơ hội để cứu người dân.”
“Nhân danh thành phố Mariupol, hãy để cho chúng tôi cầu
khẩn thế giới: Xin hãy cứu bầu trời Ukraine! Xin hãy
làm tất cả những gì có thể đóng bầu trời Ukraine lại, để máy bay Nga khí giới
bom đạn Nga khỏi đổ xuống đầu dân chúng hiền hòa muốn sống an bình.”
Bộ trưởng ngoại giao Vatican Pietro Parolin đã bày tỏ nỗi
thất vọng ghê gớm hôm thứ Tư về việc ném bom vào nhà
thương ở Mariupol. Ngài nói với phóng viên hôm 9-3-22 tại Rome: “Đây là điều không thể chấp nhận được.”
“Không một lý do nào, một thúc đẩy nào có thể khiến hành
động như vậy được”.
Trong khi Tổng Giám Mục thủ đô Belarus (Giáo Quyền)
đã yêu cầu người Công Giáo mở tuần cửu nhật cầu nguyện cho hòa bình, Tổng Giám
Mục Iosif
Staneuski kêu gọi giáo sĩ và giáo dân thuộc tổng giáo phận Minsk-Mohilev làm tuần cửu nhật cầu cùng thánh cả Giuse, quan thầy của
Giáo Hội thì Chánh phủ Belarus do TT
Alexander Lukashenko (Chính Quyền) lại liên minh chặt chẽ với
Nga Sô.
Trong một video, Shevchuk yêu cầu các Linh mục và Giám mục của cộng đồng Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp chia sẻ “sự thật về việc giệt chủng dân Ukraine.”
“Trong tất cả các nhà thờ của chúng tôi, -ngài nói- tôi
yêu cầu cử hành nghi thức tưởng nhớ tất cả những người đã nằm xuống và chôn chung
một nấm mồ mà không có cầu kinh và tang lễ Kito giáo.”
II* Cuộc xâm
lăng Ukraine của Nga biến thành cuộc chiến chống lại dân lành
Một vị lãnh đạo Công Giáo hôm
thứ sáu đã nói cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine “đã chính thức trở thành cuộc chiến chống lại dân lành hiền
hòa và sống an bình”
Trong một video phát ra hôm 11-3, Tổng
Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã nhấn mạnh đến nỗi đau thương của con trẻ
Ukraine vào ngày thứ 16 của cuộc chiến. “Thực tế rất
rõ ràng -ngài nói- là cuộc chiến này đang trở thành cuộc chiến chống lại dân
thường hiền hòa và an bình.”
“Theo thống kê chính thức, trong những ngày này số người
chết thì dân thường -gồm trẻ em và đàn bà- nhiều hơn là quân lính. Chúng tôi
thương tiếc những trẻ em Ukraine là những nạn nhân vô tội của loại chiến tranh
này.”
Văn phòng nhân quyền LHQ ngày 11-3 cho biết từ ngày 24-2 có
1,546 người bị tổn thương ở Ukraine, trong số đó có 564 người chết và 982 bị
thương. Bản tin còn cho biết con số chính thức có thể “cao hơn rất nhiều.”
Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Ukraine đã tuyên bố:
“Đa số dân Ukraine tin rằng Ukraine sẽ thắng trận chiến với Nga, là nước có quân
đội lớn mạnh hơn nhiều.
Ngài nói: “Nói với những binh sĩ của chúng tôi mà chúng
tôi đang đặc biệt lo lắng, tôi cương quyết chỉ nghe một đòi hỏi này là: ‘Hãy cầu nguyện cho chúng tôi!’”
“Tôi muốn chuyển đòi hỏi này đến quân đội Ukraine là những
người mà số phận của đất nước Ukraine hiện đang nằm trong tay họ, đến tất cả mọi
người đang nghe tôi. Xin hãy cầu nguyện! Hãy cầu
nguyện cho quân đội Ukraine của chúng tôi hiện đang chiến đấu để bảo vệ hòa bình
của Ukraine, của Âu Châu và của toàn thể thế giới.”
Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk hôm 11-3-22 đã đưa ra một
sứ điệp qua video (news.ugcc.ua)
Nhà lãnh đạo 51 tuổi của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương lớn nhất hiệp thông với Roma đã bày tỏ quan
ngại về tình trạng ở Slavutych, một thành phố ở phía Bắc Ukraine được thiết lập
cho nhân viên được di chuyển từ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Ngài nói: “Nơi này hiện không có điện. Rất nguy hiểm vì
có thể bị phóng xạ từ nhà máy Chernobyl, nhưng vị Linh mục của chúng tôi cùng với vợ đang hoàn toàn bị bao
vây, phải ở lại đó với giáo dân.”
Người Công Giáo Hy Lạp
Ukraine đã được phép lập gia đình trước khi chịu chức linh mục.
Tổng Giám Mục Shevchuk cám ơn các Kito hữu Chính Thống
Giáo (orthodox) Tây Âu đã giúp người tỵ nạn Ukraine và yêu cầu các vị lãnh đạo
Chính Thống Giáo Nga giúp để ngừng chiến tranh.
“Tôi cám ơn Công Đồng Thế Giới các Giáo Hội, đã làm tất cả mọi sự để ngăn cản loại chiến
tranh này, cũng như Công Đồng Đại Kết thế giới được thiết lập năm 1948.”
“Tôi cám ơn những người Công Giáo và Tin Lành Pháp, đã có những cố gắng đặc biệt, để làm
chấm dứt máu chảy trên đất nước chúng tôi.”
Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp; Mục Sư Francois Clavairoly, chủ tịch Liên Hiệp Tin Lành Pháp, đã gặp vị lãnh đạo Chính Thống Giáo Nga ở Paris ngày 10-3
để trao thư tận tay cho Thương Phụ Giáo Chủ Kirill ở Moscow.
Kết thúc sứ điệp này, Tổng Giám Mục Shevchuk đã phát biểu:
“Chúng ta hãy cầu nguyện cho Ukraine! Hãy là tiếng
nói của Ukraine trên khắp thê giới! Chớ gì Lòng Thương Xót của Chúa đổ xuống
giúp đỡ cho tan cơn cùng quẫn này!”
III* Các Giám Mục
Âu Châu yêu cầu Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Giáo can thiệp để hòa giải những bất đồng ở
Ukraine
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã yêu cầu Thượng Phụ Kirill, Giáo Chủ Chính Thống Giáo can thiệp
để hòa giải những bất đồng về Ukraine để kiến tạo hòa bình.
Thưa Đức Thượng Phụ đáng kính: “Trong những lúc đen tối đang
bao trùm lên nhân loại cùng với
những cảm giác tuyệt vọng và sợ hãi, rất nhiều người nghĩ đến ngài như một nhân
vật có thể mang lại một dấu hiệu hy vọng cho giải pháp hòa bình về mối tranh chấp
này,” Hồng Y Jean-Claude Hollerich viết
trong một bức thư đề ngày 8-3-2022 gửi cho Đức Thượng Phụ của Moscow và toàn nước
Nga.
Đức Giám Mục Hollerich nói: “Chia sẻ những cảm giác lo
lắng và áy náy của Đức Thánh Cha
Francis đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần về ‘những
suối máu và nước mắt’ đang chảy dài trên đất Ukraine, tôi mạo muội
xin Đức Thượng Phụ vì tình huynh đệ, hãy đưa ra một
yêu cầu khẩn cấp với nhà cầm quyền Nga xin ngừng ngay những hận thù đối với người
dân Ukraine và bày tỏ thiện chí tìm một giải pháp chính trị cho sự bất
đồng và tranh chấp, dựa trên đối thoại, theo lẽ thường và tôn trọng luật lệ quốc
tế, trong khi cho phép một hành lang nhân đạo cũng như không giới hạn trợ giúp
nhân đạo.”
Thượng Phụ Kirill là lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga, thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống Giáo Đông Phương với chừng 150 triệu giáo dân, hơn một nửa số Kito hữu Chính Thống
Giáo trên thế giới.
Cac Giám Mục Công Giáo Âu
Châu đã khẩn khoản yêu cầu Đức Thượng Phụ tìm kiếm giải pháp để Nga ngừng chiến
tranh ở Ukraine gồm có: Các Giám Mục Ái
Nhĩ Lan, Tổng Giám Mục Stanislaw Gadecki của Ba
Lan, Hồng Y Reinhard Marx của Đức,
và bây giờ là Giám Mục Hollerich, Chủ Tịch Hội Đồng
Giám Mục Âu Châu.
Tổng trưởng ngoại giao của Vatican cũng đã có nhận xét về
đáp ứng của Đức Thượng Phụ Kirill về
những tranh chấp.
Hồng Y
Pietro Parolin đã nói với báo chí Ý tuần này là những nhận xét của Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga có thể khiến tình trạng căng thẳng trở nên xấu hơn.
Cuối cùng ở Rome hôm 9-3-22 Hồng Y Parolin đã phát biểu: “Những lời nói của Đức
Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Kirill không lợi mà cũng không thúc đẩy được hiểu
biết. Trái lại, còn làm cho tình trạng trở nên trầm trọng, đi đến leo thang chiến
tranh và không giải quyết được khủng khoảng một cách hòa bình.”
Đức Thượng Phụ Kirill đã nói về việc xung khắc trong hai
bài giảng gần đây. Bài thứ nhất, ngài biểu lộ tán thành việc phân chia vùng Donbas
ở phía Đông Ukraine. Bài thứ hai, ngài kêu gọi dân Nga và dân Ukraine hợp lại
thành “một dân tộc”, đồng thời tố cáo Tây Phương yểm trợ khí giới cho Ukraine để
làm suy yếu sức mạnh của Nga.
Hồng Y Parolin hôm 9-3-22 cũng hồ nghi không biết cuộc họp vào mùa hè này -lần thứ hai- có xẩy ra được không như đã thông
báo vào tháng 2.
“Vấn đề quả là rất phức tạp, cũng vì những căng
thẳng đã có giữa các Giáo Hội, vì vậy ngay lúc này thì xem ra không có thể,”
Hồng Y Parolin nói với báo chí như vậy.
Nói về một cuộc họp ở bất cứ thời
điểm nào trong tương lai, Hồng Y lại
nói: “Tình trạng này thì phức tạp. Chúng ta hãy đợi xem.”
Trong bức thư gửi cho Đức Thượng Phụ Kirill, Giám Mục Hollerich có nói về tuyên bố chung giữa Đức Thượng Phụ và Đức Giáo Hoàng
Francis ký tại buổi họp tại Havana, Cuba năm 2016.
“Năm 2016, ngài đã tỏ ra ân hận cùng với Đức Thánh Cha Francis về sự thù nghịch ở Ukraine đã gây ra nhiều nạn
nhân, làm bị thương biết bao nhiêu là dân lành vô tội, khiến khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, đòi hỏi phải có hành động tái thiết
hòa bình và tình đoàn kết xã hội. Xin đừng để cho những lời nói uy quyền đó trở
thành vô ích”, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Âu Châu nói vậy.
Ngài cũng nói là các Giám Mục trong Liên Hiệp Âu Châu đã “đau lòng”
khi nghe tiếng than khốn khổ của người dân bị kẹt trong làn
đạn của loại “chiến tranh điên cuồng tại Ukraine.”
“Hàng ngàn người -cả quân nhân lẫn dân sự-
đã bị mất mạng và hơn cả triệu người đã phải thay đổi chỗ ở và rời bỏ
quê hương, mà đa số là đàn bà và con trẻ khốn khổ.”
“Vì những cuộc tấn công tàn bạo vào Ukraine,
vào người dân của họ mỗi ngày một dữ dội, thì nhu cầu giúp đỡ nhân đạo càng tăng lên từng giờ. Trong khi đó những cố gắng
ngoại giao cho đến giờ vẫn không đem lại kết quả. Thêm vào đó, những lời nói và hành
động cứ tiếp tục leo thang thì khả năng tranh chấp bất đồng ở Âu Châu và cả thế
giới càng mở rộng, đưa tới những hậu quả tàn khốc thì không thể không nghĩ đến
được.”
Fleming Island, Florida -
Mar 11, 2022
Viết theo tin CNA – NTC - Hẹn gặp lại