Chuyên
mục:
Tôi Tin,
Chúng Tôi Tin!
Lm.
Giuse Vũ Thái Hòa
Giáo
Sư Phụng Vụ
Kính
mời theo dõi video tại đây :
https://bit.ly/3hQyeEA
Như chúng ta đã
biết, ngày nay, việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh không
còn xa lạ với các Kitô hữu mà càng trở nên phổ biến rộng rãi. Khi cầu nguyện với Thánh Vịnh, chúng
ta không
cầu nguyện một mình - hay nhân danh cá nhân mỗi người, nhưng chúng ta đang
thông hiệp với Chúa Kitô - Ngài cũng hằng cầu nguyện với Thánh Vịnh - và cùng với
Giáo Hội hoàn vũ, dâng lời ca tụng và cầu khẩn Chúa Cha.
Vậy nhưng, có lẽ
nhiều người trong chúng ta không khỏi ngạc nhiên, bối rối khi đọc một số Thánh Vịnh
mang màu sắc bạo lực, oán thù ; thậm chí,
xuất hiện cả những ước muốn tiêu diệt kẻ thù, và vui mừng khi thấy kẻ thù bị
trừng phạt, kể cả đó là trẻ thơ. Ví dụ một số câu trong các Thánh Vịnh sau đây :
“Ước gì mắt chúng
mù đi không thấy nữa,
và lưng sụm xuống
đến mãn đời.
Xin Ngài đổ cơn
thịnh nộ lên người chúng.” (Tv 68, 24-25)
“Xin cho chúng
phải bẽ mặt ê chề...
Xin cho chúng
phải muôn đời nhuốc nhơ hoảng sợ,
phải xấu hổ diệt
vong.” (Tv 82, 17-18)
Nhất là trong Thánh
Vịnh 136, câu 9 :
“Phúc cho người bắt
những con thơ của ngươi mà đập vào đá.”
và trong Thánh Vịnh
108, câu 8 đến câu 10 :
“Ước gì ngày đời
nó bị rút ngắn đi,
chức vụ nó vào
tay kẻ khác,
con cái nó trở
thành mồ côi,
còn vợ nó ra người
goá bụa !
Ước gì con cái nó
phải lang thang ăn mày,
bị đuổi ra khỏi nhà,
nhà đã tan hoang”.
Những lời cầu
nguyện trên đây dường như khác xa với Tin Mừng khi chúng
ta được Chúa Giêsu dạy rằng: hãy tha thứ và yêu thương kẻ thù! Phải chăng tư tưởng của Thánh Vịnh trái ngược với
tinh thần Tin Mừng? Tại sao lại có sự oán thù trong Thánh Vịnh? Cần
phải có thái độ nào khi cầu nguyện với Thánh Vịnh? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn
đề này.
1. Tác giả thánh vịnh không phải là Kitô hữu
Trước hết, Thánh
Vịnh là tiếng kêu khấn van nài, là lời cầu nguyện
của dân Israel trong mọi hoàn cảnh: khi thì trong tâm tình chúc tụng,
khi thì kêu cầu
lúc ngặt nghèo, đau khổ, khi thì vui mừng tạ ơn. Những lời cầu nguyện này thể hiện (vén mở) lịch sử dân Chúa trong Cựu Ước và được
tác giả Thánh Vịnh đúc kết trong 150 Thánh Vịnh. Có một điều làm chúng
ta băn khoăn, đó là vấn đề bạo lực và sự trả thù trong các sách Cựu Ước. Bắt
đầu từ sách Sáng Thế, sau khi tổ tông phạm tội, Cain giết Abel ; Laméc giết một
đứa trẻ vì một vết thương và báo thù tới bảy mươi
bảy lần. Dần dần đến luật “ăn miếng trả miếng”, chỉ giới hạn cho
phép trả thù tương xứng: mắt đền mắt, răng đền răng
(Lv 24, 19-20). Và chính Cựu Ước cũng đã đặt nền tảng cho giới răn tha thứ: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em… Ngươi không
được trả thù… Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19,
17-18). Giới răn này sẽ được kiện toàn bởi chính Chúa
Giêsu trong Tân Ước.
Chúng ta nhận thấy có một tiến trình biến chuyển của hành động báo thù trong Cựu Ước, từ mức độ cao (trả thù
man rợ, vô lý) đến mức độ tương xứng và dần dần đạt đến sự tha thứ. Vì thế, chúng ta không
nên dùng luật hoàn hảo của Tin Mừng để xét đoán tính bạo lực và oán thù trong
các Thánh Vịnh. Và càng không nên áp đặt tư tưởng Kitô hữu cho tác giả Thánh Vịnh. Vả lại, qua hai mươi thế kỷ, Kitô giáo cũng chưa xoá hết hoàn toàn được mọi bạo lực, ghen ghét và thù oán.
2. Lời cầu nguyện không nhất thiết phải là những ngôn từ đẹp đẽ
Như trên đã nói, Thánh
Vịnh là lời cầu nguyện, là tiếng kêu thống thiết
lên Chúa trong nghịch cảnh. Chúng ta hãy đặt vào hoàn cảnh những người đang phải chịu đựng đau khổ,
họ bị đói khát, bị ngược đãi, bị làm nhục, bị hành hạ, bị tra tấn dã man… Và tác
giả Thánh Vịnh đã không ngại ngần chia sẻ nỗi thống khổ và kêu gào lên Chúa cùng
với họ. Nên nhớ rằng, những lời hay, ý đẹp, cảm xúc nhẹ nhàng thường dễ dàng thốt ra từ liệng
lưỡi chúng ta, nhưng có thể đó cũng là cách con người phủ nhận, che giấu đi nỗi
đau khổ đang phải chịu đựng và sự căm thù ẩn chứa trong lòng. Đàng khác, lời kêu gào thống thiết của tác giả Thánh Vịnh
hướng lên Chúa, xin Ngài thương cứu giúp với lòng tin
tưởng tuyệt đối rằng, những đau khổ của họ sẽ được Chúa lắng nghe và đáp lời. Đó là vì sao họ dám bộc bạch tất cả
tâm tư, suy nghĩ, nguyện ước của mình bằng những ngôn từ chân chất, mộc mạc,
chân thành.
3. Tác giả Thánh Vịnh chống lại điều ác
hơn là chống lại kẻ ác
Trong lời cầu nguyện, tác giả Thánh Vịnh trước hết không chống lại kẻ ác, nhưng là hướng lên
Chúa, phó thác nỗi oán thù của mình, và xin Thiên Chúa xét xử công bình. Sự công bình này,
dưới hình thức trả thù, khiến tác giả vui mừng nên chúng ta cảm thấy khó chấp
nhận.
Như vậy, tác giả Thánh Vịnh vì không dám chắc tính
đúng đắn của những tình cảm thù oán của mình nên cầu xin
Thiên Chúa trừng phạt kẻ tội lỗi vì biết rằng Thiên Chúa là Đấng Công Chính, biết phân
biệt giữa tội lỗi và người phạm tội. Chính vì thế,
dường như tác giả Thánh Vịnh nguyền
rủa điều ác hơn là kẻ ác. Và thực ra, tình cảm hung bạo của tác giả các Thánh Vịnh
là tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, Đấng chịu phỉ báng vì tội lỗi của con
người:
“(Lạy Chúa), chúng nói về Ngài với chủ tâm phỉnh gạt,
Nổi dậy chống Ngài nhưng uổng công.
Lạy
Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét?
Làm
sao con không tởm kẻ đứng lên chống Ngài?”
(Tv 138, 20-21).
Như vậy, những lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh diễn
tả tất cả nỗi đau khổ và hy vọng của con người. Khi cầu nguyện
với Thánh Vịnh, là chúng ta bước vào thế giới của những con người khổ đau, vượt ra khỏi mọi
khuôn mẫu giả hình, để có thể bắt đầu một hành trình tin tưởng vào Chúa là Đấng
thấu suốt mọi sự. Vì
thế, chúng ta đừng biến Thánh Vịnh thành những lời cầu nguyện ngọt
ngào, sáo rỗng. Hãy để Thánh Vịnh là những tiếng kêu gào tha thiết lên Thiên Chúa, là
hình ảnh của mọi lời cầu nguyện chân chính, xuất phát từ sâu thẳm của con người
tội lỗi và đau khổ.
Và biết đâu,
chính Thánh Vịnh sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn nỗi
đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá khi Ngài kêu lên những lời tuyệt vọng trong cơn hấp hối: “Lạy
Chúa, sao Ngài bỏ con?” Và ước gì mọi lời cầu nguyện đều được diễn tả trong sự
tín thác và đón nhận thánh ý Chúa Cha, như Chúa Giêsu: “xin đừng theo ý con,
mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 37.39).
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Hẹn gặp lại