Hỏi: xin
cha giải thích rõ về điều kiện để được hưởng lòng Chúa thương xót, và tha thứ .
Trả lời:
Thiên Chúa là tình yêu và giầu lòng thương xót,
nên đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ
Chúa Giê su-Kitô, Đấng cũng vì thương
xót nhân loại mà đã vui lòng đến trần gian làm CON NGƯỜI để hy sinh “ mạng sống mình làm
giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20:28).
Trong thời Cựu Ước, khi hiện ra với ông Mô-sê từ
trên đám mây, Thiên Chúa đã phán bảo ông như sau:
“ ĐỨC CHÚA ! ĐỨC CHÚA
! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận; giầu lòng nhân nghĩa và thành
tín, giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ…”( Xh 34: 5-7)
LỜI Chúa
trên đây đủ minh chứng Người là Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương
xót. thứ tha vô biên.
Đó là chân lý chúng ta phải nắm chắc mỗi khi
suy niệm hay nghĩ đến Chúa trong tâm tình biết ơn và suy tôn tình thương và
lòng thương xót của Chúa. Phải ca tụng và biết ơn Chúa vì Chúa tạo dựng và cứu chuộc con người tuyệt dối không vì lợi ích nào của riêng Người, mà hoàn toàn chỉ vỉ yêu thương và
muốn chia sẻ hạnh phúc của mình cho mọi
con cái loài người mà thôi.
Do đó, đừng ai nghĩ sai lầm là Thiên Chúa có lợi
gì mà phải tạo dựng và cứu chuộc con người, đến nỗi đã hy
sinh chính Con Một của mình là Chúa Giê-su-Kitô
chết đau thương trên thập giá cách nay trên 2000 năm để cho con người có
hy vọng được cứu độ và sống hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa trên Nước Trời mai sau.
Phải nói là có hy vọng thôi chứ chưa bảo đảm
100% ngay từ bây giờ, không phải vì Chúa
Cha không thương yêu đủ hay công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô còn thiếu , mà
vì con người còn có ý muốn tự do
( free will) mà Thiên Chúa đã ban và luôn tôn trọng cho con người sử dụng, để hoặc muốn chọn Chúa
và sống theo đường lối của Chúa để hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kiô, hay từ khước Chúa để chọn con đường nào khác theo ý muốn
riêng mình, khiến công nghiệp cứu chuộc
vô giá của Chúa Kitô trở nên vô ích cho người đó.
Thật vây, Thiên Chúa yêu thương và giàu lòng
thương xót.Nhưng Người không bắt buộc ai phải yêu mến Người để hưởng tình
thương và lòng thương xót đó.Chúa chỉ mời gọi
để tùy con người đáp trả mà thôi.
Dụ ngôn
về tiệc cưới trong Tin Mừng Thánh Matthêu ( Mt 22: 1-10) và Thánh Luca ( Lc 14: 15- 21) đã chứng minh
điều này. Hạnh phúc Nước Trời ví
như tiệc cưới mà ông vua kia mở ra để mời
khách đến dự nhân ngày thành hôn của con mình. Nhưng các khách được mời đều lấy
cớ này hay lý do nọ để khước từ lời mời đó, khiến nhà vua phải sai gia nhân ra mời hết mọi người ngoài đường phố vào dự cho
đầy nhà . Những khách chính thức được mời mà từ chối không đến chính là những người đã và đang từ chối không muốn yêu Chúa và
sống theo đường lối của Người, như Chúa đòi hỏi để được chúc phúc.
Thật vậy,
Thiên Chúa , “ Đấng
cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ
và nhận biết chân lý.” ( 1 Tm 2: 4).Nhưng con người phải có thiện chí muốn
lãnh nhận ơn cứu độ đó bằng quyết tâm qui hướng đời mình vào Chúa
để sống theo đường lối của Người hầu xứng đáng được hưởng công nghiệp cứu chuộc
vô giá của Chúa Kitô, Đấng đã hy sinh mạng sống mình trên thập giá để đền tội
thay cho cả loài người để ai cũng được
vui hưởng tình yêu và ơn cứu độ đó, . Nhưng thực tế cho thấy là có biết bao người
đã và đang khước từ lời mời của Chúa, vì
quá yêu thế gian và những thực tại chóng qua ở đời này như tiền của ,vui thú bất
chính và danh vọng phù phiếm.
Họ quá gắn bó với những thực tế hư hão chóng
qua của trần gian đến nỗi không thể nâng lòng lên tới Chúa và ao ước những giầu sang phú quí và vui thú của Nước Trời nơi “ trộm cắp không bén bảng, mối mọt cũng không đục phá.”
( Lc 12: 33)
Thiên Chúa không bắt buộc ai phải nhận tình yêu
và lòng thương xót của Người.
Chúa chỉ mời gọi và tùy con người đáp trả mà
thôi. Do đó, nếu ai từ khước Chúa để sống
theo thế gian, làm nô lệ cho ma quỷ,và làm những sự dữ, thì
Chúa không can thiệp để ngăn cấm, nhưng con người phải chịu mọi hậu quả của việc
mình chọn lựa . Và đó là lý do phải có Thiên Đàng để dành cho những người quyết tâm yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Người trong suốt cuộc
sống cho đến khi nhắm mắt lìa đời .. Ngược lại, phải có hỏa ngục là nơi dành cho những ai đã hoàn toàn
khước từ Chúa để sống theo thề gian, đầu hàng ma quỷ và làm những sự dữ như oán thù, giết người, giết
thai nhi, gian tham , trộm cướp, bóc lột , vô nhân đạo, tôn thờ tiền của, ham chuộng khoái lạc ( hedonism)
dâm ô thác loạn, buôn bán phụ nữa và trẻ em để bán cho bọn ma cô tú bà
hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn,
thay chồng đổi vợ, tiếp tay với thế quyền để bóc lột, hà hiếp người dân
lành thấp cổ bé miệng, và dửng dưng trước sự nghèo đói, bệnh tật và mọi bất công xã hội.
Nếu những người này không mau kíp ăn năn sám hối
để từ bỏ con đường tội lỗi đang đi, thì họ không thể hưởng được tình yêu và lòng thương xót (love and mercy) của
Chúa cùng với công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô để vào Nước Trời hưởng
phúc Thiên Đàng với các Thánh và các Thiên Thần đang thờ lậy, ngợi khen và vui hưởng Thánh Nhan
Chúa, là Cha cực tốt cực lành.
Như thế có nghĩa là tình thương và lòng thương xót của
Chúa Cha cùng với công nghiệp cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô không tự động ban
phát cho ai mà không đòi hỏi sự cộng tác
của người đó qua quyết tâm sống theo đường lối của Chúa và bước đi theo Chúa
Kitô là “ Con Đường,
là Sư Thật và là sự sống.” ( Ga 14;6)..
Tinh thương của Chúa Cha và công nhiệp cứu chuộc của Chúa Kitô được tạm
vì như giòng suổi nước kia chảy liên lỉ đêm ngày. Nhưng ai nằm
bên dòng suối đỏ phải cúi mình xuống để múc nước lên mà uống cho khỏi chết khát, vì giòng nước kia không có chức năng tự động nhảy lên bờ để chậy
vào miệng ai cả.Nghĩa là nếu không tự cúi mình xuống để múc nước lên
mà uống , thì người nằm bên bờ suối vẫn
chết khát như thường.
Cũng vậy, về mặt thiêng liêng, nếu không cộng tác với ơn Chúa để sống theo
đường lối của Chúa là đường dẫn đến hạnh phúc Nước Trời, thì Chúa không thể cứu
ai được, vì Người còn phải tôn trọng ý muốn tự do ( free will) của con người.
Nói rõ hơn, muốn hưởng tinh thương và công nghiệp cứu chuộc
của Chúa Kitô, thì phải có thiện chí muốn từ bó tội lỗi, phải ăn năn sám hối để
xin Chúa thứ tha mọi tội mình đã phạm vì yếu đuối con người. Chúa rộng lòng tha
thứ nếu con người thực tâm sám hối như
Chúa Giêsu đã nói với bọn biệt phái xưa kia, khi họ đến hỏi Chúa xem có
phải mấy người bị Tổng Trấn Phi-la-Tô giết chết cùng với 18 người khác bị thác Si-lô-a
đổ xuống đè chết, là những người tội lỗi
hơn người khác hay không,
Chúa đã trả lời họ như sau:
“ Tôi nói cho các ông biết:
không phải thế đâu. Nhưng nếu các ông không sám hối, thì các
ông cũng sẽ chết hết như vậy.”
(Lc 13: 3).
Như thế rõ ràng cho thấy là Chúa cần thiện chí
của con người muốn được thương xót và cứu độ thể hiện qua quyết tâm xa tránh tội
lỗi, vì chỉ có tội mới ngăn cản con người
đến với Chúa để được thương xót và cứu độ. Chúa yêu thương kẻ có tội : đúng.
Nhưng yêu thương để lôi kéo kẻ có tội ra khỏi con đường hư mất, chứ không yêu
thương để dung dưỡng, nuông chiều kẻ có
tội để họ cứ sống trong tội rồi nại lòng thương xót của Chúa để không ăn năn
chừa bỏ.
Nếu họ cứ sống như vậy, thì lòng thương xót của
Chúa Cha và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô sẽ không ích gì cho họ, vì họ đã lợi dụng
lòng thương xót và công nghiệp ấy để cứ làm sự
dữ, sự tội mà không biết ăn năn
chừa bỏ.Phải có thiện chí muốn cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa và quyết tâm
từ bỏ tội lỗi thì mới xứng đáng được hưởng lòng khoan dung tha thứ của Chúa.
Xưa Chúa
Giê su đã đối xử khoan dung với một phụ
nữ phạm tội ngọai tình mà bọn biệt phái
kia đã dẫn chị
đến để xin Chúa cho ném đá theo luật
Mô-sê. Nhưng Chúa đã không lên án chị này như bọn biệt phái giả
hình kia đòi hỏi , và đã nói với chị ấy như sau:
“ Tôi cũng không lên
án chị đâu.Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.”
( Ga 8: 11)
Tại sao Chúa không nói: chị cứ về đi , và nếu
có phạm tội thêm lần nào nữa, thì lại đến tôi tha cho ? Ngược lại Chúa nói
rõ là từ nay đừng phạm tội nữa.
Đó cũng là điều Chúa nói với tất cả mọi người chúng ta ngày nay đang sống đức tin trong Giáo Hội, giữa
bao khó khăn thử thách đến từ thế gian vô luân vô đạo với đầy rẫy gương xấu và dịp tội, nhất là đến từ ma quỷ mà Thánh Phêrô ví như “
sư tử đói gầm
thét rảo quanh tìm mồi cắn xé”
( 1 Pr 5: 8) để lôi kéo chúng ra ra khỏi tình thương của Chúa và mất hy vọng được
cứu rỗi..
Chúa đầy lòng xót thương, nhưng con người không
được lợi dụng tình thương này để đi hàng
hai, là một chân bước đi theo Chúa, còn chân kia bước đi theo thế gian và làm nô lệ cho ma quỉ.
Ai sống như vậy thì hãy nghe lời Chúa Kitô nghiêm khắc cảnh cáo trong Sách Khải
Huyền như sau:
Ta biết các việc
ngươi làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lanh, Phải chi ngươi lạnh hẳn hay
nóng hẳn đi. Nhưng vì ngươi cứ hâm hâm chẳng nóng, chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa
ngươi ra khỏi miệng Ta.” ( Kh 3: 15-16)
Chúng ta đang sống trong những ngày tiếp theo của
Năm Thánh Lòng Thương xót ( Jubilee of Mercy đã kết thúc tháng 11 năm 2016) .Năm này được mở ra để kêu gọi mọi người chậy đến đón nhận
lòng thương xót của Chúa. Chậy đến như đứa con đi hoang trở về nhà cha và nói với
cha rằng “ Thưa
cha, con thật đắc tội với Trời và với cha. Chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…”
( Lc 15: 21).
Nhưng
người cha đã không la mắng con mà còn
sai gia nhân làm tiệc ăn mừng con đi
hoang đã trở về. Tuy miệng không
nói ra, nhưng trong lòng, người cha cũng thầm nói với con rằng : cha tha tội đi
hoang lần này của con. Con trở về rồi
thì từ nay đừng đi hoang nữa nhé. Nghĩa là chắc chắn người cha không muốn nói với
con rầng : cha đầy lòng xót thương, nên con cứ đi hoang đi, rồi khi nào trở về thì cha lại tha thứ cho !.
Chúng ta ,không ít thì nhiều, cũng là những đứa
con đi hoang và nay đã trở về nhà Cha để
xin tha thứ. Chắc chắn Cha sẽ mở rộng vòng tay để ôm lấy và sẽ mở tiệc ăn mừng.Nhưng
chúng ta phải quyết tâm không bao giờ đi hoang nữa, tức là phải xa tránh tội lỗi để không tự làm
hại mình và làm hư công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô. Làm hư công nghiệp này,
vì nếu không quyết tâm đoạn tuyệt với tội
lỗi thì Chúa không thể cứu ai được , dù đã một lần Chúa chịu đóng đanh và chết
trên thập giá để đền tội thay cho con người.
Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu
xưa đã chữa lành cho một người
tàng tật, sau đó Chúa lại gặp anh này trong Đền Thờ, và Người đã nói với anh như sau:
“ Này anh, anh đã
được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa kẻo lại phải khốn hơn trước.” ( Ga
5: 14)
Như thế, rõ ràng cho thấy là nếu cứ coi thường
hay lợi dụng lòng thương xót của Chúa để
cứ đi hoang, cứ phạm tội thì sẽ tự làm hại mình và làm hư công nghiệp cứu chuộc
của Chúa Kitô. Cụ thể, nếu một người cứ lén lút phạm tội ngoại tình mà không có
quyết tâm từ bỏ, thì sẽ có ngày mất hết
danh dự và cả mạng sống nữa khi
tình địch khám phá ra mình ngoại tình với vợ hay chồng người ta. Hoặc ai lái xe cứ quen
thói chạy vượt đền đỏ, thì chắc chắn có
ngày sẽ gây tử thương cho mình và cho người khác trên công lộ. Lại nữa, cứ xâm
nhập gia cư của người khác để ăn trộm, thì có ngày sẽ bị bắn chết, vì ở tư gia Mỹ
rất nhiều người có súng đạn để tự
vệ và bảo vệ tài sản của mình.
Tóm lại, lòng thương xót của Chúa mời gọi ta
thêm yêu mến Chúa và sống sao cho đẹp
lòng Người để mưu ích cho ta, chứ không có lợi gì cho Chúa, vì Người đã quá đủ hạnh phúc rồi.Nhưng vì lợi ích cho ta mà
Chúa không dung dưỡng cho ai lợi dụng dùng làm bình phong lá chắn , để cứ ngoan cố
phạm tội mà không có thiện chí từ bỏ. Amen.
Ước mong những lời giải thích trên thỏa mãn câu
hỏi đặt ra.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, DMin.