Bạn trẻ mến,
Người viết
muốn mượn bầu trời xám xịt nhưng cũng lóe lên đây đó một vài khoảnh sáng và
đoàn người không mặt không mũi, tay xách nách mang…để cùng chia sẻ với bạn về
suy tư của Đức Thánh Cha trong bước đường này – bước đường của di dân và những
lo toan của Mẹ Hội Thánh với con cái mình…
Với tâm
tình một người Mẹ, Giáo Hội quan ngại đến
- những người
cố tìm cách “chạy thoát khỏi chiến tranh,
bạo lực, các hành vi đàn áp chính trị hay tôn giáo, các thảm họa tự nhiên do biến
đổi khí hậu hay do tình trạng nghèo đói cùng cực”. Rất nhiều người trẻ có mặt
trong số họ [91]…Điều mong ước của họ là có thể tìm ra cơ hội để có được một tương lai
tốt đẹp cho chính mình và gia đình mình…
-những người
“bị lôi cuốn bởi nền văn hóa phương Tây”,
ấp ủ những kỳ vọng không thực tế…và – do không đạt được như ước mơ mong muốn - nên rơi vào thất vọng…Vô hình
chung, họ trở thành con mồi cho những kẻ buôn bán người vô lương tâm, những mắt
xích của các băng đảng buôn bán ma túy và vũ khí…Trong hành trình đến nơi mình
muốn, di dân đã phải đối mặt với muôn vàn những thách đố, bạo lực, lạm dụng tâm
và thể lý cùng vô vàn những nỗi đau muôn mặt…Cuộc sống đơn độc không người
thân, tình trạng nhiều năm tháng sống trong các trại tỵ nạn và không được học hành hoặc phát triển tài năng…Rồi
tại các quôc gia họ đến, hiện tượng di dân gây nhiều e ngại cho người dân bản xứ…cùng
với tình trạng kỳ thị rất dễ bị lợi dụng để kích động, khai thác nhằm mục đích
chính trị…Bên cạnh đó là tâm lý bài ngoại khiến người dân di cư co cụm, khép
kín [92]…
-những người
trẻ di dân buộc phải sống tách biệt với quê cha đất tổ của mình nên thường có cảm
tưởng mình bị mất gốc, bên cạnh đó – tại quê nhà của họ - các cộng đồng địa
phương – do việc giới trẻ di cư – nên mất đi sức trẻ, sự tháo vát…và các gia
đình cũng bị ảnh hưởng…Đức Thánh Cha muốn rằng Giáo Hội có những kế hoạch hướng
dẫn những người trẻ trong những trạng huống như thế. Tuy nhiên – về mặt tích cực
– di dân cũng là cơ hội để con người gặp gỡ và các nền văn hóa giao thoa…Nó
giúp cho các cộng đồng và xã hội tiếp nhận di dân giàu thêm kinh nghiệm và có
thể phát triển con người đa diện…Cho nên những sáng kiến của Hội Thánh trong việc
tiếp nhận di dân cũng có một vai trò quan trọng nhằm mang lại cho các cộng đồng
sức sống mới…
Và - ở số
94 – Đức Thánh Cha vui mừng vì nhờ sự góp ý của các Nghị Phụ đến từ nhiều quốc
gia nên Thượng Hội Đồng thu thập được nhiều quan điểm khi bàn đến vấn đề di dân
từ các quốc gia đi cũng như các quốc gia đến…Hội Thánh – qua các Nghị Phụ -
cũng có thể nghe được từ các cộng đoàn Giáo Hội địa phương - tiếng kêu nài của các thành viên buộc phải chạy
trốn chiến tranh hay bách hại…Hội Thánh thấy mình có điều kiện để thi hành vai
trò mang tính ngôn sứ của mình đối với xã hội…Điều Đức Thánh Cha nài xin là các bạn trẻ hãy nhất quyết không tham gia
vào các mạng lưới lợi dụng người trẻ để chống lại các bạn trẻ di cư đến đất
nước của mình, khi coi họ là những thành phần nguy hiểm và không có cùng phẩm
giá như mình…
Người viết
cũng muốn có một cái nhìn thoáng qua về tình trạng di dân của Việt Nam qua một
vài tài liệu thu gom đây đó:
Về người di
dân Việt ra nước ngoài :
Theo Bộ Tư
Pháp : - người Việt thuộc diện di cư hôn nhân gia đình từ năm 2005 đến năm 2010 có khoảng độ 133.289 người tại 50 quôc
gia; - di cư theo diện con nuôi – năm 2009 – 1.064 em và đầu tháng bảy năm 2010
là 674 trường hợp. Người ta dự định sẽ nâng số con nuôi lên khoảng 5.000 em…Ngoài
ra còn các diện đoàn tụ gia đình, chương trình ra đi có trật tự …
Theo Bộ
LĐTB&XH thì có gần 500.000 lao động di cư trong 40 quốc gia và làm 30
nghành nghề khác nhau…Có bốn hình thức di dân lao động : - qua doang nghiệp dịch
vụ và tổ chức sự nghiệp; - qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, đầu tư; -
qua doanh nghiệp đưa người đi lao động dưới nhiều hình thức; - tập sinh nâng
cao tay nghề; - đi làm theo hợp đồng cá nhân…
Di cư du học
khoảng 100.000 trường hợp trên 50 quốc gia : 90% với kinh phí tự túc – 10% học
bổng…
Tuy nhiên
những trường hợp di cư ra nước ngoài thì ở các nước sở tại dĩ nhiên là Giáo Hội
địa phương có những chương trình và kế hoạch để tiếp cận và hổ trợ cũng như đồng
hành với họ…Điều mà chúng ta chia sẻ, đấy là các di dân trong nước…
Theo Tổng Cục
Thống Kê năm 2015 thì những trường hợp di cư trong nước vì lý do học tập và lao
động ở độ tuổi từ 15 đến 39 là 84% so với
tổng số người di cư – nghĩa là khoảng 13,6 % tổng dân số cả nước…Riêng di cư nữ
tăng và ở 52,4 %...
Trên trang
điện tử của cơ quan Lý Luận Chính Trị viết
về đề tài “Những thách thức của di cư tự do từ nông thôn ra thành thị”…cho biết
về những thuận lợi và khó khăn đối với di dân tự do:
-Những thuận lợi: - Việc làm có nhiều và đa dạng nên người
di cư dễ dàng có công ăn việc làm hoặc
là trong các công ty xí nghiệp, các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước cũng như tư
nhân…Bên cạnh đấy là những công việc đa dạng khác như thu mua phế liệu, buôn
bán nhỏ, giúp việc gia đình, lái taxi, xe ôm… - Tăng thu nhập và có thể giúp đỡ
gia đình ở nông thôn để cải thiện đời sống, giảm sức ép về lao động dư thừa ở
nông thôn, góp phần giảm nghèo tại quê hương mình; - Môi trường thành phố thuận
lợi để di dân trẻ có cơ hội học hỏi được nhiều điều bổ ích, mở rộng tầm hiểu biết,
nâng cao dần tay nghề…và có điều kiện để thể hiện những ước mơ của mình…
-Những khó khăn : - Khó khăn về vấn đề nhà ở : Ở nhà
thuê trong các khu nhà trọ tạm bợ, không đủ các điều kiện sinh hoạt tối thiểu
và môi trường sống bị ô nhiễm nặng…Không ít người không thể có nơi trú ngụ nên
đành phải dựng nên những “xóm liều” trên các mảnh đất công cộng; - Khó khăn
trong công việc : Bởi vì trình độ kém, tay nghề không cao và chưa qua đào tạo…nên
cũng không dễ để kiếm việc làm với những điều kiện của lao động công nghiệp…Từ
đó họ đành chấp nhận những việc làm thù lao thấp, không có hổ trợ lao động,
không bảo hiểm, không hợp đồng giấy tờ mà chỉ bằng miệng…và thời gian lao động
cũng kéo dài trong ngày; - Nguy cơ bị bóc lột, lạm dụng…do trình độ văn hóa thấp,
ít hiểu biết về pháp luật…Đặc biệt giới phụ nữ - đông hơn nam giới – và cũng phải
chịu đựng nhiều rủi ro hơn nam giới : cướp bóc, trấn lột, bạo hành, buôn bán phụ
nữ, xâm hại tình dục…
Người viết
nhớ lại – thời gian đầu những năm 2.000 – khi mà phong trào nuôi tôm vùng Đầm Nại
– Ninh Hải – Ninh Thuận chợt bùng lên vài ba vụ lợi nhuận khá…và bà con thỏa
chí ăn tiêu phung phí…để rồi năm 2002, người viết về nhận một Giáo Xứ nhỏ ở đấy,
bà con thất bát ba bốn vụ liên tiếp do ô nhiễm, tôm tép nuốt sạch tài sản…và
người viết phải lăn xả kiếm hạt điều cho các gia đình có thể sống qua ngày, đồng
thời huấn luyện gấp 80 bạn trẻ - những người chưa một lần bước chân ra khỏi
làng – để gởi họ vào Sài-sòn làm cơm hộp cho mấy công ty bạn bè, anh em thời
đó…Hầu hết những người trẻ ấy trở thành “di cư định cư” …và Giáo Xứ nhỏ đó…mãi
mãi nhỏ…vì không thể phát triển cả về mặt đất đai lẫn nguồn nhân lực tại chỗ…Người
trẻ từng lớp từng lớp theo chân nhau “đi làm Sài-gòn” …bởi đã quen với “nếp sống
thành phố” và không còn có thể “mò cua bắt ốc” như xưa nữa…
Hy vọng rằng
đôi ba nét về người trẻ di dân trong nước để giúp thêm các Giáo Hội địa phương
đi và đến có được với nhau những chung tay giúp đỡ họ theo giáo huấn của Giáo Hội…
Lạy Chúa là nguồn ơn hy vọng, là đường cứu
rỗi nhân loại, xin chỉ lối cho biết bao anh chị em di dân và tị nạn trên đường
lữ hành.
Dù phải lang thang phiêu bạt, dù phải kiếm
tìm mưu sinh, dù phải rời xa quê hương vì thiên tai, vì bảo vệ sinh mạng, xin dẫn
anh chị em ấy theo đường ngay nẻo chính và
đừng bao giờ để họ lìa xa Chúa.
Xin cho hành trình của họ được an toàn.
Xin cho họ gặp được những người tốt, có
công ăn việc làm thuận lợi.
Xin cho họ được nhiều quốc gia đón nhận,
được nhiều người rộng tay giúp đỡ. Amen
Lm Giuse
Ngô Mạnh Điệp