Một đêm, tôi trở về nhà với cậu con trai 8 tuổi -
trên tay đầy hàng hóa - khi nó mở cửa, chống tay lên hông và trịnh trọng tuyên
bố “Xin chào quý cô”. Tôi đi đến trước mặt con trai nhỏ của mình, tôi muốn ôm
chặt lấy con mình. Cháu đã khiến cho tôi hình dung thoáng qua về người đàn ông
mà tôi hy vọng cháu sẽ trở thành, và tôi không thể hạnh phúc hơn.
Đó là một trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp được
làm cha mẹ - mặc dù hiếm hoi – khi đó bạn cảm thấy mình đã hoàn thành một điều
gì đó… ở một mức độ nào đó, con bạn đã thực sự hiểu bạn và điều đó khiến trái
tim bạn tràn ngập niềm vui.
Đáng buồn thay, trong trường hợp của tôi, khoảnh khắc
làm mẹ hưng phấn này chỉ kéo dài trong hai phút. Một ký ức thoáng qua khiến tôi
như quay trở lại trái đất: Tôi nhớ lại một khoảnh khắc đáng nhớ gần đây khi đứa
con 10 tuổi mệt mỏi của tôi đã lớn tiếng phàn nàn về việc chỉ bảo việc gì đó
cho một bà cụ trên tàu điện ngầm sau buổi tập bóng rổ.
Tôi nghĩ vẫn còn một số việc phải làm, và với tư cách
là một người mẹ, tôi cảm thấy mình có trách nhiệm rất lớn trong việc giúp tạo
ra người đàn ông hào hiệp đó.
Nhưng tôi cũng muốn đi xa hơn. Tôi muốn những người
đàn ông nho nhỏ của mình trở thành những quý ông hoàn hảo, đó là một điểm khác
biệt rất quan trọng. Đó là sự khác biệt giữa Bruce Willis trong Die Hard và
Sean Connery trong vai James Bond - rõ ràng là không có sự lăng nhăng… và giết
chóc. Tôi biết tôi bị thu hút bởi cái nào hơn!
Điều đó có vẻ hơi xưa cũ trong một xã hội hiện đại,
nơi chúng ta không ngừng đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các giới, nhưng tôi sẽ
không cảm thấy yếu đuối hoặc kém bình đẳng hơn nếu một người đàn ông đề nghị
nhường cho tôi chỗ ngồi của ông ấy; ngược lại là khác, tôi cảm thấy xúc động bởi
một hành động ân cần như thế và cảm thấy nhẹ nhõm về mặt thể chất. (Theo tuổi
tác, phần hông của tôi dường như ngày càng rộng ra nên bàn chân của tôi ngày
càng xòe ra, và việc lê la khắp thành phố cả ngày không phải là chuyện dễ
dàng.) Nhường chỗ ngồi cho một phụ nữ hoặc cho ai đó đang cần, là một cử chỉ
hào phóng. Tôi muốn con trai tôi làm cho tôi như thế, vậy tại sao chúng không
làm điều đó cho người khác? Tôi đang cố gắng dạy chúng nghĩ về những gì tôi coi trọng, và bởi vì
chúng chưa hoàn toàn bước vào tuổi thành niên, nên tôi cũng chỉ hy vọng rằng chúng sẽ quan tâm.
Lý do tôi cứ muốn truyền đạt cho các con trai của
mình một cung cách cư xử chu đáo tới một mức độ nào đó là vì tôi ngưỡng mộ những
gì thực sự là tinh thần hiệp sĩ thuở xưa. Mặc dù tinh thần đó có nguồn gốc từ
thời trung cổ, nhưng theo trang Chivalry Now, bằng cách tuân thủ quy tắc ứng xử
này, “người đàn ông được kêu gọi phải thành thật, trung thành, nhã nhặn với người
khác, giúp đỡ phụ nữ, ủng hộ công lý và bảo vệ phái yếu. Họ cũng được cho là sẽ
tránh gây ra những chuyện điều tiếng”.
Còn chuyện yêu đương thì sao? Các chàng trai của tôi phải cư xử thế nào?
Việc tuân theo quy tắc này cho phép tinh thần hiệp
sĩ đóng một vai trò rất lôi cuốn giữa nam và nữ, gần như một sự hỗ trợ cho việc
hẹn hò sau này. Nó giúp tạo ra sự tiếp xúc ban đầu giữa hai người, thường là
giao tiếp bằng mắt và thường là một nụ cười - một tác nhân thực sự phá băng và
đủ để khiến trái tim của một cô gái rung động. Tuy nhiên, tôi biết rằng chúng
ta đang ở thế kỷ 21. Tôi không mong đợi một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói sẽ đặt
áo choàng của chàng trên một vũng nước khi tôi rón rén bước qua vũng nước đó
như trong phim Jimmy Choos (trước hết chúng ta không nên để quần áo nằm trên mặt
đất, và quan trọng hơn là áo choàng không hẳn áo khoác ngoài của người đàn ông
hiện đại).
Nhưng có những câu chuyện kinh điển mà tôi thực sự
trân trọng, chẳng hạn như buổi hẹn hò vào buổi tối khi chồng tôi mở cửa xe cho
tôi, không phải vì tôi không thể mở cửa xe, mà vì nó cho tôi thêm vài giây để
lau vết son trên răng. Một trong những điều yêu thích nhất mọi thời đại của tôi
là được chồng đưa áo khoác cho tôi khi anh ấy thấy tôi ăn mặc thiếu chỉnh tề —
như thường lệ — khi chúng tôi rời nhà hàng vào ban đêm. Và hành động hiệp sĩ hiện
đại là: nếu chỉ có một bộ sạc điện thoại di động, điện thoại của tôi được ưu
tiên hơn. Chính những cử chỉ quan tâm giản dị ấy đã biến chồng tôi thành Hoàng
tử quyến rũ rất riêng của tôi.
Thật không may, ngày nay đàn ông khó trở nên hào hiệp
hơn vì họ sợ có những phản ứng tiêu cực, nhưng điều đó bị đánh giá thấp và là một
kỹ năng cần được chăm chút. Để tinh thần hiệp sĩ thực sự được đánh thức, với tư
cách là cha mẹ, chúng ta cần dạy và khuyến khích tinh thần hiệp sĩ này.
Tôi cũng hy vọng rằng các hiệp sĩ Lancelots hoặc
Darcys khác mà chúng ta có thể tình cờ gặp trên đường phố sẽ chỉ lối cho chúng
ta trở thành một quý ông hoàn hảo. Và đáp lại, tôi đang dạy con gái tôi chấp nhận
bất kỳ hành động hào hiệp nào một cách duyên dáng vì những hành động tử tế mà
các quý ông hào hiệp dành cho chúng. [1]
Cách dạy trẻ nhỏ những
quy tắc lịch sự đầu tiên
Biết nói “Chào buổi sáng, cảm ơn, tạm biệt” là một
phần quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em.
Đôi khi, ta bắt gặp một đứa trẻ rất lễ phép, chúng
ta tự nhủ rằng cha mẹ của chúng thật may mắn, cứ như thể lịch sự là chuyện may
mắn. Tuy nhiên, lịch sự không phải là chuyện may rủi. Nó không xuất hiện một
cách diệu kỳ với hầu hết mọi người, nhưng có thể — và tôi dám nói là phải — có
được. Đó là kết quả của sự kiên nhẫn và nhất quán của các bậc cha mẹ quan tâm đến
ích lợi của con mình.
Lịch sự làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên dễ chịu
hơn vô cùng, và các mối tương quan giữa con người với nhau dễ dàng hơn rất nhiều.
Nó giống như dầu trong một cỗ máy. Lịch sự là điều dễ chịu đối với người đón nhận,
nhưng trước hết và quan trọng nhất là đối với người ứng xử lịch sự. Thử nhìn
xem đứa trẻ cảm thấy thoải mái hơn với người lớn khi chúng biết cách chào buổi
sáng. Theo cách tương tự, người nhận được hành động lịch sự biết rằng mình đang
là đối tượng chú ý của người khác. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải dạy con cái
chúng ta, từ khi chúng còn rất nhỏ, những quy tắc lịch sự này.
Cứ lặp đi lặp lại là được.
Việc truyền dạy kỹ năng sống này bị cản trở khi
phép lịch sự được coi là một loạt các quy tắc và quy ước xã hội mà chúng ta nên
bỏ qua. Việc không tôn trọng uy quyền và tôn trọng người lớn tuổi chắc chắn đã
góp phần vào điều đó. Việc ứng xử lịch sự cần có mối tương quan tôn trọng, giữa
người cho và người nhận, giữa người dạy và người được dạy.
Chúng ta cần áp dụng vào chính mình nhiệm vụ này với
tư cách là cha mẹ vì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi con cái chúng ta bắt đầu
có được cách cư xử phù hợp. Từ 18 tháng trở đi, trẻ có thể nói lời cảm ơn. Bé vẫn
không nói, nhưng không sao cả, bé sẽ bắt chước cử chỉ của bố mẹ đưa bánh quy
cho bé bằng cách mở tay mẹ ra và khép tay mẹ lại: đó là cử chỉ đầu tiên cho ta
nhận biết bé muốn nói lời cảm ơn. Sau đó, chúng ta có thể nhanh chóng chuyển
sang dạy chúng biết chờ nhường cho người lớn đi trước, yêu cầu chúng lặp lại
“Tôi xin lỗi” khi chúng băng qua trước mặt ai đó. Và một đứa trẻ có thể hiểu
khi nào nói “chào buổi sáng” và “chúc ngủ ngon”.
Dạy lễ phép cần sự kiên trì và lặp đi lặp lại. Nó sẽ
chỉ hiệu quả nếu bạn kiên trì và nếu bạn làm gương trong cách cư xử trong cuộc
sống của chính mình. [2]
Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.
[1] Cerith Gardiner
[2] Edifa -
Inès de Franclieu
https://aleteia.org/cp1/2020/12/30/how-to-teach-young-children-the-first-rules-of-politeness/?