The Word is
made Fresh (Ga 1:14)
Giotto: The Nativity
The Nativity,
fresco by Giotto, c. 1305–06, depicting the birth of Jesus; in the Scrovegni
Chapel, Padua, Italy.
ART Collection/Alamy
Dịch
nghĩa:Logos (tiếng Hy
Lạp); Verbum (tiếng Latin); A Word,The Word (tiếng Anh); Parole (tiếng Pháp).
-Ngôn
Từ, Lời, Ngôn, Lý, Thiên Đạo (như trong triết học Hy Lạp, nguyên lý của vũ trụ
được biểu hiện ra bằng ngôn từ).
-Lời,
Ngôi Lời, Thánh Ngôn, Lời Chúa (=Ngôi Hai Thiên Chúa, Chúa Giesu (Ga 1:1) = The
Word of God / Verbum Dei ).
****
Thế nào là Ngôi Lời và ai là Ngôi Lời?
Đây là quan điểm nổi bật nhất trong Tân
Ước, đặc biệt nơi Phúc Âm 4 của thánh Gioan ám chỉ Chúa Giesu thành Nazareth là
Chúa Kito đã có từ trước vô cùng (tiền hiện hữu) và Chúa Cứu Thế giáng trần (Ga
1:1-14). Tuy nhiên tiếng Lời đã được
dùng theo nhiều cách và với thời gian trong Anh ngữ nó được biến đổi thành
Word, speech, narration và expression.
Theo Heraclitus, chữ Logos / Ngôi Lời có nghĩa là “giảng
giải, cắt nghĩa /
explanation” và “siêu việt thể /
extrapolation” và nguyên tắc về trật tự cùng hòa hợp của mọi vật thể trong vũ
trụ. Plato và Aristotle thì dùng nó với nghĩa như “bài diễn từ / discourse”
hoặc “cắt nghĩa duy lý / rational explanation”; do đó có nghĩa là mọi trật tự
được tạo dựng trong vũ trụ là do lý trí và luân lý. Plato thì chú ý hơn về ý
niệm trật tự vũ trụ khởi nguồn từ thế giới siêu việt hoặc từ
Thiên Chúa. Đối với những triết gia khắc kỷ, danh từ này chính là trọng điểm
của một viễn tượng về thế giới. Họ coi Thiên Chúa và thế giới vật thể chỉ là
một và, Logos là sức sống và yếu tố thuần lý xâm nhập toàn thể vũ trụ và điều
khiển mọi trật tự, nhiệm vụ và sự sống. Một số yếu tố được thể hiện là lửa và khí hoặc kết hợp với hơi thở
và thần linh.
Philo Judaeus thì coi Logos là một quan niệm hoàn toàn duy lý
có nơi Thiên Chúa, biến trí óc Thiên Chúa thành một trật tự và khả năng huy
động và diễn tả. Đó là quan niệm khuôn mẫu xuất phát từ Thiên Chúa về một tạo
dựng vũ trụ, coi và diễn tả cái khuôn đó như một bản mẫu của tạo dựng. Logos là
cấu trúc nội tại của luật luân lý và luật tự nhiên nó tuần tự đưa ra cho thế
giới luân lý và vật chất những hình thức và nhiệm vụ. Ngoài ra nó còn là cấu
trúc của trí tuệ con người về tri thức luận cũng như duy lý luận, như một phần
của vũ trụ được tạo dựng và tương kết với nhau, khả dĩ giúp con người hiểu biết
và khám phá ra những điều có thể. Nó là cả một hệ thống hiểu biết mênh mông về
vũ trụ mà trí con người có thể hoàn thành nhờ triết học, thần học, khoa học và,
tình thương khi chúng ta nghĩ về Thiên Chúa Tình Yêu. Vào năm 70, từ Logos được
chuyển dịch ra tiếng Hebrew / Do Thái là dabar
“Lời” và Philo đã xác định là sự
khôn
ngoan (wisdom) thì sát ý hơn với ngôn ngữ Hebrew như trong sách Châm
Ngôn chương 1-9.
Tân Ước thì thường xuyên dùng từ Ngôi
Lời / Logos, nhưng không theo nghĩa triết học duy lý hay những nguyên tắc thuần
lý hoặc trật tự về vũ trụ. Đơn giản chỉ có nghĩa là “Lời / Word”, “diễn văn /
speech”, “tường trình / report”, “bình luận / assertation” hay “vấn đề” dưới
quan điểm thảo luận. Đó là Tin Mừng Kito Giáo đã được rao truyền hoặc được viết
ra. Chỉ có lời tựa của Tin Mừng Gioan, từ Ngôi Lời / Logos là đánh dấu không
gian vũ trụ khi dùng tên Chúa Giesu Kito là đấng siêu việt, hằng có từ trước
muôn đời và là Ngôi Lời tự mặc lấy xác thịt loài người xuống thế làm người cứu
chuộc nhân loại (Ga 1:14). Việc này phần nào giống như cách dùng tiếng Lời của
Philo và của những nhà khắc kỷ, trừ trong Gioan từ Logos / Lời thì được nhân
cách hóa.
Từ này thường được các giáo phụ Hy Lạp
và truyền thống ngộ đạo dùng. Justin Martyr, Theophilus thành Antioch, và
Irenaeus thành Lyon và cuối thế kỷ 2 dùng từ logos để diễn tả nhiệm vụ Chúa
Giesu Kito là đấng siêu phàm, hằng có đời đời, giáng thế làm người cứu chuộc
nhân loại. Tuy nhiên xem ra họ còn phụ thuộc nhiều hơn vào cách dùng của phái
Platon thời Trung Cổ như Philo, phái khắc kỷ và văn chương Do Thái Hellenist (người
Do Thái sống ngoài Palestine và nói tiếng Hy Lạp) thời Do Thái Giáo với đền thờ
thứ hai, là dựa theo lời tựa của sách Tin Mừng Gioan.
Hôm nay, Thiên Chúa Ngôi Hai là Ngôi Lời / Logos đã trở nên người phàm
và ở giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh
quang mà Chúa Cha ban cho Người là Con
Một tràn đầy ân sủng và sự thật (Ga 1:14).
Lời Chúa (Thiên Chủ Thánh
Ngôn=Verbum Dei, Word of God, Parole de Dieu)
Lời
Chúa là Lời Thiên Chúa.
Thiên Chúa nói với con người qua lời
phán và hành động, bằng nhiều cách khác nhau, như trong việc tạo dựng, qua lời
các ngôn sứ, trong Thánh Kinh, truyền thống sống động của Giáo Hội, việc rao
giảng Phúc Âm; nhưng Người nói cách đặc biệt qua Đức Giesu Kito (Dt 1:1-2).
Lời
Chúa được chứa đựng
trong một kho tàng duy nhất là Thánh Kinh và Thánh Truyền (x. Công Đồng Vatican
2, MK 9). Kho tàng đó được Đức Kito ủy thác cho Giáo Hội qua các Tông Đồ, nên
cần được bảo tồn, lưu truyền và giải thích bởi Huấn Quyền sống động của Giáo
Hội (x. Công Đồng Vatican 2, MK 10).
Trong suốt lịch sử của mình, dân Chúa
luôn tìm được sức mạnh nơi Lời Chúa. Ngày
nay cộng đoàn Giáo Hội cũng được ban sức mạnh nuôi dưỡng và lớn lên nhờ biết
lắng nghe, học hỏi, cử hành và sống Lời
Chúa (x. Công Đồng Vatican 2, MK 21).
Fleming
Island, Florida
Dec. 26, 2020
Nguyễn Tiến Cảnh
Nguồn:
- Tân ước / Tin Mừng Gioan, Các giờ kinh Phụng
Vụ, 1994
- Cựu Ước-Lời Chúa cho mọi người, 2014
- Công Đồng Vatican 2 / Hiến chế Tín Lý về
Thiên Chúa mạc khải.
- Holy Bible (New American Bible, Revised
edition-St Benedict Press 2011
-
Eerdmans Dictionary of the Bible (David Noel Freedman) 2000
-
Reading The Old Testament – An Introduction. Paulist Press , N.Y 1984
-
Từ điển Công Giáo Anh Việt – Nguyễn đình Diễn, 2001