Với lòng kính mến và cậy trông vào Ðức Mẹ Ðầy Lòng Thương
Xót, ÐTC Phanxico thường đến cầu nguyện tại Ðền Ðức Mẹ Thánh Gia
Nazareth tại Loreto (nước Ý). Ðền được xây khoảng thế kỷ 14 với những
viên gạch lịch sử đã được Thánh GiuSe chọn xây cho Căn Nhà
Nazareth của Thánh Gia nơi Chúa Bé Thơ chậy nhẩy bên Mẹ và Cha
Nuôi GiuSe được chuyển từ Do Thái về. ÐTC Phanxico đã thiết lập
Ngày Lễ Mừng Ðức Mẹ Thánh Gia Nazareth Loreto là ngày 10 Th 12
mỗi năm, kính nhớ Ơn Làm Mẹ Chúa của Ðức Nữ Maria Tinh Trong qua Mầu Nhiệm Truyền Tin
và Mầu Nhiệm Chúa Nhập Thể.
Từ khi có nhà thờ này thì bắt đầu có nhiều
cuộc hành hương và có Bản Kinh Cầu Ðức Mẹ Loreto ca
tụng Ðức Mẹ với nhiều tước hiệu. Nhiều Ðức Giáo Hoàng đã thêm vào những danh hiệu mới như
:
* Mater Immaculata -Ðức Mẹ (immaculata) hồnxác hằng tinh
trong
(do ÐGH Clemente XIII thêm năm 1766; ÐGH Pio IX duyệt
lại năm 1854 sau
khi ban tín điều về việc này và cho đọc rõ hơn rằng:)
*Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông
* Mater
Ecclesiae** Đức Mẹ là Mẹ Hội Thánh
(ÐTC GioanPhaolo II thêm năm
1980; năm 2019 ÐTC Phanxico lập
ra lễ Maria Mẹ Hội Thánh và
cho mừng lễ này ngay sau lễ Hiện Xuống hàng năm 2019)
* Regina familiae, Nữ Vương gia đình chúngcon!
(ÐTC Gioan Phaolo II đã ban thêm danh hiệu này năm 1995 để xin
Ðức Mẹ và thánh cả GiuSe cùng sống với từng giađình chúng ta, cùng chia sẻ vui buồn với chúng ta
Gần đây nhất,, ngày 20 tháng 6 năm 2020, Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức
Trinh Nữ Tinh Trong Maria, ÐTC Phanxico đã xin
ta đọc thêm 3 lời ca tụng Ðức Mẹ trong Kinh Lạy Nữ Vương
vào Kinh Cầu để xin Ðức Mẹ che chở mọi người qua cơn đại dịch Corona:
* Mater
Misericordiae Đức Mẹ hằng đầy lòng thương xót
* Mater
spei Đức Mẹ là niềm cậy trông”
* Solacium
migrantium Đức Bà cứu giúp kẻ di cư.
Danh
hiệu “Đức Bà cứu giúp kẻ di cư lánh nạn” thật là một niềm an
ủi cho hàng triệu người , kể cả Việt Nam từ thời Ðức Me La
Vang, trải qua các cuộc chiến tranh phải bỏ cửa nhà trốn tránh bom
đạn, lo lắng cho cuộc sống không có tựa nương để cậy trông; cho những người
trốn tránh áp bức vì Ðức Tin hay ly do gì tại các vùng chưa được tự
do, kể cả những người tìm kiếm cuộc sống khá hơn. Thánh gia đã từng
lưu lạc lánh nạn bên Ai Cập
Mong HÐGMVN
sớm ban hành bản Kinh chính thức để thay cho bản lược dịch tạm kèm
theo. Lời kết thúc Kinh Cầu bản tiếng Việt xem ra quá nặng về việc xin Ðức
Mẹ ban ơn nên cũng ước mong HÐGMVN cho sửa đổi theo lời kết thúc
Kinh của Mẹ Giáo Hội quy về chính Thiên Chúa là Nguồn Ban Mọi Ơn qua
lời bầu cử của Ðức Mẹ