Biên dịch: Bác sĩ Nguyễn
Tiến Cảnh, MD
WWW.PHOTO.VA -
OSSERVATORE ROMANO
ĐTC Phanxico yêu cầu các
tín hữu nên tự xét mình xem:‘Niềm tin của
tôi nơi Chúa Kito như thế nào?’
Để thấu hiểu Chúa Giesu,
lòng bạn không thể khép kín mà, cần phải can đảm và biết nhìn xa về tương lai.
ĐTC Phanxico nhấn mạnh
điều này trong thánh lễ ban mai tại nhà nguyện Casa Santa Marta khi ngài yêu
cầu những người tụ họp tại đó phải tự vấn về niềm tin của mình nơi Chúa Kito,
-đài radio Vatican tường thuật.
“Niềm Tin của tôi nơi Chúa
Kito thế nào?”-ĐTC thúc dục họ phải đặt vấn đề khi ngài suy niệm về bài đọc
trong thánh lễ hôm nay.
Nhắc lại bài Tin Mừng hôm
nay theo Thánh Maco kể lại việc Chúa làm phép lạ chữa lành một người bại liệt ở
Capernaum, ĐTC nhấn mạnh là ‘không ai có thể mua được niềm tin’, vì nó là một
tặng vật có thể ‘biến đổi đời sống chúng ta.’
Phải mở rộng lòng ra
Để thực sự hiểu được Chúa
Giesu, -ĐTC nhấn mạnh- chúng ta không thể ‘đóng kín lòng chúng ta lại’, đúng ra
chúng ta cần phải có lòng tha thứ và khiêm nhường.
Để làm sáng tỏ ý nghĩa thực sự của niềm tin, ĐTC trở lại câu
chuyện những người ở Capernaum. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đến được gần
Chúa Giesu, chấp nhận bất cứ hiểm nguy nào mà họ gặp phải trên đường họ đi. Quá
tin tưởng nơi Chúa Giesu và phép lạ chữa lành của Người, họ đến đông nghẹt và
vây kín chung quanh căn nhà mà Chúa đang ở trong đó để chữa lành. Chúa cũng đã
nhắc họ là mái nhà cần phải được gỡ mở ra để cho người bại liệt có thể được thả
xuống vào trong nhà.
Cần có lòng can đảm và biết nhìn về
tương lai
“Họ đã có niềm tin.” ĐTC
kêu lên, “cùng một niềm tin như người đàn bà, cũng ở trong một đám đông, đã cố
gắng len lỏi để sờ được vào dải áo của Chúa Giesu để được khỏi bệnh, khi Người
đang trên đường đi tới nhà ông Jairo.” Chúa đã quan sát thấy niềm tin của bà này
cũng giống như sự tin tưởng của quan đội trưởng muốn Chúa chữa khỏi bệnh cho
người đầy tớ của ông.
ĐTC nói: “Niềm Tin Mạnh Mẽ,
sự Can Đảm, Tầm Nhìn xa, chính là những con tim hướng về niềm tin.”
Những Con Tim Khép Kín thì Không Tài
Nào Hiểu được Chúa Giesu
Trong câu chuyện người bị
bại liệt, ĐTC đã nói, “Chúa Giesu đã nói rộng và xa hơn” là không chỉ chữa lành mà còn tha thứ.
“Có những người có trái
tim khép kín, nhưng biết chấp nhận –đến một mức nào đó- Chúa Giesu lại chữa
lành cho họ -nhưng tha tội thì chắc chắn rồi! Người này thì ở tột đỉnh chóp bu!
Ông ta không có quyền nói như vậy, bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới tha tội được
thôi.”
Chỉ có Chúa Giesu biết
điều họ nghĩ trong lòng, ĐTC suy niệm và nói: ‘Ta là Thiên Chúa sao’? Không,
Chúa không nói điều đó (ĐTC nói) ‘Tại sao anh lại nghĩ như vậy? Bởi vì anh biết
là Con Một Thiên Chúa có quyền lực -đây là điều làm cho Người trở thành đặc
biệt (It.è il passo Avanti)- để tha
tội: ‘Hãy đứng dậy vác giường mà đi, bệnh của anh đã khỏi.’”
ĐTC quan sát thấy điều đó,
“ Chúa Giesu bắt đầu nói loại ngôn ngữ mà ở một khía cạnh nào đó có người không
hiểu, như một số môn đệ theo người lúc đó – thứ ngôn ngữ này khó hiểu khi Người
nói về ăn thịt Người là một cách được cứu rỗi.”
Tất
cả đều hồ nghi: nhưng các anh là môn đệ ở lại hay bỏ đi?
ĐTC khuyến khích mọi người
tụ họp lúc đó suy niệm xem Chúa Giesu có thực sự thay đổi cuộc sống của họ
không.
Khi Chúa Giesu chứng tỏ
quyền lực của Chúa lớn lao hơn quyền của loài người, là “Tha thứ, ban sự sống,
tái tạo loài người, thì ngay cả các môn đệ của Người cũng hồ nghi, và một số
(trong đám họ) đã bỏ đi.” Chúa Giesu lúc đó đã hỏi toán nhỏ còn lại, “Các anh
cũng muốn bỏ đi sao?”
“Niềm tin nơi Chúa Giesu
Kito: Niềm tin của tôi nơi Chúa Giesu Kito thế nào? Tôi có tin Chúa Giesu Kito
là Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa không? Và, niềm tin này có đang biến đổi đời
tôi không? Niềm tin của tôi có làm cho năm hồng ân này khởi phát trong tim tôi
không, năm của tha thứ, năm của lớn mạnh tiến sát gần Chúa?”
Chẳng
có ai xứng đáng để có niềm tin
Niềm Tin là một tặng phẩm
–ĐTC nhấn mạnh- không ai xứng đáng để có niềm tin, cũng chắng ai có thể mua
được nó. Do đó, chúng ta phải luôn luôn khiêm tốn, ăn năn thống hối và cầu
nguyện: “Lạy Chúa, xin tha thứ cho con. Chúa là Thiên Chúa. Chúa ‘có thể’ tha
thứ tội lỗi cho con.”
ĐTC cầu nguyện: “Lạy Chúa,
xin Chúa làm cho niềm tin của chúng con được lớn mạnh.”
Người ta -ĐTC ghi nhận-
tìm kiếm Chúa Giesu để có thể nghe Người, bởi vì lời Người nói ra có quyền
năng, không như những nhà kinh sư.
Cũng vậy, -ĐTC nói thêm-
người ta theo Chúa bởi vì Chúa chữa lành bệnh, làm phép lạ; nhưng cuối cùng
“những người này, sau khi thấy vậy thì ra đi, tất cả họ đều kinh ngạc và ca
tụng vinh danh Thiên Chúa.”
Ngợi
Khen
“Ngợi khen: là bằng chứng
tôi tin Chúa Giesu Kito là Thiên Chúa của đời tôi. Chúa được sai xuống với tôi
để ‘tha thứ cho tôi’. Tôi tung hô
ngợi khen. Nếu tôi có sức tung hô Thiên Chúa, hãy ngợi khen Chúa. Việc này thì
tự do -tung hô là một ân huệ / praise is gratis.”
ĐTC ghi nhận, Chúa Thánh
Linh cho chúng ta cảm nghĩ và khả năng diễn tả việc này, thúc đẩy chúng ta nói:
‘Chúa là Thiên Chúa duy nhất.’
ĐTC kết luận, cầu nguyện
xin Chúa làm cho niềm tin của chúng ta nơi Chúa Giesu Kito được lớn mạnh; Người
là Thiên Chúa, đấng tha thứ cho chúng ta, cho chúng ta năm hồng ân; và niềm tin
này thúc đẩy chúng ta ca ngợi tôn vinh Chúa.
+FRANCIS
Vatican, January 15, 2020
Biên dịch: Bác sĩ Nguyễn
Tiến Cảnh, MD
Theo Zenit, bản anh ngữ
của Deborah Castellano Lubov
https://zenit.org/articles/popes-morning-homily-you-cant-have-a-closed-heart-if-you
want to Understand Jesus