Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  GH. Đồng Trách Nhiệm
THƯ VIỆN NHƯ MỘT KHO BÁU (VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA VÀ TÂM LINH)

“KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

& GÓP Ý XÂY DỰNG THƯ VIỆN VĂN HÓA CÔNG GIÁO VIỆT NAM”

 

Đề tài: Thư viện như một kho báu (Vai trò của thư viện trong hoạt động văn hóa và tâm linh)

Aug. Vương Đình Chữ

 

Thi sĩ Cao Bá Quát (1809-1855) tuyên bố rằng “thiên hạ có 4 bồ chữ, một mình tôi giữ hết 2 bồ, anh tôi Bá Đạt và bạn tôi Nguyễn Văn Siêu giữ 1 bồ, còn 1 bồ phân phát cho thiên hạ”. Ở đây, chúng ta không bàn đến tính ngông nghênh của thi sĩ mà dân gian gọi là “Thánh Quát”[1], đòi chiếm cho riêng mình tới 50% phần chung của thiên hạ. Ở đây, chúng ta chỉ nói đến hình ảnh 4 bồ chữ mà thi sĩ họ Cao nêu.

Ai trong chúng ta cũng biết bồ là cái vây bằng cót để chứa lúa.Lúa là của cải nuôi sống thân xác nhưng xem ra thi sĩ chúng ta không thèm lúa, điều ông muốn là “bồ chữ”.

Chữ đây muốn nói chữ nghĩa thánh hiền và hiểu rộng ra là kiến thức. Bốn bồ kiến thức chắc hẳn là nhiều lắm. Cứ tưởng tượng mỗi hạt lúa tượng trưng cho một hiểu biết, cho một luận án tiến sĩ, cho một đề tài khoa học, cho một công trình khảo cứu vv …thì quả là nhiều lắm. Nhưng cái nhiều cỡ này cũng chỉ là nhiều theo thời đại Cao Bá Quát, quanh quẩn trong lũy tre làng mà thôi.

Vì ngày nay, chúng ta đều nhận thấy kiến thức của nhân loại tích lũy từ hàng ngàn, hàng vạn năm mênh mông như biển. Và khối lượng kiến thức ngày tăng lên, ngày càng nhiều vì có những kiến thức đẻ ra kiến thức mới.

Kiến thức là nhằm phục vụ con người, dành cho con người sử dụng. Kiến thức không được sử dụng là kiến thức vô ích. Nhưng muốn sử dụng, kiến thức phải nằm ở đâu đó để người ta tìm đến. Có khái niệm “kho tàng kiến thức” hay nói như Cao Bá Quát là “bồ chữ”, nghĩa là kiến thức được cất giữ và bảo quản, như kiểu tài sản được cất vào kho.

Cái kho này, chúng ta gọi là thư viện, là viện bảo tàng và ngày nay có thêm kho “không gian mạng”.

Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến thư viện là hình thức cổ điển và lâu đời nhất, cũng là mô hình chúng ta đang cùng nhau bàn tính xây dựng. Và tương ứng với 4 bồ chữ của Cao Bá Quát, cũng chỉ xin lướt qua 4 thư viện danh tiếng nhất

 

Thư viện Alexandria, Ai Cập: Thành lập năm 228 trước công nguyên, ước tính thời gian đầu có tới 400.000 tác phẩm các loại, sau tăng lên 700.000 thời các hoàng đế Roma. Tiếc rằng, thư viện này bị hoàn toàn biến mất, hoặc do chiến tranh, hoặc do hỏa hoạn hoặc bi người Hồi Giáo A Rập thiêu hủy khi họ chiếm nơi này, năm 642. Mãi tới năm 2002, Ai Cập mới xây dựng lại một thư viện mới, đặt tên là Bibliotheca Alexandrina, với lượng sách ban đầu là 500.000 cuốn, đến năm 2010, Thư viện quốc gia Pháp tặng thêm 500.000 cuốn nữa. Dĩ nhiên, danh tiếng của thư viện này không thể sánh nổi với thư viện Alexandria thời kỳ cổ đại và quy mô của nó cũng còn khiêm tốn so với các thư viện lớn khác.

                                 

Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ: Thiết lập ngày 24-4-1800 chỉ sau ngày lập quốc 24 năm (Tuyên ngôn độc lập 1776) quy mô tính vào thời điểm năm 2017:

 23.892.968     cuốn sách được phân loại

          5.711     đầu sách in trước năm 1500

 14.067.260     ấn phẩm các loại

128.810.430    tài liệu chưa phân loại

Tổng cộng      4 loại này là 160.775.468, trong 450 ngôn ngữ.

Để điều hành thư viện này, năm 2017: 3.224 nhân viên với ngân sách 598.402.000 usd

 

Thư viện quốc gia Pháp: Hình thành từ năm 1368 do sáng kiến của Vua Charles V, sau đó, người Anh mua và chuyển về Anh năm 1424, đến năm 1461, thư viện chính thức được thành lập, dưới thời vua Louis XI. Lúc đầu, thư viện chỉ phuc vụ vua chúa và giới lãnh đạo, nên được gọi là “Thư viện nhà vua”. Qua nhiều triều đại, khi đặt chỗ này, khi chuyển nơi nọ nhưng kho sách ngày càng phong phú và từ năm 1692, bắt đầu mở cho công chúng, sau Cách mạng 1789, đổi thành Thư viện quốc gia, xác định như một tài sản của nhân dân Pháp. Thư viện quốc gia Pháp hiện nay được xây mới từ năm 1988, khánh thành ngày 15-12-1996. Bốn khối nhà cao tầng, được thiết kế như hai trang sách mở ra, vừa nêu lên tính chất quy mô của nó, vừa nêu lên mục đích của thư viện là một kho tàng mời gọi mọi người đến mà hưởng dùng.

Còn quy mô của thư viện này gồm 40 triệu đơn vị (như thủ bản, bản đồ, tranh vẽ, tem…) và 14 triệu sách và ấn phẩm, tất cả được sắp xếp theo một hệ thống nâng và lựa tự động từ xa (telelift), với tổng chiều dài tới 6,6 cây số, nhờ vậy, độc giả không phải chờ đợi lâu. Với quy mô và kỹ thuật phục vụ này, thư viện quốc gia Pháp được gọi là TGB (Très Grande Bibliothèque – Thư viện rất lớn), như một niềm kiêu hãnh, bên cạnh một niềm kiêu hãnh của thành tựu công nghệ Pháp là TGV (Train à grande vitesse – Tàu lửa tốc hành).

Bên cạnh, Thư viện QG Pháp còn có thư viên kỹ thuật số (digital library), gọi là GALLICA, dành cho những người tra cứu trên mạng, thành lập năm 1997 và hiện gồm (số liệu 2012): 1.600.000 tài liệu, 320.000 cuốn sách, 36.000 bản đồ, 410.00 tranh ảnh, 830.000 số báo và tạp chí, 7000 đĩa nhạc.

Nhưng hiện đại và phục vụ có cái giá của nó: ngân sách năm 2017 là 254 triệu Euros và 2.700 nhân viên.

 

Thư viện Vatican: Trên đây là những thư viện đời, còn nhà đạo chúng ta cũng có một thư viện nổi danh không kém, đó là thư viện Vatican. Thư viện được hình thành từ năm 1450, theo sáng kiến của Đức Thánh Cha Nicolas V. Công viêc xây dựng và sưu tầm kéo dài nhiều năm, đến năm 1475, chính thức hoạt động.Thư viện không ngừng được mở rộng, cả về cơ sở lẫn nội dung. Ngày nay, thư viện Vatican có gần  1.600.000 cuốn sách, cổ xưa và đương đại, 8.300 bản in cổ (khi mới có máy in), 150.000 bản viết tay, 100.000 bức họa, 300.000 đồng tiền và mề đay các loại và nhiều vật dụng nghệ thuật. Vì sự quý hóa và độc nhất của một số tác phẩm, thư viện Vatican có riêng một tầng hầm kiên cố (một bung ke / bunker) để bảo quản và cất giữ những tác phẩm này. Do tầm mức quan trọng của thư viện này nên từ năm 1550 đến nay, người đứng đầu luôn là một hồng y (đến nay đã có 48 vị).

Trong công việc chúng ta dự đính tiến hành – thành lập một Thư viện Văn hóa Công giáo Việt Nam – chúng ta không thể không nhắc một “bồ chữ” gần gũi và thiết thân với chúng ta là Kho Lưu trữ của Hội Thừa sai Paris, cũng như thư viện các Hội Dòng từng có thừa sai hoạt động ở Việt Nam.

Giới thiệu qua các thư viện lớn trên đây để chúng ta thấy rằng từ hàng trăm, hàng ngàn năm nay, người ta quan tâm đến các kiến thức của nhân loại, sưu tầm, quy tập chúng lại để phục vụ con người.

Cha Trịnh Tín Ý muốn nêu lên vai trò của thư viện trong hoạt động văn hóa và tâm linh. Điều này thì đã quá rõ vì hầu như tất cả các quốc gia, các đại học, các tổ chức, các chủng viện và nhà dòng đều có thư viện, thậm chí nhiều cá nhân cũng có những tủ sách riêng của mình.

Nhưng ngoài chức năng phục vụ văn hóa và tâm linh, Thư viện Văn hóa Công giáo còn có những lý do khẩn thiết của nó.

1/ Thứ nhất là nhu cầu sưu tầm và bảo tồn di sản tiền nhân: Sau hơn 400 năm truyền bá, đón nhận và sống đức tin, các thừa sai và cha ông chúng ta đã để lại một di sản to lớn, góp phần xứng đáng vào nên văn hóa chung của nước nhà, trong đó, tiêu biểu nhất là phương diện ngôn ngữ (chữ quốc ngữ) và kho tàng đạo đức, nhân bản; còn riêng với tín hữu chúng ta là những trải nghiệm về cảm nhận, biểu đạt, làm chứng và truyền bá đức tin, qua rất nhiều hình thức, như thi ca, tiểu thuyết, báo chí, kinh kệ, kiến trúc, mỹ thuật…vv và cao nhất là các chứng từ bằng máu tử đạo. Các di sản này đang nằm rải rác nhiều nơi, có những thứ đã mai một và nếu chúng ta không sưu tầm và bảo tồn thì quả là một thiếu sót, một xúc phạm đến tiền nhân.

2/ Thứ hai là một thúc bách của đạo lý. Đạo lý ở đây là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  vì những gì chúng ta có hôm nay là do tiền nhân gầy dựng và lưu truyền qua các thế hệ. Và việc thành lập một Thư viện văn hóa Công giáo là một hành động cụ thể bày tỏ lòng tôn kính và tri ân tổ tiên trong đức tin. 

3/ Thứ ba là phục vụ công cuộc truyền giáo. Trước hết cho nội bộ bằng cách kín múc lại các gương sáng đức tin và kinh nghiệm sống đạo và truyền đạo của tổ tiên. Thứ đến là truyền giáo cho lương dân vì trong xã hội ngày nay, truyền giáo bằng văn hóa vẫn là một trong các phương cách hữu hiệu.

Có thể nói rằng chúng ta mặc nhiên đồng thuận về vai trò, mục đích, ý nghĩa của Thư viện văn hóa Công giáo. Vấn đề là chúng ta thực hiện như thế nào. Và đây chính là chủ đề của hội thảo.

Riêng tôi, tôi chỉ xin nêu một ý nguyện nhỏ: ước mong thư viện này dành một chỗ tương xứng cho mảng lịch sử Giáo hội, cách riêng lịch sử Giáo hội Việt Nam. Sở dĩ tôi nhấn mảng này vì “lịch sử là thầy cuộc sống”; vì tất cả những gì chúng ta có được hôm nay là công lao của tổ tiên, xây dựng hằng trăm năm, trong gian lao và có khi bằng máu, đó là những di sản mà chúng ta phải trân trọng và phát huy; vì nhu cầu và trách nhiệm, nói như một lời kêu gọi gần đây là “dân ta phải biết sử ta”, người tín hữu Việt phải biết lịch sử Hội Thánh Việt, để yêu mến và vững tin.

Có một điều chưa được bình thường là từ trước tới nay, muốn tìm hiểu lịch Giáo hội Việt Nam nói chung hay lịch sử từng giáo phận nói riêng, chúng ta phải tìm đến các thư viện nước ngoài. Chúng ta hiểu được các nguyên nhân khách quan của tình trạng này nhưng nay là lúc cần điều chỉnh lại. Và đây là thời cơ thuận lợi, ít ra là theo kinh nghiệm cá nhân:

Năm 1999, tôi được tháp tùng Cha Trương Bá Cần sang Roma để sưu tầm tư liệu cho bộ “Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam” do Cha chủ biên. Các nơi chúng tôi đến là Thư viện Bộ Truyền giáo, Kho lưu trữ sử liệu (Archivio Storico), Thư viện Vatican và Kho Lữu trữ Dòng Tên. Thời gian chỉ hai tuần thì đã mất 4 ngày nghỉ cuối tuần, lại mất thêm mấy ngày do trục trặc kỹ thuật: có thể vì yếu tố lý lịch của Cha Cần (do ai báo cáo sao đó), Bộ Truyền giáo và Dòng Tên xem chúng tôi là những độc giả bị hạn chế. Phải  nhờ sự can thiệp của Bề trên Tổng quyền Dòng Xuân Bích mà Cha Cần quen biết, Cha mới được đi gặp Đức Cha Tổng Thư ký Bộ Truyền giáo, sau đó, chúng tôi được tiếp đón bình thường. Điều tôi muốn nói ở đây là vào thời điểm đó, Kho Lữu trữ Dòng Tên đã số hóa các tư liệu. Phần liên quan đến Công giáo Việt Nam được chứa trong hai đĩa CD, chúng tôi xin mua nhưng họ chỉ bán cho một. Đó là đối với Cha Cần, cách đây 18 năm. Còn ngày nay, với HĐGM Việt Nam, tôi tin rằng Dòng Tên sẽ biếu không! và Cha Tổng quyền Dòng Tên

Kinh nghiệm thứ hai là vào năm 2014, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp gửi tôi qua lại Paris (đây là lần thứ 5 tôi tới đây), để tìm thêm tư liệu của Giáo phân Vinh ở Hội Thừa sai Paris. Thời điểm đó, Kho Lưu trữ MEP đã số hóa khá nhiều tài liệu và họ chép lại cho tôi toàn bộ các tài liệu của Vinh, phí bình thường là 3-4 Euro một trang, nhưng Cha Bề trên Tổng quyền (nay là Giám mục)  Colomb cho miễn phí. Đó là đối với GP Vinh, ngày nay, nếu HĐGM Việt Nam yêu cầu thì tôi tin chắc, MEP sẽ biếu không toàn bộ tài liệu liên quan đến CG VN.

Và các Hội Dòng từng cử người sang truyền giáo ở Việt Nam như Đa Minh, Phanxico chắc cũng sẵn sàng hỗ trợ nếu HĐGM Việt Nam yêu cầu.

Tín hữu Việt Nam vốn được tiếng là hăng hái và rộng rãi trong việc xây dựng nhà thờ và những năm gần đây, đã có những nhà thờ hoành tráng. Nhưng xem ra, họ chưa quan tâm đến mảng di sản văn hóa, tinh thần của Tổ tiên trong đức tin. Lý do có thể là vì họ chưa được gây ý thức về lãnh vực này.

Dẫu sao, đây cũng là một tin vui khi HĐGM Việt Nam tính đến việc thành lập một Thư viện Văn hóa Công giáo Việt Nam. Ước mong rằng người khởi xướng có tầm nhìn và quyết tâm giống như Ptolémée Soter khi thành lập TV Alexandria, như Tổng thống John Adams và Thomas Jefferson với Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, như vua Louis XI với Thư viện QG Pháp và như ĐTC Nicolas V với Thư viện Vatican.

Quyết tâm thôi chưa đủ vì còn cần tài chính khá dồi dào và nhân sự chuyên môn đầy đủ. Không dám so với Thư viện QH Hoa Kỳ: 600 triệu usd và hơn 3.000 người hay Thư viện QG Pháp: 254 triệu Euros và 2.700 nhân viên, nhưng rõ ràng cần nguồn tài chính và nhân sự thích hợp.

Ngoài ra, cũng cần các yếu tố chuyên môn như hệ thống phân loại, hệ thống đề mục và các phương tiện chuyên dùng để dần đi đến số hóa...

Xem ra, thực tế cũng lắm vấn đề. Nhưng kho tàng của Giáo hội, di sản tinh thần và văn hóa của tổ tiên xứng đáng cho chúng ta bắt tay vào công trình Thư viện Văn hóa Công giáo Việt Nam ước mong nó sẽ đạt quy mô của một vương cung thánh đường văn hóa và tâm linh và như thế, nó sẽ là kho báu dành cho các thế hệ mai sau.


 

[1] Tự Đức cho rằng: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán” (văn như văn của ông Siêu, ông Quát thì đời Tiền Hán cũng không có.

Tác giả:  Aug. Vương Đình Chữ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!