Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến Hùng
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Mục Vụ Gia Đình
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (GIỚI TRẺ THANH ĐỨC 20/9/2017)

 

 

Các bạn trẻ Thanh Đức thân mến,

Theo sự sắp xếp của Cha Quản Xứ Giuse, đáng lẽ cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến sẽ nói chuyện với các bạn, nhưng ngài bận Hội Nghị Mục Vụ Gia đình tại Saigon nên nhờ tôi, và hôm nay chúng ta lại gặp nhau. Cảm tạ Chúa đã an bài. Lần này chúng ta sẽ trao đổi về đề tài mà Cha Quản xứ Giuse đã ra là HÔN NHÂN và SỰ SỐNG, trong bối cảnh Chuẩn bị cho Người Trẻ bước vào Đời Sống Hôn Nhân theo chương trình mục vụ gia đình trong ba năm 2016-2019 của HĐGMVN: 2016-2017 Chuẩn bị cho Người Trẻ bước vào Đời Sống Hôn Nhân; 2017-2018 Đồng Hành với các Gia đình Trẻ; 2018-2019 Đồng Hành với những Gia Đình Gặp Khó Khăn. Cũng như lần trước, tôi sẽ lướt qua tài liệu đã gửi đến các bạn, rồi các bạn vui lòng mạnh dạn viết lên giấy câu hỏi, nhất là những câu hỏi tế nhị, không đề tên, để không ai biết ai hỏi, hầu mọi người được tự nhiên thoải mái và hữu ích hơn.

 

I.     VỀ ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

1. Định Chế Nền Tảng của Hôn Nhân

Lời Chúa cho chúng ta thấy rõ Mục đích Nền Tảng của Hôn Nhân gồm 2 yếu tố:

a.Yêu thương giúp đỡ, bổ túc cho nhau: Khi dựng nên con người, Thiên Chúa cho con người đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và dã thú, nhưngcon người không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng[1], nên Ngài phán:“Con người ở một mình không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó[2]. Như vậy, mục đích căn bản đầu tiên của đời sống hôn nhân là yêu thương giúp đỡ, tương trợ và bổ túc cho nhau.

 

b. Sinh thành và Dưỡng dục con cái: Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, có nam có nữ, ban phúc lành cho họ, và phán với họ: Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất[3]. Như vậy mục đích căn bản thứ hai của đời sống hôn nhân là sinh thành và dưỡng dục con cái, cộng tác với Thiên Chúa trong việc tiếp tục sáng tạo nhân loại.

 

Chúng ta phải nắm giữ hai mục đích căn bản và bao gồm này của Bí tích hôn phối: yêu nhau và giúp đỡ lẫn nhau khi mạnh khỏe cũng như khi đau ốm, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi hạnh phúc cũng như khi thử thách đau khổ, trong ưu điểm cũng như khuyết điểm, khi hài lòng cũng như khi trái ý, nghĩa là yêu nhau với tất cả những gì là của nhau, luôn cùng nhau chung sống để sinh hạ, nuôi dưỡng và giáo dục con cái nên người và nên con Chúa. Như vậy dù Chúa định liệu thế nào (có con hay không con) thì vợ chồng vẫn luôn chung thủy bền vững với nhau cho đến trọn đời: Sự gì Thiên Chúa liên kết thì loài người không được phân ly. Như thế, định chế nền tảng của Hôn Nhân Kitô giáo là một nam một nữ và bất khả phân ly.

 

2. Hôn Nhân Tự Nhiên và Hôn Nhân Bí Tích

Theo sách Sáng Thế[4] và quan niệm Á Đông về Âm-Dương, người nam và người nữ hấp dẫn nhau, gắn bó với nhau, cần nhau và bổ túc cho nhau đến độ không thể thiếu nhau. Nhờ đó mà đi đến đời sống hôn nhân và hôn nhân này là hôn nhân tự nhiên do Thiên Chúa thiết lập ngay từ khi tạo dựng. Chúa Giêsu công nhận hôn nhân tự nhiên này khi nhận lời mời đi dự tiệc cưới tại Cana. Và khi làm phép lạ hóa nước thành rượu ngon để gìn giữ niềm vui cho đôi tân hôn, Chúa Giêsu đã nâng hôn nhân tự nhiên này lên hàng Hôn Nhân Bí Tích.

 

 

 

3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÔN NHÂN

1)  Hôn Nhân Khác Đạo

Do hoàn cảnh cuộc sống, học hành cũng như trong các sinh hoạt xã hội và ngành nghề, các bạn trẻ có nhiều quan hệ bạn bè với người khác phái không công giáo và có thể dẫn đến tình yêu hôn nhân. Đời sống hôn nhân gia đình đòi hỏi một tình yêu bền vững, hạnh phúc và chung thủy đặt căn bản trên tình yêu của Thiên Chúa và luật lệ của Hội Thánh.

 

Cuộc sống không luôn luôn là màu hồng. Nhưng khi gặp vấn đề gì trong cuộc sống, nếu hai bên đều là người Công giáo thì dù gì cũng có mẫu số chung là đức tin vào Thiên Chúa, luân lý và giáo lý công giáo để giải quyết. Trái lại, nếu không cùng tôn giáo thì việc không có được mẫu số chung về đức tin và luân lý, về nhân đức và tội lỗi, về các qui tắc của Giáo Hội sẽ làm cho các mối tương quan trở nên phức tạp vì sự khác biệt căn bản về Đạo. Do đó, để bảo đảm hạnh phúc và quyền lợi của con cái sau này, các bạn trẻ cần ưu tiên nghĩ đến việc kết hôn với người cùng tôn giáo, hoặc nỗ lực đưa người bạn đời tương lai không công giáo trở về với Chúa, khi không thể được mới nghĩ tới việc xin chuẩn hôn nhân khác Đạo, với quyết tâm sống đạo tốt để dần dần thuyết phục người bạn đời không công giáo của mình trở lại với Chúa. Lớp Giáo Lý Chuẩn Bị Hôn Nhân sẽ đi sâu hơn trong lãnh vực này.

 

Trong thời gian làm quen và hẹn hò, các bạn trẻ cần lưu ý tìm hiểu xem trong thánh ý và chương trình của Chúa ai đúng là người bạn đời tương lai của mình, hầu xây dựng một tình yêu keo sơn bền vững trên con đường đi tới hôn nhân. Các bạn trẻ không chỉ dừng lại ở những hấp dẫn quyến rũ tình cảm và tính dục tự nhiên của bản năng con người, mà phải hướng tới lý tưởng xây dựng gia đình tương lai hạnh phúc bền chặt sau này. Những gì hai anh chị cần trao đổi với nhau trong thời gian hẹn hò này là cần thiết hướng về tương lai, và cũng như trắc nghiệm để biết lòng nhau, kẻo tri nhơn tri diện mà bất tri tâm (biết người biết mặt mà không biết lòng), chẳng hạn như chỗ đứng của đức tin tôn giáo trong đời sống hôn nhân gia đình của mình, tình yêu vợ chồng và việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, việc nhận con nuôi nếu trường hợp Chúa không cho sinh con, công ăn việc làm, xây dựng nhà cửa đất đai, xe cộ, việc phụng dưỡng cha mẹ đôi bên, về tuổi già, tài sản, tiền bạc, nghỉ ngơi, du lịch v.v…

 

Những trao đổi đó vén mở cho nhau biết suy nghĩ, quan điểm của nhau để đi tìm mẫu số chung, biến đổi và dung hòa các khác biệt, biết từ bỏ cái chủ quan sai lầm của mình mà chấp nhận cái khách quan đúng của người kia, cũng như biết cách thuyết phục người kia chấp nhận cái chủ quan đúng của mình, v.v… Những điều này cũng là để trắc nghiệm xem hai người có thể thích hợp với nhau không để dấn thân đi tiếp hay dừng lại và chia tay.

 

2) Những Thoái Hóa và Khập Khiễng Về Hôn Nhân

a. Việc ly dị: Vì ước muốn được hạnh phúc sinh con, nhất là sinh con nối dòng, một nguy cơ trong thời đại chúng ta là nạn vô sinh nên có những đôi vợ chồng khi không sinh con được thì ly dị bỏ nhau, khiến có những người trước khi chính thức kết hôn thì tìm quan hệ thân xác, hễ có con thì mới lấy nhau, còn không thì đường ai nấy đi. Đó là quan niệm thoái hóa luân lý rất đáng tiếc, què cụt và khập khiễng trong ý nghĩa và mục đích kép của quan hệ nam nữ và hôn nhân, không tôn trọng giá trị và nhân phẩm của nhau, quên đi giá trị của tình yêu đôi lứa, đồng thời là tội lỗi xúc phạm đến con người và Thiên Chúa.

 

Thật đáng tiếc!Và ngoài ra, vì một số lý do nào đó khiến hoặc chính đôi vợ chồng hoặc cha mẹ bà con can thiệp vào bắt phải ly dị, đổ vỡ tình duyên. Đó là một hành xử trái phép Đạo, què cụt và khập khiễng trong ý nghĩa và mục đích kép của Bí tích hôn phối, làm tổn thương tình yêu đôi lứa, lỗi phạm Luật Chúa và Luật Giáo hội. Chúng ta sẽ xem rõ việc ly dị tái hôn trong Amorris Laetitia của ĐTC Phanxicô.

 

b. Sự quyến rũ và tình yêu: Bất cứ người nam nào cũng khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc vợ đẹp con ngoan, những sự dịu dàng âu yếm nữ tính của nửa kia của mình, hay bất cứ người nữ nào cũng khao khát một bờ vai ấm áp vững chắc để nương tựa, một vòng tay mạnh mẽ để được ôm ấp che chở, một trái tim nồng nàn tình yêu, cộng thêm lối ăn mặc khiêu dâm kích dục, người ta dễ bị chinh phục bởi một sự quyến rũ. Sự quyến rũ này thuộc về sự lôi cuốn hấp dẫn của thể xác, chứ không phải là tình yêu, nhưng sự say đắm này có thể chiếm mất chỗ của tình yêu đích thực, cho đến khi nào sự quyến rũ say đắm đó không còn nữa thì người ta mới tỉnh ngộ quay trở về, song cũng có khi đã quá muộn để không còn có thể quay trở về được nữa.

 

c. Dữ kiện tâm sinh lý hấp dẫn tính dục là sức lôi cuốn mãnh liệt có tính cách tính dục đối với một người cá biệt nào đó, chứ không có tính cách phổ quát. Có sức hấp dẫn tính dục như Giuse Ai cập với vợ ông quan hay bị hấp dẫn tính dục như Đavít với vợ của Uria, hay ngược lại, vợ ông quan bị hấp dẫn tính dục còn vợ của Uria có sức hấp dẫn tính dục. Có sức hấp dẫn tính dục hay bị hấp dẫn tính dục đều là nguy hiểm đối với một con người, dù là người đời thường hay người tu hành, nam cũng như nữ, có gia đình hay còn độc thân, coi chừng kẻo bị tấn công hoặc tấn công mà vấp ngã.

 

d. Ngoại Tình:Nếu vướng với một người có gia đình thì sẽ hết sức phức tạp: không những lỗi giới răn thứ sáu và thứ chín, ngoại tình, không chung thủy, mà còn có nguy cơ làm cho gia đình mình hoặc gia đình người ta tan vỡ kèm theo án lệ dân sự và hình sự nữa.

 

e. Hôn Nhân Đồng Tính: Xã hội loài người ngày nay loại trừ Thiên Chúa nên đi đến những lệch lạc tai hại về hôn nhân: hôn nhân giữa những người đồng tính (đồng tính nam và đồng tính nữ). Từ đó nảy sinh nhiều thách đố như chuyển đổi giới tính, thụ tinh nhân tạo, mang thai hộ, ngừa thai, phá thai… Trong cuốn sách nhỏ về cuộc trưng cầu ý dân của Thủ tướng Úc, Hội Đồng Giám Mục Úc viết rằng: “Hãy bỏ phiếu KHÔNG với hôn nhân đồng tính, để duy trì hôn nhân như liên hệ độc đáo giữa một người đàn bà và một người đàn ông”.

 

f. Hôn Nhân Chuyển Giới: Bên cạnh đó, chúng ta còn có vấn đề những người chuyển đổi giới tính: một người nam chuyển đổi giới tính luôn cho rằng mình là một người nữ “bị sinh nhầm” vào cơ thể một người nam, và ngược lại, một người nữ chuyển đổi giới tính lại cho rằng mình là một người nam sinh nhầm vào cơ thể của một người nữ. Do đó, chúng ta phải kể đến các cặp đôi chuyển đổi giới tính trong vấn đề tình dục và khả năng sinh sản. Tình dục do nội tiết tố sinh dục đóng vai trò quyết định. Khi giải phẩu chuyển đổi giới tính cắt bỏ buồng trứng hoặc hai tinh hoàn, người chuyển giới sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế kéo dài, chứ không phải nội tiết tố nội sinh. Họ vẫn có thể quan hệ tình dục, nhưng khả năng tình dục của người chuyển đổi giới tính ngày càng kém và không như bình thường.

 

Người chuyển đổi giới tính muốn có con thì phải có trước khi làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính, vì sau khi đã phẫu thuật tái tạo cơ quan sinh dục mới thì việc mang thai và sinh con là điều không thể: Khi phẫu thuật chuyển đổi, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh dục cũ và tạo thêm cơ quan sinh dục mới. Bộ phận sinh dục mới chỉ có chức năng tiểu tiện và quan hệ tình dục, còn chức năng sinh con và mang thai thì không thể vì không có tinh hoàn hay buồng trứng. Vì thế, hôn nhân của người chuyển giới tính cũng là một vấn đề:một người chuyển đổi giới tính sẽ không thể kết hôn thành sự được vì một người nam chuyển đổi giới tính không bao giờ thành một người nữ thật sự và ngược lại một người nữ chuyển đổi giới tính sẽ không bao giờ thành một người nam thực sự. Họ không thể là người chồng hay người vợ thật sự được và không bao giờ có thể mở ra cho sự sinh sản con cái.

 

Theo Giáo Luật, một người chuyển đổi giới tính sẽ không được sửa lại giới tính gốc đã ghi trong sổ rửa tội. Thậm chí những ai đã chuyển đổi giới tính cũng không thể tiến tới chức thánh, không thể vào dòng tu, và ai đã khấn dòng thì bề trên phải trục xuất họ[5].

 

Hơn nữa, người chuyển đổi giới tính phải sử dụng thuốc nội tiết hầu như suốt đời, nên ắt hẳn ảnh hưởng đến sức khỏe như sốc thuốc, tai biến nghẽn mạch, giảm tuổi thọ...

 

Tông Huấn Amoris Laetitia của ĐTC Phanxicô các số 285-286 đã nhấn mạnh việc giáo dục phái tính cho các bạn trẻ để giúp họ hiểu được giá trị cao quí của thân xác con người, đảm nhận thân thể của mình như nó được tạo nên, đồng thời từ bỏ việc mải mê tìm kiếm chính mình và hướng đến tha nhân nhiều hơn: “Quả thực là chúng ta không thể tách rời nam tính và nữ tính khỏi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, điều vốn đi trước mọi quyết định và kinh nghiệm của chúng ta, và trong đó có tồn tại rõ ràng các yếu tố sinh học không thể bị bỏ qua”.

 

II. QUAN ĐIỂM TÔN TRỌNG SỰ SỐNG

1. Nền tảng Thánh Kinh

a. Sự sống là quà tặng của Thiên Chúa

Trong Thánh Kinh, sự sống con người xuất hiện như chóp đỉnh của công trình tạo dựng (x. St 1,26). Nó nhận được sự chúc lành của Thiên Chúa và trổi vượt trên mọi hình thức khác của sự sống (x. St 1,28). Sự sống này không chỉ giới hạn nơi sự tồn tại thể lý, nhưng còn trải rộng đến mọi chiều kích của cuộc sống. Tuy nhiên, ta phải đặt sự sống trong sự phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Sự sống trần gian chỉ là một hình bóng, một sự chuẩn bị cho sự sống đích thực và dồi dào mà Đức Kitô mang lại cho con người. Nếu sự sống tự nhiên là một quà tặng cao quý Chúa ban cho con người thì sự sống vĩnh cửu còn cao quý hơn nữa (x. Rm 6,11; C1 3,3). Thái độ của con người trước hồng ân này là đón nhận với lòng biết ơn, trân trọng và bảo vệ; đồng thời khám phá và tìm cách thực hiện chương trình Thiên Chúa muốn cho mỗi người (x. Ga 3,16).

 

b. Sự sống là một điều thánh thiêng

Sự sống là một điều thánh thiêng bởi vì nó phát xuất từ Thiên Chúa, và là chính Thiên Chúa, vì Người là Thiên Chúa hằng sống[6].Hơn nữa, sự sống con người do Thiên Chúa ban tặng, cần phải được nuôi dưỡng và bảo vệ. Định đoạt về mạng sống không phải là quyền của con người nhưng là quyền của Thiên Chúa. Con người chỉ quản lý công trình sáng tạo. Sự sống con người là một tài sản tín thác chứ không phải là tài sản sở hữu để ta có quền định đoạt hoàn toàn. Những nguyên tắc này hình thành nên một luận cứ chống lại sự biện minh cho việc có quyền bỏ thai nhi khi phát hiện nó bị dị tật hay quyền tự cho mình hành xử theo cách nghĩ của mình trong việc phái thai. Bởi lẽ, duy chỉ Thiên Chúa là chủ tể sự sống từ khi nó bắt đầu cho đến lúc nó kết thúc tự nhiên, nên không ai trong bất cứ trường hợp nào, có thể đòi cho mình quyền trực tiếp hủy diệt một con người vô tội[7].

 

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống, được tạo dựng để trở nên giống Đấng Tạo Hóa. Vì thế, sự sống mà họ mang trong mình là một thực tại thánh thiêng và bất khả xâm phạm. Làm tổn hại sự sống con người là xúc phạm đến chính Thiên Chúa; và ngược lại, bảo vệ và thăng tiến sự sống là tôn vinh Thiên Chúa[8]. Thánh giáo phụ Iréné xác quyết: Vita homini, Gloria Dei (con người sống là vinh quang Thiên Chúa).

 

c. Sự sống con người phải được tôn trọng

Ngay từ giây phút bắt đầu hiện hữu, sự sống phải được đối xử như một con người và được kẻ khác nhìn nhận các quyền làm người cho dù mang trong mình những dị tật, những thiếu hụt không lành lặn nhưng họ vẫn là con người, mà đã là con người thì có quyền được sống, quyền được tôn trọng, quyền bất khả xâm phạm của người vô tội[9].

 

Sự sống con người từ khởi đầu cho đến khi kết thúc tự nhiên có thể nói là điều thiện hảo lớn nhất trên trần gian. Đón nhận, bảo vệ, chăm sóc và chữa trị sự sống con người là sứ mạng cao quý, là mục tiêu tối hậu của nghành y nói riêng, cũng như của tất cả mọi người nói chung.

 

2. Quan điểm của Giáo Hội

Các nghị phụ Công đồng Vaticanô II đã mạnh mẽ nói lên quan điểm: “Thiên Chúa là sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người. Do đó, sự sống này từ lúc thụ thai đã phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và sát nhi là một tội ác ghê tởm”[10]. Không chỉ những người thực hiện phá thai mà ngay cả những ai cộng tác vào việc này cũng bị mang trọng tội. Chiếu theo Giáo luật sẽ bị vạ tuyệt thông: “Người nào thi hành việc phá thai, và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết”[11].

 

Quyền được sống và được toàn vẹn thân thể mà mỗi thụ tạo nhân linh được hưởng từ lúc thụ thai đến khi chết là quyền bất khả nhượng phải được xã hội dân sự công nhận và tôn trọng, vì nó không tùy thuộc vào cá nhân, gia đình hay xã hội, nhưng gắn liền với bản tính và nguồn gốc con người[12]. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo đã nói: “Vì phải được đối xử như một nhân vị từ lúc tượng thai, nên phôi thai phải được bảo vệ, chăm sóc và chữa trị trong sự toàn vẹn của nó”[13]. Ý hướng này chúng ta cũng gặp thấy nơi Huấn thị Dignitas Personae: “Thực tại con người, trong suốt cuộc sống của nó, cả trước và sau khi sinh, không cho phép ta khẳng định một sự thay đổi bản tính, cũng không cho phép khẳng định một sự biến thiên dần về giá trị luân lý, vì nó có một phẩm chất nhân học và luân lý đầy đủ. Bởi thế, phôi thai người có một phẩm giá riêng của nhân vị”[14].

 

Trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, ĐGH Phanxicô đã xác định lại lập trường của Giáo hội:“Trong số những người yếu đuối mà Hội thánh muốn yêu thương chăm sóc có những thai nhi… Người ta thường chế diễu những nỗ lực của Hội Thánh nhằm bảo vệ mạng sống các thai nhi… nhưng việc bảo vệ sự sống chưa được sinh ra này gắn liền với việc bảo vệ tất cả các quyền của con người… Chính vì đây là một nhất quán nội tại của sứ điệp của chúng ta về giá trị của nhân vị, đừng mong Hội thánh thay đổi lập trường của mình về vấn đề này”[15].

 

Đức Giáo Hoàng còn nhấn mạnh điều này trong buổi nói chuyện với các nhà phụ khoa công giáo ngày 20/9/2013: “Một đứa trẻ không được sinh ra, nhưng bị kết án phá thai một cách bất công, đều mang khuôn mặt của Chúa, là Đấng đã cảm nghiệm bị thế gian từ khước ngay cả trước khi sinh ra cũng như khi mới sinh ra”.

 

Tóm lại, qua những gì trình bày trên đây, chúng ta muốn nói lên một điều: phá bỏ những thai nhi, kể cả những thai nhi dị tật là một vi phạm luân lý. Giáo hội không cố ý đặt giới hạn cho lòng thương xót, nhưng muốn nói rõ tính nghiêm trọng của tội ác đã phạm và sự thiệt hại không thể sửa chữa được do hành vi phá thai của cha mẹ và xã hội đã gây ra cho những người vô tội bị giết chết. Chúng ta là những người quản lý, chứ không phải cầm quyền sinh tử trên người khác. Đi quá giới hạn này, chúng ta cả dám là những người thay thế Chúa. Đây là một hệ luận tai hại mà con người thời nay đã gây ra cho chính mình. Họ luôn viện dẫn lý do ưu sinh và lòng thương người để giết người vô tội, nhằm đoạt cho được những gì mình muốn và có lợi cho mình. Họ quan niệm phá bỏ thai nhi dị tật là một lối thoát cho em bé, cho cha mẹ và xã hội, song trong thực tế nó là vòng kẽm gai vây hãm và làm nhói đau tâm hồn, lũng đoạn tính luân lý và lương tâm con người.

 

Giáo hội không đặt quyền sống con người dưới cái nhìn lợi tức kinh tế, nhưng nhìn trong chính bản tính của con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Những quy luật có vẽ khắt khe và khô cứng của Giáo hội về phá thai dị tật là những bậc thang giá tri để xây dựng cuộc sống vững bền và ý nghĩa. Nó có khả năng giải gỡ con người khỏi nỗi bất an, mặc cảm tội lỗi hầu mang lại nét tươi vui và an hòa trong cuộc sống. Như vậy, hãy cố gắng làm cho các bậc cha mẹ khi gặp phải những hoàn cảnh thai nhi dị tật cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa luôn đứng về phía họ, Giáo Hội luôn đồng hành với họ, đồng cảm với hoàn cảnh của họ?

 

III. SỰ SỐNG ĐƯỢC TRAO BAN

1. Tiến Trình Thụ Thai

Trước hết phải hiểu sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam duy nhất (tinh trùng) kết hợp với một tế bào giới tính nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (một hợp tử). Tiến trình thụ thai là việc tinh trùng kết hợp với trứng (noãn sào) tại điểm gặp gỡ ở 1/3 vòi dẫn trứng tạo nên tế bào duy nhất, gọi là hợp tử, tế bào này có khả năng tự tại phát triển thành một cơ thể. Thụ tinh xong, hợp tử này đi xuống trong tử cung và được niêm mạc tử cung đón nhận, bảo vệ và phát triển cho đến khi sinh ra. Vì vậy đặt vòng xoắn là phá thai thực sự, chứ không phải là ngừa thai như người ta nói dối, cũng như hút điều hòa kinh nguyệt là hút thai cực non đi, vì khi có thai thì ngưng có kinh. Trứng thụ tinh (hợp tử) được gọi là tế bào gốc toàn năng hiện diện ở dạng phôi bào và sẽ phát triển thành một thai nhi. Chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu về Tế Bào Gốc sau.

 

2. Chẩn Đoán Tiền Sản

Qua kinh nghiệm thực tiển nhiều đời truyền lại, người ta có thể đoán biết được bào thai trong bụng mẹ sẽ sinh ra là con trai hay con gái. Ngày nay nhờ những thành tựu của khoa học, người ta có thể chẩn đoán tiền sản với độ chính xác đáng nể về thai nhi, nhưng không phải là tuyệt đối vì còn có thể thay đổi đang khi phát triển. Nếu có một yếu tố nào làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển này, đặc biệt thuốc uống hay bức xạ, thì sự tổn thương sẽ xảy ra (vd. quái thai, dị tật). Ngoài ra còn có sự can thiệp của quyền năng ân sủng thần thiêng của Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ và các thánh.

 

a. Con Trai hay Con Gái

Thai nhi được hình thành với giới tính ra sao phụ thuộc vào cặp nhiễm sắc thể giới tính bé mang. Nữ giới có cặp nhiễm sắc thể là XX và nam giới có cặp nhiễm sắc thể là XY. Cặp nhiễm sắc thể này sẽ bao gồm 2 nhiễm sắc thể: một của mẹ và một của bố. Trong quá trình thụ tinh, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X của bố kết hợp với noãn mang nhiễm sắc thể X của mẹ thì bé được sinh ra là bé gái. Ngược lại, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y của bố kết hợp với noãn mang nhiễm sắc thể X của mẹ thì bé được sinh ra sẽ là một bé trai. Siêu âm cũng nhận ra được bé trai hay bé gái.

 

b. Thai Nhi Lành Lặn hay Dị Tật

Thai nhi có thể được phát triển lành lặn bình thường hoặc có thể được phát triển không bình thường thành dị tật. Dị tật bẩm sinh là những tật về mặt hình thái phát sinh trong quá trình phát triển ở trong bụng mẹ: phát triển quá mức hoặc không phát triển, kém phát triển hoặc ngừng phát triển của một hoặc nhiều mô, cơ quan, bộ phận, trong khi các mô, cơ quan bộ phận khác phát triển bình thường. Thuật ngữ “tật bẩm sinh” hay “dị tật bẩm sinh” chỉ những rối loạn phát triển hoặc thiếu hoặc thừa các cơ quan bộ phận. Các dị tật bẩm sinh thường gặp[16] nhưHội chứng Down, Hội chứng bàn chân vẹo, Tật sứt môi và hở hàm ếch, Bệnh tim bẩm sinh (chứng thông liên thất), Dị tật nứt đốt sống (dị tật ống thần kinh), Dị tật hậu môn không lỗ, Hội chứng tetra-amelia thiếu tứ chi…

 

Những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển bất thường của cá thể bao gồm những nguyên nhân di truyền và môi trường, phụ thuộc vào thời gian trong đó các mầm mô của cơ quan phôi và thai dễ nhạy cảm với tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài: 80 % các trường hợp là do tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường (thuốc, hóa chất độc – tai họa Forrmosa sẽ ảnh hưởng lâu dài); chỉ 10% mắc dị tật bẩm sinh do yếu tố di truyền.

 

3. Tính luân lý của chẩn đoán sàng lọc tiền sản

Khoa học phát triển giúp việc chẩn đoán tiền sản để theo dõi sự tiến triển cũng như những bất thường của thai nhi trong bụng mẹ để kịp thời chữa trị và chuẩn bị tâm lý cho bố mẹ khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên sự phát triển này cũng đưa tới những hệ luận và đôi khi đã trở thành công cụ tiếp tay cho việc phá thai giết người.

 

Nếu xem con người là một huyền nhiệm, người ta sẽ nhìn nhận, kính yêu, tôn trọng phẩm giá của họ ngay cả khi họ không được may mắn (dị tật),con người là hình ảnh của Thiên Chúa, là công trình tạo dựng của Người, được thông dự vào sự sống huyền nhiệm của Người. Tuy nhiên ngày nay sựsống huyền nhiệm đó đang bị xâm phạm nghiêm trọng ngay khi họ mới là bào thai trong bụng mẹ.Cụ thể, với sự can thiệp của Y học hiện đại, người ta dễ dàng loại bỏ những thai nhi không “lành lặn” đem đến “gánh nặng” cho gia đình và xã hội.Bằng phương pháp sàng lọc trước khi sinh, các sản phụ có thể “biết”tình trạng bào thai trong bụng. Nhiều bàmẹ đã lập tức quyết định bỏ thai dù chỉ phát hiện bất thường rất nhỏ. Họ hy vọng lần sau có thể sinh ra đứa con bình thường khỏe mạnh, lành lặn.Vấn đề đặt ra ở đây là cha mẹ có “quyền” tự ý bỏ thai nhi không? Vì trên thực tế, có những thai nhi chỉ bị dị tật nhẹ và hoàn toàn có thể điều trị hết sau khi sinh, nhưng thai phụ vẫn quyết định chấm dứt thai kỳ? Đâu là nguyên nhân dẫn đến những quyết định như thế? Các bậc cha mẹ có “quyền” loại bỏ thai nhi hay không? Những quyết định đó có được chấp nhận về mặt luân lý hay không? Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề này như thế nào?

 

Giáo Hội khẳng định rằng nếu chỉ nhắm mục đích chữa trị trong sự tôn trọng sự sống và toàn vẹn của thai nhi, thì việc chẩn đoán tiền sản chắc chắn được coi là chính đáng về mặt luân lý. Nhưng hai trường hợp sau đây không được phép: Thứ nhất chẩn đoán tiền sản phục vụ cho việc cố ý phá thai với lý do chọn lựa giới tính, cân bằng dân số hay ưu sinh, viện dẫn lòng nhân đạo để làm một việc bất nhân là giết những thai nhi dị tật hay không được mong đợi đang ở trong lòng mẹ. Thứ hai, phương pháp soi thai và chọc màng ối dẫn đến nguy cơ tử vong lớn cho thai nhi (cũng là một cách phá thai, giết thai nhi). Do đó chỉ được dùng những phương pháp nào được chứng nhận tương đối an toàn cho thai nhi và bác sĩ phải được sự đồng ý của bệnh nhân mới được tiến hành.

 

4. Ưu Sinh/Loại bỏ thai nhi dị tật là Sát Nhân

Khi được thông báo thai nhi bị dị tật, nhiều bậc cha mẹ trở nên hoang mang, lo lắng, hụt hẩng và cảm thấy rất sốc. Có những cặp cha mẹ sẵn sàng đón nhận con cái như một món quà Chúa ban với lòng tôn trọng sự sống và dành nhiều sự quan tâm chuẩn bị chào đón hài nhi chào đời. Nhưng cũng có những cặp cha mẹ có ý nghĩ loại bỏ thai nhi dị tật. Họ viện dẫn lý do: đứa trẻ bị dị tật sẽ kém chất lượng sống và gây thất vọng, họ không đủ khả năng chịu đựng nhìn con của mình đau đớn và bị ám ảnh bởi một tương lai bi đát mù mịt, họ không muốn những đứa con sẽ sinh ra phải chịu đựng đau khổ vì trong gia đình có một người tật nguyền, họ không đủ khả năng tài chính để nuôi dưỡng và chăm sóc đứa bé khi nó chào đời, và cũng không thể cầm lòng nhìn con phải sống trong cảnh không có tương lại, luôn phải nhốt trong nhà và luôn phải có người phục vụ, họ cảm thấy khủng hoảng, thất vọng và trong sự buồn rầu chán nản tuyệt vọng ấy, họ nghĩ đến việc chọn phá thai như một lối thoát cho đứa bé và cho họ.

 

Nhưng cha mẹ không có quyền quyết định sự sống của bào thai dị tật trong bụng mẹ.Thật đáng quan ngại: Quỹ dân số liên hiệp quốc năm 2014 ước đoán khoảng 40% thai phụ tại Việt Nam phá thai; các bác sĩ đến từ bệnh viện khoa sản trung ương Hà Nội nói rằng con số này còn gấp đôi số liệu thống kê chính thức, không kể các bệnh viện tư và các trung tâm y tế chưa được kiểm tra. Đối với những bào thai mạnh khỏe họ còn bỏ đi huống gì những thai nhi dị tật, và xã hội lại đồng tình, cả ép buộc điều đó !

 

Quan điểm của Giáo Hội nêu rõ rằng cha mẹ thai nhi không phải là người tạo nên thai nhi mà chỉ là người cộng tác vào công trình của Thiên Chúa trong việc truyền sinh sự sống mới. Cha mẹ thai nhi chỉ có quyền cộng tác sinh hạ, nuôi dưỡng và giáo dục con trẻ thành người theo ý định của Thiên Chúa. Bộ Giáo Lý Đức Tin khẳng định rằng không một người nào, kể cả cha mẹ của đứa bé, có cái quyền không để cho nó được sống[17]. Quyền sống hay chết của thai nhi lành mạnh hay dị tật chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi.

 

5. Sinh Con Có Trách Nhiệm

Viện dẫn lý do dân số, con người can thiệp vào tiến trình tự nhiên này với mỹ từ kế hoạch hóa gia đình (sàng lọc con trai/con gái, lành lặn/dị tật để ngăn chận, phá hủy). Hiến chế Gaudium et Spes của Công đồng Vatican II đề ra những nguyên tắc chung để hướng dẫn các gia đình tín hữu về việc ngừa thai, có thể tóm như sau: Trường hợp hoàn cảnh kinh tế gia đình hay vì những khó khăn khách quan khác không cho phép sinh thêm con cái, đôi vợ chồng không được sử dụng những phương pháp ngừa thai không tự nhiên, hoặc phá thai hay làm hại mạng sống trẻ sơ sinh. Giáo hội không bao giờ công nhận những phương pháp không lương thiện đó. Tuy nhiên Giáo hội vẫn nhìn nhận một số phương pháp ngừa thai tự nhiên và lành mạnh cho thể xác cũng như tâm hồn[18].

Thông điệp Humanae Vitae của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VIkhẳng định rằng:

·       Vợ chồng không được ngăn chặn sự sinh sản trong việc giao hợp vợ chồng, dù việc ngăn chặn ấy là mục đích hay phương tiện, dù hành động ấy xảy ra trước việc giao hợp hay là khi việc vợ chồng đang tiến tới hậu quả tự nhiên của nó[19].

·       Không thể dựa vào những lý do như sức khoẻ, kinh tế hay thời cuộc để sử dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Vì trong bất cứ trường hợp nào, việc dùng các phương thế không tự nhiên để cố ý ngăn chặn việc thụ thai đều trái với phẩm giá con người.

·       Phương pháp ngừa thai phù hợp với phẩm giá con người là những phương pháp tự nhiên, nghĩa là những phương pháp dựa trên nguyên tắc: muốn ngừa thai thì chỉ giao hợp vào những thời kỳ người đàn bà không thể có thai được[20].

 

Khi nói đến phương pháp ngừa thai, Giáo lý Hội Thánh cũng đã dạy rằng “Sự tiết dục từng thời kỳ, những phương pháp điều hòa sinh sản dựa trên việc tự quan sát và chu kỳ những thời gian không thể thụ thai, là phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan của luân lý”[21]. “Hội Thánh cấm dùng các phương pháp ngừa thai nhân tạo, vì chúng chẳng những ngăn cản vợ chồng cộng tác vào công cuộc trao ban sự sống mà còn làm sai lạc sự thật căn bản của tình yêu vợ chồng là hiến thân trọn vẹn cho nhau”[22].Tự bản chẩt, ngừa thai nhân tạo là một hành vi xấu tự nội, đối nghịch một cách nghiêm trọng với đức khiết tịnh của hôn nhân, nó đi ngược lại với việc lưu truyền sự sống và việc trao hiến hỗ tương giữa đôi vợ chồng. Ngoài ra, nó còn làm tổn thương tình yêu đích thực và chối từ vai trò tối thượng của Thiên Chúa trong việc lưu truyền sự sống của nhân loại[23].

 

Như thế, chúng ta có thể nói rằng “mọi hành động nhằm mục đích hay tạo phương thế ngăn cản sự truyền sinh trước, hoặc trong khi giao hợp, hoặc trong diễn tiến các hiệu quả tự nhiên của việc giao hợp, tự bản chất là xấu”, cho nên Giáo hội cấm những hành động trực tiếp ngăn cản việc thụ thai tạm thời hay vĩnh viễn, cấm việc hút điều hoà kinh nguyệt cũng như cấm sử dụng các phương pháp nhân tạo, các dụng cụ, các loại thuốc ngừa thai khác.

 

Ngược lại, Giáo hội cỗ võ các phương pháp ngừa thai tự nhiên, cụ thể như phương pháp Ogino-Knauss (OK) dựa vào chu kinh nguyệt (Calender Based Method), phương pháp đo thân nhiệt Ferin (Basal Body Temperature); và phương pháp quan sát chất nhờn cổ tử cung do cặp vợ chồng người Úc John và Evelyn Billings tìm ra mà chúng ta quen gọi là “Phương Pháp Billings”[24]. Phương pháp “Billings là phương pháp điều hòa sinh sản tự nhiên bằng việc quan sát sự rụng trứng qua việc theo dõi chất nhờn cổ tử cung của người phụ nữ. Phương pháp này giúp người phụ nữ xác định được những ngày vợ chồng cần tiết dục để tránh thai, hoặc xác định được ngày đỉnh để thụ thai theo ý muốn” đang được giảng dạy và áp dụng trong đời sống người Kitô hữu ngày nay.

 

Như vậy, Giáo hội khẳng định ngừa thai nhân tạo là đi ngược lại với ý muốn của Đấng Tạo Hóa và mục đích của Bí tích Hôn nhân, là trao ban tình yêu cho nhau và truyền sinh, đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội. Giáo hội cũng xác định dứt khoát đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp với đức tin và luân lý cho đôi vợ chồng áp dụng, đó là phương pháp ngừa thai tự nhiên, hay còn gọi là phương pháp “Tiết Dục Định Kỳ”.

 

Tóm lại, Giáo Hội ủng hộ các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình bằng các phương thế ngừa thai hợp luật tự nhiên như chu kỳ kinh nguyệt Ogino-Knauss (OK), Phương pháp đo Thân Nhiệt Ferin, Phương pháp Giấy Thấm Nhuộm Màu, Phương Pháp Chất Nhờn Billings (BOM: The Billing Ovulation Method của hai vợ chồng bác sĩ John và Evelyn Billings). Nhưng Giáo Hội không tán thành các phương thế trái tự nhiên để kế hoạch hóa gia đình như phá thai (đặt vòng xoắn, hút điều hòa kinh nguyệt, thắt/cắt ống dẫn tinh, thắt/cắt vòi dẫn trứng để triệt sản, viên thuốc Sáng Hôm Sau, cắt bỏ giết chết thai nhi).

 

 

 

6.Phương pháp Rụng Trứng Billings (The Billings Ovulation Method – BOM)

Phương pháp kế hoạch hóa gia đình theo tự nhiên này giúp người phụ nữ biết được triệu chứng rụng trứng để xác định thời điểm có khả năng thụ thai và thời điểm không thụ thai. Phương pháp này được các Giáo Hoàng Phaolo VI, Gioan Phaolô II và Biển Đức XVI cổ vũ vì đóng góp vào nền Văn hóa Sự Sống. Tòa Thánh công nhận và trao nhiều giải thưởng rất giá trị. Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO năm 1978 công nhận là phương pháp hiệu quả 97%.

 

Sau khi quan sát và nghiên cứu lâu dài, Ông Bà bác sĩ Billings đi đến kết luận rằng hễ màng nhầy trong âm hộ phụ nữ có chất nhờn dầy đặc là dấu chỉ đáng tin cậy cho những thay đổi nội tiết khi xảy ra hiện tượng rụng trứng bắt đầu giai đoạn có thể thụ thai. Nếu không có chất nhờn ấy, tinh trùng sẽ chết trong vòng hơn kém 1 giờ. Hiểu biết những thay đổi của nội tiết âm đạo, người nữ tự khám phá ra những khác biệt trước lúc rụng trứng, ngay lúc rụng trứng và sau khi rụng trứng. Quen quan sát và tường tận để ý, người nữ sẽ nắm vững thông tin về thời khắc dễ thụ thai hay không thể thụ thai của mình qua bốn giai đoạn:

·       Khi bắt đầu có kinh là khởi đầu cho một chu kỳ mới được xem là lúc có thể thụ thai.

·       Sau kinh kỳ, người nữ cảm nhận một sự khô ráo rõ rệt là giai đoạn không thể thụ thai.

·       Sau thời kỳ khô ráo, người nữ cảm thấy xuất hiện nơi cửa mình một thứ chất nhờn dinh dính, trong suốt, tựa như lòng trắng trứng. Chất nhờn ra nhiều nhất, tới “tột điểm” vào ngày cuối cùng của thời gian rụng trứng. Thời gian dễ thụ thai được bắt đầu vào ngày thứ nhất khi chất nhờn mới xuất hiện và kéo dài thêm ba ngày sau, là lúc mà chất nhờn ra nhiều nhất.

·       Kể từ ngày thứ tư sau ngày ra chất nhờn nhiều nhất cho tới kỳ kinh nguyệt sau là thời kỳ không thể thụ thai.

Hành kinh  => Khô ráo             =>  Ẩm ướt          =>  Khô ráo

Có thể thụ thai  Không thụ thai  Trứng rụng/Thụ thai  Không thụ thai

Muốn áp dụng, phương pháp này đòi hỏi vợ chồng cần nhuần nhuyễn trong việc xác định chất nhờn và những thay đổi của nó trong suốt các chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời phải định kỳ kiêng giao hợp theo bốn giai đoạn, như thế cần có sự đồng ý cao của cả hai người. 

Một số lý do thực sự hợp lý để chọn Phương Pháp Billings:

·       Không có tác dụng phụ hoặc nguy cơ sức khỏe lâu dài.

·       100% tự nhiên, không dùng thuốc và không có can thiệp y khoa.

·       Dễ sử dụng.

·       Phương pháp tự chủ.

·       Củng cố quan hệ vợ chồng

·       Ai cũng chấp nhận được.

·       Giúp người phụ nữ bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình.  

Phương pháp rụng trứng Billings được chấp nhận về mặt đạo đức, bởi vì:

·       Nó tôn trọng Nhân vị con người

·       Không đòi hỏi những tác động của cơ thể mình hoặc của người yêu

·       Không làm biến chất quan hệ tình dục, trong đó sự tự hiến cho nhau được thực hiện cách hoàn toàn vô điều kiện.

·       Giúp nhận biết và tôn trọng người yêu theo như nhịp điệu sinh học của họ, ý thức về khả năng sinh sản và tăng cường trách nhiệm đối với quà tặng sự sống.

·       Gia tăng sự đối thoại cho vợ chồng, giúp các cặp vợ chồng có khả năng sinh sản thấp đạt được sự thụ thai.

·       Giúp các cặp vợ chồng sống tính dục của họ cách thanh thản, không gây ra thiệt hại về thể lý hoặc tâm lý.

·       Là nét đặc trưng của con người: chỉ con người có trí khôn và ý chí có thể sử dụng một phương pháp tự nhiên như thế.

·       Sự kiêng cữ đòi hỏi vợ chồng tạo khoảng cách để tránh mang thai không phải là giới hạn tình yêu, nhưng biểu hiện sự trưởng thành và là phương thế để tăng cường tình yêu.

Phương pháp Billings xây dựng tình yêu vợ chồng:

·       Vợ chồng biết tôn trong lẫn nhau là một nhân vị toàn diện, quan tâm đến sức khỏe cá nhân, bảo trọng mối liên hệ giữa sức khỏe và sự diễn đạt tình dục.

·       Vợ chồng biết nương tựa vào nhau để xây dựng và hy sinh cho nhau, sống ý nghĩa của sự chờ đợi, tế nhị, ân cần, tôn trọng nhau bằng một tình yêu chung thủy và lãng mạn.

·       Vợ chồng cùng nhau xây dựng Tình Yêu – Sự Sống: nhận ra khả năng sinh sản là quà tặng của Thiên Chúa, không bao giờ đe dọa hay hủy bỏ mầm sống, vui mừng đón nhận con cái gia tăng Mầu Nhiệm Sự Sống.

·       Vợ chồng thắt chặt mối liên hệ tình yêu với Thiên Chúa tạo hóa, nhìn nhận Thiên Chúa là chủ của sự sống và sự sống là quà tặng của Thiên Chúa.

·       Vợ chồng nỗ lực xây dựng hạnh phúc cho nhau, giúp nhau thêm kiến thức và hiểu biết về những điều kỳ diệu nơi cấu trúc sinh sản Thiên Chúa đã sáng tạo, nhận ra lời mời gọi cộng tác vào Mầu Nhiệm Sự Sống, tôn trọng và yêu thương động viên nhau biết thông cảm và rộng lượng với nhau trong những ngày chờ đợi, hòa mình với thiên nhiên và công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa bằng cách trung thành tuân giữ các giáo huấn của Giáo Hội.

 

 

IV. Giải Pháp Thiết Yếu: TÍCH CỰC THAM GIA LỚP GIÁO LÝ CHUẨN BỊ HÔN NHÂN

Thời đại hôm nay đang phải đối diện với sự bùng nổ dân số và các giải pháp ngừa thai và phá thai. Giáo hội Công Giáo đã và đang bị chỉ trích gay gắt về lập trường cũng như giáo huấn liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình, đặc biệt là vấn đề ngừa thai nhân tạo và phá thai. Giáo hội khẳng định sự sống là hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho con người, nên việc ngừa thai nhân tạo là mối nguy hiểm đe dọa đến thể chế hôn nhân cũng như việc lưu truyền sự sống nhân loại. Từ những biến chuyển xã hội liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình và dân số, và theo tinh thần giáo huấn của Giáo hội, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đưa ra chủ đề mục vụ trong ba năm 2017- 2019 là: Năm 2017 Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân; Năm 2018 Đồng hành với các gia đình trẻ; Năm 2019 Đồng hành với những gia đình gặp khó khăn. Giáo hội muốn đồng hành với các bạn trẻ và giúp cac bạn có một cái nhìn rõ hơn để chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân; giúp các gia đình Kitô biết nuôi dưỡng tình yêu, bảo vệ hạnh phúc gia đình và bảo vệ sự sống nhân loại.

Trong bối cảnh đó, Lớp Giáo lý Chuẩn Bị Hôn Nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các các bạn trẻ có một cái nhìn cụ thể khi bước vào đời sống gia đình. Do đó, các bạn trẻ cần dấn thân tích cực tham gia các lớp Giáo Lý Chuẩn Bị Hôn Nhân. Giáo lý hôn nhân có thể dạy về cách sống nhân bản, nhiệm vụ của người vợ người chồng, trách nhiệm nuôi dạy con cái, bổn phận và trách nhiệm của hai vợ chồng đối với nhau, sự hòa hợp và tương kính trong việc chăn gối, về tâm sinh lý, về tổ chức gia đình; nhưng trên tất cả những cái đó, còn nhằm giúp các bạn trẻ sắp bước vào hôn nhân học biết về Chúa Giêsu, là nền tảng của giáo lý hôn nhân.

Việc “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân” rất cần thiết và cấp bách, nên các bạn trẻcần xác định giá trị của đời sống hôn nhân, vốn là Bí tích chính Thiên Chúa thiết lập. Nhờ các lớp giáo lý hôn nhân, các học viên biết tôn trọng sự cao trọng của Bí tích Hôn Phối và coi việc học hỏi giáo lý hôn nhân là điều quan trọng cho đời sống gia đình, chứ không phải chỉ là thủ tục cần có để được kết hôn và cử hành hôn lễ ở nhà thờ.

Ngoài ra, các lớp giáo lý hôn nhâncần trình bày các giá trị cao cả của con người, các giá trị và ý nghĩa của hành vi tính dục, đặc biệt giáo dục kỹ về những nguy hại về đạo đức, luân lý của các hành vi ngăn cản sự sống như phá thai, các phương pháp ngừa thai nhân tạo đang được xã hội phổ biến như: thuốc ngừa thai, đặt vòng xoắn, bao cao su, thắt/cắt ống dẫn tinh hay vòi trứng để triệt sản nam nữ v.v... Hiểu những thứ đó tác hại như thế nào, để từ đó các bạn trẻ ý thức giá trị đời sống gia đình cũng như sinh sản một cách có trách nhiệm.

Một điểm khác là lớp Giáo lý Hôn nhân cần nhấn mạnh cho các bạn trẻ biết rằng “đời sống hôn nhân gia đình phải vun đắp xây dựng trên nền tảng tình yêu của Thiên Chúa, sống chung thuỷ, yêu thương nhau với một tình yêu chân thành, trung thực, có trách nhiệm, nâng đỡ nhau hướng dẫn và giáo dục con cái trong tình yêu thương.

Bên cạnh đó, nên tổ chức sân chơi cho giới trẻ, tạo những buổi sinh hoạt chuyên đề về các phương pháp tránh thai tự nhiên Giáo Hội cho phép, để các bạn trẻ có thể nêu lên những thắc mắc, trao đổi, học hỏi và chia sẻ về đời sống tính dục, hiểu biết về vấn đề hôn nhân. Nên mời những vị bác sĩ có chuyên môn về sức khỏe giới tính và sinh sản tư vấn cho các bạn trẻ. Cũng nên mời các đôi gia đình đã sống gương mẫu trong cộng đoàn để chia sẻ về những thách đố, khó khăn trong đời sống hôn nhân mà họ đã từng trải qua, hầu giúp cho các bạn trẻ hiểu thêm về giá trị của hôn nhân và đời sống gia đình.

Chúng ta cần chuẩn bị cho mọi lứa tuổi có thể nhận ra và đón nhận những khó khăn trở ngại có thể gặp trong đời sống gia đình với lòng tin tưởng tín thác vào tình yêu của Thiên Chúa và Giáo Hội, đồng thời nhắm tới hướng giải quyết thích hợp. Vì sự sống không đến từ con người nhưng đến từ Thiên Chúa, các đôi vợ chồng phải biết bảo vệ và tôn trọng sự sống, tôn trọng những giáo huấn của Giáo Hội trong đời sống hôn nhân, tránh làm những điều đi ngược lại với giáo huấn của Giáo Hội nhằm thỏa mãn hay sử dụng cho mục đích riêng của mình.

 

 Chúng ta cần đồng hành nâng đỡ và cảm thông với những gia đình gặp hoàn cảnh có con bị dị tật bẩm sinh: không thể đơn giản áp dụng các luật luân lý để rồi đóng chặt con đường của ân sủng, của sự triển nở và cản trở những nẻo đường thánh hóa là những nẻo đường tôn vinh Thiên Chúa.

Chúng ta phải biết dang rộng vòng tay và tình thương yêu che chở, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn không may xẩy đến cho gia đình và con cái, lưu tâm đến nỗi thống khổ mà họ phải chịu do hoàn cảnh gây ra, nhằm giúp họ nhận ra lòng thương xót và sự gần gũi đồng cảm của Giáo hội hầu nỗ lực vượt qua khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

ĐTC Phanxicô tiếp tục cho phép tất cả các linh mục được giải tội phá thai, một tội bị vạ tuyệt thông tiền kết, để giúp các tín hữu cảm nghiệm sâu sắc về Lòng Thương Xót Chúa được thấm nhuần và tiếp nối nơi Giáo hội như một sự gần gũi, quan tâm và đồng hành giúp họ cảm nghiệm rằng Thiên Chúa và Giáo Hội không bỏ rơi họ.

 

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

Tổng hợp và trình bày


 

[1] x. St 2,20.

[2] x. St 2, 18.

[3] x. St 1,27-28.

[4] St 2, 18-24.

[6]X. Gs 3,10; 1Sm 19,6; 1V 18,10.15; Tv 42,3; Đn 6,21

[7]X. TRẦN MẠNH HÙNG STD, Đạo Đức Sinh Học và Những Thách Đố Hiện Nay, Nxb Phương Đông, 2015, Tr. 257.

[8] X. GIOAN PHAOLO II, Evangelium vitae, số 57: Sự sống là điều thánh thiêng, là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người để họ gìn giữ và phát huy. Do đó bất cứ hành động nào của con người khiến cho sự sống của chính mình hay của tha nhân bị giảm suy hay hủy diệt đều là những tội ác chống lại sự sống.

[9] X. GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, số 2270

[10] X. Vat II, Hiến chế Gaudium Et Spes, Học viện Piô X dịch năm 1972, số 51

[11] X. BỘ GIÁO LUẬT 1983, số 1398

[12] X. BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Donum Vitae, ban hành 1988, số 98- 99.

[13] X. SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, số 2274.

[14] X. BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Huấn thị Dignitas Personae, ban hành ngày 8/9/2008, số 5.

[15]X. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ, Thông Điệp Evangelii Gaudium, ban hành ngày 24/11/ 2013, số 213.

[16] http://chandoantruocsinh.vn/cac-di-t-t-bam-sinh-thuong-gap

[17] X. BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Tuyên Ngôn về Phá Thai, số 14

[18] Hiến chế Gaudium et Spes, ban hành ngày 7/12/1965, s. 51.

[19] x. PHAOLÔ VI, Thông điệp Humanae Vitae, ban hành ngày 25/7/1968, s. 14.

[20] x. Sđd, s. 16. 

[21] Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, s. 2370.

[22] x.http://www.continchuaoi.com/2014/12/ve-viec-ngua-thai-nhan-tao.html

[23] x. HỘI ĐỒNG TÒA THÁNH VỀ GIA ĐÌNH, Cẩm nang cho các cha giải tội về một số vấn đề luân lý gắn liền với đời sống hôn nhân, ban hành ngày 12/7/1997, s. 24.

[24] ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Giáo lý Hôn nhân và Gia đình, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2010, tr. 160-161.

 

Tác giả:  Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!