Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gm. JB. Bùi Tuần
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gm. JB. Bùi Tuần

NÓI VỚI TUỔI TRẺ VỀ TÌNH YÊU (NÓI VỚI CHÍNH MÌNH)
 Bạn nói tình yêu, họ nói tình yêu, tôi nói tình yêu. Nhưng nếu mỗi người hiểu tình yêu mỗi cách, thì chỉ có sự gặp gỡ danh từ, chứ chưa có sự gặp gỡ tư tưởng. Sẽ không có khởi điểm chung. Sẽ chỉ là một cuộc đối thoại hình thức của những độc thoại nội dung. Sẽ có những hiểu lầm và những lạm dụng. Ngay mấy câu tôi quả quyết trên kia: “Tình yêu không phải là một thứ xa xí phẩm. Nó là một yếu tố đi liền cuộc sống’’ đã được bạn hiểu thế nào? Nếu bạn trích những câu đó để biện minh cho thứ tình dâm dật chẳng hạn, thì oan cho tôi rồi.

Nhân năm Linh Mục: LINH MỤC VỚI NHỮNG CHỦ QUAN
Thời nay, những thứ chủ quan trong lãnh vực tu đức, mục vụ, truyền giáo xem ra càng ngày càng nhiều. Rất cần phân định những chủ quan nào là vô hại và những chủ quan nào là nguy hiểm. Phân định không dễ. Nhưng chúng ta có hy vọng tránh được nhiều chủ quan nguy hiểm, nếu chúng ta cầu nguyện hằng ngày. Cầu nguyện không dừng lại ở đọc kinh, mà còn đi vào chiêm niệm. Để những hiểu biết về Chúa Giêsu thấm sâu vào tâm tình của ta, đến mức dung mạo sống động Chúa Giêsu dần dần thay đổi tâm hồn ta.

CÔNG GIÁO AN GIANG LÀM CHỨNG CHO CHÚA THEO TINH THẦN HAI THÁNH TỬ ĐẠO CỦA AN GIANG
Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và thánh Emmanuel Lê Văn Phụng đã hoạt động tôn giáo tại An Giang. Hai ngài đã chết vì đạo tại An Giang. Hai thánh đã sống và chết, để đáp lại một ơn gọi. Chúa gọi các ngài hãy là những hạt lúa gieo vào An Giang và hãy chết trong lòng đất An Giang.

Năm Linh mục SUY NGHĨ VỀ LINH MỤC TRƯỚC VẤN ĐỀ TỘI LỖI
Trong thánh lễ, Linh mục đọc lời truyền phép: "Đây là chén Máu Thầy... sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội". Để nhiều người được tha tội, Đức Kitô đã đổ máu ra. Để con chiên được tha tội, Linh mục cũng phải tham gia vào máu cứu chuộc của Đức Kitô bằng những hy sinh đời mình. Có nghĩa là Linh mục có bổn phận cứu người ta khỏi tội, không phải chỉ bằng phép giải tội, mà còn bằng cuộc đời hy sinh của mình.

TIN MỪNG HÔM NAY
Tại sao đổi mới? Thưa, bởi vì các bộ mặt ấy đã và đang có vấn đề. Linh mục đang bị coi như một con người phức tạp. Toà Thánh đang bị coi như một quyền bính phức tạp. Các thánh Tử đạo Việt Nam đang bị coi như nhân vật phức tạp.

TỈNH THỨC TRƯỚC BIẾN CHUYỂN ĐỜI TU
Đào tạo người tu thành những người biết tổ chức, biết hoạt động hội đoàn, là điều tốt. Nhưng điều tốt hơn, sẽ là đào tạo họ nên những người bén nhạy với những lời mời gọi của Chúa, và biết đáp ứng lại những mời gọi của Chúa.

ĐỨC CHA MICAE NGUYỄN KHẮC NGỮ VÀ THÁNH LỄ
Đức Cha Cố Micae đã ra đi. Ngài để lại nhiều hình ảnh đẹp. Một trong những hình ảnh đẹp đáng là hình ảnh kỷ niệm sáng giá, đó là hình ảnh ngài dâng thánh lễ. Theo nhiều người, hình ảnh đó là một đặc điểm rất nổi của Ngài. Trong thánh lễ từ biệt Ngài, tôi xin phép Ngài được trao hình ảnh kỷ niệm đó cho tất cả anh chị em. Hình ảnh đó có nhiều nét Kinh Thánh. Được cộng tác với Đức Cha Cố Micae gần 5 chục năm, tôi thấy cái hồn của Ngài là sự dâng hiến. Dâng hiến cụ thể nhất và sâu sắc nhất, chính là dâng hiến trong thánh lễ.

NHỮNG HIỆN DIỆN ĐỠ NÂNG
Tôi suy nghĩ nhiều, tôi đọc nhiều. Nhưng điều tôi cần hơn hết là sự hiện diện của những người có khả năng giúp tôi sống đời mình một cách có ý nghĩa nhất. Tôi gặp được những hiện diện đó nơi những người sống ơn gọi cành nho, như Chúa đã phán.

TỪ MỘT CĂN PHÒNG NHỎ
Trước kia, hoạt động truyền giáo của Ngài là những chuyến đi mục vụ trên một không gian rộng dài từng trăm cây số. Nay, hoạt động xây dựng Hội Thánh của Ngài thu hẹp lại vào một căn phòng. Từ căn phòng bé nhỏ này, Ngài vẫn là một tông đồ hoạt động theo khả năng của Ngài. Mục vụ đó có thể thấy dưới hai hình thức sau đây:

BA CHƯỚC CÁM DỖ
Phấn đấu quan trọng nhất là phấn đấu với chính mình, để trở nên con người mới. Nhờ thế, càng ngày càng sáng lên nơi ta hình ảnh của Chúa Giêsu sống động, là Đấng Cứu Thế giàu lòng thương xót.

ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU
Kinh nghiệm trên đây cho phép tôi nói lên điều tôi mong muốn nhất lúc này và trong tương lai là: Các môn đệ Chúa hãy giúp mọi người đến với Chúa và gặp được Chúa, vì Chúa xót thương. Đám đông hãy cứ đến với Chúa và tìm gặp Chúa, vì Người là Đấng cứu độ. Đến với Chúa một cách khiêm tốn, đầy phó thác. Gặp Chúa một cách sống động, với tất cả thân phận đích thực của mình.

NHỮNG ĐỐI THOẠI
Mọi đối thoại đều là dụng cụ của Chúa. Chúa mới là chính. Người dùng mọi sự để phát triển Nước Trời. Nước Trời gồm tất cả những ai yêu chuộng hoà bình, chân lý và yêu thương. Nước Trời phát triển một cách huyền nhiệm, không lệ thuộc vào thành tích, thống kê, dư luận và ý riêng của con người. Vì Chúa đối thoại với từng người trong thẳm sâu tâm hồn họ.

Mừng Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ thọ 100 tuổi: CON NGƯỜI TUYÊN XƯNG
"Quả vậy, Đức Kitô đã chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng. Rao giảng không phải bằng lời lẽ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô khỏi trở nên vô hiệu. Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa... Hồi còn ở với anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá" (1 Cr 1,17-18;2,2).

CHIẾN ĐẤU KHÔNG NGỪNG
Năm mới có thể ngưng hoặc hoạt động này hoặc tổ chức nọ, nhưng không thể ngừng chiến đấu. Vẫn còn nhiều chiến đấu cũ. Sẽ lại nẩy sinh nhiều chiến đấu mới. Ở đây chỉ xin nói đến chiến đấu nội tâm, một thứ chiến đấu ở trong mỗi người chúng ta, một thứ chiến đấu cực kỳ quan trọng, có liên quan đến số phận đời đời.

CHÚA NÓI VỚI TÔI
Nếu có ai hỏi tôi: Sau một đời dài theo Chúa, tôi đã cảm nhận được điều gì an ủi nhất? Tôi sẽ thưa: Điều an ủi nhất, mà tôi cảm nhận được là: Chúa nói với tôi.

NHÂN ĐẠO HƠN
Chúng ta xin Chúa giải cứu chúng ta khỏi mọi hình thức vô nhân đạo trong đời sống với người khác. Cùng với ơn Chúa, chúng ta chiến đấu với chính mình để trở nên nhân đạo hơn trong đời sống làm người và làm con Chúa.

NIỀM VUI TRUYỀN GIÁO
Nhưng khi đã đi sâu vào việc truyền giáo, người ta sẽ thấy hành trang tối cần thiết sẽ là cầu nguyện. Với những phương tiện nghèo, nhưng nếu có cầu nguyện, nhà truyền giáo sẽ thu lượm được nhiều kết quả thiêng liêng lạ lùng, đem lại những niềm vui đầy khích lệ. Nếu bỏ cầu nguyện, mọi mơ tưởng truyền giáo sẽ chỉ là ảo.

SỐNG ĐẠO TRONG THỬ THÁCH

SỨC MẠNH GIẢI CỨU
Nhân dịp lễ Đức Tổng lãnh thiên thần Micae (29/9), cũng là Bổn mạng Đức Cha Cố Nguyễn Khắc Ngữ, vị cha già trăm tuổi của giáo phận Long Xuyên, tôi xin chia sẻ đôi chút suy niệm của tôi về sức mạnh giải cứu lịch sử.

HÀNH HƯƠNG LỘ ĐỨC TẠI NHÀ

[1] 1 2 3 4 [3/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!