Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Minh Tâm
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Minh Tâm

NGƯỜI MẸ
Dù tôi có nói gì đi nữa để tri ân người phụ nữ, thì rõ là quá vụng về, rỗng tuếch. Thôi thì xin mạn phép mượn lời của Vị Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II để trân trọng tỏ chút lòng thành đến Đức Mẹ Maria và các bà mẹ: Giáo hội cảm ơn mọi biểu lộ của các thiên tài nữ giới đã xuất hiện suốt dọc dài lịch sử giữa mọi dân tộc, mọi quốc gia. Giáo hội cảm ơn vì mọi đặc sủng mà Chúa Thánh Thần đã rộng ban cho người phụ nữ. Giáo hội cảm ơn vì mọi chiến thắng Giáo hội có được là nhờ đức tin - đức cậy - đức mến của người phụ nữ. Giáo hội cảm ơn về những hoa trái sự thánh thiện. Đó chính là phẩm giá của người phụ nữ trong vai trò quý báu đã và đang tiếp tục nắm giữ trong đời sống Giáo hội”.

“Tháng giêng là tháng ăn chơi”
 Chồng làm công chức thời trước chỉ có chút lương còm nhưng vẫn đủ nuôi vợ, nuôi con. Người phụ nữ ngày ấy chỉ biết nuôi và dạy con tốt và còn có dư thời giờ để nâng khăn sửa túi cho chồng. Người vợ không phải vất con vào nhà trẻ để chạy đôn chạy đáo đến xí nghiệp. Vì thế, người phụ nữ thời ấy sinh năm đẻ bảy là chuyện bình thường. Ngày nay, để có tiền lo cho con ăn và học người ta phải làm hai “gióp”. Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Vợ chồng suốt tuần không giáp mặt nhau. Con cái phải học bán trú hoặc nội trú. Cuối tuần, gia đình mới có được bữa cơm sum họp. Sống trong sức ép “chạy gạo từng bữa, toát mồ hôi” ấy, người ta thường ngoan ngoãn  tự động hạn chế sinh sản.

XUÂN KHÔNG VỀ
 Dòng nước trắng đục lững lờ trôi, trôi mãi như bước chân ngập ngừng vô định của kẻ không nhà. Người người rộn rịp đón tết. Chỉ có tôi với dòng sông này không bận tâm đến ngày tết cận kề. Còn hơn 48 tiếng đồng hồ nữa, tôi lại có dịp lặng nghe tiếng giao thừa gõ tích tắc.

Thực hư
  Con gái của tôi sắp ra trường. Niềm vui chưa đến mà bất đồng quan điểm giữa tôi và mẹ nó đã ồn ào từ lâu. Tôi muốn cho cháu du học bên trời Mỹ để nâng cao học vị. Vợ tôi không dám để cháu rời xa tổ ấm, một thân một mình thân gái dặm trường giữa xứ lạ quê người. Đất nước Hoa Kỳ đúng là thiên đường của người tầm trú, nhưng đồng thời cũng là cánh rừng đầy chông, mìn, bẫy. Thật khủng khiếp cho những con nai vàng ngơ ngác chỉ quen đạp trên lá vàng khô và chỉ lá vàng khô…

TIỀN VÔ NHƯ NƯỚC
 Hằng năm, chuẩn bị đón giao thừa, bà luôn nhắc mẹ tôi lo hứng nước, chứa đầy mọi lu, khạp trong nhà, thậm chí đầy tràn cả các chậu, thau lớn nhỏ… Gạo phải đong đầy các khạp, hũ. Ngoại tôi nói: “Các gia đình Việt Nam từ xưa vẫn tuân theo cổ tục này của tiền nhân”. Ngoại còn dặn mẹ tôi: “Cha mẹ phải dặn dò nhắn nhủ con cháu về sau phải làm việc này mỗi khi chuẩn bị ăn Tết, đón mừng Xuân Mới, để gia đình có một năm mới khấm khá hơn”. Cổ tục thật dễ thương.

QUÀ TẶNG
 Nhìn các con xúm xít lại, sờ mó cục thịt đùi nặng hơn hai ký, một chân giò, hai miếng thịt ba rọi cũng khoảng hai ký, còn có thêm xương sườn và xương ống cuộn tròn trong những tấm lá chuối lấm lem cát bụi... Anh cố giấu dòng nước mắt trôi dài trên đôi má xạm đen nắng gió. Chỉ có vợ anh biết rõ nguồn gốc cục thịt ấy. Anh khóc vì niềm vui vô tư, tíu tít của các con, hay vì câu nói của vợ:

Ảo Ảnh
 Một năm nhanh thật, nhưng bốn mươi năm nhanh hơn. Tôi mường tượng như vừa diện bộ cánh trẻ trung này và chụp bức ảnh trắng đen mới sáng hôm qua đây thôi. Suy nghĩ của tôi hiện giờ không khác suy nghĩ của tôi cách đây 45 năm là mấy. Nhân sinh quan, vũ trụ quan… của tôi ngày nay cũng không có gì khác. Chỉ có khác ở chỗ ngày xưa còn bé, tôi thường mang kính màu hồng. Giờ già rồi, do tia cực tím của thời gian, màu hồng thắm ấy đã ngả sang sậm màu một tí. Thế thôi. Tôi chợt nhớ đến lời của một giảng sư triết đã nói: "Chủ thể tâm hồn của con người không bao giờ thay đổi. Cái thay đổi là hình thức bên ngoài mà thôi."


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!