|
|
Bài Viết Của Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
|
Trả lại “mâm cơm” trong lành cho người dân Việt
LTS. Dưới đây là nội dung bài giảng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Vinh trong thánh lễ kính thánh Antôn vào ngày 13.06 tại Linh địa kính thánh Antôn, Trại Gáo, Giáo phận Vinh. Do GNsP (Nhóm Tin Mừng Cho Người Nghèo) ghi lại và đặt tựa bài. BBT CGVN đã liên hệ xin ý kiến tác giả và được Ngài chấp thuận cho phổ biến rộng rãi. Xin chân thành cám ơn Đức Cha Phaolô, xin cám ơn anh chị em GNsP đã đánh máy thành văn bản để có thể phục vụ mọi ngưới cách tốt nhất. BBT CGVN |
|
Thư Chung của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp Về Thảm Hoạ Ô Nhiễm Môi Trường Biển Miền Trung Việt Nam
Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và âu lo của người môn đệ Đức Kitô, không có gì đích thực nhân loại mà không có âm vang trong cõi lòng người Kitô hữu” (CĐ Vaticanô II, Gaudium et Spes, số 1). Nguồn http://giaophanvinh.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12620
...File kèm
|
|
Những biến thái của gia đình qua dòng thời gian
Gia đình vẫn được nhìn nhận là chiếc nôi và môi trường giáo dục đầu tiên của con
người . Trong ý nghĩa đó gia đình là tế bào nền tảng của tất cả mọi xã hội. Nếu
thiếu vắng gia đình lành mạnh thì không thể có xã hội sung mãn được. |
|
Nguyên tắc bổ trợ
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế tự do hiện nay, nguyên tắc bổ trợ đang trở thành một quan niệm thời thượng và thực sự đã đóng góp tích cực trong những cuộc tranh luận về mô hình cộng đồng Châu Âu. Đây là một quan niệm hữu ích cho phép nghĩ đến một cơ cấu mạnh mang tính “toàn cầu hoá”, nhưng đồng thời lại được hỗ sung bởi yếu tố “địa phương” vững chắc. Có thể coi đây như mô hình tân thời để điều phối mối tương quan phức tạp giữa các tổ chức quốc tế với các quốc gia, giữa Nhà nước với xã hội dân sự, giữa cơ quan trung ương với các cộng đồng địa phương, cũng như giữa thế giới chính trị với các cơ chế khác. Chính hiệp ước Maastricht cũng nhìn thấy nơi nguyên tắc bổ trợ định hướng hữu ích cho việc hội nhập tương lai của cộng đồng Âu châu (art. 3b). |
|
Đức Giêsu Kitô và các con đường cứu độ khác
Bản góp ý của Hội Đồng Giám mục Việt Nam gởi Thượng Hội Đồng Giám mục Á châu đã có những nhận định sâu sắc và tích cực về các truyền thống tôn giáo tại Á châu: “Giáo hội Việt Nam nghĩ rằng cần phải quan niệm lại cách thức loan báo Tin Mừng cho các dân tộc Á châu. Trước hết, vì lục địa Á châu không phải là vùng đất hoang vu mà chúng ta có thể gieo trồng bất cứ giống gì. Trái lại, đây là vùng đất của những tôn giáo và của những nền văn hóa lâu đời hơn nhiều so với Âu châu. |
|
Quan điểm của Giáo hội đối với Chiến tranh & Hoà bình
Chiến tranh từng là một kinh nghiệm đau thương và hoà bình luôn luôn vẫn là một trong những khát vọng thâm sâu nhất của nhân loại. Trớ trêu thay: Mọi người mong mỏi hoà bình, nhưng lịch sử nhân loại đã được thêu dệt bởi chiến tranh và bạo lực. Không phải vô lý khi triết gia Hegel viết: lịch sử nhân loại đúng là một “núi sọ” hay “một thung lũng đầy xương khô” và “những thời kỳ hạnh phúc chỉ là những trang giấy trắng”.
...File kèm
|
|
Những biến thái của gia đình qua dòng thời gian
Bài thuyết trình trong Đại Học Hè VNHN, năm 2002 tại Oslo, Na-Uy. Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường-Tộ (Tập san Định Hướng) |
|
Tác phẩm ĐƯỜNG VÀO THẦN HỌC VỀ TÔN GIÁO
Nguyễn Thái Hợp, Giám mục dòng Đa-Minh, cử nhân Triết Đông (Đại học Văn khoa, Sàigòn), tiến sỹ Triết học (Đại học Fribourg, Thuỵ Sỹ) và tiến sỹ Thần học luân lý (São Paolo, Brasil), gíao sư tại Đại học Thánh Tôma, Roma, cũng như tại nhiều Học Viện ở Mỹ châu Latinh và Việt Nam. Các tác phẩm sau cùng: Đức tin & Văn hóa (2002), Bước theo Đức Kitô (2001), Đường vào thần học về tôn giáo (2000), Giá trị đạo đức trong cơn lốc thị trường (1999), Một nửa hành trình của con người và quê hương (1997)
...File kèm
|
|
“Gạn đục khơi trong” trước toàn cầu hóa[1]
Nhân loại vừa bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được mệnh danh là kỷ nguyên của toàn cầu hóa hay thời đại của văn minh trí tuệ. Mặc dầu chưa có sự đồng thuận về ý nghĩa và giá trị của toàn cầu hóa, nhưng không ai có thể phủ nhận sự hiện hữu và tầm quan trọng của nó. Đây là một tiến trình lịch sử đa dạng, phong phú, phức tạp và chưa hoàn thành. Nhưng nó là một tiến trình bất khả phục hồi và đang biến đổi sâu rộng không những mô hình kinh tế, cơ cấu chính trị, tổ chức xã hội, mà ngay chính cuộc sống và tất cả bộ mặt của thế giới. |
|
|
|