|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
MỘT TRANG SỬ MỚI
Sau Mùa Giáng Sinh, Phụng Vụ của Hội Thánh mừng kính biến cố đầu tiên của giai đoạn công khai của Đấng Mêsia: Chúa Giêsu thành Nazarét nhận phép rửa từ tay Gioan Tầy Giả trong dòng sông Giócđan như nhiều người Israel khác. Gioan Tầy Giả kêu gọi dân chúng chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối về tội lỗi của mình. Chúa Giêsu là Đấng thánh của Thiên Chúa, là Đấng vô tội, là Đấng xóa tội. Nhưng Chúa Giêsu đã tự tìm đến với Gioan Tầy Giả và xin vị ngôn sứ rửa cho mình. Việc làm này của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì? Sự việc Chúa Cha và Chúa Thánh Thần xuất hiện (gọi là thần hiện) có ý nghĩa gì? Đó là hai câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta không thể không tìm hiểu để có lời giải đáp thỏa đáng và ích lợi cho đời sống đức tin của mình. |
|
VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI
Trong đêm Chúa Giêsu ra đời tãi Bêlem, các thiên thần đã ca hát vang trời: “VINH DANH THIEN CHÚA TRÊN TRỜI…. ” Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh đều là những biến cố tỏ bày VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA. Trước hết là với dân riêng Israel. Kế đến là với các dân tộc khác mà chúng ta thường gọi là dân ngoại hay chư dân. Thật ra thì không có dân tộc nào là ở ngoài Lòng Yêu Thương bao la và vĩnh cửu của Thiên Chúa cả, vì đối với Thiên Chúa thì không có cảnh “người ở trong”, “kẻ ở ngoài” mà tất cả đều là người trong nhà cả. Sự khác biệt chỉ là về thời gian mà mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn mà thôi. Đó chính là ý nghĩa của Lễ Hiển Linh hôm nay. Các bài đọc Thánh Kinh sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều ấy! |
|
Ý NGHĨA VÀ GÍA TRỊ CỦA GIA ĐÌNH THEO KITÔ GIÁO
Để xây dựng cộng đồng nhân lọai thành gia đình của Thiên Chúa, Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người và sống trong một gia đình nhỏ bé của dân tộc Israel là Thánh Gia Nazaret. Chân lý ấy tăng cường và nâng cao giá trị của kế hoạch Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ, có cha mẹ con cái, Vì thế mà Lễ Thánh Gia có ý nghĩa đặc biệt và hôn nhân gia đình có sứ mạng cao cả, nhất là trong bối cảnh xã hội sa sút về đạo đức và phong hóa như hiện nay. |
|
VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI, BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO LOÀI NGƯỜI CHÚA THƯƠNG!
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Thư ADMIRABILE SIGNUM đã chia sẻ cảm nghiệm của Ngài về Mầu Nhiệm/Lễ Chúa Giáng Sinh như sau: “Khi được sinh ra trong máng cỏ, chính Thiên Chúa đã phát động một cuộc cách mạng thực sự duy nhất có thể mang lại hy vọng và phẩm giá cho những người bị khinh miệt và bị ruồng bỏ: đó là cuộc cách mạng của tình yêu, cuộc cách mạng của sự dịu dàng. Và khi được đặt trong máng cỏ, Thiên Chúa đã trở thành của ăn nuôi sống chúng ta. Người bước vào thế giới của chúng ta, cuộc sống của chúng ta trở nên một phần cuộc sống của chính Thiên Chúa”. |
|
NHẬN RA CHÚA GIÊSU LÀ THIEN CHÚA
Trong cuộc sống đời thường cũng như đời sống đạo, có nhiều cơ hội mà chúng ta không nắm bắt được, vì không biết đó là cơ hội của mình. Có nhiều người đi qua cuộc đời chúng ta mà chúng ta không nhận ra và không gặp được họ vì chúng ta không biết họ là ai và họ đến với chúng ta để làm gì? |
|
“CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY?”
“Chúng tôi phải làm gì đây?” Câu hỏi thật dễ thương và đáng trân trọng của những người Do-thái đã được lời rao giảng của ông Gioan Tiền Hô đánh dộng. Họ muốn làm theo lời khuyên của ông Gioan, nhưng không biết mình phải làm gì và bắt đâu từ đâu nên mới hỏi như thế? Ông Gioan đã trả lời họ một cách rất rành mạch và cụ thể: "Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy."
|
|
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA
Mục đích và ý nghĩa của Mùa Vọng là chúng ta gặp được Chúa Giêsu Thiên Chúa giáng trần. Muốn gặp được Chúa thì phải chuẩn bị, phải dọn đường. Ai trong chúng ta cũng có ít nhiều kinh nghiệm về việc chuẩn bị một biến cố hay sự kiện quan trọng đối với cá nhân, gia đình và cộng đoàn mình. Nhiều người trong chúng ta cókinh nghiệm của việc dọn đường, sửa lối để đón tiếp một nhân vật nào đó như cha tân chính xứ hay Đức Giám Mục. Kinh nghiệm ấy giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng Năm C hôm nay. |
|
HÃY TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN!
Nhờ Công Đồng Vaticanô II Phụng vụ đã đưọc cải tổ và canh tân một cách mạnh mẽ và sâu rộng. Ngoài quyết định dủng ngôn ngữ bản xứ (hay địa phương) trong cử hành và chủ tế đứng sau bàn thờ quay mặt về phía cộng đoàn giáo dân khi cử hành, Phụng vụ Lời Chúa còn được thiết kế thành chu kỳ 3 năm A,B,C và mỗi năm chia ra thành nhiều Mùa: Mùa Vọng và Giáng Sinh - Mùa Thường Niên (gđ1) – Mùa Chay – Mùa Phục Sinh và Mùa Thường Niên (gđ2). |
|
TÔN VINH VUA VŨ TRỤ
Truớc cảnh chiến tranh hận thù và cảnh đói nghèo của rất nhiều người trong thế giới hôm nay, niềm tin của người tín hữu Kitô vào Vương Quyền của Thiên Chúa và của Con Một Yêu Dấu của Người là Chúa Giêsu Kitô đang bị thử thách cách trầm trọng. Thật vậy, khi nhìn vào thực trạng của thế giới nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng, chúng ta dễ có cảm tưởng là các thế lực của bạo tàn, chiến tranh, hận thù và tội ác đang thắng thế. Nhưng đó chỉ là cách nhận định hời hợt và sai lệch. Thật ra Thiên Chúa vẫn làm chủ thế giới và Chúa GIêsu Kitô vẫn là Vua vũ trụ và loài người như chúng ta vẫn tin, Nhưng có lẽ chúng ta phải thể hiện lòng tin (vào uy quyền của Thien Chúa và của Chúa Kitô) cách mạnh mẽ và hữu hiệu hơn khi chúng ta cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật XXXIV là Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ. |
|
CỦA ÍT LÒNG NHIỂU
Sau cơn bão số 3 tàn phá nhiều tỉnh Miền Bác Việt Nam một các khủng khiếp chúng ta càng hiều sâu sắc hơn câu “của ít lòng nhiều” khi hàng triệu người tích cực giúp đỡ những người những nơi bị bão lụt tàn phá. |
|
CỐT LÕI CỦA KITÔ GIÁO
Cốt lõi của Ki-tô giáo là 4 chữ vàng “MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI”. Bốn chữ ấy tóm gọn 10 điều/giới răn mà Thiên Chúa đã ban cho dân riêng Israel qua ông Môsê: “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi… Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." |
|
THÓI HÁM DANH VÀ TỰ CAO TỰ ĐẠI
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm B giúp chúng ta nắm bắt được quan điểm và nhận định của Chúa Giêsu về “mặt trái” hay sự nguy hiểm của tiền bạc của cải. Còn Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXIX Thường Niên Năm B hôm nay cho chúng ta thấy quan điểm và nhận định của Chúa Giêsu về một trở ngại khác của những người muốn theo Chúa: Đó là danh vọng thế gian và sự kiêu căng ẩn sâu trong trái tim con người, điển hình là nơi 12 Tông đồ là những người đã đi theo Chúa Giêsu và được Người đào tạo mấy năm trời. |
|
TÔI ĐÂY LÀ NỮ TỲ CỦA CHÚA!
Trong Cựu Ước không có nhân vật nào có thể so sánh được với ông Môsê, nên ông nhận được danh xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất là TÔI TỚ CỦA THIÊN CHÚA. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, ngoài Chúa Giêsu, thì không có nhân vật nào đáng kính, đáng trọng, đáng mến cho bằng Đức Maria, nên Mẹ nhận được danh xưng đẹp nhất, xứng hợp nhất là NỮ TỲ CỦA THIÊN CHÚA. |
|
GHEN TỴ VÀ KHÔNG MUỐN AI HƠN MÌNH
Nguời la-tinh xưa có câu: “Người với người chẳng khác gì sói” Điều đó nói lên một sự thật đau lòng là giữa người với người thật khó có sự cảm thông, sẻ chia tha thứ, chấp nhận nhau một cách chân tình. Vì lòng con người chúng ta chứa chất đầy ghen tỵ và không muốn ai hơn mình. |
|
NÊN GIỐNG NHƯ THẦY CHÍ THÁNH
Là Kitô hữu tức là chúng ta là môn đệ của Thầy Giêsu Kitô. Cũng có nghĩa là chúng ta chọn đi theo Người, chọn đi con đường mà chính Thầy đã đi. Con đường Thày Giêsu Kitô đã đi là con đường tự hạ quên mình và phục vụ tha nhân như kẻ tôi tớ. |
|
ƠN GỌI hay CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ
Đoạn Phúc của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay (Mc 8,27-35) được các nhà Thánh Kinh học xem là đoạn văn “bản lề” của Phúc Âm Máccô, vì cùng một lúc đoạn Phúc Âm trên là đoạn kết của phần thứ 1 và là đoạn mở của phần thứ 2. Phúc Âm Máccô được các nhà chú giải Thánh Kinh gọi là Sách Giáo Lý Khai Tâm Kitô giáo, vì Sách trình bày điều cốt yếu nhất của đời sống người Kitô hữu: Đức Giêsu Kitô là Ai tức là Đấng nào? (phần 1) và muốn đi theo Người hay muốn làm môn đệ Người thì các Kitô hữu phải đi con đường nào, phải sống như thế nào? (phần 2). |
|
THIÊN CHÚA LÀ ĐẤNG CHỮA LÀNH
Trong nhiều cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghê ngườ ta thường bầy bán bô ba con khỉ: một con khỉ hai tay bịt mắt, một con khỉ hai tay bịt tai, và một con khỉ hai tay bịt miệng. Đó là hình ảnh của con người ngày nay khi rất nhiều người thờ ơ với cảnh khốn khổ của người khác trong xã hội. Người ta giả mù, giả điếc, giả câm để khói phải thấy, khỏi phải nghe, khỏi phải lên tiếng, khỏi phải ra tay cứu giúp người hoạn nạn. . Những người giả mù, giả điếc, giả câm ấy là những người đáng trách, vì họ chỉ biết sống cho cá nhân mình mà không quan tâm đến ngườui xung quanh. Nhưng bên cạnh những người gỉả mù, giả điếc, giả câm đáng trách kể trên thì cũng có những người mù thật, điếc thật và câm thật. Những người này là những người đáng thương. Cả hai hạng người trên đều cần được chữa lành để họ thấy được, nghe được và dám nói nên lời. |
|
«CĂN CƯỚC CÔNG DÂN» CỦA CÁC KITÔ HỮU
Xét về mặt xã hội, người Công giáo ở hầu hết các nước trên thế giới, chỉ là thiểu số; ở nhiều quốc gia người Công giáo còn bị coi là những công dân hạng hai hạng ba; thậm chí tại một vài nước người Công giáo còn là thành phần bị xem thường, ghét bỏ, đàn áp và bách hại nữa. |
|
CHÚNG TÔI QUYẾT PHỤNG THỜ ĐỨC CHÚA.
Nhiều giáo dân không hiểu tại sao thời gian gần đây Giáo Hội lại nhấn mạnh đến khái niệm GIÁO HỘI HIỆP HÀNH ĐỒNG TRÁCH NHIỆM. Lý do là nhiều giáo dân vẫn chỉ “giữ” đạo chứ chưa “sống” đạo, chưa “hành” đạo, chưa “truyền” đạo. Nhiều giáo dân chưa theo Chúa một cách quyết liệt, chưa quyết phụng Chúa giống như Mosê như Giosuê và dân Israel trong sa mạc là những người đã chọn phụng thờ Thiên Chúa mả xa lánh cac thần khác khi Chúa đã tỏ lòng thương dân và cứu dân ra khỏi cảnh nô lệ Ai-cập. Hay như các Tồng đồ đã tin vào Lời của Chúa Giêsu Kitô, dù Lời ấy có chói tay, nhưng đó là những Lời đem lại sự sống đời đời. Chúng ta phải làm cho thế giới, nhất là cho những người duy vật vô thần và lương dân sống bên cạnh và chung quanh chúng ta biết chúng ta chọn lựa Thiên Chúa và chỉ tôn thờ một mình Người. |
|
ĂN BÁNH & UỐNG RƯỢU THÁNH ĐỂ CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Liên tiếp mấy Chúa Nhật Giáo Hội cho chúng đọc lại chương VI của Phúc âm theo Thánh Gioan về Thánh Thể. Thánh Thể là một mầu nhiệm quan trọng của đời sống đức tin của các Kitô hữu chúng ta nên cần được suy gẫm thấu đáo và nghiêm chỉnh thực hành. |
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/32] |