Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.

MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG DẠY TA NHỮNG GÌ?

1. Ý nghĩa của sự chết:

2. Chết trong Đức Giêsu Kitô:

3. Phục sinh cùng với Đức Kitô:

4. Hướng về Thiên Đàng:

5. Tránh xa Hỏa Ngục:

6. Nuôi dưỡng niềm hy vọng Trời Mới Đất Mới:

7. Mẹ Maria – hình ảnh cánh chung của Hội Thánh: 

SUY NIỆM LỄ ĐỨC KITÔ – VUA VŨ TRỤ
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày Lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Thiên Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Đức Kitô, là người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ. Xin cho chúng ta biết phụng thờ Chúa là Đấng cao cả uy linh, và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng Người. 

TẠI SAO THÁNH CÊCILIA ĐƯỢC CHỌN LÀM BỔN MẠNG CÁC CA ĐOÀN?
Thánh Cêcilia thuộc gia đình quý phái sống tại Roma dưới thời vua Alexander Sêvêrô. Trong khi giới trẻ ngoại giáo mê say âm nhạc trần tục, thì lòng Cêcilia hướng về Chúa và chỉ ca hát chúc tụng một mình Chúa thôi. Đáp lại lòng đạo đức của thánh nữ, Thiên Chúa cho thánh nữ đặc ân: được nhìn thấy thiên thần hộ thủ hiện diện bên cạnh mình. 

SUY NIỆM LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng ta. Xin cho chúng ta biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Chúa và trung kiên mãi đến cùng. 

NĂM CÔ TRINH NỮ KHÔN NGOAN
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần XXXII Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin Chúa đẩy xa những gì cản bước tiến chúng ta, trên đường về với Chúa, để một khi xác hồn thanh thản, chúng ta được hoàn toàn tự do thực hiện ý Chúa. 

MỖI SÁNG THỨC DẬY VỚI TÂM TÌNH NÀO?

Tạ ơn Cha vì một ngày mới!

Một ngày mới, một cơ hội mới,

để chúng con làm mới lại bản thân:

không cao vọng mình,

không thất vọng đời,

không kỳ vọng ai;

chấp nhận chính mình,

hy vọng cuộc sống,

trân quý tha nhân.

PHẢI CÓ TÂM TÌNH NÀO KHI MỪNG LỄ CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG?
Thánh đường Latêranô là Vương Cung Thánh Đường của Đức Giáo Hoàng. Thánh đường này được hoàng đế Contantinô xây dựng năm 320. Thánh đường Latêranô là thánh đường đầu tiên và vinh dự được mệnh danh “là đầu và là mẹ của mọi thánh đường”. Hội Thánh mừng kính Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô vào ngày 09 tháng 11 hằng năm.

CHỈ CÓ MỘT CHA, CHỈ CÓ MỘT THẦY
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần XXXI Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: chỉ nhờ Chúa ban ơn, chúng ta mới có thể thờ phượng Chúa cho phải đạo, xin Chúa giúp chúng ta tiến thẳng về Quê Trời, mà không bị vấp ngã trên đường.

BÁT PHÚC – NHỮNG NẺO ĐƯỜNG NÊN THÁNH
Nếu có ai hỏi: “Chúng ta phải làm gì để trở nên thánh thiện?”, thì câu trả lời thật rõ ràng: Chúng ta phải làm theo những gì Đức Giêsu dạy trong Bài Giảng Trên Núi. Trong Các Mối Phúc, chúng ta gặp thấy Thầy Chí Thánh, và chúng ta được mời gọi phản chiếu chân dung của Thầy trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Mặc dù những lời của Đức Giêsu rõ ràng đi ngược với cách người ta sống trong thế giới hôm nay. Ngay cả, dù chúng ta nhận thấy sứ điệp của Đức Giêsu đầy lôi cuốn, thì thế giới vẫn đẩy chúng ta về một lối sống khác. Tuy nhiên, các Mối Phúc không hề lỗi thời, hay có tính nhượng bộ và thỏa hiệp, ngược lại, chúng vẫn quyết liệt và thách đố sự dấn thân của chúng ta. Tiến trình nên thánh chỉ có thể được thực hiện bằng các Mối Phúc, và tiến trình này chỉ có thể được thành toàn viên mãn nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Người sẽ đổ đầy trong chúng ta sức mạnh của Người, và giải phóng chúng ta khỏi sự yếu hèn, ích kỷ, tự mãn và kiêu ngạo. 

CÂY SINH TRÁI (TREE) & CÂY LẤY GỖ (WOOD) TRONG THÁNH KINH
Cây sinh trái, tiếng Anh gọi là “tree”, tiếng Hípri gọi là “ets”, tiếng Hylạp gọi là “dendron”; Cây lấy gỗ, tiếng Anh gọi là “wood”, tiếng Hylạp gọi là “xulon”. 

MỪNG LỄ CÁC THÁNH - SUY NIỆM VỀ VIỆC NÊN THÁNH
Tiến Sĩ Bàn Giấy – Kẻ Thù của Việc Nên Thánh: (1) Họ cầm tù người khác trong các tư tưởng của họ; đo lường sự hoàn thiện bằng tri thức, hiểu biết, nhưng bỏ quên đức ái. (2) Họ không quan tâm đến tha nhân, nên họ thiếu khả năng chạm đến những đau khổ của Đức Kitô nơi những người khác. (3) Họ giảm trừ giáo huấn của Đức Giêsu thành một luận lý khắc nghiệt, lạnh lùng. (4) Họ là những tiên tri giả, sử dụng tôn giáo để quảng bá tri thức như: thay thế Thiên Chúa Ba Ngôi và Nhập Thể bằng Đơn Nhất Tính. (5) Họ tự cho mình là thánh, là tốt lành hơn những đám đông dốt nát. 

CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước: Ông Giuđa quyên được khoảng 2000 quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì tin rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc ngu xuẩn. Ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (xem Macabê quyển 2, chương 12, từ câu 43 đến 46).

THÁNG 11 – MỖI NGÀY MỘT LỜI NGUYỆN
Ngày 1: Lạy Chúa! Mừng Lễ Các Thánh, Hội Thánh cho chúng con suy niệm Bài Tin Mừng về Các Mối Phúc. Bát Phúc chính là những nẻo đường nên thánh của chúng con. Vì thế, nếu chúng con muốn trở nên thánh thiện, thì chúng con phải thực hiện các mối phúc mà Chúa đã dạy trong Bài Giảng Trên Núi. Xin cho chúng con biết lắng nghe lời Chúa, và để cho những lời của Chúa làm xáo trộn, thách đố, và đòi hỏi chúng con có một sự thay đổi thật sự trong lối sống của mình. Nếu chẳng vậy, “cố gắng nên thánh mỗi ngày” không là gì khác hơn, một cụm từ sáo rỗng đối với chúng con. Amen.

MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật XXX Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta xin cho mình: được thêm lòng Tin Cậy Mến, và biết yêu chuộng những điều Chúa truyền dạy, hầu chúng ta đáng được hưởng những gì Chúa hứa ban.

Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca
Cả thánh Mátthêu lẫn thánh Máccô rất hiếm khi sử dụng tước hiệu “Chúa” (Κύριος, Lord) cho Đức Giêsu trong sách Tin Mừng của các ngài. Thánh Gioan thì chỉ dùng tước hiệu “Chúa” cho Đức Giêsu, sau khi Người đã phục sinh (x. Ga 20,2-18; 21,7.12). Thật ra, trước đó, thánh Gioan đã sử dụng tước hiệu này hai lần, nhưng cũng với dụng ý: hướng về biến cố phục sinh (x. Ga 6,23 và Ga 11,2).

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO và NHỮNG ƯỚC NGUYỆN
Đứng trước tình trạng thế giới hiện nay, Hội Thánh càng được mời gọi khẩn thiết hơn để cứu rỗi và canh tân mọi loài, hầu mọi sự được tái lập trong Đức KitôƯớc gì Hội Thánh trở thành muối đất và ánh sáng cho trần gian, can đảm cất bước trên con đường hẹp của Thập Giá, để Nước Cha trị đến: mọi người họp thành một gia đình và một đoàn Dân duy nhất. Chính các Tông Ðồ, nền tảng của Hội Thánh, đã theo chân Đức Kitô, rao giảng lời chân lý và khai sinh các giáo đoàn. Ước gì các mục tử, cùng toàn thể đoàn chiên biết tiếp tục sứ mạng này, để Nước Chúa được lan rộng khắp nơi. 

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO NĂM 2023 (XIN CHỦ SAI THỢ RA GẶT LÚA VỀ)
“Missio” thường được dịch là “truyền giáo”, nên chúng ta thường để ý đến việc truyền đạo, đem Chúa đến cho người khác, mà quên mất “Missio” nghĩa là việc gởi đi, phái đi, sai đi thi hành sứ mạng, thi hành mạng lệnh. Chúng ta chỉ một sứ mạng duy nhất, đó chính là sứ mạng của Đức Kitô, Người được Chúa Cha sai đến thế gian (x. Ga 5,24;17,3); Chúa Kitô Phục Sinh sai Chúa Thánh Thần đến với Hội Thánh (x. Lc 24,49; Ga 15,26). Đức Kitô sai các Tông Đồ và Hội Thánh đi rao giảng Tin Mừng (x. Mc 16,15; Mt 28,19; Cv 1,8). Sứ mạng của mỗi người chúng ta xuất phát từ sứ mạng của Đức Kitô. Do đó, “truyền giáo” là thông dự vào và chia sẻ cùng một sứ mạng của Đức Kitô: sứ mạng thì chỉ có một, nhưng bao gồm nhiều sứ vụ khác nhau: sứ vụ tông đồ (apostolat), sứ vụ mục vụ (pastoral), sứ vụ của các mục tử, sứ vụ của người giáo dân, sứ vụ của các nhà giáo dục, sứ vụ của các nhà hoạt động xã hội… Một điều cần lưu ý nữa liên quan đến từ “Missio”: sứ mạng, chúng ta thường thấy trên các thiệp mời của lễ truyền chức phó tế và linh mục là: lãnh nhận tác vụ phó tế, tác vụ linh mục, thiếu mất chữ “thừa”, chữ “thừa” mới cho thấy căn tính và sứ mạng của người lãnh nhận, bởi vì, đương sự không thực hiện tác vụ của chính mình, nhưng, là thi hành tác vụ do sự thừa kế, thừa hưởng, thừa hành, thừa lệnh của Đức Kitô. Do đó, đầy đủ phải là lãnh nhận thừa tác vụ phó tế, thừa tác vụ linh mục. 

BỮA TIỆC THIÊN QUỐC – NIỀM HY VỌNG CỦA MỌI NƯỚC MỌI DÂN
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Thường Niên XXVIII, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: tự sức mình, chúng ta không thể tuân giữ được những gì Chúa truyền dạy, vì thế, chúng ta rất cần ân sủng của Chúa. Tất cả là do bởi ơn Chúa, cho nên, để chúng ta có thể đạt đến Nước Trời, nơi mà Chúa đã dọn sẵn cho chúng ta bữa tiệc, ân sủng của Chúa sẽ luôn mở đường và cùng đồng hành với chúng ta trên hành trình tiến về Núi Thánh, Đền Thánh để dự Bữa Tiệc Thiên Quốc.

CỦA XÊDA TRẢ XÊDA, CỦA THIÊN CHÚA TRẢ THIÊN CHÚA
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật XXIX Thường Niên, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa là Chúa các chúa, Vua muôn vua, vì thế, Chúa là Đấng rất đáng chúng ta tôn thờ và phụng sự. Chúng ta tôn thờ Chúa như thần dân đối với Vua trong Vương Quốc của Người, và chúng ta phụng sự Chúa như con thơ đối với Cha hiền trong Nhà của Người. Do đó, chúng ta không chỉ xin ơn trung tín: để tuân giữ những gì Chúa truyền dạy, mà còn phải xin cho mình có lòng quảng đại: để làm hơn cả những gì luật dạy, mà đáp lại tình phụ tử bao la cao cả của Người. 

ĐÔI NÉT VỀ CHIỀU KÍCH “HIỆP THÔNG”
Khái niệm “hiệp thông”: tiếng Latinh là “communio”, tiếng Hylạp là “koinonia”. Trong Cựu Ước, tương đương với “koinonia” tiếng Hípri là “haburah” dùng để gọi cộng đoàn các tín hữu, chứ không được áp dụng cho mối tương quan với Thiên Chúa, bởi vì, con người chỉ là tôi tớ của Thiên Chúa. Điều mới mẻ của Tân Ước là dám sử dụng từ “hiệp thông” cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, bởi vì, con người được thông phần bản tính Thiên Chúa (theias koinonoi physeos, x. 2 Pr 1,4). 

[1] 1 2 3 [2/3]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!