|
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng
|
GIẢI THOÁT
Sứ vụ giảng dạy của tiên tri Isaia tại Giêrusalem vào khoảng năm 742-701 trước Công Nguyên, dưới thời các vua Giuđêa là Uzziah, Jotham, Ahaz và Hezekiah. Isaia đã nói tiên tri về Đấng Thiên Sai sẽ đến và giải thoát con dân khỏi sự cùng khổ. Một niềm hy vọng bừng sáng lên cho những ai biết đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Tiên tri đã loan báo ơn cứu độ sẽ đến như suối nước chảy vào nơi đồng vắng, tràn ngập vào hoang địa khô cằn và lòng người hoan hỉ được chữa khỏi bệnh hoạn tật nguyền. Họ sẽ được nghe loan báo Tin Mừng giải thoát khỏi sầu khổ, tội lỗi và sự ràng buộc của ma quỷ. |
|
HÀNH LUẬT
Luật lệ ghi dấu khả năng phát triển của xã hội loài người. Luật tự nhiên là tiếng nói trong lương tâm mà Tạo Hóa đã đặt để trong tâm hồn của mỗi người. Từ rất sớm, khi xã hội loài người hình thành và phát triển, các quốc gia và các tôn giáo đã có những bộ luật riêng để hướng dẫn mọi người. Con người sống chung với nhau đã từ từ phát sinh ra nhiều thứ luật lệ để bảo vệ quyền lợi cho nhau và cho xã hội. Trong đạo Do-thái xưa có bộ luật Torah trong Ngũ Thư (Pentateuch). Năm cuốn sách đầu trong Kinh Thánh Cựu Ước (Sách Sáng Thế Ký, Sách Xuất Hành, Sách Lêvi, Sách Dân Số và Sách Đệ Nhị Luật) bao gồm những luật lệ căn bản của dân Do-thái, hiên nay một số đông các cộng đoàn Do-thái vẫn áp dụng. |
|
LỜI HẰNG SỐNG
Sau khi ông Môisê qua đời, ông Joshua, con của ông Nun, lên kế vị dẫn dân Do-thái vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa. Toàn dân và gia đình ông Joshua đến trước Thiên Chúa ở giữa công đường, ông Joshua gợi ý cho dân chọn lựa tôn thờ Thiên Chúa hay là tôn thờ các thần dân ngoại. Dân chúng và gia đình ông Joshua đã chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp. Ông Joshua đã trở thành người lãnh đạo tín trung và can đảm dẫn đưa dân vào miền đất chảy sữa và mật như lời đã hứa. |
|
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Sách Phương Ngôn, cũng gọi là sách Châm Ngôn, bao gồm những lời huấn dụ khôn ngoan của vua Salômôn, con vua Đavít. Sách Châm Ngôn giúp con người tìm biết lẽ khôn ngoan và hiểu được những lời cao siêu của các bậc hiền nhân. Sách này giúp chúng ta tìm mở lòng mở trí và học hỏi thêm kiến thức. Kính sợ Thiên Chúa là bước đầu của kiến thức. Lời mời gọi khôn ngoan: Các ngươi hãy đến ăn bánh của ta và hãy uống rượu ta đã pha sẵn cho các ngươi (Cn 9, 5). Bánh và rượu đây là thức ăn quý báu dành cho những kẻ đơn sơ chân thành. Bánh sẽ mang lại sự no thỏa thân xác và rượu sẽ làm hoan hỉ lòng người. Được cùng chia sẻ bữa tiệc là cùng được chung hưởng niềm hoan lạc cuộc sống. |
|
THẦN LƯƠNG
Sách Các Vua kể câu chuyện tiên tri Êlia thách thức các tiên tri thờ thần Baal và thần Asherah. Tại núi Carmel, Êlia đã trách móc vua Ahab về sự nhu nhược đã tôn thờ các thần ngoại bang và qụy lụy người vợ ngoại là Jezebel. Chỉ một mình Êlia, vị tiên tri của Chúa còn sót lại phải đối đầu với 450 tiên tri của thần Baal và 400 tiên tri của thần Asherah. Để nhận diện Thiên Chúa thật, Êlia đã tổ chức cuộc dâng hiến lễ toàn thiêu lên thần minh của mình. Nếu thần nào chấp nhận của lễ dâng hiến sẽ là thần chính thật. Các tiên tri Baal đã dâng của lễ và gào thét nguyện cầu cả ngày nhưng chẳng có thần minh nào đón nhận của lễ. Êlia đặt bàn thờ, giết chiên và đổ ngập tràn nước trên của lễ toàn thiêu. Êlia cầu khẩn và Thiên Chúa đã nhậm lời cho lửa thiêu đốt của lễ. Tiên tri Êlia đã toàn thắng và theo khế ước đã được chấp thuận trước, Êlia giết tất cả các tiên tri của Baal. Jerebel, vợ vua Ahab ghen tức muốn trả thù và đòi lấy mạng Êlia. Êlia đã trốn lên núi. |
|
BÁNH HẰNG SỐNG
Lịch sử ơn cứu độ là một tiến trình dài cả mấy ngàn năm liên quan đến một dân tộc đã được chọn lựa. Dân tộc này được Thiên Chúa yêu thương và hướng dẫn cách đặc biệt. Thiên Chúa chọn các tổ phụ là Abraham, Isaac và Giacob để rồi sinh xôi ra một dân tộc đông đúc, gọi là dân Do-thái. Lịch sử của dân tộc này cũng là lịch sử của ơn cứu độ. Diễn tiến cuộc sống thăng trầm của dân riêng là một quá trình thanh luyện, thử thách và tôi luyện ròng rã để đón nhận Đấng Cứu Thế. Tuy được Thiên Chúa chở che và bảo vệ, dân chúng thường lại muốn vượt rào và chạy theo cách sống của ngoại lai. Thiên Chúa đã nhiều lần thiết lập giao ước với dân để giữ mối giao hảo thủy chung. Thực tế, dân chúng lại cứ chứng nào tật đó và ngựa theo đường cũ từ bỏ đường lối Chúa chạy theo thói đời. |
|
BÁNH VÀ CÁ
Suốt cuộc lữ hành của dân Do-thái trong hoang địa, Thiên Chúa đã ban Manna từ trời rơi xuống để dân chúng thu lượm lại làm bánh nuôi sống. Bánh trở thành dấu chỉ hồng ân Thiên Chúa ban cho con người. Sách Các Vua nói đến một người từ Baal-Salisa đến dâng của đầu mùa là bánh mạch nha và lúa mì. Thiên Chúa đã chúc lành cho bánh này được dư đầy và cả trăm người ăn mà còn dư. Nhưng tiểu đồng hỏi ông: Có bằng này, sao con có thể phát cho cả trăm người ăn được? Ông bảo: Cứ phát cho người ta ăn! Vì Thiên Chúa phán thế này: Họ sẽ ăn, mà vẫn còn dư (2V 4, 43). Bánh trở thành biểu tượng của sự dâng hiến và hợp nhất. Muôn ngàn hạt lúa miến làm thành một tấm bánh.
|
|
MỤC TỬ
Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Giêrusalem vào khoảng từ năm 627-587 trước Công Nguyên. Quan niệm thần học chính của Giêrêmia cũng như các tiên tri khác là mời gọi dân chúng cải tà qui chánh. Vì tội lỗi của dân Judah, Yahweh Thiên Chúa đã hủy phá thành quách do bởi Vua Babylon là Nebuchadrezzar. Tiên tri Giêrêmia là một trong các tiên tri có thế giá nhất. Sứ mệnh của ông trong thời gian bất thường, kéo dài suốt bốn mươi năm tao loạn của cộng đồng ở Giêrusalem. Ngài cùng thông phần chia sẻ những khốn khó và khổ đau với dân chúng. Tiên tri đã dẫn dắt mọi người đặt niềm tin tưởng và hy vọng vào sự giải cứu trong tương lai. Giêrêmia đã không ngại nói thẳng và nói thật khi phải đụng chạm với các chủ chăn. Ngài cảnh cáo: Chúa phán, “Khốn cho các mục tử làm tản mác và xâu xé đoàn chiên Ta”(Gr 23,1). |
|
BÀI SAI
Tiên tri Amos xuất hiện khoảng năm 760 trước Công Nguyên dưới thời của Vua Phương Nam Uzziah (783-742) và Vua Phương Bắc Jeroboam II (786-746). Tiên tri Amos làm việc nơi đồng áng và chăn nuôi súc vật. Ông được Thiên Chúa tuyển chọn và sai đi rao giảng sám hối tại trung tâm miền Bắc Bethel và Samaria. Quan niệm thần học tập trung việc cảnh cáo dân Do-thái rằng Thiên Chúa sẽ trừng phạt và phá hủy dân Israel bởi vì tội lỗi của họ. Amos kêu gọi dân chúng ăn năn sám hối và cải đổi đời sống theo giới răn của Chúa. |
|
ƠN GỌI
Chúng ta không biết nhiều về đời tư của tiên tri Edekiel. Tiên tri Edekiel sinh vào khoảng năm 622, trong thời gian tìm lại được sách Đệ Nhị Luật. Ông đáp lại tiếng Chúa, thi hành sứ vụ tiên tri vào khoảng năm 592, trước Công Nguyên. Edekiel lớn lên tại Giêrusalem và được đào tạo, huấn luyện trong đền thờ và trở thành tư tế. Edekiel dõi theo bước đường của tiên tri Giêrêmia, người đã sống trong thời kỳ khủng hoảng của dân tộc Do-thái. Edekiel ở trong số những người Do-thái bị bắt đi lưu đầy từ Giêrusalem tới Babylon, sau lần vùng dậy thất bại của nhà Jehoiakim. Sau những năm tháng bị lưu đầy, Edekiel được chứng nhận một thị kiến. Thiên Chúa cho ông nhận ra một viễn tượng để giúp cho sứ mệnh tiên tri và đem lại nhiều hoa qủa tinh thần qúi báu cho con dân đang bị lưu đầy xa xứ. |
|
HÃY TRỖI DẬY
Thiên Chúa là Chúa của sự sống. Thiên Chúa tạo dựng sự sống nơi thực vật, động vật, con người và thiên thần. Chúng ta thấy được sự sống gắn liền nơi các tao vật. Mọi tạo vật đều nhận hơi thở sự sống. Rút hơi thở, chúng sẽ tan biến. Ngay chương đầu của sách Khôn Ngoan, tác giả được linh lứng viết rằng: Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong (Kn 1,13). Sự sống ở mọi tạo vật sinh động sẽ tiêu vong, nhưng sự sống thật sẽ tồn tại muôn đời. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm về sự sinh, lão, bệnh và tử. Con người sinh ra và từ từ đi về cõi chết. Đã là người, ai cũng bước qua lúc sinh lúc tử. |
|
Sóng Biển.
Đối diện với sự giận dữ của thiên nhiên ai cũng phải run sợ. Thiên Chúa sắp đặt sự lưu chuyển tuần hoàn trong vũ trụ. Có nhiều biến cố thiên nhiên xảy ra kinh hoàng như động đất, núi lửa, sóng ngầm, bão tố và lũ lụt. Con người đành chấp nhận và luôn trong tư tế tỉnh thức đề phòng. Phúc âm hôm nay diễn tả các tông đồ sợ hãi trước một cơn bão lớn dồn dập. Là những thợ đánh cá chuyên môn, sông hồ là nhà nhưng các Tông đồ vẫn run sợ trước cuồng phong. |
|
NGUỒN SỐNG
Tiên tri Ezêkiel xuất hiện thực hành sứ vụ khoảng giữa năm 592-571 trước Công Nguyên. Tiên tri mang lại cho dân một niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không quên dân tộc mà Ngài đã chọn. Chúa không bỏ mặc dân trong lưu đày khổ nạn. Chúa sẽ cứu họ và sẽ đưa họ trở về quê hương xứ sở. Hình ảnh cây hương nam được trồng nơi đỉnh núi Israel sẽ đâm chồi nẩy lộc là dấu chỉ sự phát triển thịnh vượng của dân tộc. Thiên Chúa đã làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Cho dù Dân có phạm tội và ngoảnh mặt làm ngơ chạy theo bụt thần, Thiên Chúa luôn ngóng đợi và tạo mọi cơ hội cho dân trở về. |
|
THEO Ý CHÚA
Thiên Chúa tác tạo con người có linh hồn, trí khôn, lý trí và tự do để quyết định chọn lựa. Đây là một hồng ân cao quý nhất của loài người. Nếu con người biết dùng trí khôn suy nghĩ để chọn lựa đúng thì con người sẽ được hưởng phúc lộc, nhưng nếu chọn lựa sai lầm, con người sẽ lãnh chịu hậu quả vô lường. Tự do chọn lựa là một thách đố vô cùng quan trọng. Sống là chúng ta phải chọn lựa giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai, giữa sự thật và sự giả dối, giữa sự thánh thiện và tội lỗi và giữa sống và chết. Đôi khi chúng ta cũng đối diện với những chọn lựa không thể rõ ràng như trắng và đen, họa và phước. Có nghĩa là trong sự chọn lựa có một phần đúng và một phần sai hoặc có cả tốt lẫn xấu. Lương tâm lành mạnh sẽ giúp chúng ta chọn lựa quyết định đúng đắn. |
|
THÁNH THỂ (LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA)
Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim Bồ Nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các chim con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.
|
|
LỄ CHÚA BA NGÔI - MỘT THIÊN CHÚA
Mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Qua lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người nhận biết về sự sáng tạo vũ trụ và muôn loài. Con người là loài cao quí nhất được chính Con Một Thiên Chúa ban ơn thanh tẩy và cứu độ. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao quyền tái tạo con người qua Bí Tích Rửa Tội cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. |
|
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - ƠN BẢY NGUỒN
Mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các tín hữu thuộc Giáo hội Công giáo kết thúc Mùa Phục Sinh trong niên lịch phụng vụ. Chữ Pentecost trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi nên còn được gọi là Lễ Ngũ Tuần. Lễ Ngũ Tuần bắt nguồn từ lễ Năm Mươi của người Do-thái khi xưa tại Sinai. Trong cuộc lữ hành nơi hoang địa cũng như khi đã vào miền đất hứa, dân Do-thái luôn nhớ tưởng niệm ngày Thiên Chúa ban lề luật cho dân Do-thái trên núi Sinai. Đây là ngày thứ năm mươi sau ngày Lễ Vượt Qua và năm mươi ngày sau lễ Chúa Kitô Phục Sinh. |
|
CHÚA NHẬT 7 PHỤC SINH. B - Gioan 17: 11b-19 - Hợp Nhất Nên Một.
Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha để xin cho chúng ta được hợp nhất nên một. Chúa không cầu xin để cất nhắc con cái ra khỏi thế gian mà vẫn sống trong thế gian nhưng không ai bị hư mất. Sống giữa thế gian là sống giữa một xã hội xô bồ. Chúng ta phải chiến đấu từng ngày với những cơn cám dỗ, những khó khăn và phải phấn đấu không ngừng.
|
|
ĐỨC CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI. - Mc. 16: 15-20 - Chúa Về Trời.
Chúa Giêsu về trời đánh dấu sự kết thúc nhiệm vụ của Chúa trên trần gian và trở về trong vinh quang với Cha của Ngài. Với các Tông đồ, thời gian huấn luyện đã mãn. Các tông đồ được sai đi làm nhân chứng khắp mọi miền. Chúa phán: Hãy đi giảng dạy muôn dân, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ, ai không tin sẽ bị luận phạt. |
|
Yêu Thương Nhau
Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè. Hơn nữa là tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và yêu tha nhân. |
|
[1]
1 2
3
4
5
6
7
8
9
10 [2/56] |