Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

MỤC TỬ NHÂN LÀNH HẾT LÒNG VÌ CHIÊN
Tại Vatican ngày hộm nay các Hồng Y bước vào Mật Nghị bầu Giáo Hoàng thứ 267 cho Giáo Hội Công Giáo chúng ta. Hy vọng chúng ta sẽ có tân Giáo Hoàng trước Chúa Nhật IV Phục Sinh là Chúa Nhật được  Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, để mọi tín hữu chiêm ngắm chân dung vô cùng đáng kính đáng yêu của Vị Mục Tử Nhân Lành là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô.

ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦATÔNG ĐỒTRƯỞNG PHÊ-RÔ
Giáo hội Công giáo vừa an táng vị giáo hoàng thứ 266 là Đức Thánh Cha Phan-xi-cô. Và đang chờ đợi Vị Giáo hoàng thứ 267 sẽ được bầu lêm trong Mật Nghị Hồng Y đầu tháng 5/2025. Vì thế bài Phúc Âm về “ơn gọi và sứ mạng” của Tông Đồ Trưởng Phê-rô mà chúng ta đọc hôm nay chắc chắn sẽ tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn chúng ta là những kẻ đọc và lắng nghe Lời Chúa.  

CẢM TẠ VÀ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
“Ta muốn ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót là một trợ giúp và nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, Lòng Thương Xót của Ta sẽ rộng mở; Ta sẽ tuôn đổ một đại dương hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta.” (Trích nhật ký, số 699).

TÔN VINH TÌNH YÊU THẬP GIÁ
Tuần Thánh bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá và kết thúc với Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Tuần Thánh là thời gian thuận lợi nhất để các Kitô hữu suy ngắm và cảm tạ Thiên Chúa là Đấng có tấm lòng và hành động yêu thương vô bờ vô bến đối với loài người. Trong “cuộc khổ nạn” Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa mang hình ảnh, dáng dấp và thân phận của Người Tôi Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ Isaia đã miêu tả từng chi tiết từ mấy trăm năm về trước.

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
Trọng tâm và cao điểm của mạc khải Kitô giáo là Thiên Chúa yêu thương và tha thứ cho loài người khi họ phản bội và xúc phạm đến Thiên Chúa. Thiên Chúa đã mạc khải mình là Đấng yêu thương và tha thứ, cho dân Israel nói chung và cho các ngôn sứ nói riêng, trong suốt dòng lịch sử của Cựu và Tân Ước.

HÃY QUAY VỀ VỚI THIÊN CHÚA LÀ CHA GIẦU LÒNG TỪ BI THƯƠNG XÓT
Mùa Chay là Mùa Ăn Năn Sám Hối để được làm hòa với Thiên Chúa. Làm hòa với Thiên Chúa thì chúng ta vừa tránh được đại họa là đánh mất sự sống vĩnh cửu của mình, vừa được Thiên Chúa thứ tha mọi tội lỗi và phục hồi phẩm giá và tước vị làm con. Mùa Chay là Mùa các tội nhân quay về với Thiên Chúa. Quay về với Thiên Chúa thì các tội nhân được được Thiên Chúa thứ tha mọi tội lỗi và phục hồi phẩm giá và tước vị làm con.

SÁM HỐI LÀ HOA TRÁI MÀ THIÊN CHÚA MONG ĐỢI
Trọng tâm của Mùa Chay là ăn năn sám hối, là cải tà quy chính, là  thay đổi suy nghĩ và hành động, cả trong phạm vi cá nhân lẫn trong phạm vi gia đình, giáo xứ, giáo phận. Nếu chúng ta kiểm điểm một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta chưa làm được bao nhiêu, so với điều mà Thiên Chúa mong đợi.

“ĐÂY LÀ CON TA YÊU DẤU, CÁC NGƯƠI HÃY NGHE LỞI NGƯỜI”
Nếu trong đời thường sự nghe lời (người khác) càng ngày càng khó và càng ngày càng bị phản đối (vì cho rằng việc ấy hạ thấp giá trị bản thân) thì trong đời sống tâm linh, sự nghe lời, nhất là nghe Lời Thiên Chúa hay nghe lời của vị đại diện Thiên Chúa, càng ngày càng cần thiết và cấp bách, vì loài người càng ít nghe lời Thiên Chúa bao nhiều thì càng tệ hại bấy nhiêu. Lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử Israel nói riêng cho thấy rõ điều ấy.

THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA KẺ TIN!
Phần đông giáo dân đều hiểu rằng Mùa Chay là thời gian ăn năn sám hối về những thiếu sót và tội lỗi của mình nên việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức được mọi người đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiểu như vậy là không sai. Nhưng nếu hiểu cách sâu xa và bao trùm hơn thì Mùa Chay chính là thời gian để các tín hữu thể hiện thái độ và hành động của mình với tư cách là kẻ tin.

CÂY TỐT SINH QUẢ TỐT

Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao hiện nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Viêt Nam ta nói riêng đầy rẫy những cái xấu: trộm tiền cướp của giết người xẩy ra ở khắp mọi nơi; tham nhũng, cửa quyền, chung chi, gian lận ở khắp các cơ quan Nhà Nước; dối trá, lường gạt ở mọi tầng lớp xã hội, từ bình dân tới trí thức. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do con người nói chung và  con người Việt Nam nói riêng không  tốt, nên những điều xấu sinh ra trong gia đình và xã hội.

Các Kitô hữu phải nên tốt lành thánh thiện, không chỉ để cho mình mà còn để lành mạnh hóa xã hội. Vì thế mà việc đọc, suy niệm Lời Chúa và đem ra thực hành là vô cùng cần thiết.

NÉT ĐẶC THÙ CỦA BÁC ÁI KITÔ GIÁO: YÊU THƯƠNG KẺ THÙ VÀ THA THỨ CHO NGƯỜI XÚC PHẠM MÌNH
Ngày nay ở bất cứ cộng đoàn giáo xứ nào cũng có Hội đoàn Lòng Chúa Thương Xót vì tôn kính Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa là Đấng Nhân Từ, là Đấng Thương Xót là trọng tâm và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo. Phong trào Lòng Chúa Thương Xót không chỉ giúp các thành viên khám phá ra và tôn vinh Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa đối với loài người tội lỗi mà còn giúp các thành viên yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù và tha thứ cho những người xúc phạm hãm hại mình như những lời tâm huyết của chính Chúa Giêsu Kitô trong bài Phúc âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm C hôm nay: “Hãy yêu kẻ thù, làm ơn cho người ghét mình, chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ vu khống mình… Đừng xét đoán, đừng kết án… Hãy tha thứ… Hãy cho… Hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ”

SỐNG THEO THIÊN CHÚA HAY NGƯỜI ĐỜI?
Là người Công Giáo không chỉ đơn giản là tin vào Mạc Khải của Thiên Chúa  và Giáo Lý mà Giáo Hội giảng dạy, mà còn là chọn lựa một lối suy nghĩ,  nói năng và hành động phù hợp với Mạc Khải và Giáo Lý Kitô giáo. Nói một cách cụ thể người Kitô hữu phải chọn lựa hoặc sống theo Thiên Chúa, hoặc sống theo người đời và hoặc cậy dựa vào Thiên Chúa, hoặc cậy dựa vào người đời.

ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA THIÊN CHÚA
Trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, cùng với việc sai Con Một Người xuống trần gian, Thiên Chúa còn dành cho con người một vai trò quan trọng là làm cộng sự viên của Người vì Thiên Chúa không muốn hoạt động một mình.

ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIÊSUTRONG ĐỀN THÁNH
Vào những ngày đầu năm (mới) người ta thường quan tâm cách đặc biệt đến những đứa trẻ được sinh ra vào thời điểm quan trọng này của năm. Không biết có phải vì thế mà các nhà phụng vụ của Hội Thánh Công Giáo đã sắp đặt lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giẹsu trong Đền Thánh vào đầu tháng 2 dương lịch (thường là trùng vào nhũng ngày đầu năm âm lịch). Các Bài Sách Thánh, nhất là bài Phúc âm, của Chúa Nhật IV Mùa Thương Niên Năm C hôm nay, nói về một con trẻ vô cùng đặc biệt của Thiên Chúa và của loài người. Đó là Chúa Giêsu con bà Maria. Con trẻ ấy đã được (cha mẹ ngài) hiến dâng cho Thiên Chúa trong Đền Thánh Giêrusalem theo Luật Môsê.  

THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Thật đáng buồn khi rất nhiều người, kể cả người có đạo, xem kiếm tiền là mục đích duy nhất của lao động (trí thức hay chân tay) . Những người ấy sẽ không làm gì nếu họ không cần phải kiếm tiền! Thật ra mục đich chính và đích thực của lao động (hay việc làm) không phải là để kiếm tiền, mà là để phát huy tài năng của bản thân (mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người) và làm rạng danh Thiên Chúa và đem lại tiến bộ và hạnh phúc cho cộng đồng xã hội. Ngay từ những ngày đầu của lịch sử loài người Thiên Chúa đã xác định mục đích cao cả của lao động (hay việc làm) khi Thiiên Chúa giao cho con người trách nhiệm quản lý công trình tạo dựng. Dĩ nhiên là khi con người bỏ công sức và mồ hôi để lao động thì con người được thưởng công, được đền tiền (nhưng không chỉ có tiền). Chính vì thế mà Giáo Hội mới dành Ngày Mồng Ba Tết cho việc thánh hóa công ăn việc làm. Công ăn việc làm của chúng ta cần được thánh hóa để lao động ấy đạt đươc mục đích chính và tốt lành của nó.

KÍNH NHỚ VÀ BIẾT ƠN TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ
Ý nghĩa của Ngày Mồng Hai Tết là kính nhớ và biết ơn tổ tiên ông bà và cha mẹ có nghĩa là mọi tín hũu Việt Nam được mời thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành là những người đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta và giáo dục chúng ta nên người và nên người Kitô hữu. Chúng ta phải hiểu việc kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ được mở rộng đến tất cả những người đã hy sinh mồ hôi, xuơng máu… để chúng ta được như ngày hôm nay, để chúng ta có những thứ mà chúng ta có ngày hôn nay.

CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ THIÊN CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Chỉ cần suy nghĩ một chút, chúng ta liền thấy ý nghĩa sâu xa và phong phú của ba Ngày Tết cổ truyền theo văn hóa Việt hòa nhập với Phúc Âm Kitô giáo:

CHÚA GIÊSU RAO GIẢNG TIN MỪNG - CÁC KITÔ HỮU LOAN TIN VUI CỨU ĐỘ
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, các Kitô hữu trở thành chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô là Hội Thánh (mà Chúa Kitô là Đầu) nên tham dự vào 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của chính Chúa Giêsu Kitô. Trong ba chức vụ cao trọng ấy thì chức vụ ngôn sứ là khó thực thi nhất. Vì làm ngôn sứ là nói Lời Thiên Chúa, nói thay Thiên Chúa, là phát ngôn viên của Thiên Chúa, là rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Tin Mừng Giải Phóng cho người nghèo. Công việc hệ trọng ấy đòi hỏi ở người Kitô hữu chẳng những một sự hiểu biết tương đối về Thiên Chúa và Hội Thánh, mà còn cần có một lòng dũng cảm, dám liều thân vì sứ mạng trong lúc thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi, cho những người muốn nghe cũng như cho những người không muốn nghe Lời Thiên Chúa.

DẤU LẠ ĐẦU TIÊN VỚI NHIỀU Ý NGHĨA VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐẤNG MÊSIA
Tác giả các Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giêsu đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Palestina. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa và thông điệp chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giêsu và của Thiên Chúa trên đời sống và tâm hồn con người mà Chúa Giêsu gặp gỡ trên các nẻo đường.

MỘT TRANG SỬ MỚI
Sau Mùa Giáng Sinh, Phụng Vụ của Hội Thánh mừng kính biến cố đầu tiên của giai đoạn công khai của Đấng Mêsia: Chúa Giêsu thành Nazarét nhận phép rửa từ tay Gioan Tầy Giả trong dòng sông Giócđan như nhiều người Israel khác. Gioan Tầy Giả kêu gọi dân chúng chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối về tội lỗi của mình. Chúa Giêsu là Đấng thánh của Thiên Chúa, là Đấng vô tội, là Đấng xóa tội. Nhưng Chúa Giêsu đã tự tìm đến với Gioan Tầy Giả và xin vị ngôn sứ rửa cho mình. Việc làm này của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì? Sự việc Chúa Cha và Chúa Thánh Thần xuất hiện (gọi là thần hiện) có ý nghĩa gì? Đó là hai câu hỏi mà các Kitô hữu chúng ta không thể không tìm hiểu để có lời giải đáp thỏa đáng và ích lợi cho đời sống đức tin của mình.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/33]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!