Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay? (CN 32A; 5 cô khôn, 5 cô dại)
Hôm nay, tôi muốn lấy một chi tiết trong dụ ngôn để xây dựng đề tài suy niệm. Chi tiết này chắc đã có lần ta đặt dấu hỏi. Năm cô khôn có phải chỉ khôn theo nghĩa vẫn thường được Kinh Thánh ca tụng, hay là còn khôn và ranhnữa. Rõ rệt hơn, ranh mãnh và ích kỷ. Xá gì một chút dầu, sao lại không cho mượn hay xẻ chia với bạn đồng nghiệp phù dâu, mà lại bắt bí họ đi mua ngoài tiệm, để rồi xôi hỏng bỏng không, họ bị ở ngoài Phòng Tiệc muôn kiếp. Đề tài rút ra từ chi tiết này, là: cái gì không cho mượn được, cái gì không thể đi vay được.

Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT” (CN30A)
Khi chúng ta dồn tâm gắng sức cho một công việc gì đó, như mua đất, xây nhà, dựng vợ, gả chồng…, ta mô tả : Tôi đã dành cho công việc đó biết bao thời gian, biết bao công sức, biết bao suy tư, biết bao tiền của… Tức là “nhiều lắm!”

Đồng tiền có hai mặt, dùng mặt này làm sáng mặt kia.
Nếu có dịp được qua Anh Quốc, ghé vào bảo tàng viện Manchester, ta đi thẳng đến khu trưng bày các đồng tiền cổ của đế quốc Roma, sẽ gặp ở đó một đồng tiền bằng bạc có niên hiệu vào khoảng thời đại Giêsu. Đó chính là đồng bạc người Do Thái thời Chúa Giêsu đã dùng (chuyên môn gọi là đồng bạc Denarius nặng 3,8g).

Lời mời dự tiệc hoàng gia, đáng không ta? (CN 28A)
Dụ ngôn Vua mở tiệc cưới cho hoàng tử rất hay, nhưng Chúa Giêsu có vẻ xa thực tế. Ai mà quá khờ dại đến nỗi từ chối lời mời tham dự tiệc cưới hoàng gia ? Một miếng đầu làng bằng một sàng xó bếp, huống lọ là một miếng nơi cung đình chốn hoàng gia, lại càng đáng ước ao sao xiết ! Ngày nay TT Mỹ gây quỹ bằng cách tổ chức các bữa ăn, được ăn sáng với TT, bỏ ra vài ngàn đô có là gì ? Đàng này được mời miễn phí dự tiệc cưới hoàng tử, làm sao lại từ chối. Ấy vậy mà nhiều khi con ngươi lại có thể rất dại khờ để từ chối.

Quan trọng là phần cuối (CN 26A)
Trong kho tàng khôn ngoan La tinh, có một câu ngạn ngữ như sau: Nọc độc ở phía đuôi (venenum in cauda). Câu này nếu hiểu sát nghĩa đen, thì chỉ trúng cho một số con vật, như bọ cạp, như con ong: nọc ở phía đuôi. Con rắn nọc độc không ở đuôi. Thằn lằn cụt đuôi vẫn sống và mọc đuôi khác. Vì thế nọc ở phía đuôi, không thể chỉ hiểu theo nghĩa đen mà phải hiểu theo nghĩa bóng mới đúng. Nọc : phần chính yếu, sự sống … mạch máu – nằm ở đuôi : phần cuối, phần kết.

Sự ghen tị (CN25A)
Trong bài điếu văn ca tụng Rabbi Boun Bar Hijja cách đây gần 2000 năm, người ta đã ví Rabbi Boun bằng một dụ ngôn như thế này: 

Tha Thứ: Tại sao? và Thế nào? (CN 24A) :
Nếu lịch sử của một dân tộc, cho dù là lâu đời hay non trẻ, đều có thể tóm tắt trong một vài ba chữ – như dân tộc VN, lịch sử  lâu dài là một cuộc trường kỳ lập nước và giữ nước, tức là luôn phải đấu tranh để chống ngoại xâm,- thì lịch sử của Dân thánh với thời gian cũng gần tương tự gồm Dân thánh cũ: Israel Cựu ước 2000 năm – và Dân thánh mới : Hội thánh 20 thế kỷ, cộng chung là 4000 năm, cũng có thể tóm tắt bằng hai chữ : tha thứ.

BA PHƯƠNG ÁN (CN 23A)
Ngạn ngữ Tây Phương có câu “lầm lỗi là bản tính con người” (errare est humanum, to err is human). Còn ta thì có câu “nhân vô thập toàn.” Tức là thế nào cũng lầm lỗi. Vàng ròng mà cũng chỉ 4 số 9 (9999), chứ đâu có vàng 100, huống gì con người, thế nào cũng có lỗi.

Con người có hai bộ mặt (CN 22A)
Người ta thướng nói đồng tiền có hai mặt. Tấm huy chương nào cũng có hai phía. Những kiểu nói đó là một suy tư nhân học, tức là từ sự việc, sự vật, suy tư về sinh hoạt con người. Nếu một đồng tiền có 2 mặt, một khối vuông có 6 mặt, một viên kim cương có thể có tới 64 mặt, thì con người lại còn hơn thế: có muôn mặt! Muôn mặt đó tóm về “hai này mà chớ”: một mặt tốt và một mặt xấu.

Phêrô là Đá: Đá quy tụ, Đá hợp nhất (CN 21A)
Nếu ta nhìn vào Tivi cách đây hơn chục năm, hoặc xem băng hình ghi lại các chuyến đi của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong những năm cuối đời của ngài, hẳn ta sẽ nhìn thấy cây gậy của Đức giáo hoàng trở thành hữu dụng. Ngài chống và tựa trên chiếc gậy đó. Gậy không còn là biểu tượng cho quyền chăn chiên, quyền dẫn dắt, như ta thấy các giám mục vẫn thường dùng. Vị Giám mục Roma Gioan Phaolô II  dùng gậy để chống đỡ chính mình. 

Đức tin mạnh, đức tin yếu. Làm sao để yếu thành mạnh (CN 20A).


TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XX Thường Niên, năm A

(Mt 15, 21-28)

Lm Anphong Nguyễn Công Minh,

Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam.

 Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3P2vllw

Lưỡi dao cạo (CN 19A)
Có một nhà văn Anh (Somerset Maugham) viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: “Lưỡi dao cạo” (The Razor"s Edge), năm 1944, nhưng suốt trong mấy trăm trang của cuốn truyện không hề thấy một chữ “lưỡi dao cạo” nào. Ý của tác giả muốn diễn tả con đường mà Larry Darell nhân vật chính trong câu chuyện phải trải qua là một con đường khó khăn, y như bước đi trên cạnh sắc của lưỡi dao cạo vậy. Bài Tin Mừng hôm nay không có cạnh sắc của lưỡi dao cạo nào -ngược lại là đàng khác, dịu êm như đệm nước- nhưng ý nghĩa là tương đương như cạnh sắc của lưỡi dao: tức là cũng rất khó khăn để bước trên đó: đi trên mặt nước. Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Các môn đệ tưởng là ma. Ngài nói: Hãy yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ. Phêrô nghe vậy liền nói: Lạy Thầy, nếu là Thầy thì xin truyền cho con đi trên mặt nước đến với Thầy. Đi trên mặt nước, chứ không phải bơi trong nước, không dễ, nên Phêrô đã chìm, phải cầu cứu thầy Giêsu: Lạy Thầy xin cứu con.

Tính “ích kỷ” trong hai bữa ăn (CN 18A)
“Khi nghe tin Gioan bị chém đầu, Chúa Giêsu rút vào nơi hoang vắng…” Chỉ với câu mô tả đó nằm đầu đoạn Tin Mừng hôm nay, gợi nhớ cho chúng ta 2 bữa ăn trộn với hai biến cố: Gioan bị chặt đầu trong bữa ăn linh đình tại dinh Hêrode, và bánh hoá nhiều trong bữa ăn nuôi 5000 người giữa nơi hoang vắng. Nét chung của hai bữa ăn là chủ đề suy tư hôm nay.

Kho Tàng gì? Ở đâu? (CN 17A TN)
Hẳn ai, người Việt ta, đã hơn một lần phải di tản, chắc hiểu được phần nào dụ ngôn Chúa Giêsu nói khi ví Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu. Người Do Thái thời Chúa Giêsu cũng không xa lạ gì với khái niệm một kho tàng chôn trong lòng đất. Trên dải đất từng bị mất đi chiếm lại nhiều lần, chuyện chôn giấu tài sản, khi không thể đem theo trên đường di tản, là việc đương nhiên đối với dân thời loạn.

Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi

Dụ ngôn “Gieo giống” Vì sao Chúa giảng dạy bằng dụ ngôn? (CN 15 QN A)
Bài Tin Mừng hôm nay gồm 3 phần: Phần I, Chúa công bố dụ ngôn người gieo giống; Phần III: Chúa giải thích dụ ngôn đó nghĩa là gì. Còn Phần II: Chúa trả lời cho câu hỏi của các tông đồ: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng. Ta dừng lại ở Phần II: Vì sao Chúa lại dùng dụ ngôn mà nói với dân chúngChúng ta thử trả lời và chúng ta nghe Chúa Giêsu trả lời.

Lòng Hiếu Khách: gương trong Sách Thánh (CN 13A TN)
Có khá nhiều đề tài cho bài giảng hôm nay mà ta có thể rút ra được từ đoạn Tin Mừng. Nào là điều kiện theo Chúa (điều kiện nào); nào là vác thập giá theo Ngài (thập giá nào, vác làm sao); và cái "nào là" thứ ba là cái tôi muốn nói, đó là về tấm lòng: lòng hiếu khách mà ta rút được từ bài Tin Mừng hôm nay: Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy... 

Ý NGHĨA MỖI ƠN TRONG BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN
Sách “Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo” năm 1992 có nhắc tới 7 ơn này hai lần, một trong phần Nghi thức bí tích Thêm sức (số 1299) và một trong phần Hiệu quả bí tích (số 1303), nhưng chỉ liệt kê chứ không có một dòng giải thích.

Suy nghĩ về Chúa Quan Phòng (CQP) - CN 12A
Đề tài “sợ” nổi rõ trong suốt bài Tin Mừng hôm nay. Sách các bài giảng thường khai thác đề tài này khá kỹ : “Sợ gì và không sợ gì”;  “sợ ai và cóc sợ ai” v.v… Tôi sẽ không theo hướng phân tích nỗi sợ, mà chọn 1 câu nhỏ Chúa nói, hai con chim sẻ không phải chỉ đáng 1 hào sao ? để khai thác đề tài về Chúa Quan Phòng : đẩy sợ ra ngoài bằng cách tin vào Chúa Quan Phòng. Chắc các chị dòng Chúa Quan Phòng gần đây (157 Hai Bà Trưng, Saigon) nói về CQP là danh hiệu và cùng đích của Dòng họ, hẳn là hay ho hơn chúng ta. Nhưng nào mời được mấy chị, mà mời được, họ cũng không dám nói trong thánh lễ, vì luật phụng vụ không cho họ giảng. Thôi cứ để tôi nói.

YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Có bao giờ chúng ta nghe hai bạn trẻ nam nữ, yêu nhau mà nói với nhau câu này chưa: “Nếu anh yêu em, anh hãy tuân giữ một số điều luật này nè... 1. đúng hẹn, 2. đi thẳng không ngó ai,  3. không lai rai vượt quá ranh giới, 4. không chơi thuốc lắc…”. Chắc là chưa, mặc dầu hai người vẫn làm như vậy khi thương nhau. Không nói nhưng vẫn làm.

[1] 1 2 3 4 5 6 [5/6]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!