Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

CÁCH CỨU VÃN HÔN NHÂN ĐANG TRỤC TRẶC

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Tác giả: Matthew McDonald

Lược dịch: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguồn: https://www.ncregister.com/

Kính mời theo dõi vidseo tại đây:

https://youtu.be/4qirBdWCD-A

NẺO ĐƯỜNG THEO CHÚA KITÔ
Chúng ta tuân giữ các giới răn mà Tin Mừng khuyên tuân giữ để trở nên “Kitô hữu tốt lành”. Rồi đôi khi giống như người giàu có trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy mình tương đối hài lòng về chính mình. Chúng ta tin rằng chúng ta đã đạt đến một mức độ hoàn hảo nhất định, bởi vì chúng ta đã tuân giữ lề luật của Thiên Chúa và Hội Thánh khá trọn vẹn... nhất là khi so sánh với bao người khác còn “bê tha lỗi tội nặng nể”.

ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ KINH MÂN CÔI
Lễ Đức Mẹ Mân Côi được Thánh Giáo Hoàng Piô V thiết lập vào ngày kỷ niệm chiến thắng của hạm đội Kitô giáo tại vịnh Lêpantô, ngày 7 tháng 10 năm 1571. Chiến thắng này được cho là nhờ sự cứu giúp của Mẹ Thánh của Thiên Chúa. Sự trợ giúp ấy là nhờ vào lời khẩn xin của Kinh Mân Côi. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI liên tục kêu gọi chú ý đến hiệu quả của Kinh Mân Côi.

HÃY HƯỚNG LÒNG VỀ MẸ MARIA KHI TÂM HỒN SẦU KHỔ

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

 Tác giả: LM Ed Broom, OMV.

Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung

Từ  https://catholicexchange.com

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://youtu.be/fPedJLm9smU

TÌNH YÊU THỦY CHUNG CỦA THIÊN CHÚA
Theo báo Phụ nữ số ra ngày 18 tháng 8 năm 2024, chuyên mục Hôn Nhân- Gia Đình, bài viết nhan đề “Kết hôn nhanh - ly hôn vội, do đâu?” cho biết “Tỉ lệ ly hôn so với tổng số cuộc kết hôn chiếm trên 47%. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, có 4.235 cặp đôi kết hôn và 2.696 vụ ly hôn, tỉ lệ ly hôn chiếm trên 63%. Và số vụ ly hôn dự báo sẽ còn tăng cao trong 2 tháng cuối năm. Số vụ ly hôn ngày càng tăng không phải là chuyện mới mà được đề cập trong mấy năm gần đây. Theo báo cáo của ngành tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, bình quân cứ 2,7 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn (chiếm hơn 35%). Trong số các cặp đôi ly hôn, 70% số vụ thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi từ 18-30, 60% ly hôn sau từ 1-5 năm chung sống”

KHOAN DUNG THEO TINH THẦN CHÚA KITÔ
Một trong những thói tật của con người là nghĩ rằng mình giỏi giang, biết hết mọi sự về bản thân,về  thế giới và cả về Thiên Chúa. Do đó, họ kiêu hãnh coi thường người khác không thể cùng đẳng cấp với mình. Bài Tin Mừng hôm nay chứng tỏ khuynh hướng này cũng không ngoại lệ nơi các môn đệ của Chúa Giêsu ngay khi Ngài còn đang trên đường rao giảng Nước Thiên Chúa.

MẸ TÊRÊSA Calcutta GIÚP THĂNG TIẾN TRONG SỰ KHIÊM NHƯỜNG
Lời khuyên của Thánh Têrêsa Calcutta đặc biệt thích hợp trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, cho chúng ta cơ hội suy ngẫm về cách chúng ta có thể sử dụng đức tin để giúp bản thân mình trở nên con người tốt nhất. Và trong việc này, không có tấm gương nào lớn hơn cuộc đời của Mẹ Têrêsa Calcutta, vị thánh được nhiều người yêu mến.

CHÚA GIÊSU ĐÃ XUỐNG VỊ TRÍ RỐT HẾT
Các môn đệ đi theo Chúa Giêsu, bàn luận với nhau để biết ai là người lớn nhất: “Các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả” (Mc 9:34). Các ông, và hầu hết dân Do thái bấy giờ, nghĩ rằng Nước Trời là sự khôi phục vương triều Đavít hay vương triều Sôlômôn, là những thời kỳ hùng mạnh trong lịch sử Do Thái. Có lẽ các ông cãi nhau vì phần lớn người ta thường nghĩ rằng “người lớn nhất” là người có sức mạnh, quyền lực và trổi vượt hơn người khác. Nhân dịp này Chúa Giêsu dạy các ông ai thực sự là người lớn nhất trong Nước Thiên Chúa.

LẦN ĐẦU PHÊRÔ CHỐI CHÚA
Người ta nói Thầy là ai?” (Mc 8:27). Câu hỏi của Chúa Giêsu về căn tính của Ngài như thách đố các môn đệ khi xưa của Ngài, và cũng thách đố tất cả các Kitô hữu chúng ta ngày nay, mọi nơi, mọi thời đại, phải trả lời. Câu trả lời chúng ta cần đưa ra không phải là lời nói suông, không chỉ là một thứ tri thức thuần lý, dù giống như câu trả lời của Simon Phêrô đến đâu đi nữa “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8:29). Bởi vì con đường theo Chúa Giêsu là một hành trình sống, theo cung cách sống của Ngài, là Đấng Kitô, Đấng đã đi con đường thương khó, chết và sống lại. Ngài gánh chịu những đau khổ bởi tội lỗi của chúng ta. Ngài chăm sóc những nỗi đau đớn của con người, chứ không tìm cách thống trị hay nô dịch người khác. Tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai nhân danh Chúa mà đến chính là đoan hứa học cách phục vụ mọi người cụ thể trong cuộc sống mỗi ngày.

Adam, Eva và Kế hoạch quan trọng của Thiên Chúa
Trong bài đọc từ sách Sáng thế, Thiên Chúa hỏi ba câu hỏi quan trọng và bắt đầu thực hiện một kế hoạch “quan trọng” cho ơn cứu độ của chúng ta. Chúng ta hãy lần lượt xem xét từng câu hỏi rồi quan sát kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

CHA MẸ CÔNG GIÁO TỐT LÀNH NUÔI DƯỠNG ĐỨC TIN CỦA CON CÁI
Chúa Giêsu phán: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” Mátthêu 19:14

BIẾT NGHE VÀ NÓI LỜI THIÊN CHÚA
Trình thuật Tin Mừng hôm nay kể rằng “Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Chúa  Giêsu, và xin Ngài đặt tay trên anh” (Mc 7: 32). Người này bị điếc hoàn toàn; không thể nghe thấy gì cả. Hơn nữa, điếc và câm thường liên quan với nhau vì con người học nói bằng cách nghe. Một người không thể nghe giọng nói của chính mình hoặc giọng nói của người khác, nhất là bị điếc từ khi mới sinh hoặc mất khả năng nghe khi còn nhỏ tuổi, thì hầu như không thể nói gì được, hoặc chỉ nói ú ớ, ngọng nghịu, không làm cho ai hiểu được, vì mọi người đều sử dụng thính giác của mình trong sinh hoạt hàng ngày mọi nơi mọi lúc. Vào thời mà ngôn ngữ ký hiệu và các phương tiện trợ thính không có như ngày nay, người vừa điếc vừa ngọng như thế này bị hạn chế rất nhiều trong giao tiếp cộng đồng, dễ bị bỏ rơi, cách biệt, cô lập và trở nên cô đơn, buồn bã, “căng thẳng tâm lý – stressed” theo cách nói ngày nay.

TẤM LÒNG CHÂN THÀNH
Ron Rolheiser nói đại ý như sau: Nếu một người con chỉ nói “Con thương bố mẹ” khi người con ấy thực sự cảm nhận được cảm xúc yêu thương đó, thì người con ấy sẽ không thể thường xuyên bày tỏ tình yêu dành cho bố mẹ được. Và nếu như chúng ta chỉ cầu nguyện khi thực sự cảm thấy thích cầu nguyện, thì chúng ta cũng sẽ không thể cầu nguyện thường xuyên được. Khi hai vợ chồng nói rằng, “Anh yêu Em / Em yêu Anh” vào những lúc mà cảm xúc của họ không như lời nói, hoặc khi chúng ta đọc kinh cầu nguyện mà cảm xúc của chúng ta không thấy gì sốt sắng, thì không phải là chúng ta đang giả hình hay chỉ làm cho xong việc bề ngoài, nhưng là chúng ta đang thực sự bày tỏ những thực tại sâu xa hơn.

KHIÊM NHƯỜNG: NỀN TẢNG CỦA SỰ THÁNH THIỆN
Để chúng ta thực sự lớn lên trong sự thánh thiện, nhân đức quan trọng nhất là bác ái - một tình yêu đích thực dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Nhưng bên cạnh nhân đức bác ái đối thần là nhân đức khiêm nhường. Theo một nghĩa nào đó, chúng là hai trụ cột hay hai viên đá nền tảng cho những người thực sự theo đuổi một đời sống thánh thiện đích thực.

CHỌN THEO CHÚA GIÊSU KITÔ
Sống ở đời, chúng ta cần nghe và yêu cầu những người khác nói những gì hợp lý, Chúng ta không chấp nhận nghe những gì vớ vẩn vu vơ, thậm chí xằng bậy. Người Do thái thời Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài cũng không muốn nghe bất cứ ai nói những lời vô lý. Phản ứng của họ trước những gì Chúa Giêsu nói là điều bình thường, dễ hiểu và rất đáng được thông cảm. Ngay cả ngày nay, chúng ta không khuyến khích ai ngây ngô để rồi bị lừa dối, mê hoặc, khi tin vào những thứ hão huyền, đạo này đạo nọ, chẳng hạn nhóm trừ quỷ Bảo Lộc, Hội Thánh Đức Chúa trời mẹ, đạo Hà Mòn [1] v.v…

Chúa Giêsu chăm lo đến hạnh phúc của chúng ta.

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung.

(Ga 6, 1-15)

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bitly.li/MGlF

Thức ăn cũ hay lương thực mới
Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta “tìm kiếm Chúa Giêsu”. Chúng ta có như nhóm “dân chúng xuống thuyền đi Caphácnaum tìm Ngài” để rồi bị khiển trách “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê” (Ga 6: 26)? Trong cuộc sống, chúng ta thường tìm kiếm Chúa để được no nê theo ý muốn riêng của mình. Tuy nhiên điều Chúa Giêsu muốn chúng ta kiếm tìm, “ra công làm việc” không phải vì “lương thực mau hư nát”, nhưng là: “Lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6:27).

TIN YÊU TRONG CHÚA GIÊSU KITÔ
Đức tin theo Kinh thánh không phải là niềm hy vọng rằng mọi việc ở trần thế này sẽ ổn thỏa. Đó là niềm tin trống rỗng. Đức tin trong Kinh thánh không phải là tin rằng chúng ta sẽ vượt qua mọi trở ngại. Đó là niềm tin tự dựa vào sức mình. Đức tin theo Kinh thánh không phải là một cảm giác đến rồi đi. Đó là niềm tin sai hướng. Đức tin theo Kinh thánh là một hành vi đặt niềm tin và hy vọng vào Chúa cũng như vào tình yêu và ý muốn hoàn hảo của Ngài cho cuộc sống của chúng ta.

Khám phá ơn gọi của bạn!

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

 Tác giả: Karen Hutch

Phêrô Phạm Văn Trung lược dịch.

Từ https://aleteia.org

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bitly.li/yvi7

Thương xót và bình an
Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay cho thấy những gì Chúa Kitô và các môn đệ của Ngài đã trải qua. Các môn đệ trở về sau khi thực hiện sứ vụ của mình và “tụ họp chung quanh Chúa Giêsu, và kể lại cho Ngài biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy” (Mc 6:30). Toàn bộ sứ mệnh của các Tông Đồ được tóm gọn trong hai khía cạnh: “nói” và “làm”. Đây chính là nét đặc trưng của chính cuộc đời Chúa Giêsu: giảng dạy và thực hiện những hành động thương xót. Người ta thấy các tông đồ, qua sự dấn thân của mình, muốn trở thành những người cộng tác với Chúa Giêsu trong cùng một sứ vụ, đó là: “…đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối…trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6: 12-13).

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/20]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!