Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng

THA THỨ
Sách Samuel viết về lịch sử hình thành nước Do-thái do các vua cai trị. Theo yêu cầu mong muốn của toàn dân, Chúa đã ban cho dân một vị vua, tên là Saulê để cai trị dân nước giống như các dân nước lân bang. Những năm tháng đầu đời, vua Saulê cai trị dân chúng trong an bình và kính sợ Thiên Chúa nhưng về cuối đời, vua đã sai phạm nhiều điều. Vì sự thất trung của Saulê, Thiên Chúa đã chọn Đavid kế vị. Saulê ghen tị đã tìm cách hại đời Đavid. Dù Saulê tìm cách ám hại nhưng Chúa gìn giữ Đavid khỏi mọi hiểm nguy. Đavid với lòng nhân hậu và kính mến đức vua, nên dù khi có cơ may ra tay báo thù, Đavid không báo hại sự sống của Saulê. Đavid tuy tuổi trẻ nhưng đã có lòng nhân và biết tự trọng. Cuộc đời của vua Đavid cũng gặp nhiều gian nan thử thách nhưng ông không bao giờ bỏ Chúa. 

ĐỨC TIN
Khi kỹ thuật khoa học phát triển, con người muốn tìm lại nguồn gốc của vũ trụ và của chính mình. Các nhà khảo cổ và các nhà thiên văn địa lý dùng các phương tiện kỹ thuật dự đoán sự kết cấu và tuổi đời của vũ trụ. Với viễn vọng kính, con người có thể nhìn vào khoảng không gian bao la với hằng hà sa số các ngôi sao cách xa cả triệu năm ánh sáng. Khoa học tân tiến cũng chỉ biết giới hạn trong một góc nhỏ của hệ mặt trời, trái đất, mặt trăng, sao hỏa… Sự hiểu biết của con người chỉ là giọt nước trong đại dương. Qua bao ngàn năm tìm tòi nghiên cứu, loài người cũng mới chỉ tiếp cận chút bề mặt của vài ngôi sao gần nhất. Ấy thế mà nhiều người lên tiếng phủ nhận Đấng Tác Thành mọi sự và tin tưởng vào sự khôn ngoan của người đời. Con người chỉ là một thụ tạo nương nhờ vào môi trường xung quanh để sống còn. Con người hiện hữu đó rồi một ngày lại tan biến trở về cát bụi.

THEO CHÚA
Chúng ta tin theo và phó thác cuộc đời cho Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta đã được học hỏi, nhận biết về giáo lý đức tin và Giáo Hội, cũng như sứ mệnh cuộc đời của Chúa Giêsu. Chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Một Thiên Chúa, hiện hữu từ trước muôn đời, được sinh ra làm người bởi Đức Trinh Nữ Maria. Trải qua lịch sử cứu độ, có biết bao nhiêu dòng dõi con người đã tin và đi theo Chúa qua sự hướng dẫn của các vị ngôn sứ, các tông đồ và các vị thừa kế sứ mệnh truyền rao tin mừng cứu độ. Niềm tin của chúng ta cậy dựa vào Chúa và uy tín của Giáo Hội do Chúa thiết lập. Giáo Hội có một kho tàng vô giá được Thiên Chúa mạc khải ẩn chứa trong Thánh Kinh, Thánh Truyền và đời sống Giáo Hội.

ĐỨC ÁI
Tiên tri Giêrêmia được sinh ra trong một gia đình thuộc dòng tư tế ở miền Bắc Giêrusalem. Thiên Chúa đã gọi, thúc dục và tác động cách mạnh mẽ trong tâm hồn của ông ngay khi còn thơ trẻ. Giêrêmia chấp nhận sứ mệnh ra đi giữa bao thử thách và khó khăn. Sứ mệnh của Ngài kéo dài qua nhiều thập niên trong lịch sử của cộng đồng Giêrusalem. Ngài đã tiên báo về sự đe dọa và sụp đổ của thành Giêrusalem. Tiên tri có cá tính riêng và rất mạnh mẽ chịu đựng những khổ cực cùng với đoàn dân. Giêrêmia đã giúp mọi người nhận ra những hậu qủa xấu mà họ phải gánh chịu do sự bất trung và tội lỗi gây nên. Đôi khi ông cũng cảm thấy đuối sức và ngại ngùng, nên đã muốn chối từ sứ vụ đặc biệt này. Nhưng cánh tay của Chúa luôn dẫn dắt ông trong mọi nẻo đường.

CỘNG ĐỒNG
Sách của Nehemiah diễn tả cuộc lưu đầy của dân Do-thái từ Babylon trở về xây lại tường thành Giêrusalem. Khi Vua nước Babylon chiếm hữu thành Giêrusalem và đánh đổ nước Giuđa, đã bắt dân Do-thái cư ngụ ở Palestine đi làm tôi đòi nô lệ tại Babylon. Sau khi các vua nước Medes và Persians đánh thắng dân thành Babylon vào năm 538 BC, vua Cyrus đã cho phép dân Do-thái trở về quê hương. Đúng ra, có ba nhóm trở về vào ba thời kỳ khác nhau. Nhóm thứ nhất dưới sự hướng dẫn của Zerubbabel vào năm 536 BC. Nhóm thứ hai được dẫn dắt bởi Ezra vào năm 458 BC và nhóm sau cùng được Nehemiah dẫn về quê hương vào năm 445 BC. Sách của Nehemiah được viết vào trong khoảng thời gian (465-423 BC).

ÂN SỦNG
Phần phụng vụ lời Chúa của Chúa nhật thứ hai Thường Niên giúp chúng ta có một xác tín về ân sủng thiêng liêng. Thiên Chúa sáng tạo, dẫn dắt điều khiển sự vận hành của vũ trụ và sự sống của muôn loài. Con người là tạo vật cao quý mà Thiên Chúa đã tác tạo. Mỗi một con người được tựu thai là một tạo vật hoàn toàn mới và duy nhất. Mọi khả năng tiềm tàng về di truyền đã được in ghi trong từng tế bào của mỗi sự sống. Thượng Đế cho con người có ý chí, lý trí, ước muốn, tự do và khả năng để phát triển tới đỉnh cao. Con người có thể dùng khả năng và nỗ lực quyết tâm tu tâm và tu thân để trở nên con người hữu dụng và trọn hảoĐấng Tạo Hóa trao ban cho mỗi loài có khả năng truyền sinh giống nòi theo cách thế riêng biệt. Sự sinh xôi nẩy nở và tăng triển thêm nhiều sẽ làm tăng vẻ huy hoàng của vũ trụ vạn vật. Thiên Chúa đã chúc phúc cho mọi loài được tốt đẹp.

PHÉP RỬA
Giáo Hội kết thúc Mùa Giáng Sinh với Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa bởi ông Gioan Tẩy Giả tại sông Giôđan. Nguồn gốc lễ này vào những thế kỷ đầu được cử hành đồng thời với Lễ Hiển Linh. Khi Chúa Giêsu bắt đầu công khai ra giảng đạo và chính thức thi hành sứ mệnh cứu độ, Chúa đã nhập hàng với đoàn dân để nhận phép rửa của Gioan. Phép rửa của Gioan không xóa tội lỗi nhưng là một nghi thức sám hối. Phép rửa là dấu chỉ một sự hối lỗi quay đầu. Biết mình là một bước khởi đầu tu thân. Chúa Giêsu hòa nhập giữa đám đông trong tình liên đới thân phận để từ đó dẫn dắt mọi người ra khỏi vòng nô lệ tội lỗi.

TRUNG GIAN
Ngày đầu năm, mọi dân nước rộn rã hân hoan đón chào một sự khởi đầu mới. Chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Chúa cho một năm qua với nhiều ân sủng và những niềm vui, nỗi buồn. Nhìn lại năm cũ để tính toán sổ sách cuộc đời và hướng tới năm mới để dự phóng những chương trình và mơ ước cho tương lai. Ôn cố tri tân. Đối với con người đang lữ hành, thời gian là hồng ân có quá khứ, hiện tại và tương lai. Thêm một năm, mỗi người già thêm một tuổi.

TỎA SÁNG
Lễ Hiển Linh theo nguồn gốc văn tự Epiphaneia (Epiphany: manifestation or striking appearance). Theo truyền thống, Lễ này được cử hành vào ngày 6 tháng Giêng. Dịp Lễ này, các tín hữu Tây Phương tưởng nhớ ba nhà Đạo Sĩ thăm viếng Chúa Hài Nhi Giêsu và sự hiển linh của Con Chúa cho các Dân Ngoại. Trong khi các tín hữu Đông Phương tưởng nhớ việc Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, được xem là sự hiển linh của Con Chúa cho toàn thế giới. Từ năm 1970, Giáo Hội Công Giáo Rôma, nghi thức La-tinh đã cử hành Lễ Hiển Linh vào ngày 6 tháng 1. Các quốc gia khác có thể cử hành vào Chúa Nhật, sau ngày 1 tháng 1. Lễ Hiển Linh còn được gọi là Lễ Ba Vua.

KẾT HỢP
Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh của Chúa. Chúa đã kết hợp gia đình đầu tiên giữa người nam và người nữ. Ông Ađam và bà Evà đã nhận lãnh sự sống trực tiếp từ Thiên Chúa. Chúa trao cho hai ông bà trách nhiệm truyền sinh giống nòi theo hình ảnh của Thiên Chúa. Sự khác biệt của nam nữ về sự kết cấu giới tính, lý trí, ý chí, tình cảm, tâm sinh lý và sở thích làm nên sự trọn hảo khôn lường. Giữa phái nam va phái nữ có sự thu hút tìm đến với nhau để xây dựng sống chung gia đình. Theo ý định của Thiên Chúa và theo lẽ sống tự nhiên, trải qua bao đời con người đã và đang sống để hoàn thành sứ mệnh cao cả này.

THÁNH Ý
Tiên tri Mikêa loan báo Đấng thống trị Irael sẽ xuất hiện tại Belem, đất Giuđa. Chúng ta thường gọi vùng Belem này là Đất Thánh vì đã được đón nhận Đấng Cứu Thế. Người Do-thái dùng từ Đất thánh chỉ Nước Irael (Kingdom of Israel). Từ ngữ Đất Thánh (Holy Land) được dùng bởi cả người Hồi Giáo và Kitô Giáo để định vị miền đất giữa sông Jordan và vùng biển Địa Trung Hải. Đền thờ Giêrusalem là trung tâm tôn giáo của người Do-thái và là nơi thánh. Cùng với những nơi Chúa Giêsu đã đi qua thi hành sứ mệnh và rao truyền ơn cứu đô. Xưa cũng như nay, có rất nhiều người, kể cả Do-thái, Kitô hữu và tín hữu Hồi giáo đến hành hương trong miền Đất Thánh này. Nhiều người ao ước được đến viếng thăm những nơi Chúa Giêsu Nazarét sinh ra, nơi Chúa sinh sống và rao giảng, đồi Chúa chịu chết và nơi sống lại ra khỏi mồ. Nhiều Kitô hữu muốn đến tận nơi ngắm nhìn, đụng chạm, cảm nhận và suy niệm về cuộc đời của Chúa Cứu Thế.

CÔNG CHÍNH
Chương trình cứu độ của Thiên Chúa ban cho loài người được hình thành qua rất nhiều thời kỳ. Thiên Chúa đã mặc khải ý định qua từng biến cố vui buồn của một dân tộc. Đọc lịch sử dân Do-thái, chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Người qua từng giai đọan. Thiên Chúa không rút bớt thời gian và không dùng sự lạ để đạt tới mục đích ngay, nhưng chờ đợi chuẩn bị của từng thế hệ con người. Mỗi thế hệ, Chúa lại chọn gọi một số những ngôn sứ và chứng nhân. Người mong muốn cải đổi từng tâm hồn để đón chờ Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa sai các tiên tri để loan báo tin vui ngày xum họp trở về. Mỗi biến cố xảy đến cho dân là một dấu chỉ lòng thương xót. Tiên tri Sophonia đã cất tiếng: Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xi-on, hò vang dậy đi nào, nhà Ít-ra-en hỡi! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy nức lòng phấn khởi (Soph 3, 14).

SẴN SÀNG
Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo bước vào một năm phụng vụ mới, cử hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, năm C. Chúng ta bắt đầu năm Phụng Vụ mới. Các Chúa Nhật năm Phụng Vụ tính theo chu kỳ năm A, B và C và các ngày trong tuần, Năm Chẵn 2022. Cũng thế, cuộc đời con người là một hành trình tiến tới, được kết nối bởi các biến cố. Có lúc khởi đầu thì sẽ có khi kết thúc. Kết thúc sự cố này, lại bắt đầu một sự cố khác. Điều quan trọng nhất, vẫn là giây phút bắt đầu trong hiện tại. Không khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt đầu lại. Giáo Hội quan tâm đến cuộc sống tâm linh của con cái mình. Hết mùa lễ này, sang mùa lễ khác, Giáo Hội dùng các cơ hội để nhắc nhở và hướng dẫn con cái trở về. Trở về nguồn cội của tâm hồn, như khi chúng ta mới lãnh nhận bí tích Rửa Tội.

CHÂN LÝ (LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA)
Tiên tri Đaniel đã chiêm ngắm thị kiến về vương quốc vĩnh cửu. Vị Bô Lão ban cho Con Người quyền năng, vinh dự và vương quốc. Mọi dân tộc sẽ qui tụ về để phụng sự Ngài. Đây là thị kiến về ngày cánh chung. Không ai biết được ngày giờ kết cùng của thế giới. Khi chúng ta có mặt ở đời, mọi sự đã có đó và luôn chuyển động. Con người được thông dự sự sống với muôn loài và muôn vật. Con người là loài cao quí được Thiên Chúa ban cho có hồn có xác. Xác hồn kết hợp để hoàn thành sứ mệnh được trao ban. Chúng ta hiện hữu trên trần gian một khoảnh khắc thời gian rồi lại trở về cát bụi. Tuy cuộc đời của chúng ta ngắn ngủi phù du, thân xác sẽ tan biến nhưng linh hồn sẽ hiện hữu đến muôn đời. Mọi sinh hoạt trong cuộc lữ hành trần thế sẽ dẫn bước chúng ta về chung hưởng hạnh phúc bên Đấng quyền năng trong vương quốc của Ngài.

TỪ THIỆN
Từ thiện là việc làm công đức. Người có lòng nhân ái thường hay bố thí, làm từ thiện và thi hành bác ái. Sống bác ái là sống yêu thương chia sẻ cả tình, nhân và nghĩa. Đức ái hay đức mến là một nhân đức cao đẹp của con người. Mỗi người được sinh ra đời trong một hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống có người giầu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn và người thành kẻ bại. Đời người mong manh như hạt sương dễ tan. Không có ai sống mãi trên đời. Cuộc sống của chúng ta giống như những lượn sóng nhấp nhô trồi lên rồi hạ xuống. Không ai là một hòn đảo, chúng ta sống là sống cùng và sống với người khác. Mọi người cần nương tựa, cần hỗ tương nhau và sống nương nhờ nhau. Lòng từ thiện trở thành mối giây liên kết giữa người với muôn loài.

NIỀM TIN
Tiên tri Giêrêmia loan báo tin vui ngày trở về quê hương xứ sở. Ai đi đâu xa, cũng mong có ngày trở về. Nhất là những người bị đi lưu đầy, tù tội hay xa xứ đều mong có ngày được trở về quê hương. Sự trở về mang lại niềm vui lớn. Cuộc sống là một cuộc nối kết những chặng đường trở về. Chúng ta cùng đang lữ hành trên trần gian đầy chông gai thử thách. Mọi cuộc lữ hành cần có cùng đích để hướng tới. Mỗi người được sinh ra đời đều có cội có nguồn, có cha có mẹ, có quê hương xứ sở và có cùng đích để trở về. Cuộc sống vô thường và thay đổi, đổi thay mỗi ngày. Cũng như thời gian đắp đổi, có hợp có tan, có vui có buồn, có đi có về, có xuất có nhập, có sáng có tối và có sinh có tử. Không có ra đi thì cũng không có trở về. Sinh ký tử qui. Cuộc sống con người kết nối bởi những biến cố nhỏ to. Đời sống thiên nhiên cũng thế, vòng xoay bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và hai mùa mưa nắng.

HY TẾ
Khi bước vào trong nhà thờ Công Giáo, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh đau thương của Chúa Giêsu Kitô chết treo trên thánh giá nơi cung thánh. Thân mình Chúa trần trụi, đầu đội mạo gai, hai chân hai tay bị đóng đinh vào thánh giá, cạnh sườn bị đâm thủng, mình mẩy dính đầy máu và chết trong tư thế gục đầu xuống. Cái chết của Chúa thật bi thương. Những người tin vào Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế đã kính thờ bái lạy và ghi dấu thánh giá trên mình. Chúa đã hiến thân mình làm hy tế để giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Của lễ hiến tế là chính thân xác của Chúa Giêsu. Chúa Kitô đã chết trên thánh giá và đã sống lại vinh hiển đang ngự bên hữu Chúa Cha. Nhiều người không biết và không tin vào Chúa Kitô, họ không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại tôn thờ một Đấng, bị xem như là tội nhân của đế quốc Rôma đã phải xử tội tử hình.

TRÍ TUỆ
Người ta thường nói: Khôn chết, dại chết, biết thì sống. Có nhiều thứ khôn như khôn lanh, khôn lỏi và khôn ranh phát sinh sự thiếu chân thật. Trí tuệ khôn ngoan là một khả năng hiểu biết vừa nhận lãnh, vừa thủ đắc và có ý thức quán triệt. Ơn khôn ngoan là ơn đầu tiên trong bảy ơn Chúa Thánh Thần. Ngày xưavua Solomôn đã không xin sống lâu hay sang giàu, mà chỉ xin cho được sự khôn ngoan để cai trị quốc gia. Chúa đã ban cho vua Salômôn được ơn khôn ngoan để xét xử dân chúng và cho được của cải dư tràn.

TỔ ẤM GIA ĐÌNH
Không ai hiểu thấu được cội nguồn và mầu nhiệm của sự sống. Chính Thượng Đế, Đấng làm chủ sự sống và thông ban sự sống cho mọi loài. Thiên Chúa tạo dựng mọi giống loại có cặp, có đôi. Riêng con người thì đặc biệt hơn: Chúa là Thiên Chúa phán: "Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó (St 2, 18). Thiên Chúa dựng nên con người có nam, có nữ: Còn lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ (Mc 10, 6). Người nam, người nữ kết hợp với nhau để truyền sinh giống nòi theo kế hoạch và sự quan phòng của Đấng Sáng Tạo: Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt (St 2, 24).

QUYỀN LỢI
Ông Môisê mệt mỏi vì phải giải quyết qúa nhiều vấn nạn của dân chúng đang phải đối diện trong cuộc sống. Ông đã chọn 70 vị bô lão trong dân để cùng chia sẻ trách nhiệm này. Các vị bô lão được lãnh nhận Thần Trí của Chúa đã nói tiên tri.

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [9/56]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!