Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Việt Hùng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Trần Việt Hùng

SỨ MỆNH
Tiên tri Giêrêmia hoạt động tại Jerusalem khoảng năm 627 tới sau năm 587 trước Công Nguyên. Tiên tri đã cảnh báo thần dân, vì tội lỗi mà họ đã phạm đến Chúa. Dân thành sẽ bị phá hủy bởi vua Nebuchadrezzar, người Babylon. Khi nghe cảnh cáo, nhiều nhà chức trách đạo đời cảm thấy khó chịu và muốn diệt trừ tiên tri Giêrêmia. Tuy nhiên, trong số đó có những người trung thành và biết lắng nghe lời sự thật. Thay vì bỏ mặc tiên tri để chết trong giếng cạn, vua đã truyền cứu ngài ra khỏi giếng.

ĐỨC TIN (CN 19 QN.C)
Dòng dõi của tổ phụ Abraham đã thừa hưởng gia bảo quí báu là đức tin. Tuy phải đối diện với muôn vàn gian khó và chung đụng với nhiều tôn giáo thờ các thần ngoại, con cháu của tổ phụ Abraham tiếp tục đặt niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất. Họ đã trung thành với truyền thống của cha ông. Họ là nhóm nồng cốt lưu truyền cho các thế hệ sứ mệnh đã được trao ban cho các tổ phụ. Họ là những người công chính cầm cân nẩy mực giúp cho đoàn dân qui hướng về Thiên Chúa. Số còn sót lại của dòng dõi Abraham đã trải qua vinh nhục và sướng khổ để hoàn thành sứ mệnh.

GIA TÀI
Người ta kể rằng ở miền rừng núi, dân Thượng có một lối bẫy khỉ rất đơn giản. Họ làm một cái lồng có nhiều lỗ nhỏ vừa tay con khỉ. Rồi họ buộc lồng vào một gốc cây và bỏ vào đó ít hạt bắp rang. Các chú khỉ ngửi mùi bắp thơm thì thò cả hai tay vào bốc. Lúc đó người bẫy khỉ ngồi xa xa cứ việc tiến lại bắt chú khỉ. Con khỉ cuống cuồng muốn thoát chạy nhưng không rút tay ra được. Lý do đơn giản là hai tay còn nắm chặt hai nắm hạt bắp.

CẦU XIN
Chúng ta không thể quán xuyến mọi sự trong tầm tay vì còn có nhiều nguyên nhân tùy thuộc. Có ba điều cần để thành công trong mọi công việc là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Con người sống chung thì trăm người, trăm ý. Môi trường chung quanh thì thay đổi như mây bay gió thổi. Chỉ có một điều là chúng ta thuận theo ý trời. Chúng ta sẽ sống vui vẻ và hạnh phúc. Trong hạnh các Giáo phụ có kể lại: Một người nông dân hạnh phúc hơn bạn bè xóm làng. Được hỏi lý do tại sao, ông ta trả lời: Các ông đừng ngạc nhiên. Chính vì tôi luôn được thời tiết theo lòng tôi ước muốn. Người kia đáp lại: Không thể được. Người nông dân đáp: Không bao giờ tôi ước muốn thời tiết khác thời tiết Thiên Chúa gởi cho. Vì thế, Chúa luôn ban cho tôi mùa màng như lòng tôi ước nguyện. 

HIẾU KHÁCH
Hiếu khách là một đức tính tốt. Một người hiếu khách là người có tính xã hội. Họ dám mở cửa lòng đối diện với đời và với tha nhân. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy trong bất cứ lãnh vực nào như mở tiệm buôn bán, Công ty xí nghiệp, Trường học, Hội đường, Chùa chiền, Nhà thờ, tư gia…càng có nhiều người tham gia, sinh hoạt, và thăm viếng thì càng sầm uất và thành công sinh hoa lợi. Người ta thường nói: Đa khách đáo, đa ngân vào. Đúng thế mở một cửa tiệm hay một dịch vụ mà khách ra vào tấp nập thì làm ăn sẽ mau khấm khá. Một trong những yếu tố quan trọng là vấn đề nhân sự. Chủ nhân hay tiếp thị phải là những người hiếu khách luôn tươi cười và niềm nở. Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. 

LUẬT YÊU THƯƠNG
Chuyện kể rằng ngày kia Chúa Giêsu đóng vai bác hành khất đi ăn xin. Chiều đến, Ngài rảo qua các biệt thự xin trọ qua đêm. Kẻ thì bảo vào chuồng ngựa mà ngủ, kẻ nói xuống vựa lúa, kẻ khác bảo chui vào gầm cầu thang…Nhưng xem ra bác hành khất không muốn nhận những tấm lòng tốt đó. Bác ra xóm lao động xin ở trọ. Bác được lối xóm tiếp đãi tử tế và cho ăn, ngủ chung nhà. Sáng sớm hôm sau thức dậy, bác ta biến đâu mất nhưng gia chủ thấy một bức thơ để lại, trong có ghi câu “Các con là bạn thân của Đức Kitô”. Sau này mấy kẻ nhà giầu nghe biết rát lấy làm hổ thẹn. 

AN BÌNH
Ai cũng mong muốn những công việc, những mẫu truyện, những hài kịch hay những cuốn phim có kết thuận, nghĩa là kết có hậu. Nhân vật tốt lành sẽ chiến thắng. Người làm ác sẽ bị loại trừ. Vai chính trong các cốt truyện rất quan trọng vì có ảnh hưởng sâu rộng quần chúng. Bài đọc thứ nhất trích sách tiên tri Isaia, phần kết Bài ca Thứ Ba của tiên tri Isaia diễn tả về sự hoan lạc và an ủi vỗ về của dân Do-thái tại thành thánh Giêrusalem. Bài đọc thứ hai trích đoạn chương sau cùng của thơ Thánh Phaolô gởi cho tín hữu thành Galata cầu chúc mọi người hưởng sự bình an thư thái. Hai bài đọc có kết thúc rất tốt đẹp.

THEO THẦY
Truyện kể: Trong một xưởng thợ, mấy cô bạn gái cùng làm việc đang chê bai đạo Chúa. Họ cho rằng Đạo Chúa làm mê muội trí khôn, bức hiếp lẽ phải và làm sai lạc trí phán đoán người ta. Một nam công nhân nghe họ nói truyện và khi họ vừa im lặng, bèn cất tiếng nói: Phải, vì đạo Chúa mà tôi đã mất tất cả. Mọi người cùng sững sờ nhìn. Người thợ nói tiếp: Tôi thích rượu, Đạo Chúa làm tôi bỏ rượu. Trước kia tôi chỉ mặc quần áo rách và đội cái mũ bẩn thỉu, giờ Đạo làm tôi mất tất cả... Đạo còn làm tôi mất cả tâm địa xấu xa nữa… Xưa địa ngục cai trị gia đình tôi, vì nếp sống gia đình đã thành ra như chốn ngục hình. Thì nay, khi trở nên tín hữu Chúa, tôi đã mất tất cả. Hỡi các anh chị, bây giờ các anh chị biết đức tin đã làm tôi mất những gì và được những gì. Hãy làm như tôi. Tôi xin cam đoan chắc chắn các anh chị sẽ không phải hối hận đâu. 

BÁNH HẰNG SỐNG
Ông tổ Abraham đi cứu người cháu là ông Lot bị bắt giữ, khoảng 1850 năm trước khi Chúa Giêsu giáng trần. Trên đường trở về đi qua Salem, ông Abraham đã gặp ông Melchizedek vừa là vua và là tư tế. Melkizedek đã dâng bánh và rượu cho Abraham. Bánh và rượu là biểu tượng của Bí tích Thánh Thể sau này được hiến dâng bởi tư tế theo dòng Melkizedek. Từ thuở xa xưa, con người đã biết biến chế hạt miến, hạt mì thành bánh và ép những trái nho ủ lên men thành rượu. Đây là một tiến trình hòa lẫn biến đổi bánh rượu thật tuyệt vời. Tất cả mọi loài vật khác trên địa cầu đều ăn tươi nuốt sống theo luật tự nhiên. Riêng con người, bánh và rượu là căn cốt thực phẩm được chế biến để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người mọi thời và mọi nơi. 

LỄ CHÚA BA NGÔI: DUY NHẤT
Sách Phương Ngôn còn gọi là Châm Ngôn (Proverb) nói về sự Khôn Ngoan. Người Do-thái ví sự khôn ngoan như người phụ nữ cố gắng kiên trì dẵn dắt mọi người ra khỏi con đường gian tà và tội lỗi. Trong đoạn sách Châm Ngôn hôm nay, sự Khôn ngoan được diễn tả như một nhân vật đã hiện diện với Thiên Chúa trước khi tạo dựng vũ trụ. Sự khôn ngoan ở cùng Thiên Chúa qua mọi công trình sáng tạo. Tiến trình lịch sử cứu độ được hé mở một cách rất tiệm tiến. Dân Do-thái tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất và độc thần. Mầu nhiệm về Ngôi Ba Thiên Chúa được mạc khải từ từ từng bước. Hình bóng Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần còn được ẩn giấu.

NGŨ TUẦN
Hơi thở là nguồn sự sống. Thiên Chúa ban sự sống cho tất cả mọi loài thụ tạo. Riêng con người, Thiên Chúa trực tiếp thổi sinh khí ban cho sự sống. Bao lâu còn hơi thở, bấy lâu chúng ta còn đang sống. Tắt thở là chết. Mọi loài sinh vật cùng chung một nguyên lý sự sống. Tạo hóa đã an bài một không gian bầu khí vô tận để mọi sinh vật cùng được hưởng nguồn sự sống. Chúa Thánh Thần chính là nguồn ban sự sống. Hôm nay, Giáo Hội mừng Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sự hiện diện của Thần Linh qua làn gió mạnh bao phủ tất cả khoảng không gian mang lại nguồn sinh lực dồi dào cho các Tông đồ. 

ĐỜI LINH MỤC

Chuyên mục:

“Huế - Saigòn - Hànội”

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/38LZD9U

CHỨNG NHÂN
Chuyện kể: Thấy một thổ dân Phi Châu đang đọc sách. Một nhà buôn Âu Châu đi ngang qua, hỏi xem anh đọc gì? Anh đáp: Đọc Kinh Thánh. Nhà buôn cười cười nói: Thứ đó, ở xứ tôi đã lỗi thời rồi! Người Phi Châu đáp: Nếu ở đây mà Kinh Thánh lỗi thời, thì ông đã bị ăn thịt từ lâu rồi. 

BÌNH AN
Truyện kể về bác nông dân nối cầu hòa bình: Ngày nào bác cũng phải khàn cả tiếng để đuổi đám gà của những người hàng xóm. Gà chui qua hàng rào và bới nát vườn tược của bác. Bác xin những người láng giềng nhốt gà lại, thế nhưng không ai thèm chú ý đến lời yêu cầu của bác. Là một người ưa chuộng hòa bình, bác không muốn ăn miếng trả miếng. Bác liền nghĩ ra một giải pháp độc đáo: Bác đi mua trứng gà bỏ vào giỏ và cứ vài ngày, bác lại mang trứng gà sang cho những người láng giềng và nói rằng đám gà của họ đã đẻ trong vườn của bác. Bác làm thế ba lần và kết qủa diễn ra nhanh chóng. Những người láng giềng vội rào dậu cẩn thận để giữ gà ở nhà đẻ trứng. Chỉ mất một ít trứng gà mà bác đã tránh được những tranh chấp vô ích có thể làm sứt mẻ tình hàng xóm.

YÊU THƯƠNG NHAU
Truyện kể: Một vị Giám Mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy. Ngài hỏi: Bằng dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công Giáo? Không có tiếng trả lời. Rõ ràng, không có ai ngờ một câu hỏi như thế. Vị Giám Mục lập lại câu hỏi. Và ngài lập lại thêm một lần nữa, lần này ngài làm dấu thánh giá có ý nhắc nhớ cho các người dự tòng một câu trả lời chính xác. Bất chợt một ứng viên trả lời: Đó là tình yêu. Vị Giám mục rất ngạc nhiên! Khi ngài sắp mở miệng nói “Sai”, ngài bỗng kịp thời ngậm miệng lại. Thánh giá biểu lộ tình yêu. Dấu chỉ của tình yêu là thánh giá. Đạo Công Giáo là đạo của bác ái yêu thương. 

ƠN BỀN ĐỖ
Chia sẻ tâm tình của một Kitô hữu: Mỗi khi im lặng quanh tôi, dù ban ngày hay ban đêm, tôi thường giật mình vì một lời than. Lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng than, tôi ra tìm kiếm và thấy một người đang đau đớn bị đóng đinh trên thánh giá. Và tôi nói: Xin Ngài để con đem Ngài xuống. Rồi tôi cố gắng tháo gỡ đinh nơi chân Ngài. Nhưng Ngài nói: Thôi hãy để vậy, vì Ta không xuống được cho đến khi nào mọi người cùng đến gỡ Ta xuống. Tôi thưa Ngài: Vậy con phải làm gì? Hãy đi khắp thế gian loan báo cho mọi người rằng ngươi đã gặp thấy một người chịu đóng đinh trên thập giá để cứu chuộc họ. 

LÒNG THƯƠNG XÓT
Truyện kể: Một võ sĩ đã trở lại đạo. Ngày kia, người bạn của anh gặp mặt và hỏi: Tôi nghe anh mới tòng giáo, thật tức cười. Võ sĩ nói: Sao lại tức cười, đó là điều tốt mà anh. Người bạn nói thêm: Nếu vậy, liệu anh xóa nổi chân tướng du côn cao bồi trước chăng? Những vết sẹo trên mặt anh sẽ tố cáo tung tích của anh. Võ sĩ trả lời: Tôi không ngại chi về điều đó. Những vết sẹo kia, nay trở thành cửa sổ cho ơn Chúa chảy vào hồn tôi. Cũng vậy những tội của chúng ta đã được tha, tuy còn dấu vết, nhưng là dấu vết của tình thương Chúa vậy. 

CHÚA NHẬT PHỤC SINH - ALLELUIA! ALLELUIA!
Chúng ta tin vào Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Chúng ta tin Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Chúng ta tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Chúa Kitô. Chúa Kitô hôm qua, hôm nay, nguyên thủy và cùng đích của mọi loài thụ tạo. Ngài là Alpha và Ômega. Tất cả thời gian và mọi thế hệ là của Chúa. Mọi vinh quang và vương quyền qua muôn thế hệ thuộc về Chúa đến muôn đời. Chúa Giêsu là trung gian của vạn vật. Với ngôn ngữ của loài người, chúng ta không thể diễn tả hết nội dung của mầu nhiệm cứu độ. Con Chúa cao siêu tuyệt đối hạ xuống trở nên thân phận tôi đòi. Chúa tể của muôn loài chấp nhận sự trói buộc và đóng gim vào thập giá. Chúa Giêsu đã bước xuống cùng tận của kiếp người và từ đáy vực thẳm Chúa đã cứu vớt loài người lên. Chúa còn ban cho con người tước vị làm con Chúa và đồng thừa hưởng sự sống vĩnh cửu. 

NGÀY THÁNH
Hôm nay là ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Sự vắng lặng bao trùm khuôn viên thánh đường thật linh thiêng. Nhà thờ trống vắng như mồ đá. Không có nhang đèn, hoa lá hay khăn phủ. Con Thiên Chúa đã hiến mình chịu chết. Ngài đã chết thật và đã được mai táng trong mồ đá. Ngày ấy, tâm tư của Đức Maria, các Tông đồ và những người bà con lối xóm thân cận có lẽ buồn nhiều. Họ đều trở về nhà vì hôm sau là ngày Sabát. 

THƯƠNG KHÓ
Thứ Sáu Tuần Thánh, Good Friday, ngày tưởng niệm sự đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập giá. Hôm nay Giáo Hội dành một ngày đặc biệt để suy niệm về sự thương khó của Chúa: Nhà thờ không trưng hoa, đèn nến, không trải khăn bàn thờ và nhà tạm mở cửa để trống. Các tín hữu ăn chay và kiêng thịt hy sinh phần xác. Cộng đoàn tín hữu sẽ cử hành Phụng Vụ Lời Chúa với Bài Thương Khó, Lời Nguyện Giáo dân trọng thể, Suy tôn và hôn kính thánh giá và phần Rước Lễ hiệp thông. Cao điểm của các việc cử hành phụng vụ nhắc nhở chúng ta về tình yêu dâng hiến của Chúa Giêsu. Không có tình yêu nào cao quí hơn mối tình của người hiến thân mình vì bạn hữu. Chúa Kitô đã chấp nhận tất cả khổ đau chỉ vì muốn cứu độ chúng ta. 

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [6/54]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!