Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh

NIỀM VUI ĐÍCH THỰC
Một câu chuyện có thật xảy ra ở Hoa Kỳ. Câu chuyện được lan truyền trên Internet này nói với mọi người rằng: Thiên lý thiện ác hữu báo đối với bất cứ ai đều có hành động, thuận theo thiên lý chính là phúc báo. ...File kèm Attach file

KÌA CHÚA ĐẾN!
Ðêm hôm ấy, trời tối đen như mực. Những đám mây dầy đặc đã che phủ cả bầu trời, và không một ngôi sao nào chịu hé ra một chút tia sáng. Giữa cảnh thinh lặng nặng nề trên sa mạc, bỗng nhiên người ta nghe thấy tiếng sụt sùi thút thít. Thế là một đàn côn trùng li ti kéo nhau về phía phát ra dấu hiệu duy nhất của sự sống trên cánh đồng vắng lặng. Một con lừa và một người đàn ông đang ngủ trên mặt cát, kề sát nhau để lấy hơi ấm. Ngồi bên cạnh là một thiếu phụ quấn mình trong chiếc khăn rộng, tay bồng đứa con nhỏ đang ngủ. Chị ta khóc nấc lên. Một con trùng đáp xuống trên chiếc khăn của chị và hỏi: “Tại sao bà khóc vậy?”Chị ta giật mình, nhưng sau khi thấy mấy con vật nhỏ bé không làm gì hại mình, chị tự trấn an và thuật chuyện cho chúng như sau:  ...File kèm Attach file

HÃY ĐỨNG DẬY - NGỬNG ĐẦULÊN!
Thánh Gioan Tông Đồ. còn được gọi là Gioan Thánh Sử. Trong số mười hai tông đồ, ông là môn  đồ thân cận nhất của Chúa Giê-su. Ông được biết đến với tình yêu sâu sắc dành cho Chúa và là  người đã viết Phúc Âm Gioan, ba Thư Gioan và Sách Khải Huyền ghi lại những thị kiến về sự trở lại  của Chúa Giêsu trong vinh quang và quyền năng.

Sử sách kể lại rằng, Hoàng đế Domitianô đã truyền bách hại các Kitô hữu, khi biết còn một môn đệ  chót của Chúa Giêsu sống và giảng dạy ở Á Châu, vua truyền đem về Roma để kết án tử. Người ta  đánh đòn ông rồi dẫn tới cửa La-tinh và dìm vào vạc dầu sôi. Thật lạ lùng, ông đi ra không hề hấn gì.  Quan án xúc động không dám hành hạ Ngài nữa và truyền đày ải ở đảo Patmos. Tại đây, Ngài rao  giảng Tin Mừng và rửa tội cho dân trên đảo. Cũng chính ở đây mà ông có được thị kiến và lãnh  mệnh lệnh ghi lại trong sách "Khải huyền". Ông mô tả Chúa Giêsu như một vị vua đầy uy nghi, cưỡi  trên một con ngựa trắng, dẫn đầu các thiên binh thiên tướng để phán xét thế gian và thiết lập vương  quốc của Ngài. Những cao siêu mà vị tông đồ vươn tới, đã làm cho ông được ví như cánh chim  phượng hoàng bay bổng trên trời cao. 

...File kèm Attach file

VUA TÌNH YÊU
Gần đây, năm 2001, có trình chiếu bộ phim Ashoka - một bộ phim nói về cuộc đời Ashoka đại vương  của Ấn Độ. Ashoka là vị vua thứ ba của vương triều Ma-gát-đa thời Ấn Độ xưa, trị vì Ấn Độ từ năm  273 đến 232 trước CN. Ông là một trong những hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ. Ashoka đã  toàn thắng trong loạt các cuộc chinh phạt và cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến  Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Ông là một vị vua ủng hộ Phật giáo, nhưng khi  mới lên ngôi, ông được mệnh danh là A Dục vương bạo ác, ông lập ra những khung hình phạt tàn ác  giống như các cảnh mô tả trong địa ngục để hành hình tội nhân, và ông đặt tên cho các ngục ấy là  địa ngục trần gian. Về sau ông hối hận, Quy y Tam Bảo và đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh  tích trong cuộc đời Phật Thích Ca Mâu-ni. Theo truyền thống Phật giáo, tên tuổi của ông gắn liền với  việc truyền bá Phật giáo.  ...File kèm Attach file

CON VẪN SẴN SÀNG
Thánh Luca kể dụ ngôn của Chúa Giêsu thế này: Ông chủ kia trước khi đi xa dự tiệc cưới dặn các đầy tớ: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”  ...File kèm Attach file

MẶC LẤY NGƯỜI MỚI

* “Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.” là câu châm ngôn bớt xén từ câu “Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân.” (Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa). Vua Thang trong sử Trung Hoa đã cho khắc lên chậu tắm của mình dòng chữ ấy để mỗi ngày khi dùng đến chậu tắm thì nhìn thấy mà nhớ để phải làm cho mình luôn thanh sạch đổi mới. 
...File kèm Attach file

ĐIỀU RĂN CAO TRỌNG NHẤT

Thánh Đamianô, thường được gọi Cha Đamien hay Cha Đamianô (Pater Damiaan), là linh mục người Bỉ thuộc dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, tên thật là Giuse “de Veuster”, sinh ngày 03 tháng 01 năm 1840, trong một gia đình mà cha là một nông dân cần cù và bà mẹ tận tụy dạy dỗ đức tin cho tám người con. Ngay từ nhỏ, cậu Giuse mạnh khoẻ và tráng kiện, đã phải thôi học để giúp cha trong công việc đồng áng. Cậu chăm chỉ giúp đỡ gia đình trong nhiều năm. Năm 19 tuổi, theo gương anh mình, Giuse gia nhập Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và lấy tên là Damien. Năm 1863, Cha Pamphile, anh ruột của thầy Damien, chuẩn bị đến quần đảo Hawaii trong sứ vụ truyền giáo. Nhưng cha lâm bệnh nặng, nên thầy Damien tình nguyện thế chỗ. Sau năm tháng ròng rã trên biển, thầy đến hải cảng Honolulu. Hai tháng sau, thầy được thụ phong linh mục và được bổ nhiệm phục vụ ở Ðại Ðảo của Hawaii. Khoảng một thập niên sau, ngày 10 tháng 05 năm 1873, ngài tình nguyện đến Molokai để phục vụ người cùi, với hành trang vỏn vẹn là cuốn sách kinh và một ít quần áo. Đến đây được ít lâu, ngài viết thư xin cha bề trên cho phép ngài vĩnh viễn ở lại Molokai.

...File kèm Attach file

ÁNH MẮT NẶNG TÌNH

Hãy tưởng tượng có người kia mù loà trượt chân vấp ngã, kêu gào van xin cấp cứu. Ánh mắt ấy  “nặng tình” thể hiện sự đau khổ tuyệt vọng, cầu mong có ai thương tình cảm thông nâng dậy. Người đi đường nhìn anh ái ngại, tức khắc dừng chân giúp đỡ. Ánh mắt ấy cũng là ánh mắt “nặng tình” yêu  thương. Đó là những ánh mắt tìm thấy trong bộ phim "Mẹ Têrêsa: Không tình yêu nào lớn  hơn". Bộ phim này thuật lại đầy đủ về cuộc đời Mẹ Têrêsa Calcutta cúi xuống nhìn những kẻ bất hạnh đói khát tình thương. Chuyện được chia sẻ trên toàn cầu tình yêu thương khiêm nhường, vị  tha của Mẹ và Dòng Thừa Sai Bác ái. Bộ phim là chứng tá hùng hồn của lòng bác ái Kitô giáo đích  thực, kim chỉ nam cho tất cả những ai tìm kiếm hy vọng trong thời kỳ hỗn loạn của chúng ta. 

...File kèm Attach file

DẤN THÂN PHỤC VỤ
Thánh Grêgôriô Cả (Greorio Le Great) là một trong bốn vị tiến sĩ Hội Thánh vĩ đại của Giáo Hội. Trước đó ba vị Tiến sĩ là: Thánh Ambrosio (Ambrose), Giám mục thành Milan. Thánh Augustinô (Augustine), Giám mục thành Hippo. Thánh Giêrônimô (Jerome), tác giả dịch Kinh Thánh sang tiếng Latinh (Vulgate). Ngài xuất thân trong một gia đình danh giá và đạo hạnh tại Roma. Cha ngài là một nghị viên được mọi người tôn trọng. Nối ngót thân phụ, Grêgôriô đã tham gia vào con đường quan quyền và từng giữ chức tổng trấn Rôma năm 574 khi mới 34 tuổi. Nhưng năm sau Ngài đã từ bỏ mọi đia vị quyền thế để bắt đầu cuộc sống đan tu. Được thừa kế số tài sản lớn của thân phụ, Ngài đã dùng số tiền ấy thiết lập bẩy tu viện. Năm năm sau, ngài được phong chức phó tế và coi sóc một trong bảy miền ở Roma, Ngài được cử đi Constantinopple làm đại diện cho Đức Giáo Hoàng. Sau đó ngài được chọn làm giám mục Rôma. Ngày 3 tháng 9 năm 590, sau khi Đức Giáo Hoàng Pêlagiô II qua đời, Ngài được chọn lên ngôi kế vị thánh Phêrô. Ngài trở thành Giáo hoàng thứ 64 của Giáo hội Công giáo. Suốt mười bốn năm trên ngôi giáo hoàng, trước tình trạng suy sụp tinh thần của dân thành Roma vì quân đội của Lombardi quấy phá, lại thêm đời sống đạo ở các địa phận có phần lỏng lẻo, Ngài đã khôn ngoan can đảm dành trọn sức mạnh tinh thần và sự thánh thiện để quản trị và điều hành giáo triều. ...File kèm Attach file

C0N XIN CÓ MẶT
Chuyện kể rằng: Salômôn làm vua khi còn là thiếu niên (Sách Các Vua I, 1: 28-40). Ông yêu mến Đức Chúa Trời, và ông làm theo lời khuyên tốt của cha là Đa-vít. Đức Chúa Trời hài lòng về Salômôn, và vì vậy một đêm nọ Ngài phán cùng ông trong giấc mơ: ‘Hỡi Salômôn, ngươi thích ta cho ngươi điều gì?’ Salômôn trả lời: ‘Thưa Đức Chúa Trời của con, con còn trẻ quá và con không biết cách cai trị. Vậy xin Ngài ban cho con sự khôn ngoan để cai trị dân Ngài đúng cách’. Đức Chúa Trời hài lòng về điều mà Salômôn xin. Ngài bèn phán: ‘Bởi vì ngươi xin sự khôn ngoan chứ không xin được sống lâu hoặc có nhiều của cải, ta sẽ ban cho ngươi nhiều sự khôn ngoan hơn bất cứ người nào đã sống từ trước tới nay. Nhưng ta cũng cho ngươi điều mà ngươi không cầu xin, cả sự giàu sang lẫn sự vinh hiển nữa’.  ...File kèm Attach file

HỘI THÁNH TẠI GIA
Sử thi "Lĩnh Nam Chích Quái" kể truyện dân gian: trong làng kia có hai anh em Tân và Lang giống nhau như đúc, từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng cho mang tên họ Cao. Trước khi qua đời, người cha gửi gắm Tân cho đạo sĩ họ Lưu. Lang cũng xin cùng được học với anh. Đạo sĩ có cô con gái cùng lứa tuổi. Để biết ai là anh, ai là em, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy Tân nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh. Tân và cô gái gặp gỡ, yêu nhau. Đạo sĩ vui lòng gả con cho Tân. Cưới xong, hai vợ chồng về nhà mới, có Lang ở chung. Từ ấy, Tân không quan tâm em như trước nữa. Lang chán nản buồn rầu. ...File kèm Attach file

CHỌN ĐƯỜNG HẸP

* Tại nhà Dòng Chartreuse de La Valsainte, Thụy sĩ, có một thanh niên Việt Nam khổ tu. Anh mới 23 tuổi đời, xuất thân trong một gia đình đạo đức, từng tốt nghệp trung cấp nhạc viện quốc gia Sàigòn, được học bổng du hoc tại Mỹ, tại đây, anh tốt nghiệp tối ưu Master ngành trí tuệ nhân tạo, và chuẩn bị dọn Tiến sĩ, được một hãng lớn ở Mỹ mời làm việc với mức lương cao. Nhưng lòng anh được ươm tình yêu Chúa từ thuở ấu thơ, nên anh đã từ chối để theo ơn gọi tận hiến cho Ngài. Mỗi kỳ nghỉ hè, anh thường đi tĩnh tâm tại các nhà Dòng ở Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc hay ở Dòng Xitô Châu Sơn, Ninh Bình, để tĩnh tâm với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Trong dịp qua Pháp, anh xin ở lại tu tại Dòng Chartreux, nhưng vì nhà dòng ở đây không còn chỗ, nên cha Bề trên đã giới thiệu anh sang Thụy sĩ. Đó là anh Augustinô Dương Nguyên Khang. Thầy Khang tuyên khấn lần đầu ngày 25.3.2022, với tên thánh mới là Théophile.

...File kèm Attach file

HỒN NHIÊN NHƯ TRẺ NHỎ
Lucifer, một trong những thiên thần quyền lực nhất của Thiên Chúa, trở nên kiêu ngạo và ghen tuông với quyền lực của Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh của Người. Lucifer lôi kéo một số thiên thần theo mình nổi loạn. Bọn chúng bị đuổi khỏi thiên đàng và rơi xuống địa ngục. Lucifer trở thành Satan, kẻ thù của Thiên Chúa và loài người chỉ vì kiêu ngạo, ghen tuông với quyền lực của Thiên Chúa và tranh giành địa vị với con người. ...File kèm Attach file

THÁNH GIÁ HỒNG ÂN
Trong nhà giam tại trại tập trung Auschwitz, do Đức Quốc Xã dựng tại BaLan, lẫn trong nhóm tù nhân vừa được dẫn tới ngày 30/7/1941, có cha Maximilianô Kolbe bảng số 16670, dòng Phanxicô Balan. Hôm ấy thiếu mất một tù nhân. Theo nội quy của trại cứ một tù nhân đào thoát là hai mươi tù phải nhịn ăn cho đến chết. Sáng hôm sau điểm danh, cai ngục báo tin không tìm được kẻ đào thoát. Hắn dừng lại trước hàng tù nhân tuyên bố: “Mười đứa trong tụi bay sẽ chết thay. Lần sau sẽ là 20 đứa. Nhưng rồi một chuyện bất ngờ xảy ra: có một người tù không thuộc nhóm bị chỉ định, mạnh dạn bước ra xin được chết thay cho một trong những người bị lên án tử. Đó là Cha Kolbe. Cha chỉ vào người tù vừa mới la khóc. Cha trả lời cai ngục: “Vì người này còn có gia đình”. Cai ngục ra hiệu đồng ý. Cha Kolbe nhập bọn với đám tử tội. Các tù nhân bị lột hết quần áo, nhốt vào một căn hầm, không có gì ăn uống. Căn hầm này trước đây luôn vang những tiếng kêu la thảm thiết. Nhưng lần này lính Đức quốc xã rất ngạc nhiên. Đám tử tù cầu nguyện và ca hát. Vẫn có tiếng rên rỉ, nhưng không còn là những tiếng kêu tuyệt vọng nữa.  ...File kèm Attach file

HÃY MỞ RA

Cổ tích nước ngoài (của Đức do anh em nhà Grimm, Jacob) kể rằng, một đêm kia, có người khách  nhỡ độ đường, thấy căn nhà cao rộng, bèn gõ cửa xin vào ngủ tạm. Chủ nhà ngó qua cửa sổ thấy  khách ăn mặc lôi thôi, coi bộ nghèo khó, bèn lắc đầu nói: “Nhà tôi chất đầy lương thực, không còn  chỗ.” Rồi hắn đóng cửa sổ. Khách đành quay sang nhà tồi tàn đối diện. Vừa nghe tiếng gõ, chủ nhà kéo then cửa, nói: “Trời tối thế này làm sao đi tiếp được, thôi mời ông vào, cứ tự nhiên coi như ở  nhà mình. Hai vợ chồng nghèo bảo nhau, người đi vắt sữa dê, người đi nấu khoai tây. Thức ăn dọn  lên bàn, chủ khách ăn rất ngon miệng. Ăn xong, vợ chồng lại bảo nhau nhường giường cho khách,  rồi trải rơm nằm tạm qua đêm. Hôm sau, chủ nhà dậy sớm nấu cho khách một bữa ăn sáng ngon  miệng. Ăn xong, khách rời nhà, nhưng vừa ra tới cửa thì khách quay lại nói: “Ông bà thật tốt bụng,  ông bà có được ba điều ước, tôi sẽ giúp ông bà thực hiện ba điều ước ấy. Chủ nhà nói: “Tôi chỉ  mong suốt đời được thanh thản hàng ngày đủ ăn, mạnh khỏe, còn điều ước thứ ba thì chưa biết là  việc gì. Khách nói: 

- Ông bà có muốn một căn nhà mới thay cho túp lều này không? 

Chủ nhà đáp: - Thế thì còn gì bằng! 

...File kèm Attach file

HÃY GÌN THANH TÂM
Tartuffe là nhân vật, cũng là tựa đề vở hài kịch bất hủ của Molière trong văn học cổ điển Pháp. Coi hắn là hiện tượng, vì hắn thích gióng trống khua chiêng. Hắn khiêm cung, nghiêm trang, ăn nói nhỏ nhẹ, xuề xoà, đơn giản, mở miệng là kêu thánh danh Chúa, tỏ ra sùng đạo, thánh thiện, ăn chay, cầu nguyện, được Orgon rước về, lại được cả bà mẹ Orgon ưng ý đến nỗi xem hắn như một thánh sống, toan cắt phần di sản của con trai sang cho hắn, v.v…và cuối cùng trao giấy tờ nhà cửa cho hắn làm chủ tài sản của mình. May mà cái “TÔI” của hắn không che được mắt thánh, nên Sự Thật bị phanh phui. ...File kèm Attach file

THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA
Chuyện xưa kể rằng: Quân nước Tề sang đánh nước Lỗ. Khi đến ranh giới, trông thấy người đàn bà một tay bồng một đứa bé, một tay dắt đứa nữa. Người đàn bà thấy quân kéo tới, vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống mà bồng đứa bé đang dắt rồi chạy trốn vào trong núi. Đứa bé kia chạy theo khóc, người đàn bà cứ chạy không ngoảnh lại. Viên tướng nước Tề cho bắt đến hỏi: “Đứa bé nàng bế chạy là con ai? Còn đứa trẻ nàng bỏ liều là con ai?”. Người đàn bà thưa: “Đứa tôi bế là con anh cả tôi; đứa tôi bỏ lại là con tôi. Thấy quân lính kéo đến, sức tôi không thể bảo toàn được cả hai đứa, nên tôi đành phải bỏ con tôi lại”… ...File kèm Attach file

HÃY ĂN BÁNH VÀ UỐNG RƯỢU CỦA TA

Chuyện nước ngoài ngày xưa kể, vào thời nhà Tống, Lý Sỹ Hành trong một lần phụng mệnh  triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá. Sau khi hoàn thành sứ  mệnh, Triều Tiên có biếu rất nhiều tặng phẩm nhưng Lý Sỹ Hành giao hết cho Dư Anh quản lý, chẳng bận tâm tặng phẩm của mình nhiều ít ra sao. Trên đường trở về, Dư Anh thấy đáy thuyền có  chỗ bị thấm nước nên sợ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tặng  phẩm tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành đem lót ở đáy thuyền, rồi mới đặt những thứ của mình lên trên  để tránh bị ẩm ướt. Khi thuyền ra giữa biển khơi, đột nhiên sóng gió nổi lên như muốn nhấn chìm  con thuyền. Thuyền lại quá nặng, thuyền trưởng vội vàng yêu cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm  đó đi để thuyền nhẹ bớt. Dư Anh lúc này cũng hoảng loạn; liền vội vàng vơ những vật phẩm trên  thuyền ném xuống biển. Khi ném xuống được khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại; thuyền đã  thoát nạn. Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền, mới phát hiện những thứ  ném xuống biển toàn là những vật phẩm của mình. Còn những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành vì chất đống lót dưới đáy thuyền nên không bị mất mát, chỉ bị ướt một chút mà thôi.

...File kèm Attach file

TA LÀ BÁNH HẰNG SỐNG
Đọc hồi ký sau đây của một người tù “cải tạo” Hồi ký - Vược ngục (batkhuat.net), nghe thật hồi hộp gây cấn. Sau nhiều ngày chuẩn bị, đêm hôm ấy, trong mưa gió ào ào, loay hoay cả tiếng đồng hồ, anh mới mở được cửa conex bước ra ngoài, băng ngang dãy nhà họp của bọn chỉ huy trại, ra đến bãi trồng khoai mì. Trời tối đen, anh chạy thật nhanh qua các bãi cỏ tranh, thoát khỏi vòng trại, đến sáng mới tới chợ Long Giao. Nhưng lại thấy những chiếc nón cối lố nhố tại bến xe Lam. Một chiếc xe Lam đang trờ tới. Anh nhào đại lên xe. Xe vừa rồ máy, thì vừa hay tên vệ binh ở trại ngồi trong góc xe nhận ra anh. Hắn chồm tới, hai tay nắm vai anh hét lớn: - Xe Lam! Đỗ lại! Đỗ lại!  ...File kèm Attach file

AI ĐẾN VỚI TA SẼ KHÔNG HỀ ĐÓI KHÁT

“Giời làm chết đói tháng ba:

Người thì bán cửa bán nhà để ăn,

Người thì bán áo bán khăn,

Bán đi cho sạch, cốt ăn sống người,

Người thì bán mâm bán nồi,

Người thì bán cả đồ chơi trong nhà,

Người thì bán đất bán nhà,

Người thì bán cả mâm xà bát hương

Người thì bán sập bán giường,

Có người bán chĩnh làm tương độ chầy.

Giời ơi đất hỡi có hay?”

...File kèm Attach file
[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/14]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!