Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ

TUẪN ĐẠO - TỬ VÌ ĐẠO - TỬ ĐẠO
Martyr (danh từ gốc Hy Lạp: μαρτυς; sau này: μαρτυρ), có nghĩa là chứng nhân, người làm chứng. Từ này được dùng để chỉ những người bị giết hại vì đức tin hay vì luân lý Kitô Giáo. ...File kèm Attach file

PHỤC SINH
Trong Lễ Phục Sinh, chúng ta thường hát: “Chúa đã sống lại thật, Alleluia!” hay nói: “Chúa Giêsu đã chỗi dậy từ cõi chết”. Vậy, phục sinh là gì? Thế nào là chỗi dậy? Chúng ta thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của những thuật từ này. ...File kèm Attach file

ĐỨC MẸ SẦU BI
Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, khi tưởng nhớ cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, chúng ta cũng tưởng nghĩ đến những đau đớn của Đức Mẹ. Điêu khắc gia Michelangelo thành Florence nước Ý, thế kỷ XV, đã khắc một pho tượng nổi tiếng, lột tả cách sống động về chân dung Đức Mẹ Sầu Bi, gọi là Pietà.

Tượng Pietà trong Đền thờ Thánh Phêrô, Rôma (do Michelangelo, 1499)

...File kèm Attach file

PHÚC ÂM - TIN MỪNG
Bắt đầu mùa Chay, Hội Thánh kêu gọi chúng ta: “Hãy ăn năn xám hối và tin vào Phúc Âm”(Mc 1,15). Câu Thánh Kinh này tiếng La Tinh: “Paenitemini et credite evangelio”. Trong đó, chữ Evangelio (Evangelium) trước đây dịch là “Phúc Âm”, nhưng nay, càng ngày càng nhiều người thích dịch là “Tin Mừng”, điều này xem ra không thể đảo ngược được…Vậy, chúng ta thử tìm hiểu nghĩa của thuật từ Phúc ÂmTin Mừng….. ...File kèm Attach file

Tân Phúc-Âm-hoá hay Tân-Phúc-Âm hoá?

Phúc Âm hoá: Làm cho đời sống thấm nhuần tinh thần Phúc Âm

...File kèm Attach file

TẪN LIỆM HAY TẨM LIỆM
Trong một dịp tĩnh tâm năm của linh mục, thấy một cha có cuốn nghi thức an táng, trong đó có đề cập đến việc “tẩm liệm”, tôi nói: “Tẫn liệm mới đúng, sao lại là tẩm liệm”. Cha ấy nói: “Dùng quen rồi không sửa lại nữa”. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, chữ dùng sai không chịu sửa, chỉ vì dùng quen. Thử vào www.yahoo.com  tìm chữ “tẩm liệm” tôi thấy có đến 1.500 chữ trong hơn 400 trang Web; khi tìm chữ “tẫn liệm” tôi thấy có không đến 600 chữ trong khoảng 170 trang Web. Mở các từ điển hay tự điển (xem phần Sách tham khảo) thì hầu hết đều không có từ “tẫn liệm” hay “tẩm liệm”, trừ những cuốn sau đây:
...File kèm Attach file

Hoà
Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn trong các bài phát biểu, khi bàn về các mối tương quan trong xã hội và Giáo Hội, hay mượn câu nói của Mạnh Tử “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để diễn tả. Thật vậy, trong quan niệm Nho giáo, nhân hoà là yếu tố quan trọng nhất. Về phương diện xã giao, quan hệ giữa người với người, giữ được hoà khí là điều cần thiết. Vậy, thử xem chữ hoà trong quan niệm Nho giáo và Công giáo có khác biệt không?

GIÁO HOÀNG-GIÁO CHỦ-GIÁO TÔNG
Sau năm 1975, trên báo chí, thấy xuất hiện một số cách gọi vị đứng đầu Giáo Hội hoàn vũ là Giáo Chủ hay Đức Giáo Chủ, mà không gọi như trước là Đức Giáo Hoàng hay Đức Giáo Tông. Về phía Giáo Hội thì cũng chỉ xưng Đức Thánh Cha. Chúng ta thử tìm hiểu xem cách gọi nào tốt hơn.

TẠO VẬT - THỤ TẠO
Tôi thấy trên mạng có người đặt câu hỏi “tại sao ngày nay người ta hiểu “tạo vật” như là những vật được dựng lên, mà không phải là nghĩa “Đấng Tạo Hoá?” Người ta trả lời: “ Từ ‘tạo vật’ bị dùng sai, có lẽ do cách dùng sai trong tôn giáo”. Nghe họ trả lời như thế, tôi cảm thấy rất buồn. Thật vậy, nhiều chỗ trong phụng vụ của Giáo Hội cũng dùng thuật từ “tạo vật” để chỉ con người hãy những vật được Chúa dựng nên. Có người thấy vậy lại giải thích: “Tạo vật” trước đây có nghĩa là Đấng Tạo Hoá, nay có nghĩa là “loài thụ tạo”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của hai thuật từ “tạo vật” và “thụ tạo”.

Mục tử
Khi giảng về Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành, tôi có hỏi giáo dân, “tử” là gì. Nhiều người không biết trả lời, có người nói: “tử” là chết! Cũng có người nói “tử” là con. Thuật từ này tưởng đơn giản, nhưng thật ra không đơn giản chút nào. Trong Thánh Kinh, mục tử được dùng để dịch chữ pastor của tiếng Latin, mà bản tiếng Anh là shepherd, có khi cũng dùng chữ pastor. Vậy, thử tìm hiểu mấy chữ này có nghĩa gì. ...File kèm Attach file

Nhà thờ, thánh đường
Năm nọ, một linh mục được mời tham dự buổi họp về tôn giáo do Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Quận 5 tổ chức. Trong buổi họp, khi nghe báo cáo viên thông báo thành tích của các đơn vị tôn giáo như nhà thờ họ Trần, nhà thờ họ Huỳnh, nhà thờ họ Lý, nhà thờ… Linh mục ấy ngồi bên cạnh tôi hỏi: “Sao Quận 5 có nhiều nhà thờ quá vậy?” Tôi mới nói: “Đó là những nhà ‘thờ kính tổ tiên’ thôi, thường gọi là ‘nhà thờ họ’ (Theo cách gọi chính thức của người Hoa là Trần thị, hay Huỳnh thị, hay Lý thị tông thân hội hay tông từkhông phải nhà thờ Công Giáo”. Vậy nhà thờ có nghĩa gì? Nơi thờ phượng Thiên Chúa gọi là thánh đường được không?
...File kèm Attach file

Thương khó, khổ nạn.
Trước công đồng Vaticanô II, thì Mùa Thương Khó (Temps de la Passion) bắt đầu từ Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay và kéo dài hai tuần trước Lễ Phục Sinh (với Chúa Nhật Thương Khó[1] và Chúa Nhật Lễ Lá[2]). Thế nhưng với cuộc canh tân phụng vụ năm 1969, thì phụng vụ không còn nói đến Mùa Thương Khó nữa, mà chỉ còn Mùa Chay kéo dài cho tới Lễ Phục Sinh. Thuật từ “thương khó” chỉ còn được gắn cho hai ngày: Chúa Nhật Lễ Lá (Dominica in Palmis de Passione Domini) và Thứ Sáu Tuần Thánh (Feria VI in Passione Domini). Vào hai dịp đó, phụng vụ đọc bài Thương Khó (Passio): Lễ Lá thì dựa theo Phúc Âm nhất lãm thay đổi theo chu kỳ ABC (Mt 26,14-27,66; Mc 14,1-15,47; Lc 22,14-23,6); còn ngày Thứ Sáu thì luôn luôn đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 18-19).

Sau công đồng Vaticanô II, để dịch thuật từ passio trong tiếng Latin, ngoài từ thương khó, chúng ta thấy có thêm từ khổ nạn. Như vậy, hai thuật từ này đồng nghĩa hay có gì khác biệt và thuật từ nào thích hợp hơn để dịch tiếng passio?

...File kèm Attach file

Mặc khải, mạc khải.
Mặc khải là Thiên Chúa tỏ bày mầu nhiệm của Người cho nhân loại qua trung gian loài người như ông Môsê, ông Êlia, nhất là qua Chúa Giê-su. Đến lượt mình, Chúa Giêsu lại tỏ cho các Tông Đồ biết mọi bí nhiệm, ý định của Thiên Chúa"[1]. Ở đây, vấn đề chúng tôi muốn tìm hiểu là vì trong tiếng Việt, ngoài thuật từ “mặc khải” còn có “mạc khải” (cả hai đều dịch từ chữ La Tinh là revelatio, có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp là apocalypsis) để diễn tả việc “Thiên Chúa tỏ bày mầu nhiệm của Người cho nhân loại”. ...File kèm Attach file

Hiền mẫu, từ mẫu.
Có người hỏi tôi “hiền mẫu” có đồng nghĩa với “từ mẫu” hay không, và để diễn tả tình mẹ thương con, nên nói “tình hiền mẫu” hay “tình mẫu tử”?Thắc mắc này bao gồm hai câu hỏi, chúng tôi xin lần lượt trình bày như sau: 1. “Hiền mẫu” có đồng nghĩa với “từ mẫu” hay không? 2. Để diễn tả tình mẹ thương con, nên nói “tình hiền mẫu” hay “tình mẫu tử”? ...File kèm Attach file

Gia đình, gia thất
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ấn định đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam trong năm 2014 là năm Tân Phúc-Âm-Hoá đời sống gia đình. Logo năm gia đình của Tổng Giáo Phận Tp.HCM là một hình tròn, ở giữa có hình Thánh Gia, ý muốn lấy Gia đình Thánh làm gương mẫu cho các gia đình Công Giáo. Thánh Gia có người gọi là Thánh Gia Thất. Vậy Thánh Gia hay Thánh Gia Thất đúng? Cụ thể hơn, gia đình và gia thất có khác biệt không? ...File kèm Attach file

MỘT DƯỢC - MỘC DƯỢC
Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 23/12/2005 có đăng bài “Dạy chữ Hán để biết và hiểu” của tác giả Nguyễn Văn Duận, trong đó ông nói “Muốn giỏi văn cần học chữ Hán”, ông nói rõ hơn: “Chúng ta có một thời – khi học toán – đã băn khoăn vì không hiểu được nghĩa gốc của những từ như tích phân, ma trận…; khi học vật lý quang học đã băn khoăn với từ như thị trường, quang phổ, tử ngoại……”. Riêng tôi nghĩ rằng bên Công Giáo cũng có tình trạng này. Ví dụ tên của Đức Hồng Y Hồng Kông là Trần Nhật Quân (陳日君), nhưng các báo, các đài, các trang web, cứ viết là Trần Minh Quân; hay là lễ năm mới trong sách lễ Roma, lúc đầu viết là Thánh lễ Minh Niên, sau này sửa lại cho đúng là Thánh lễ Tân Niên, nhưng các cha ở hải ngoại vẫn viết là Thánh lễ Minh Niên. Đây chỉ là vài ví dụ về hậu quả của việc ít biết chữ Hán, hễ thấy ai dùng một từ mới lạ, dù không hiểu ý nghĩa cũng dùng theo. ...File kèm Attach file

Hành động thống hối?
Trong Nghi thức đầu lễ của Sách lễ Rôma, có phần chuẩn bị tâm hồn. Bản dịch Nghi thức thánh lễ xuất bản năm 2005 của Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịch là “Hành động thống hối”, nguyên bản tiếng Latin là “Actus pænitentialis”, trước nay vẫn không thay đổi, nhưng các bản dịch tiếng Anh trước đây dịch là “Penitential Rite” (1975), nay đổi lại là “Penitential Act”[1] (2002); còn trong tiếng Việt, trước đây dịch là “Nghi thức thống hối”, nay dịch là “Hành động thống hối”. Cách dịch của tiếng Việt có chính xác không? Thuật từ thống hối đã được bàn đến trong bài “Thống hối”[2], nên trong bài này, chúng tôi chỉ bàn về từ actus dịch là hành động chính xác chưa? ...File kèm Attach file

Phong thánh, tuyên thánh.
Ngày 30/06/1987, bằng văn thư số 196.245, Đức TGM Eduardo Martinez Somalo, khi đó là Tổng Thư Ký Ban Thường Vụ của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (tương đương Tổng Trưởng Nội Vụ) chính thức thông báo cho ba cáo thỉnh viên Việt, Pháp và Tây Ban Nha là ngày phong thánh cho các chân phúc tuẫn đạo tại Việt Nam đã được ĐTC Gioan Phaolô II xác định là ngày 19/06/1988. Đây là một tin vui vô cùng trọng đại cho Giáo Hội tại Việt Nam. Đến nay chúng ta vẫn sử dụng thuật từ phong thánh. Giáo Hội tại Trung Quốc trước đây cũng dùng thuật từ này, nhưng ngày nay đã thay bằng thuật từ tuyên thánh. Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của những thuật từ này.

Giáo dục, đào tạo, huấn luyện
Có người đặt cầu hỏi với tôi, giáo dục, đào tạo, và huấn luyện có giống nhau không? Tôi cũng đem vấn đề này tham khảo, nhiều người, kể cả các giáo viên, giáo sư và những nhà quản lý giáo dục đào tạo thì được họ giải thích thế này: Giáo dục và đào tạo đều như nhau, đều là chỉ quá trình dạy và học, có khác là giáo dục thì dùng chỉ việc dạy học ở cấp thấp, từ nhà trẻ đến hết phổ thông, còn đào tạo chỉ việc dạy và học ở cấp cao hơn, từ chuyên nghiệp đến đại học và sau đại học.

Tề gia
Sau khi kết thúc khoá họp lần thứ XII, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có thư chung gởi cộng đồng dân Chúa với chủ đề “Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam và công cuộc tân Phúc-Âm-hoá” vào ngày 10-10-2013. Chương trình mục vụ được triển khai trong ba năm (2014-2016), năm đầu tiên 2014 là “Năm Phúc-Âm-hoá đời sống gia đình”. Nói theo ngôn ngữ Nho Giáo là “Năm tề gia”.

[1] 1 2 [1/2]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!