Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gia Đình Lectio Divina
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
Kết luận chung

 Cần phải đọc nhiều lần quyển sách này về Lectio divina để đồng thời nhận ra chiều sâu, những nét tinh tế và những yêu sách. Đọc lại sẽ cho phép ta quán triệt được tất cả.

Ta có thể nói một cách bao quát rằng trong tác phẩm này có một hành động của đức tin được tuyên xưng: không những có thể lắng nghe Thiên Chúa nói với ta mọi ngày, nhưng đó còn là ước muốn của Người. Người chỉ chờ đợi có thế. Chỉ cần sẵn sàng dành thời gian và ngoan ngoãn lắng nghe Người. Đó là một động cơ mạnh tuyệt vời cho sự biến đổi và phát triển thiêng liêng, luân lý v.v… Đó không phải là công việc của tình cờ hay của một Thiên Chúa hà tiện hoặc câm lặng chỉ thỉnh thoảng nói với ta; chỉ vì ta không biết sẵn sàng đón nghe Người nói, hoặc ta không biết rằng đó là điều được ban cho ta mỗi ngày như lương thực thường ngày. Như thế ta có thể sống một chiều kích căn bản của lời xin trong kinh Lạy Cha: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”.

Trong phần thứ nhất, ta đã trình bày những chân lý liên quan tới Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể. Làm cách nào Ngôi Lời này trở thành những lời không chỉ nghe được cho thính giác của con người, nhưng còn là lương thực cho trí khôn và ý muốn. Ta đã thấy rằng Kinh Thánh là nơi tuyệt hảo ta có thể gặp được những lời này được thâu gom lại và là những lời mang Thần Khí và Sự Sống. Những chân lý này của phần thứ nhất có mục tiêu giúp ta thực hiện được hành động đức tin khi ta đặt mình trước Kinh Thánh mỗi ngày. Để có thể có hành động đức tin vững vàng nơi những chữ mà ta đọc, cần thiết ta phải ý thức về tính cách thánh thiêng của chúng. Những chữ này chuyển tải Sự Sống của Thiên Chúa. Và giục lòng tin mọi ngày, mở rộng con tim đón nhận ánh sáng Thiên Chúa là tâm điểm của Lectio divina. Qua Lectio divina, ánh sáng của Chúa Kitô mỗi ngày bước thêm một bước vào chiều sâu trong ta.

Thỉnh thoảng đọc lại phần thứ nhất này sẽ giúp ta luôn ý thức và càng ngày càng ý thức hơn về quyền năng của Kinh Thánh, về sự hiện diện tác động của Chúa trong Kinh Thánh. Điều đó sẽ giúp ta hằng ngày nuôi sống mình bằng Kinh Thánh, soi sáng trí tuệ của ta trong đó, cho ý muốn của ta một sức đẩy mãnh liệt.

Trong phần thứ hai, ta đã từng bước theo con đường lắng nghe, một sự lắng nghe chăm chú Chúa nói với ta. Ta đã đo lường sự yêu sách của việc lắng nghe này đồng thời cũng xét đến những ích lợi của việc lắng nghe trong ta, sự biến đổi nhờ lắng nghe. Phần thứ hai là trọng tâm của tác phẩm này. Vì rất cô đọng, nên thỉnh thoảng trong ngày sống đọc lại để tìm trong đó những chỉ dẫn cần thiết hầu có thể đối mặt với những khó khăn gặp phải, hoặc những nghi ngờ.

Trong phần thứ ba, ta đã chiêm ngưỡng con đường mà Ngôi Lời đã thực hiện trong Mẹ Maria, và sự giúp đỡ mà Mẹ Thiên Chúa dành cho ta hầu giúp ta lắng nghe Lời và đem ra thực hành Lời của Chúa cũng như làm tất cả những gì Chúa sẽ nói với ta.

Trong phần thứ bốn, ta đã bàn đến hành động bí nhiệm nhưng rất cần thiết và hữu hiệu của Chúa Thánh Thần trong tiến trình lắng nghe Lời. Không có Chúa Thánh Thần, ta không thể lắng nghe Chúa nói với ta và cũng không thể đem Lời của Người ra thực hành.

Cuối cùng trong phần thứ năm, ta đã thấy, được sinh ra từ hạt giống không thể hư hoại, tức Lời của Thiên Chúa, cuộc sống của ta được thay hình đổi dạng như thế nào. Tất cả những lãnh vực của cuộc sống đời thường của ta đều được đụng chạm tới do sự canh tân này trước hết đến trong tâm lòng ta. Lời đã làm người trong ta! Ta là Đất trong đó Lời nhập thể.

 

Ta có thể kết luận bằng lời kinh này:

Lạy Chúa, theo lòng nhân từ Chúa,

Xin đáp lời dân Chúa cầu nguyện,

Xin ban cho mỗi người chúng con
    cái nhìn trong sáng về điều phải làm

Và sức mạnh để chu toàn”.

Theo một nghĩa nào đó lời cầu nguyện trên đây tóm kết, quyển sách này về Lectio divina. Hoặc đơn thuần ta có thể lấy lại lời xin thứ ba trong kinh Lạy Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Tuy nhiên như Người Con, trước hết ta cần chiêm ngắm thánh ý Cha trên trời, xem Cha làm, để cùng với Con, trong Thánh Linh, ta thực hiện ý của Cha. “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm” (Ga 5, 19-20).

 

 
66. Thánh Augustinô nói rằng hai đồng tiền đây là hai huấn lệnh: tình yêu đối Chúa và tình đối với tha nhân. Và nhận định này gần gũi với Sévère, vì hai huấn lệnh tóm kết Lề Luật và các ngôn sứ cũng như Phúc âm.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!