.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
Tác giả: Gia Đình Lectio Divina
dịch
DẪN NHẬP

Khi trao ban Lời của Người cho chúng ta, Chúa chờ đợi một đáp lời từ phía chúng ta. Trong tác phẩm này Ơn Ban Lời Chúa và sự đáp lời của chúng ta sẽ được đào sâu để hiểu rõ hơn những nối kết thực tiễn giữa hai bên. Trong kinh Lạy Cha, chúng ta đọc: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày (xin dịch lại theo bản dịch tiếng Pháp để sát với ý tác giả muốn trình bày trong tập sách: “Xin Cha cho chúng con khẩu phần ngày hôm nay” (Donne-nous aujour-d'hui notre pain de ce jour). Chúng ta sẽ bàn đến Lời của Chúa như lương thực (bánh) thật nuôi dưỡng. Thực ra, Chúa nói với chúng ta trong Phúc âm theo thánh Gioan: “Tôi là bánh từ trời xuống” (Ga 6, 41; x. Ga, 6, 31-33). Trong quyển sách này chúng tôi sẽ đề cập tới Chúa Giêsu-Bánh dưới dạng Lời. Tiến trình ăn sẽ được giải thích chi tiết; chúng tôi cũng sẽ từng bước trình bày sự đồng hóa của những Lời đầy sự Sống và Thần Khí mà Chúa đã đến ban cho chúng ta để chúng ta có sự sống.

Quyển sách này vừa cũ và vừa mới. Cũ bởi vì, từ thuở bình minh của thời gian, con người cố gắng tiếp nhận Ánh Sáng Thiên Chúa trong những Sách Thánh. Nhưng mới là đề cập chi tiết tiến trình nhập thể của Ánh Sáng như thấy trong bản văn thánh: Kinh Thánh. Mới cũng vì nó đề nghị dùng Ánh Sáng này như lương thực hằng ngày chứ không thỉnh thoảng dùng một lần cho qua.

Chúng tôi chia ra làm năm giai đoạn: trước hết chúng tôi sẽ ngắn gọn nhưng cô đọng khảo sát Lời của Thiên Chúa là gì, trong chính Lời và trong đời sống chúng ta, Lời trở thành những lời đầy Thần Khí và Sự Sống như thế nào.

Tiếp đến – đấy là phần trung tâm của tác phẩm này – chúng ta sẽ thấy những Lời này nhập thể trong chúng ta mọi ngày như thế nào qua thực hành Lectio divina. Sau đó chúng ta sẽ thấy vai trò của Mẹ Maria trong việc Lời nhập thể; Mẹ xuất hiện như mẫu gương của việc nhập thể nhưng đồng thời cũng là một giúp đỡ. Trong phần thứ bốn chúng tôi sẽ bàn kỹ về hoạt động bí nhiệm của Chúa Thánh Thần trong tiến trình nhập thể; thực ra sự hiện diện của Mẹ Maria và hoạt động của Chúa Thánh Thần đi đôi với nhau. Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy Lectio divina soi sáng và biến đổi cuộc sống thường ngày của chúng ta ra sao. Chúng tôi sẽ đề cập đến những khía cạnh khác nhau của cuộc sống chúng ta và chúng ta sẽ thấy Lectio divina soi sáng những khía cạnh đó và làm cho chúng vững mạnh như thế nào.

Tóm lại, mục tiêu của quyển sách này là đưa người đọc đi vào tiến trình chuyển biến của Con Người: nhìn Cha làm và làm như vậy. “Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Quả thật, Chúa Cha yêu người Con và cho người Con thấy mọi điều mình làm, lại sẽ còn cho người Con thấy những việc lớn lao hơn nữa, khiến chính các ông cũng phải kinh ngạc” (Ga 5, 19-20). Những lời thật đơn sơ nhưng trong đó gặp được tất cả. Cả quyển sách này được tóm gọn trong hai câu đó. Nền tảng của tất cả là: “Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5, 17). Thấy và làm. Thật đơn giản. Thấy từ trên cao chứ không thấy hoàn cảnh trong đó tôi đang sống. Thực tế Người làm cho tôi thấy. Người mạc khải cho tôi điều Người làm. Người vén màn cho tôi thấy hoạt động của Người. Cha yêu Con và chỉ cho Con thấy tất cả những gì Cha làm…

Cấu trúc và biểu đồ của quyển sách giống như hình Thánh Giá hoặc như một số nhà thờ của chúng ta:

1. Hậu Cung Thánh thường là nơi đặt Mình Thánh Chúa (trong Nhà Tạm), Thiên Chúa (phần thứ nhất: Ngôi Lời trở thành những Lời).

2. Cung Thánh, đôi khi là điểm giao với Cánh Ngang (nếu nhà thờ có hình Thánh Giá) và thường có bàn thờ là nơi Thiên Chúa nhập thể, và ở nơi này người ta cho rước lễ. Một nơi tuyệt vời của việc Chúa biến đổi (phần thứ hai: Lectio divina)

3. Cánh Ngang hướng Nam (phần thứ ba: Mẹ Maria và Lectio divina).

4. Cánh Ngang hướng Bắc (phần thư bốn: Chúa Thánh Thần và Lectio divina)*. 

5. Lòng Nhà Thờ là nơi Dân Chúa tụ họp và Chúa ban chính mình Người cho Dân (phần thứ năm: Lectio divina và đời thường).

Tâm điểm của quyển sách là phần thứ hai. Những phần khác là những khai triển thêm để thấy rõ hơn: nguồn của tất cả, Ngôi Lời trở thành những lời đầy Thần Khí và Sự Sống, những giúp đỡ, những ví dụ, được trình bày cho chúng ta để thực hành Lectio divina, Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria. Và cuối cùng để thấy Lectio divina nhập thể như thế nào trong cuộc sống, làm sao Lectio divina thấm nhập những sinh hoạt khác nhau trong ngày sống của chúng ta.   

                                                           --------------------- 

* (Lời người dịch: Dĩ nhiên ở đây theo nhà thờ được xây đúng nguyên tắc hướng Đông Tây, chúng ta mới có hai Cánh Ngang hướng Nam và hướng Bắc). 

Tác giả Gia Đình Lectio Divina (dịch)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!