.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
Tác giả: Gia Đình Lectio Divina
dịch
I: NHỮNG ĐIỂM CĂN BẢN TRONG LECTIO DIVINA

“Bao lâu anh em còn làm nhiều sự,

nếu ít ra anh em không học biết từ bỏ ý riêng

và quy phục,

bỏ đó nỗi âu lo về chính mình,

và về những gì thuộc về mình,

anh em sẽ không thể tiến triển được chút nào

trên đường hoàn thiện[1]

 

 

 

Dẫn nhập

Trước hết phải hiểu Kinh Thánh là gì đối với chúng ta. Kinh Thánh là Bí Tích của Lời vĩnh cửu và tự hữu[2]. Hạn từ “Bí Tích” có nhiều nghĩa. Điều đó muốn nói rằng:

1. Lời cho chúng ta chính Thiên Chúa, (Lời này, là một hữu thể tự hữu vượt quá trí khôn chủ động của chúng ta, nhưng nhờ áo bọc được tạo dựng, đến qua trí khôn của chúng ta.

2. Lời được chuyền đến qua các giác quan (thị giác hay thính giác) và qua trí khôn và ý muốn chủ động (tất cả công việc hiểu biết về bản văn).

3. Lời cũng siêu việt hóa các giác quan (vì Lời chủ yếu nhắm tời tinh thần hoặc con tim).

4. Lời nuôi dưỡng ba cấp độ thuộc con Người: thân xác, trí khôn và ý muốn chủ động (linh hồn), trí khôn và ý muốn thụ động (tinh thần), mỗi cấp độ tùy theo phương thức riêng.

Tuy không nhận ra, nhưng chúng ta có thể có một thái độ khô khan lạnh nhạt trước một bản văn. Mục đích của bản văn là biến đổi chúng ta hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta có thể dường như vẫn chỉ mới tiếp nhận để nuôi dưỡng trí khôn và thực tế, chưa dẫn tới biến đổi thực sự. Theo cách này, Lời không đi hết tiến trình vì thái độ đã sai lạc: chúng ta không còn đối diện với một bí tích. Chỉ khảo sát bản văn, chúng ta không còn tiếp cận với Lời tự hữu và nhập thể nữa: đó là Chúa Giêsu. Thay vì lắng nghe, chúng ta lại dừng bước ở cấp độ giải thích hay, giải thích đúng về bản văn, nếu không thì cũng ở mức độ chủ quan của mình – có nghĩa là ở những ước muốn, những vấn đề của chúng ta. Để Kinh Thánh có thể nuôi dưỡng linh hồn và trí khôn, chúng ta phải quyết định chấp nhận để điều chúng ta đọc gây phiền toái, hoán cải, lay động, soi sáng mình và không tìm ở đó cái thuận tiện, thích thú cho mình.

Có một sự khác biệt lớn giữa cái chúng ta có thể coi, một đàng như là hiểu biết Lời Thiên Chúa và, đàng khác, là cảm nghiệm Lời Người. Sự hiểu biết dẫn đến điều mà thánh Phaolô nói: “Tôi biết điều tôi phải làm nhưng tôi không làm”[3]; Lời đã không thành công trong việc nhập thể vào những hành động của tôi, trong cuộc sống của tôi.

Trái lại, chúng ta có thể nói đến sự cảm nghiệm Lời nhờ một sự biến đổi thường ngày có tính cách cụ thể và phép lạ: Lời nhập thể trong tôi. Phép lạ, bởi vì đó là một việc làm đụng chạm tới ý muốn và chữa lành ý muốn. Thực vậy, ý muốn thì bệnh hoạn. Đó là điều thánh Phaolô nhận ra khi nói: “Tôi không làm điều tôi biết là đúng”[4].

Về  Kinh Thánh phải phân biệt rõ hai cấp độ:

1- Cấp độ hiểu bản văn

2- Cấp độ lắng nghe.

Hiểu bản văn đòi hỏi phải dùng đến những gì trí khôn có thể cống hiến như là khí cụ ví dụ những phương pháp chú giải v.v... Nhưng chúng ta vẫn còn ở xa Lectio divina vì còn cần phải lắng nghe Chúa nói qua bản văn. Bước đầu làm cho chúng ta hiểu ý nghĩa của bản văn. Nhưng bản văn phải trở thành khí cụ cho Đấng muốn nói với tôi và nuôi dưỡng tôi hôm nay. Bản văn phải trở thành bí tích. Lời Tự Hữu đã làm Người, đã trở thành lời con Người nhưng không theo ý nghĩa hạ mình hoặc biến tan (giảm thiểu), mà theo ý nghĩa trong đó Lời Tự Hữu đã sử dụng lời con Người như phương tiện để đến và để kết hiệp với chúng ta. Chúng ta cho thể phân tích bí tích – phương diện văn tự của bản văn, cái vỏ bọc được tạo dựng của bí tích – trong yếu tố vật thể, tuy nhiên sự phân tích này không bao giờ cho chúng ta chính Chúa! Điều đó cho chúng ta một hiểu biết về bản văn, một cái nhìn rộng và ảnh thánh được vẽ lên về phương diện vật thể, nhưng không cho chúng ta Ánh Sáng Tự Hữu. Phải nắm chắc như thế. Không phải là vấn đề rơi vào trong cái vô lý nhưng là làm cho cái hữu lý trở thành bí tích, làm cho nó trong sáng trước ánh sáng tự hữu. Tôi có thể làm một phân tích tuyệt hảo và sáng ngời về bản văn. Nhưng đó còn là cái gì khác cái mà tôi được mời gọi làm. Tôi vẫn chưa thực hành một Lectio divina đơn thuần!

Chúng ta có thể hiểu thấu đáo tất cả Lectio divina và sự cần thiết của Lectio divina dựa trên lời của Chúa: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 5, 15), và dựa trên sự xếp đặt bên trong của Con Người được diễn tả trong Phúc âm theo thánh Gioan: “Thật, tôi bảo thật các ông: Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì Người Con cũng làm như vậy. Quả thật, Chúa Cha yêu Người Con và cho Người Con thấy mọi điều mình làm” (Ga 5, 19-20). Lời này được áp dụng cho Con Người, vậy có nghĩa là cho tất cả mọi Người. Do đấy, chúng ta hiểu là cần thiết phải “thấy Cha làm”. Lectio divina cho phép điều đó. Đó là vấn đề đưa hoạt động ý thức vào trong chuyển động này, đó là vấn đề từ từ đặt hoạt động ý thức của chúng ta dưới sự điều động của Chúa và dưới tác động của Chúa. Đó là căn bản của đời sống kitô và của Lectio divina. Nếu không, chúng ta chỉ xây dựng con Người của mình, tổ chức những sinh hoạt của mình, tổ chức ngày sống riêng của mình, sống kitô giáo của mình và những điều đó chẳng đem lại kết quả gì[5]. Cần phải suy niệm lâu dài câu nói này của Chúa Kitô: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 5, 15). Và do đấy mỗi ngày Thầy cho anh em biết ý muốn của Thầy và ban cho anh em điều cần thiết để đem ra thực hành. Muốn xây dựng một cuộc sống kitô hay một cuộc sống cầu nguyện mà không có những nền tảng này thì chính là đánh lừa, là một chạy trốn, là một lầm lạc.

Vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong tiến trình

Chúa Kitô Đấng trung gian duy nhất
giữa Thiên
Chúa và con Người

Khi chúng ta thực hành Lectio divina, có nghĩa là khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe Chúa, chúng ta ở trước mặt Chúa Kitô. Chúa Kitô là Lời mà Cha ban cho chúng ta, Lời duy nhất của Cha và Cha xin chúng ta chú tâm lắng nghe Lời này. Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa, vừa là Người, là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con Người. Sau đây chúng ta sẽ thấy tiến trình của Lectio divina là tiến trình của nhập thể như thế nào. Tuy nhiên đó là sự nhập thể của Lời Thiên Chúa trong chúng ta, sự nhập thể của Chúa Kitô trong chúng ta. Không bao giờ chúng ta bỏ quên Thiên Chúa mà còn nghĩ tới Chúa Kitô. Người là trung tâm.

Chúa Kitô là Đấng mạc khải Thiên Chúa Cha

Chúa Kitô chiếm vị trí trung tâm của Phúc âm. Trong Phúc âm thánh Gioan, Người được trình bày như có sứ vụ chuyên biệt mạc khải Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1, 18). Đó là Con cho phép chúng ta nghe được tiếng của Cha, thấy được eidos (hình ảnh) của Cha (x. Ga 5, 7-38). Dò tìm Kinh Thánh, đưa chúng ta đến với Người Con là Lời của Cha và chính Người Con này ban cho sự sống vĩnh cửu (x. Ga 5, 19-47).

Chúa Kitô trung tâm của cuộc sống thiêng liêng

Đó là điểm nền tảng của tất cà cuộc sống thiêng liêng. Trong một thời gian dài thánh Têrêsa Giêsu đã tự hỏi rằng trong việc chiêm niệm trọn hảo, Người ta tiếp tục nhìn ngắm Chúa Kitô trong nhân tính của Người, hay ngược lại phải suy tư về thiên tính của Chúa, về sự vô biên của Chúa. Câu trả lời của các nhà thần học vào thời của thánh nữ hợp với tư tưởng của Phúc âm và của thánh Phaolô: sự viên mãn của thiên tính ở trong Chúa Kitô một cách có xác thể (x. Cl 2, 9) và chúng ta thấy “trong Chúa Kitô có cất giấu mọi kho tàng của sự khôn ngoan và hiểu biết” (Cl 2,3)[6]. Thánh Gioan Thánh Giá, cũng như thánh Têrêsa Giêsu, mời chúng ta chiêm ngắm, qua cái nhìn của Thiên Chúa Cha, Nhân Tính thánh của Con Người: “Bởi vì trong khi ban cho chúng ta Con của Người là Lời duy nhất của mình như Người đã ban – vì Cha chẳng có lời nào khác – Cha đã nói và đã mạc khải tất cả mọi sự chỉ một lần và duy nhất chỉ qua Lời này”[7]. Chính Chúa Kitô là Đấng chúng ta gặp gỡ và là Đấng chúng ta lắng nghe trong Lectio divina.

 

 

Điểm chủ yếu của Lectio divina

Điểm chủ yếu của Lectio divina là đi vào trong sự liên lạc nghĩa thiết thần linh này với Chúa, cho phép Người nói với chúng ta, nói với chúng ta tất cả một cách tiệm tiến: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15). Nói tất cả, nói với Người khác, đó quả thật là một dấu chỉ của tình yêu (x. Ga 5, 20a). Lectio divina là một nơi tốt nhất mà Chúa Kitô-Thiên Chúa sẽ có thể nói với chúng ta, hôm nay, và Người nói với chúng ta điều Người muốn chúng ta làm. Người giải thích điều đó cho chúng ta: “Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 27).

Người ta không thể hài lòng khi nói rằng phải sống chỉ duy bằng đức tin hoặc khi so sánh lời nhận được từ Thiên Chúa với đức tin. Đức tin được nuôi dưỡng bằng Lời của Thiên Chúa. Nếu thiếu Lời của Thiên Chúa, đức tin sẽ bị nghèo đi. Chính Lời của Thiên Chúa có thể làm cho đức tin vững mạnh. Đức tin trước hết là tin vào một lời đã được ban cho. Thiên Chúa nói mọi ngày, Người muốn nói với chúng ta, điều đó là đức tin của chúng ta. Người không nói cho chúng ta điều gì khác ngoài Con của Người, là Lời của Người, nhưng Người ban Lời cho chúng ta từng ít một, từng mảng ánh sáng một. Chúng ta có một quyền lợi, đó là tất cả mọi ngày được nghe Chúa nói với chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Người muốn Lời Người ở lại trong chúng ta và đó là điều kiện để chúng ta mang lại hoa trái, thứ hoa trái sẽ tồn tại trong cuộc sống vĩnh cửu. “Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy” (Ga 15, 7-8). Phải giữ một sự liên kết sinh động và thường ngày với Lời để Lời tác động trong cuộc sống của chúng ta. Những Người (tôi nghĩ đặc biệt tới những Người sống đời thánh hiến) không thường xuyên hằng ngày chăm chú giao tiếp với Chúa, sẽ để cho đức tin của mình bị suy giảm và sẽ dễ trượt sang một dự phóng của con Người và những tư tưởng của con Người. Niềm vui sống của họ cho Thiên Chúa và dâng hiến mình cho Người nhường chỗ cho một cuộc sống, có lẽ là tích cực, nhưng hoàn toàn con Người, không Thiên Chúa, không nhựa sống, không ánh sáng. Đức tin trực tiếp tỉ lệ thuận với việc năng tiếp cận với Lời Chúa. “Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở” (Tv 34, 6: bản dịch tiếng Pháp: “Qui regarde vers Dieu resplendira”: Ai nhìn lên Chúa sẽ rạng rỡ sáng ngời”). Nhìn lên Chúa, hệ tại ở thấy thánh nhan Người, và thánh nhan Người, đó là Con của Người, Người Con này nói trong Kinh Thánh[8], Người ta chỉ có thể thấy thánh nhan Người một cách an toàn trong Kinh Thánh[9]. Như thế cuộc sống sẽ rạng ngời. Lắng nghe Chúa, đó là làm quen với tư tưởng của Người, làm quen nghĩ như Người, và nhìn xem các sự vật như Người nhìn xem.

 

 

Sự quan trọng hàng đầu của Lectio divina

Lectio divina có một tầm quan trọng hàng đầu cho đời sống thiêng liêng. Lectio divina còn cho phép chúng ta thực hiện ngay cả mầu nhiệm của ơn gọi của chúng ta: Sự Nhập Thể của Chúa Kitô trong cuộc đời của chúng ta, trong toàn thể con Người chúng ta. Chúng ta là những con Người có khả năng tri thức, ước muốn và tự do. Những năng lực này của linh hồn phải được biến đổi trong Chúa Kitô, cần thiết Chúa Kitô phải sống trong đó. Nhưng còn phải chờ đợi, bởi chúng thật bệnh hoạn, mỗi năng lực này, tùy theo cách thế của riêng nó, phải được chữa trị. Lectio divina, qua việc tiếp cận siêu nhiên với từng năng lực ý thức và tích cực cho phép con Người chúng ta biến đổi thực sự. Chắc hẳn, như chúng ta sẽ thấy[10], Lectio divina không tách rời khỏi Suy nguyện, và Suy nguyện hoạt động trong chiều sâu. Tuy nhiên không thể thiếu Suy nguyện. Chúng ta nuôi dưỡng những năng lực của chúng ta mọi ngày bằng tất cả những gì chúng ta dùng để sống hằng ngày. Chúng ta lại không để ý rằng những lương thực này thường khác, nếu không nói là trái nghịch, với tư tưởng và ý muốn của Thiên Chúa. Lectio divina là sinh hoạt tuyệt vời giúp hoán cải. Lectio divina thực hiện một phép lạ mỗi ngày, phép lạ duy nhất mà Chúa Kitô đã muốn thực hiện trong chúng ta[11].

Sinh hoạt nền tảng của các Giáo Phụ,
          Sinh hoạt đan tu tuyệt hảo

Phải chăng Lectio divina là một cái gì mới trong Giáo Hội? Không, tất cả các đan sĩ và tất cả các Giáo Phụ đã thực hành kiểu suy niệm Lời Chúa này và cho đến bây giờ vẫn còn là một sinh hoạt, một thực hành tuyệt hảo của đan sĩ. Không phải Lectio divina là cái đặc thù riêng tư, nhưng đan sĩ với tư cách là hải đăng, là ánh sáng cho Giáo Hội, làm gương về tinh thần hoán cải và về phương thế tốt nhất để đạt được. Các Giáo Phụ đã làm quen với Kinh Thánh. Tất cả các Người đã đọc, suy niệm và giải thích Kinh Thánh. Lectio divina đã giúp các Người có thể chiêm ngắm Chúa. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nhắc lại: “Khi đọc, hãy tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy khi suy gẫm; khi cầu nguyện, hãy gõ cửa, bạn sẽ được mở cho nhờ chiêm niệm” (x. Guigue le Chartreux, Những nấc thang thiêng liêng)[12]. Đàng khác phần đông các Giáo Phụ trước đã là các đan sĩ.

 

Lắng nghe, khám phá và thực hiện thánh ý Chúa

Mục đích của Lectio divina như chúng tôi trình bày ở đây, là giúp chúng ta lắng nghe Chúa Kitô, mọi ngày tiếp nhận lời sinh động và hữu hiệu. Cần nhận ra được tính chất mới mẻ đặc biệt của biệc lắng nghe làm cho biến đổi này. Như vậy mỗi ngày chúng ta có thể khám phá ra thánh ý Chúa. Chúng ta được thúc đẩy đem lời này ra thực hành và như vậy thánh hóa chúng ta, biến đổi chúng ta thật sự. Mục đích là việc Nhập Thể của Lời mà Chúa muốn nói với tôi hôm nay. Đó như là một Nhập Thể nhỏ[13].

Những bài đọc trong Thánh Lễ
         (ơn đặc biệt của Vaticanô II)

Công đồng Vaticanô II đã cho phép Hội Thánh ý thức về Bàn Tiệc Lời Chúa trong Thánh Lễ[14]. Khi phân phối Kinh Thánh cho các năm phụng vụ, Hội Thánh nuôi dưỡng dân Chúa một cách dồi dào hơn. Nói chung, Hội Thánh cống hiến hai bài đọc, dù thuộc nghi lễ nào. Trong Lectio divina, Người ta gắn bó theo chọn lựa này để gạt bỏ bao nhiêu có thể tất cả những chồng chéo của con Người về phía chúng ta trong việc lắng nghe. Những bản văn đã được Hội Thánh chọn và như vậy chúng ta đón nhận như thế từ Thiên Chúa – theo nghi thức của chúng ta. Tự chọn các bản văn cho mình đưa vào yếu tố ưa thích riêng làm vấy đục việc lắng nghe. Mở Sách Kinh Thánh cách “tình cờ” cũng không phải là một giải pháp đủ và lâu bền. Hơn nữa khi chúng ta làm như thế, chúng ta chờ đợi một đáp án cho một vấn đề cụ thể. Mà như chúng ta sẽ thấy, không nên áp đặt Chúa về điều Người muốn  trình bày với chúng ta hôm nay.

------------------------------------------------------

[1]. Thánh Gioan Thánh Giá, Maxime 92 / Dichos 76. Những trích dẫn thánh Gioan Thánh Giá được lấy từ: Gioan Thánh Giá, Oeuvres complètes, Bibliothèque Européenne, Desclée, Paris 1989.

[2]. “Qua tất cả các lời ở trong Thánh Kinh, Thiên Chúa chỉ nói có một Lời là Ngôi Lời duy nhất, trong Người, Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại (Dt 1, 1-3): Anh em hãy nhớ rằng Lời duy nhất của Thiên Chúa được trải dài trong toàn bộ Thánh Kinh, chính Ngôi Lời duy nhất vang trên môi miệng của tất cả các tác giả Thánh Kinh. Vì chính Người, ngay từ đầu là Thiên Chúa ở bên Thiên Chúa, chẳng cần đến chữ với lời, bởi Người không lệ thuộc vào thời gian” (GLCG 102).

14. x. Rm 7, 18 và Ga 5, 17.

Tác giả Gia Đình Lectio Divina (dịch)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!