.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
Tác giả: Gia Đình Lectio Divina
dịch
PHẦN I: NGÔI LỜI TRỞ THÀNH NHỮNG NGÔN TỪ

I

NGÔI LỜI ĐÃ LÀM NGƯỜI

 

Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng
có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội,
ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội,
là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng,
 tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội”[1].

 

Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời,

          và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1, 1)

Mỗi thánh viết Phúc âm thích dùng những cách gọi hoặc một số những danh xưng của Chúa chúng ta. Sự chọn lựa (dĩ nhiên là không loại trừ) của thánh Gioan tác giả Phúc âm là hạn từ “Ngôi Lời” (Lời, Logos). Tuy nhiên chúng ta cũng phải ghi nhận ngay rằng, qua hạn từ này, thánh nhân nhắm tới thiên tính của Chúa Kitô. Thánh nhân còn bắt đầu Phúc âm  của ngài bằng thực tại có trước của Chúa Con, thực tại của Chúa Con trước khi Nhập Thể, và người ta có thể nói trước cả cuộc tạo dựng. Ngôi Lời hiện hữu từ đời đời và Người là Thiên Chúa. Như vậy thánh Gioan đã đi ngược lên nguồn gốc không có khởi đầu của Chúa Giêsu Nadarét. Như thế thánh nhân đã chọn hạn từ Logos, Ngôi Lời, để nói về bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu Nadarét. 

Không phải thánh Gioan bị ảnh hưởng bởi một trào lưu Hy Lạp hoặc trào lưu nào khác (ngộ đạo…) nhưng bởi vì Phúc âm của ngài nhắm tới một mục tiêu vô cùng sâu xa hơn, đó là chỉ cho thấy Chúa Kitô với tư cách người mạc khải Thiên Chúa, là người làm cho người ta nhận biết Thiên Chúa, là người truyền đạt Thiên Chúa cho con người: “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1, 18). Và đối với thánh Gioan sự mạc khải được thực hiện qua hình thức trí-thị (intellectif-visuel = nhìn thấy bằng mắt và suy lý); thực ra con người có lý trí, có hiểu biết và ý muốn. Người ta sẽ hiểu hơn sự lựa chọn của thánh nhân để trình bày về Chúa Con là Logos. Người Con vĩnh cửu của Thiên Chúa, là ý tưởng của Cha, là Lời của Cha, là tất cả Lời của Cha. Và Con sẽ mạc khải, bày tỏ, chuyển thông Cha; Con sẽ cho nhân loại thấy Cha. Vậy hạn từ Logos, được thánh Gioan chọn, thật rất quan trọng. Nó sẽ có những hệ quả lớn lao trên những sinh hoạt của con người

 

Vì chưng, con người được dựng nên theo hình ảnh và giống Chúa và được mời gọi tham dự vào cuộc sống của Chúa. Con người có một linh hồn và một trí khôn là đỉnh điểm của linh hồn này[2]. Ở mỗi cấp độ này của (linh hồn, trí khôn) con người được mời gọi tham dự vào cuộc sống của Chúa tùy theo dạng thức của mình. Nhờ trí khôn có thể hiểu về Thiên Chúa, con người được mời gọi tham dự với Thiên Chúa[3]. Và nhờ linh hồn mình, như chúng ta sẽ thấy trải dài trong tác phẩm này, con người tham dự vào những ngôn từ vừa có tính cách con người vừa có tính cách Thiên Chúa của Logos (humano-divines : nhân-thần). 

Lời của Thiên Chúa. Đó là tiêu chí tối cao của sự hiểu biết và cuộc sống của con người, đó là lương thực của con người. Tuy nhiên “điều đó” có thể xảy ra thế nào? (x. Lc 1, 34).

 

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm
            và cư ngụ giữa chúng ta”
Ga 1, 14 

Thánh Gioan chỉ cho chúng ta thấy Lời này của Thiên Chúa đã làm người như thế nào, có nghĩa là bằng cách nào cái có chiều kích vô biên và tự hữu của Thiên Chúa lại khép mình, tự ban mình, tự hóa thành ngôn từ của con người, nhưng từ nay những ngôn từ này lại có một nội dung Thiên Chúa. Biến cố ấy là siêu việt vì cuối cùng nó sẽ cho sự hiểu biết của con người lại được tiếp cận với điều thuộc Thiên Chúa, với Ngôi Lời hằng hữu. Những Lời Thiên Chúa mà Ngôi Lời sẽ thông truyền cho chúng ta sẽ   là chiếc cầu nối giúp chúng ta từ nay có thể trở về cùng Thiên Chúa. 

 

Ý tưởng vô biên và tự hữu của Thiên Chúa đã nhập thể và trở thành lời của con người. Không phải là thiên tính đã đổi bản tính, nhưng thiên tính ấy đã mặc lấy hình thể người. “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống” (Ga 6, 63). “Ðể mặc khải chính mình cho loài người, Thiên Chúa đã đoái thương dùng ngôn ngữ loài người mà nói với họ: “Lời của Thiên Chúa, diễn đạt bằng ngôn ngữ nhân loại, trở nên giống tiếng nói loài người, cũng như khi xưa Ngôi Lời của Cha hằng hữu đã trở nên giống như con người khi mặc lấy xác phàm yếu đuối của chúng ta”[4]. Người là Đấng mà tai và trí khôn con ngươi không thể nghe được, nay trở nên nghe được. Đấy là một biến cố không thể đo lường. Đấng trước đây đã không thể tự ban chính mình, từ nay tự ban mình qua những lời có hình thức con người nhưng chất chứa nội dung Thiên Chúa. Sự Nhập Thể có một hệ quả hoàn toàn độc nhất và căn bản cho sự hiểu biết của con người. Những lời của con người, không còn chỉ có tính cách con người, nhưng từ nay có khả năng tìm được những lời tuy vẫn mang một hình thức quen biết, nhưng có chất lượng Thiên Chúa. Chắc hẳn có ba mươi năm cách biệt từ lúc Nhập Thể tới khởi đầu hoạt động của Chúa Kitô. Tuy nhiên người ta có thể xét chung biến cố như là sự kiện Ngôi Lời đi ra gieo những lời của Người, tự gieo mình bằng những Ngôn từ.

 Trong cuộc sống con người, chúng ta không đo lường hết tầm quan trọng về sự kiện Lòng của Cha đã mở ra, về việc Người Gieo Giống ra đi. Ngôi Lời đã bị che giấu trước mắt chúng ta, chúng ta đã không có Ánh Sáng. Trước đây đã có như một hàng rào cản giữa con người và Thiên Chúa. Con nguời đã không thể ăn Cây Sự Sống[5]. Từ nay, nhờ sự đi ra của Đấng đã giấu ẩn mình trong Cung Lòng Cha, nhờ sự Nhập Thể bí nhiệm của Ngôi Lời thành Những Lời nhân-thần (vừa có đặc tính Thiên Chúa vừa co đặc tính loàn người), từ nay con đường lại được mở ra. Chúng ta đến được với Cây Sự Sống[6]. 

Như thế, Ngôi Lời sẽ rảo khắp xứ Palestina gieo những lời đầy sự sống của Người, những lời soi sáng và chữa lành. Rồi Người sẽ ủy thác những Lời sống động này – như Người sẽ ủy thác Mình và Máu của Người – cho những người kế nhiệm để đến lượt họ, họ phân phát[7]. 

Chúng ta hãy nói lại điều đó: sự được mất của biến cố này không thể lường được. Trong tập sách này chúng tôi sẽ cố gắng trình bày sự phong phú của biến cố này và những lời này có thể nhập thể trong lòng chúng ta như thế nào! 

 

Phúc âm là quyển sách chứa đựng những lời này: "Ai không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô" 

Chúa Kitô đã cho các tông đồ những lời này và các ông đã trao lại cho các thế hệ kế tiếp dưới dạng truyền khẩu và chữ viết. Phúc âm là dạng chữ viết tuyệt vời mà những lời đem lại sức sống của Chúa Kitô đã được viết ra. Phúc âm chuyển trao lại cho chúng ta những lời này chính xác như đã được lưu giữ và suy niệm trong lòng nhhững con người đã được Chúa Kitô tuyển chọn và được Chúa Thánh Thần hỗ trợ. 

Phẩm giá của Phúc âm cũng ngang bằng với phẩm giá của Thánh Thể, bởi vì Phúc âm là  lời Sự Sống và Thần Khí, lời của Ngôi Lời nhập thể[8]. Và như thánh Giêrônimô nói: "Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô"[9]. Do đó phải đến với Kinh Thánh, yêu mến Kinh Thánh, dò hỏi Kinh Thánh ở với Kinh Thánh để học biết khoa học cao vời về Chúa Giêsu Kitô. 

Chúng ta đừng lơ là với phần thứ nhất của Thánh Lễ (phụng vụ Lời Chúa) bởi vì phần này cho phép chúng ta nhận biết và yêu mến Chúa trong chân lý và chính trên đó Thánh Thể đã được thiết lập. Thật vô ích kêu cầu Chúa: "Lạy Chúa, lạy Chúa" rồi lên rước lễ mà không có tinh thần hoán cải, và trước đó không lắng nghe Đấng mà mình sắp rước lấy nói với mình. Theo một nghĩa nào đó, Lời đã đón nghe và tiếp nhận ngày hôm nay là Mình và Máu của Chúa cho tôi. Gần như là một lạc giáo nếu bỏ qua phần thứ nhất của Thánh Lễ và chỉ nhắm tới Rước Lễ! Đó là xúc phạm đến Chúa và không cho phép Chúa "ăn" chúng ta. Vì lắng nghe Lời Chúa cho phép chúng ta đi ra khỏi chính mình; và như vậy Chúa có thể "ăn" chúng ta. 

"Người ta sống không phải chỉ nhờ cơm bánh nhưng nhờ tất cả những lời từ miệng Chúa phán ra" (Lc 4,4).

 

Khi bị cám dỗ trong hoang mạc, Chúa chỉ cho chúng ta con đường. Người trả lời cho quỉ: "Người ta sống không phải chỉ nhờ cơm bánh nhưng nhờ tất cả những lời từ miệng Chúa phán ra" (Lc 4,4). Chúng ta không chỉ được dựng nên không chỉ có xác, mà còn có trí khôn và ý muốn. Chúng ta phải nuôi dưỡng chúng. Lương thực cho chúng dùng là chính Lời của Chúa! Lời của Chúa là tư tưởng của Người nuôi dưỡng tư tưởng của chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta thấy chúng ta nuôi trí khôn của mình bằng đủ mọi thứ và chúng ta lơ là thức ăn này hằng ngày như thế nào. Lời Chúa là thức ăn thật sự của trí khôn và ý muốn. Tuy nhiên Chúa Kitô không tự ban chính mình hoàn toàn cùng một lúc nhưng từng ít một. 

Mỗi ngày có khẩu phần từng ngày; Chúng ta thấy điều đó trong kinh Lạy Cha: "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày"[10].  

 

 

II

TÂM ĐIỂM CỦA PHÚC ÂM 

 

“Không phải những người thưa với Thầy:
lạy Chúa, lạy Chúa”
 

Chúa nhắc cho chúng ta sự thật chính yếu này của Phúc âm và Người tóm tắt lại: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu” (Mt 7, 21 tt; Lc 6, 46-49) nhưng những người giữ Lời Thầy. Người mời gọi chúng ta xây dựng cuộc sống chúng ta trên đá tảng Lời Thiên Chúa để cuộc sống của chúng ta có thể tồn tại vĩnh viễn. Khi người ta nói về mẹ và anh em của Chúa, Chúa đã dạy chúng ta: “Mẹ và anh em của Thầy, đó là những ai lắng nghe lời của Chúa và đem ra thực hành” (x. Lc 8, 19 tt). Cũng thế, khi người ta hiểu sai ai là mẹ Người và người ta chỉ khen ngợi người mẹ đã bồng ẵm và cho Người bú, Người nói với chúng ta là nên thấy nơi người mẹ đó sự kiện đã lắng nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11, 27-28). Và Người chỉ cho chúng ta “yêu mến Chúa” là gì: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14, 22).

 

Trải nghiệm Lời Chúa Kitô

Chúa mời gọi chúng ta trải nghiệm Lời Người và nhận ra Lời Người là Lời Thiên Chúa và là Lời đem lại sức sống. “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. Ai muốn làm theo ý của Người, thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy” (Ga 7, 16-17). Cũng thế đối với những người Samaritanô nghe Chúa rao giảng, sau khi đã cảm nghiệm lời Người nói, họ nói với người nữ Sama-ritana (và lời này có giá trị chứng tá): “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (Ga 4, 42). Thánh Phêrô đã làm chứng về trải nghiệm này. Khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Cả các con cũng muốn đi ư”? Nhân danh cả nhóm, Phêrô trả lời: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6, 68-69). Và thánh Gioan cũng nói cho chúng ta cách gián tiếp kinh ngiệm của ngài qua lời của Chúa Kitô: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8, 32). Như vậy người ta nhận ra được tầm quan trọng của Lời và sự cần thiết như thế nào trong việc trải nghiệm trong đời sống của cá nhân mình để nhận ra Lời Chúa hữu hiệu như một gươm xuyên thấu nơi giao điểm của linh hồn và tâm trí1[11]. Người ta cũng sẽ hiểu được nỗi khát mong của thánh Phaolô “Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú” (Cl 3, 16). 

 

III

CẦN THIẾT ĐƯỢC NUÔI BẰNG LỜI  

 

So sánh với bữa ăn

Như chúng tôi vừa nói trên đây, chúng ta nhận định rằng chúng ta không ăn, không nuôi dưỡng trí khôn và ý muốn của chúng ta, và cũng chính vì thế mà chúng “suy dinh dưỡng” một cách thật trầm trọng. Chúng ta hãy tính số giờ chúng ta dành cho những bữa ăn: ba bữa (nói chung): đi chợ mua thực phẩm, chuẩn bị, nấu bếp, dọn bàn, thu bàn, rửa chén dĩa v.v… Chúng ta vẫn luôn tìm được đủ lý do để thoái thác Lời Chúa, nhưng để ăn thì dù có bận mấy đi nữa chúng ta vẫn luôn luôn có mặt! Thật là quá coi thường! 

Trong Thánh Lễ, khi nghe diễn thuyết, hay dự cuộc tĩnh tâm, Lời vào rồi lại ra; Lời vào tai này lại ra tai kia. Lời không ở lại! Nếu gà mái không nằm lại tại ổ để ấp trứng, sẽ không có sự sống. Cũng vậy, nếu chúng ta không giữ lại Lời trong chúng ta, nếu chúng ta không lấy giờ để lắng nghe Lời (và, như chúng ta thấy là công việc này cần phải có giờ), thì dĩ nhiên là cuộc sống của chúng ta sẽ khô khan, không phát triển gì ở trần gian này cũng như ở trên trời. Vì cuộc sống thật của chúng ta bắt đầu ngay ở dưới đất này qua việc tiếp cận với Lời.

 

Làm thế nào?

Lectio divina và Lectio divina thực hành đúng cách, thực hành thường ngày, sẽ là một khí cụ sắc bén cho việc nên thánh. Đó là hoàng đạo cho phép Chúa ban mình cho chúng ta, và cho phép chúng ta cải hóa thực tế và làm một cuộc đổi đời chân thật. Như vậy mỗi ngày chúng ta đón nhận khẩu phần Bánh Hằng Sống (Bánh Lời Chúa). Đó sẽ là lương thực hằng ngày của chúng ta. 

 

1. Hiến chế Dei verbum số 21.

2. Tâm hồn, và tinh thần là chóp đỉnh của tâm hồn, thường là trí hiểu và ý muốn. Trong tâm hồn, trí hiểu có tính cách tích cực và ý thức, đó là phần núi được nhìn thấy. Trong khi tinh thần được so sánh với phần núi bị mây che khuất và trực tiếp thấy mặt trời, chủ yếu là trí hiểu và ý muốn siêu ý thức và thụ động. “Siêu ý thức” vì ý thức làm rõ nét và là “siêu” vì tinh thần ở gần Thiên Chúa hơn tâm hồn; và tinh thần có thể tham dự vào cuộc sống thiên linh, điều mà tâm hồn không thể làm được. Tinh thần là thụ động bởi vì chính Thiên Chúa hoạt động, khác với tâm hồn có tính cách tích cực và ý thức. 

3. Do đấy, công việc cao nhất của trí hiểu thụ động của con người (tinh thần) sẽ là tham dự vào việc Sinh ra Lời. Ý muốn thụ động (tinh thần) sẽ tham dự vào việc Thở khí Thánh Thần xuất phát từ Cha và Ngôi Lời! Đó là suy nguyện, mà chúng tôi sẽ bàn đến trong một tác phẩm khác, cho phép tinh thần chúng ta (hoặc nói theo nghĩa Thánh Kinh: lòng chúng ta) tham dự trực tiếp vào đời sống thiên linh. Quyển sách này dành riêng bàn đến sự tham dự của tâm hồn - có nghĩa là trí hiểu và ý muốn có ý thức và tích cực - vào những lời đầy sức sống của Logos. 

 

4. Giáo Lý Công Giáo (GLCG) số 101.

5. “Đức Chúa là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi." Đức Chúa là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra. Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng lóe, để canh giữ đường đến cây trường sinh” (St 3, 22-24). 

6. “Ai có tai, thì hãy nghe điều Thần Khí nói với các Hội Thánh: Ai thắng, Ta sẽ cho ăn quả cây sự sống trồng nơi ngự uyển của Thiên Chúa” (Kh 2, 7). “Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành” (Kh 22, 14). 

7. “Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con” (Ga 17, 7-8). “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con” (Ga 17, 20). 

8. “[...]Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa. Hội Thánh không ngừng lấy Bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Thiên Chúa và Mình Thánh Chúa Ki-tô” (GLCG 103). 

9. Thánh Giêrônimô trong phần dẫn nhập chú giải sách Isaia nhắc lại điều Chúa Kitô đã tuyên bố với người Do Thái: “Các ông lầm, vì không biết Kinh Thánh, cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa” (Mt 22, 29), ngài kết luận: “nếu nói theo tông đồ Phaolô, Chúa Kitô sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa (1 Cr, 24), không biết Thánh Kinh, là không biết Chúa Kitô” (x. Commentaire d’Isaie, Pl 24, 10). 

10. Chắc hẳn Người ban mình trọn vẹn cho Mẹ Maria; và Mẹ đẵ tiếp nhận Người trước hết bởi đức tin, trong lòng Mẹ như các Giáo Phụ đã nói, trước khi tiếp nhận Người trong thân xác. Nhưng Mẹ đã phải sống đức tin như Công Đồng Vaticanô II (Lumen Gentium, ch. 8) đã nhắc lại. Và do đấy, qua đức tin này, Chúa ngày qua ngày đã ban mình cho Mẹ. Có một sự phát triển không ngừng trong Mẹ. Chúa cũng ban mình cho chúng ta như thế, từng chút một.

 

11. “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Hr 4, 12 – Hípri: trước dịch là “thư gửi Do Thái”).

Tác giả Gia Đình Lectio Divina (dịch)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!