Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gia Đình Lectio Divina
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
VII: Ví dụ về Lectio Divina

 CẨM NANG HƯỚNG DẪN

 

Ví dụ về Lectio divina

Trong việc thực hành chung Lectio divina, những bài đọc được đọc nhiều lần. Khoảng hai mươi lăm người có mặt hôm đó. Cuối cùng, có một người có vẻ ngây ngô, hơi bi quan và tò mò, trong lúc giải lao hỏi những người khác về những chữ, những câu qua đó Chúa nói với họ. Kết quả: Trong hai mươi lăm người, ba người có cùng những câu hay những chữ. Nhưng điều đó không gây ngạc nhiên cho con người này khi thấy rằng ánh sáng được ban cho ba người này lại khác nhau! Thực ra, Chúa nói cho mỗi người theo cách duy nhất, bởi vì chính hôm nay Người nói với họ, dù họ là ai. Cũng cùng một trích đoạn cũng có thể nói cho một số đông bất tận và một người cũng có thể đọc lại cũng chính trích đoạn đó trong suốt đời mình. Mỗi lần là một lời, một câu khác nhau; đôi khi cũng chính là lời đó nhưng lại mang một ý nghĩa hoàn toàn mới hoặc sâu   xa hơn.

Lectio divina nhiều người?

Trong một cộng đoàn hay một nhóm, ta có thể đặt câu hỏi: ta có thể thực hành Lectio divina chung với nhau như chia sẻ Phúc âm? Theo như những điều ta bàn trên đây, Lectio divina không phải là một chia sẻ Phúc âm; nhưng nó cũng không thay thế chia sẻ Phúc âm tí nào. Lectio divina được thực hành hoàn toàn một mình. Vì mỗi người có một liên hệ cá nhân riêng biệt với Chúa Kitô. Ta không bị ép phải nói cho người khác nghe nội dung Lectio divina của mình bởi vì nó là một sứ điệp cá nhân và cho sự phát triển riêng tư của mình. Những người khác cũng có sứ điệp riêng của họ mà họ phải chú tâm lắng nghe. Cũng cần phải tránh tính tò mò.

Những chỉ dẫn ở đây cho những nhóm cũng có giá trị cho những cặp vợ chồng. Tuy nhiên điều này không ngăn cản họ tiếp sau đó chia sẻ Phúc âm sẽ giúp họ sống cuộc sống lứa đôi dưới ánh sáng của Chúa. Nhưng đó là một hoạt động khác xét trên bình diện vợ chồng để cùng nhau tìm thánh ý Chúa cho mỗi người.

Biểu tượng: Người Samaritanô nhân hậu

Cho độc giả nếm hưởng cách chú giải của các Giáo Phụ sẽ làm nổi bật một chiều kích mới (chiều kích thiêng liêng). Ví dụ như độc giả mới quen chỉ thấy những hình ảnh, những bề mặt (x, y) và rồi đột nhiên ta đề nghị toàn khối, cả thân (x, y, z). Đi từ tiêu chuẩn với hai chiều kích bước sang một tiêu chuẩn với ba chiều kích là một cuộc cách mạng đối với người đọc. Nhìn để hiểu rõ làm sao chữ viết của bản văn lại có thể phát sinh một cách hiểu sâu xa hơn, làm sao những biểu tượng có chỗ đứng như thế trong Phúc âm. Cần ghi nhận rằng chính Chúa Giêsu đã cho ví dụ: Chúa nói bằng dụ ngôn. Ví dụ dụ ngôn người gieo giống. Dụ ngôn này có một chú giải văn chương rất tự nhiên dấu ẩn trong đó một bài đọc, hoặc một áp dụng sâu xa hơn nữa.

Ích lợi của một khám phá như thế đối với người thực hành Lectio divina đó là Lectio divina mở ra cho họ chiều kích mới này. Lectio divina đưa họ bước qua chiều kích thứ ba này. Chiều kích mới, trục z, cho bản văn sức sống và làm cho hai bản văn của Thánh Lễ được trích từ hai sách khác nhau đi vào trong âm vang, cùng rung nhịp điệu chung với nhau.

Sự khám ra chiều kích thứ ba này kích động và làm cho tiến trình Lectio divina được dễ dàng, và giúp lắng nghe cao độ hơn. Ta nhìn ra ý nghĩa ẩn dấu trong bản văn.

 Người Samaritanô nhân hậu,
                chú giải của Sévère d’Antioche
[64]

“Một người xuống từ Giêrusalem để đến Giêrikhô”. Chúa Kitô đã dùng một kiểu nói ấn định rõ ràng; Chúa đã không nói trống không “Một ai đó xuống” nhưng “Một người xuống”. Bởi vì câu chuyện liên quan tới tất cả nhân loại. Nhân loại này từ khi Adong bị tước quyền, đã rời nơi ở trên cao, yên tĩnh, không đau khổ và kỳ diệu của địa đàng, được gọi đúng danh là Giêrusalem – có nghĩa là Sự Bình An của Chúa – và để đến Giêrikhô, một nơi trũng, dưới thấp, nơi nóng bức khó thở. Giêrikhô đó là cuộc sống điên loạn của thế giới này, một cuộc sống xa cách Thiên Chúa, lôi kéo xuống thấp, và là nơi gây nghẹt thở và kiệt lực vì ngọn lửa những dục tình đáng hổ thẹn nhất.

Một khi nhân loại đã rời bỏ đường lành để đi vào cuộc sống này, nó sẽ bị lôi kéo từ trên cao xuống thấp và bị chơi vơi giữa triền dốc, bầy quỉ dữ đến tấn công nó, theo cách thế của một bọn cướp. Chúng lột những áo trọn lành của hắn, chúng không còn để lại cho hắn một dấu tích gì của sức mạnh tâm hồn, không còn gì là trinh khiết, không còn gì là công chính, không còn gì là khôn ngoan, không còn bất cứ cái gì nói lên Hình Ảnh của Chúa: nhưng đánh nó nhừ tử bằng nhiều cú đánh của các thứ tội, chúng bỏ nó nửa sống nửa chết bên lề đường.

Lề Luật được Môsê ban bố đã đi ngang qua; Lề Luật này đã nhìn nhân loại nằm hấp hối ở đấy. Thực tế thầy cả và thầy phó tế của dụ ngôn biểu trưng Lề Luật, bởi vì chính Lề Luật đã đưa vào chức tư tế Lêvi. Nhưng nếu Lề Luật đã nhìn nhân loại, cũng thiếu sức mạnh; Lề Luật đã không dẫn nhân loại đến chữa lành hoàn toàn. Lề Luật đã không nâng nhắc nhân loại đang nằm đó lên được. Vì Lề Luật thiếu sức lực nên cũng phải bỏ đi sau khi đã tìm cách vô ích. Bởi vì Lề Luật dâng những hy tế và của lễ xá tội, như thánh Phaolô nói, ‘là những thứ liên quan tới lương tâm không thể làm cho nên trọn hảo những ai thi hành việc phụng tự này’, bởi vì ‘máu của những con bò, những con dê hoàn toàn bất lực không thể xóa sạch tội’.

Người hành khách Samaritanô là Chúa Kitô – là khách bộ hành đi đường – thấy có người nằm đó. Chúa đã không tránh đi sang phía khác, vì mục đích chính của cuộc hành trình của Chúa là tìm đến thăm viếng ta, chính vì ta mà Chúa xuống trần gian và ở lại tại đó. Bởi vì Chúa đã không chỉ hiện ra, nhưng đã thực sự đàm đạo với con người. Chúa đổ rượu trên những vết thương, rượu của Lời; và bởi vì những vết thương quá trầm trọng không chịu đựng nổi nồng độ của rượu, nên Chúa đã thay rượu bằng dầu, đến nỗi chính vì sự hiền từ và bác ái của mình mà đã bị những người Pharisêu trách cứ, và Chúa đã đáp lại những người ấy: ‘Hãy đi học cho biết ý nghĩa của lời này: Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải những hy lễ’. Rồi Chúa đặt người bị thương trên lưng lừa, - qua đó có nghĩa là Chúa nâng ta lên trên những dục tính thú vật, và chính Chúa cũng ẵm lấy ta, làm cho ta thành những chi thể của Chúa.

Sau đó, Chúa dẫn người đó đến quán trọ - Chúa dặt tên cho quán trọ là Giáo Hội, trở nên nơi ở và tiếp đón tất cả mọi người. Quả vậy ta không nghe Chúa nói với người đó theo nghĩa hẹp của bóng tối luật pháp hay việc tế tự làm biểu tượng: “Người Ammobite và người Amobite sẽ không được vào Giáo Hội của Chúa’, nhưng Chúa nói rõ: ‘Hãy đi, giảng dạy muôn dân’, và Chúa còn nói: ‘Trong mọi dân, kẻ nào kính sợ Chúa, và thực hành sự công chính thì đẹp lòng Người’. Và khi đến quán trọ, người Samaritanô tốt lành lại còn chứng tỏ cho con người được cứu chữa một sự chăm sóc lớn hơn: Thực vậy, khi Giáo Hội được thành lập qua việc tập họp các dân tộc đã chết trong đa thần giáo (hoặc sẽ chết trong đa thần giáo), chính Chúa Kitô ở trong Giáo Hội, ban cho Giáo Hội mọi ơn.

Và với chủ quán trọ - hình bóng các tông đồ, và các mục tử, các tiến sĩ kế tục các ngài – khi ra đi, chỉ lên trời – Chúa trao hai đồng vàng, để ông này săn sóc cho người bệnh, ta hãy hiểu đây là hai Giao Ước, Cựu Ước và Tân Ước, giao ước của Lề Luật và các Ngôn Sứ, và giao ước của Phúc âm cũng như Hiến Chương các Tông Đồ[65] (Kinh Tin Kính). Cả hai đều từ chính Chúa và mang hình ảnh của chính Chúa trên cao, như những đồng vàng hình vua, và chúng in trong lòng ta cũng chính đặc tính hoàng gia nhờ những lời thánh của Người, bởi vì cũng chính một Thần Khí đã nói ra những lời ấy. Vậy Manès hãy trốn đi và kẻ tiền nhiệm Marcion, con người vô tôn giáo đã ban phát hai Giao Ước cho các thần khác! Đó là hai đồng vàng của cùng một vua, đã được Chúa Kitô ban cùng lúc với giá trị ngang nhau cho chủ quán trọ.

Do đấy, sau khi các mục tử của những Giáo Hội thánh đã nhận hai đồng vàng và các ngài đã làm lợi với giá của lao tác và mồ hôi trong việc rao giảng, sau khi các ngài đã cố công như thế - vì bạc thiêng liêng, khi ta sử dụng, thì không những không bị giảm sút đi mà lại còn gia tăng, bạc này chính là lời và giáo thuyết -, mỗi người trong các ngài, vào ngày sau hết, sẽ nói với Chủ lúc Chủ trở lại: “Lạy Chúa, Chúa đã trao cho con hai đồng vàng, đây con đã cố công và con đã làm lời được thêm hai đồng’, qua đó con đã làm tăng thêm đoàn chiên’. Và Chúa sẽ trả lời: ‘Tốt lắm, hỡi tôi tớ tốt lành và trung tín, con đã trung tín trong việc nhỏ, Ta sẽ trao cho con nhiều hơn nữa. Con hãy vào hưởng niềm vui của Chúa con”.

 

 

Cẩm nang hướng dẫn Lectio divina

 

Như thế chúng tôi có thể đề nghị một diễn tiến ngắn gọn những giai đoạn nên theo để thực hành Lectio divina. Ta có thể chia làm bảy mục:

1. Ngồi trong một nơi thinh lặng cô tịch, nếu được thì nên vào buổi sáng.

2. Cầu xin Chúa Thánh Thần để biết lắng nghe Chúa.

3. Đọc đi đọc lại nhiều lần cả hai bài đọc trong Thánh Lễ cho tới khi cả hai chiếu giãi duy một ánh sáng cho ngày hôm nay.

4. Cầu xin sức mạnh của Chúa Thánh Thần để đưa ra thực hành ánh sáng đã nhận được.

5. Vắn tắt ghi nhớ lại bằng chữ viết ánh sáng này (trong nhật ký Lectio divina).

6. Đưa vào thực hành Lời nhận được hôm nay.

7. Vào cuối ngày kiểm chứng ta đã nhập thể Lời hay chưa, tạ ơn Chúa về hồng ân này.

 

KẾT LUẬN PHẦN THỨ NĂM 

 

Trong phần thứ năm này ta đã xét qua nhiều khía cạnh của đời sống thường ngày và ta đã thấy Lectio divina soi sáng chúng như thế nào và ảnh hưởng trên chúng như thế nào.

Cũng chính nhờ đó mà ta đã có thể khám phá sự phong phú tuyệt vời của thao tác này cũng như những kết quả cụ thể, hữu hiệu, nó đem lại trong đời sống thường ngày của ta.

Nói tóm lại, không lẽ đến phiên ta, ta không thể nói rằng ta trở thành lời sống động cho trần gian sao?

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

64. Hiển nhiên là Lectio divina nuôi dưỡng và soi sáng một cách đặc biệt cách thức cầu nguyện rất đơn giản này là “cầu nguyện tự phát”.

65. Homélie 89, được trích dẫn trong Catholicisme của Henri de Lubac, Paris, 1947, pp. 377-379.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!