Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gia Đình Lectio Divina
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

Ta đã hiểu, Lectio divina là một lực đẩy có sứ mạnh diệu kỳ đối với sự tăng trưởng của cuộc sống thiêng liêng. Với Lectio divina ta có thể đi được hàng trăm cây số trong một thời gian ngắn; và ngược lại không có Lectio divina, ta có thể có nhiều ảo tưởng, và cuối cùng cũng chỉ đi được bằng những bước chân rùa... đôi khi nhúc nhích được vài phân trong nhiều tháng. Chính vì vậy ta phải chú tâm chu toàn thực hành Lectio divina. Lectio divina vừa là cột trụ chính của cuộc sống thiêng liêng của ta và cũng là tiêu chuẩn nền tảng để định giá cuộc sống này.

Bây giờ ta hãy xét đến sự liên hệ giữa Lectio divina và những yếu tố của đời sống thiêng liêng.

Đó không phải là suy gẫm

Từ nhiều thế kỷ qua ta đã quen với việc suy gẫm Lời. Chắc hẳn đó thật là một cố gắng đáng ca ngợi và cần thiết về phương diện hiểu biết tích cực để có thể hiểu lời của Thiên Chúa hơn.

Nhưng Lectio divina không là việc suy gẫm – và chúng tôi vẫn chưa nhấn mạnh đủ về điểm này. Theo Truyền Thống ta đặt ra những giai đoạn cho Lectio divina như một chiếc thang khởi đi từ Chuẩn Bị hoặc Đọc bản văn và Kết Thúc với việc cảm tạ về ơn đã nhận được. Nhưng Lectio divina tự nó, chính là Chúa nói với tôi, Người ban cho tôi ánh sáng của Người. Đó là một cố gắng lắng nghe, tiếp thu, khao khát. Thật quá dễ dàng tự an ủi về vài ánh sáng nhận được khi suy gẫm những bản văn, hoặc đôi khi về những ý tưởng có thể dùng cho một bài giảng hoặc một bài diễn thuyết. Nhưng Lectio divina còn là cái gì khác nữa. Suy gẫm thật là dễ dàng, nhất là đối với những ai đã quen với suy tư. Nhưng đó thật là cái bẫy có tầm cỡ.

Lectio divina đòi hỏi sự khiêm tốn của thinh lặng để cho Chúa nói, để cho Chúa đổi hướng, ngăn cản và trong mọi trường hợp để cho Chúa biến đổi, có nghĩa là làm cho ta quay trở về với Chúa. Lectio divina là một việc siêu nhiên, hãy nói rõ một lần như thế. Do đấy đó là một ơn ban cần tiếp nhận. Chỉ có khiêm tốn và lắng nghe mới làm cho ta xứng đáng tiếp nhận.

Ai hạ mình xuống như thế qua thinh lặng và lắng nghe, sẽ được Chúa Thánh Thần nâng nhắc lên để hiểu được thánh ý của Chúa đối với mình, hôm nay. “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11, 25).

Lectio divina và Thánh Lễ

Hai phần của Thánh Lễ

Như chúng tôi đã nói ở trên, Thánh Lễ gồm hai phần chính: bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình và Máu của Người. Vấn đề giá trị ngang bằng nhau giữa hai bàn tiệc, bàn tiệc Lời và bàn tiệc Thánh Thể, đã không ngừng được các Giáo Phụ nhấn mạnh và được Công Đồng Vaticanô II cũng như Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công giáo nhắc lại. Đấng mà ta đón nhận trong Thánh Thể, chính là Đấng trước đó đã nói với ta trong Lời của Người. Và tôn kính Người khi tiếp rước Mình Thánh Người với kết quả đòi hỏi ta chăm chú lắng nghe Người nói trong Thần Khí. Đó là hai bàn tiệc của chỉ một Người, tự ban mình cho ta dưới hai hình thức. Lời cũng là một thứ bánh chủ yếu để ăn.

“Anh em là những người quen tham dự vào những mầu nhiệm thuộc Thiên Chúa, đã hết sức đạo đức kín hcẩn khi rước Mình Thánh Chúa, để không làm rơi một miếng vụn nhỏ nào [...] Anh em cảm thấy mình có tội nếu đều đó xảy đến do mình bất cẩn, quả thật như thế. Vậy [...] tại sao lơ là với Lời của Thiên Chúa lại không trầm trọng bằng lơ là với Thánh Thể”? (Origène)[31].

Như ta đã thấy, hai bàn tiệc liên kết với nhau bởi vì cùng một Logos (Lời) chủ yếu được ban cho ở mỗi bàn tiệc. Không những ta không được lơ là với bàn tiệc Lời Chúa nhưng hơn nữa còn phải nhận rõ sự liên kết giữa hai phần của Thánh Lễ. Đấng tôi tiếp nhận trong Thánh Thể ban cho tôi thân xác, linh hồn tâm trí và thiên tính của Người. Có thể nói rằng ta tiếp nhận: vỏ bọc của các lời của Người (da thịt), những lời (tâm hồn của Người), tinh thần của Người và chính Lời. Đó chính là Thân Thể của Logos mà ta lãnh nhận! Hai phần của Thánh Lễ chỉ là một, đó chỉ là một Logos nối kết hai phần. Vì Logos nhập thể và ban cho ta thân xác của Người, Người cũng nhập thể và trở thành những ngôn từ[32], và Người ban những ngôn từ đó cho ta.

Lectio divina tiếp nối Bàn Tiệc Lời

Lectio divina mà chúng tôi bàn đến trong tập sách này được viết từ những bài đọc của Thánh Lễ. Thực ra Lectio divina có thể được thực hành theo nhiều cách khác nhau; tuy nhiên luôn dựa trên Thánh Kinh. Không hề khinh chê những chọn lựa khác, chúng tôi nhận thấy rằng chọn lựa này là thực tế và gắn kết hợp lý với Nhập Thể. Có gì có thể nhập thể hơn nhịp độ phụng vụ trong đó Chúa khiêm hạ ban mình cho ta từng ngày hoặc trong ngày các lễ, của cuộc sống nhân loại? Chúa hành động và nhập thể như thế trong cuộc đời ta.

Ngay dù ta không thể tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, hoặc ta tham dự, Lectio divina được thực hành như thế từ những bài đọc trong ngày (hay các Lễ) giúp ta nhận lãnh ơn tương ứng ở phần thứ nhất của Thánh Lễ, phụng vụ Lời Chúa. Như chúng tôi đã bàn đến ở phần đầu của tập sách này, ta quá thường không chăm chú đủ đến các bài đọc của Thánh Lễ. Ta không dành giờ để lắng nghe các bài đọc, để nếm hưởng, dành giờ cho Chúa nói với ta qua các bài đọc đó.

Cầm lòng  cầm trí trong phòng riêng của mình, ta có thể dễ dàng lắng nghe Chúa hơn và lợi dụng được sự hiệu quả đầy đủ của phần thứ nhất của Thánh Lễ. Điều này có thể thực hiện trước hoặc sau Thánh Lễ ngay cả khi không có Thánh Lễ trong trường hợp ta không thể tham dự được.

Sự phong phú của Lời Chúa, đó là cột trụ thứ nhất của Thánh Lễ, đến với ta như thế cách dồi dào. Và ta thấy Thánh Lễ có thể tổ chức ngày sống của ta như thế nào nhờ ánh sáng chính Thánh Lễ đem lại cho ta. Lectio divina như là một sự kéo dài trong thời gian những khoảnh khắc ngắn ngủi – đôi khi quá nhắn ngủi – của phụng vụ Lời Chúa[33].

Lectio và suy nguyện

Tại sao “Lectio divina và Suy nguyện”?

Thực thế, Lectio divina và Suy nguyện, theo một ý nghĩa nào đó, là hai phương cách cầu nguyện quan trọng nhất. Cả hai là sự kéo dài của hai bàn tiệc của Thánh Lễ, bàn tiệc Lời và bàn tiệc Thánh Thể. Trước hết Lectio divina nuôi dưỡng phần tích cực của con người ta, chính yếu là trí tuệ và ý muốn của ta, và Suy nguyện trước hết nuôi dưỡng con tim hoặc tâm trí ta (chóp đỉnh của linh hồn). Người ta không thể bỏ qua mà không lưu ý đến sự liện hệ có giữa hai hoạt động này. Điều đó giúp ta phân biệt rõ ràng hơn tính cách riêng của mỗi hoạt động và rút ra được hiệu quả tốt nhất.

Thực tế là có sự mập mờ trong lãnh vực này. Đôi khi người ta lẫn lộn giữa hai hoạt động này, và sự lẫn lộn này làm cho cả hai mất dần giá trị của chúng. Người Ta đem lời của Chúa vào trong Suy nguyện, đôi khi một cách khác với tinh thần của Suy nguyện. Nhưng ai dám chỉ ra sự khác biệt này? Ta có thể nói không hay về lời của Chúa? Chắc hẳn không. Ngày xưa ta đưa Suy nguyện vào trong việc lắng nghe Lời. Cả hai sự “chênh lệch” này đều không gây nguy hiểm. Nhưng cứ mơ hồ về cái riêng của mỗi thứ lương thực, ta sẽ làm cho cả hai ra nhạt nhẽo: lời trở thành suy niệm, suy tư, phân tích hoặc chỉ là cầu xin hoặc gì khác, và suy nguyện trở thành hoặc là suy niệm hoặc là gắn chặt “trong đức tin”, nhưng chẳng bảo đảm sự tiếp cận thiêng liêng[34].

 

 

 

 

 

 

LECTIO DIVINA

duy lý

đúng

duy tín

suy tư, phân tích, suy niệm, cá nhân hóa bản văn

hoạt động siêu nhiên trong

tâm hồn

cầu nguyện (dức tin) không lắng nghe; hoặc áp dụng theo thuyết cơ yếu

1

2

3

 

SUY NGUYỆN

duy lý

đúng

duy tín

 

đọc, suy tư

hoạt động siêu nhiên trong

tinh thần

thái độ gọi là thuộc “đức tin” nhưng không có tiếp cận siêu nhiên

4

5

6

 

Qua những từ “duy lý (rationalisme) và “duy tín (fidé-lisme), thực chất ta nói đến hai thái độ của con người đối với Thiên Chúa: hoặc trí tuệ (và ý muốn) muốn làm chủ và muốn khai mào hoạt động và đó là duy lý; qua sự hiểu biết của tôi, tôi muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề. Hoặc nó thoái thác, khước từ hoạt động của mình (là đáp lời sự khai mở của Chúa) và nó để cho Chúa tất cả công việc; đó là một thứ tật không tham gia dưới chiêu bài muốn cái tốt, một thứ bỏ mặc cho sự quan phòng mà Chúa làm tất cả còn ta chẳng làm gì!

Thái độ “đúng” như ta thấy là một sự hợp tác, một sự cộng tác giữa con người và Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa là người thứ nhất, là Đấng khai mở còn con người là thứ hai, tự do đáp lại sự khai mở này. Hoạt động của Chúa đòi hỏi sự đáp lời của con người. Đó là tiến bước tay trong tay.

Quả thực, điều chủ yếu trong chương này về mối liên hệ giữa Lectio divina và Suy nguyện, là làm nổi bật những liên hệ khác nhau mà phần tích cực của ta (tâm hồn) và phần thụ động của ta (tinh thần) có thể có với Thiên Chúa. Kết quả cho thấy có thể có bốn thái độ sai lầm. Nhưng tất cả đều mang cùng một nhãn hiệu: cầu nguyện.

Lectio divina và suy nguyện, những cột trụ của cầu nguyện; xuất phát từ Thánh Lễ;
phương thế triệt để của việc thánh hóa

Có một mối liên hệ sâu đậm giữa Lectio divina và Suy nguyện. Chúng là hai cột trụ nền tảng của cuộc sống thiêng liêng cũng như Lời Chúa và Thánh Thể đối với Thánh Lễ. Ta đừng quên rằng Thánh Lễ là tóm kết tất cả kinh nguyện kitô, là chóp đỉnh và là nguồn của kinh nguyện kitô.

Thánh lễ chủ yếu gồm hai bàn tiệc, bàn tiệc Lời và bàn tiệc Thánh Thể. Một bàn tiệc dành riêng cho con người ý thức của ta, tâm hồn, còn một bàn tiệc đáp ứng cho tâm trí, trong chiều sâu thẳm. Cả hai bàn tiệc đều cần thiết và những liên hệ kết nối giữa Lectio divina và Suy nguyện cũng chính là những liên hệ kết nối bàn tiệc Lời và bàn tiệc Thánh Thể. Ta không thể xây dựng cuộc đời mình chỉ trên Suy nguyện, hoặc trên Mình và Máu Chúa. Phải lắng nghe lời Người và đem ra thực hành.

Chỉ tới gần cuối cuộc sống thiêng liêng (kết hiệp) mà cuộc sống trở thành đơn giản hơn và ta sống lời này của thánh Têrêsa: giữ lời của Chúa Giêsu đó là giữ chính Chúa Giêsu trong lòng mình. Hoặc lời này của Chúa: “Ai ăn thịt Thầy và uống máu Thầy thì ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy” (Ga 8, 56). Ở trong Người là một nội dung thần bí thuộc suy nguyện. Nhưng ở đây suy nguyện mang tính cách siêu nhiên.

Những liên quan giữa Lectio divina và suy nguyện

Liên hệ nội tại

Lectio divina giúp đỡ suy nguyện

Trong mọi trường hợp, điều mơ hồ đã bàn qua trên đây và là thừa tự của lòng nhiệt thành tân thời (devotio moderna), sẽ vẫn còn đó. Khi suy nguyện, ta đơn giản có thể dễ dàng rơi vào việc suy gẫm và như vậy thu hẹp chân trời của Suy nguyện và đánh mất tất cả nhựa siêu nhiên của Suy nguyện mà nếu không có nhựa này thì Suy nguyện chẳng là gì cả. Ngay cả những tác giả lớn của thế kỷ hai mươi cũng không nhắc đền sự mơ hồ này. Phong trào thần bí của nửa đầu thế kỷ vừa qua[35] không bàn gì đến Lectio divina. Phong trào này cố thử làm nổi sự “trợ giúp đặc biệt”, “Suy nguyện siêu nhiên”, “chiêm ngắm thiên phú” nhưng không một ai đá động tới Lectio divina coi như là một hoạt động cần thiết, đặc thù, độc lập với Suy nguyện, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ và bất khả phân ly với Suy nguyện.

Ta cần phải nhìn rõ sự liên hệ nội tại có giữa Lectio divina và Suy nguyện. Trên thực tế, như ta đã thấy, một liên hệ có đó và có tính cách quyết định đến nỗi ta có thể quả quyết rằng Lectio divina là cửa ngõ của Suy nguyện. Ta hãy xét điều đó trong Phúc âm rồi ở nơi thánh Têrêsa Chúa Giêsu là bậc thầy của Suy nguyện.

Trong Phúc âm

Ta cũng có thể thêm hai trích đoạn Phúc âm diễn tả mối liên hệ giữa Lectio divina và Suy nguyện, giữa sự kiện giữ lời của Chúa và trải nghiệm một hoạt động siêu nhiên: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21). “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23). 

Ta cũng cần lưu ý đến một nguy hiểm, đó là đặt nền móng đời sống Suy nguyện của ta trong gió, một loại giả đức tin, mê muội. Không khác gì ta nói trong một câu gọi là cầu nguyện: “Lạy Chúa, lạy Chúa”. An vi[36] đó cũng là Suy nguyện, một cách thế cầm lòng cầm trí, và hệ tại ở việc lặp đi lặp lại: “Lạy Chúa, lạy Chúa”. Nhưng sự kiện Suy nguyện thôi có đủ không? Giữa Lectio divina và Suy nguyện có một mối liên hệ chặt chẽ và sống còn, từ căn nguyên tới kết thúc. Có nhiều trường phái nhấn mạnh đến thái độ tăm tối về đức tin trong Suy nguyện nhưng lại không hề nói đến suy niệm Lời Chúa. Và như thế ta có thể vẫn ở lại thái độ tăm tối, nhưng không nhất thiết là của đức tin, trong mọi hoàn cảnh không phải là một đức tin sống tiếp nhận Thiên Chúa thực sự.

Cuối cùng ta có thể đọc thêm câu này: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3, 20). Chúa đứng trước cửa của lòng tôi và Người gõ. Người muốn đi vào một cách bí nhiệm. Qua Suy nguyện, Người muốn đi vào trong tôi và hành động trong sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng có một điều kiện: Người tặng cho tôi Lời của Người và muốn Lời này nhập thể trong tôi. Nếu tôi lắng nghe Lời và đem Lời đó ra thực hành, nếu tôi mở cửa từ chính lòng muốn tiếp nhận Lời để đem ta thực hành, lúc đó Người đi vào, Người tới. Để mở cửa của Suy nguyện, cần phải lắng nghe Chúa.

Ta có thể xếp những trích đoạn trên đây trong một bảng:

 

LECTIO DIVINA

SUY NGUYỆN

“ai thi hành ý muốn của Cha Thầy”

“người ấy sẽ vào trong Nước Trời” Mt 7, 21

“người ấy sẽ giữ lời Thầy”

Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23)

“nếu người nào nghe tiếng tôi và mở cửa

“Ta sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta”

(Kh 3, 20)

 

Thực ra cửa của Suy nguyện là đi ra khỏi mình. Vì Suy nguyện là nơi Chúa hoạt động trực tiếp trong tôi. Nhưng Người phải có thể đi vào trong tôi. Tôi cần phải đi ra gặp Người, phải tự hiến cho Người, tôi cần phải đón nhận hoạt động của Người. Mà Lectio divina thực hiện việc đi ra khỏi mình này cách chắc chắn.

Thực ra vấn đề sống còn và nền tảng này đối với cuộc sống kitô, vấn đề liên hệ giữa Lectio divina và Suy nguyện liên quan tới vấn đề liên hệ giữa luân lý và cuộc sống thiêng liêng. Hỏi rằng ta có thể là con người thiêng liêng mà lại có một cuộc sống luân lý nguội lạnh không? Chắc hẳn là không. Luân lý quy định và quản lý hành động của con người. Lectio divina, cũng như thế, bằng một cách trực tiếp đưa con người đến tiếp cận với Chúa là Đấng nói với con người. Lectio divina bao hàm việc chuyển sang những hành động cụ thể ở đó lời sẽ là sự sống trong ta.

Ở nơi thánh Têrêsa Chúa Giêsu

Con đường hoàn thiện là tác phẩm giáo dục tuyệt vời của thánh Têrêsa Giêsu[37]. Theo ý nghĩa này, cấu trúc, phương pháp và mục đích của quyển sách lưu ý ta một cách tuyệt vời. Ta sẽ tìm đọc trong quyển sách này để có thể hiểu rõ hơn sự liên hệ giữa Lectio divina và Suy nguyện. Chắc hẳn thánh nữ đã không hề nói tới Lectio divina[38], nhưng thánh nữ cho ta một điều tương đương: sự tự hiến mình qua việc thực hành các nhân đức, đặc biệt ba nhân đức: bác ái, từ bỏ và khiêm nhường.

Thánh nữ viết quyển sách này theo lời yêu cầu của các nữ tu tại đan viện Cát Minh Cải Cách đầu tiên, đan viện thánh Giuse ở Avila. Nhận ra trải nghiệm và những hiểu biết của thánh nữ, các nữ tu ở đây xin thánh nữ nói về Suy nguyện. Thánh nữ chấp thuận. Thánh nữ nói về chiêm ngắm là mục tiêu cần đạt tới, là trọng tâm của Suy nguyện. Nhưng dường như thánh nữ dành gần nửa thứ nhất của quyển sách để bàn đến chuyện khác[39]. Điều đó làm cho quyển sách có một cấu trúc gồm hai phần: 1o việc tự hiến mình qua thực hành các nhân đức. 2o Suy nguyện[40]. Tại sao lại có sự thay đổi này? Thánh nữ đã chủ ý làm như thế. Thánh nữ muốn giúp ta hiểu rằng vì Suy nguyện, nền tảng là một ơn Chúa ban, một hoạt động siêu nhiên của Chúa trong ta, nên cần phải chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận. Và trọn phần đầu của quyển sách diễn tả phải thực hiện việc tự hiến bản thân mình như thế nào qua thực hành ba nhân đức. Vì thực ra, và đó cũng là luật chi phối toàn bộ quyển sách: ta càng  hiến thân cho Chúa, Chúa càng ban chính mình cho ta; ta càng hiến thân cho Chúa, điều đó càng mở cửa rộng cho Chúa để Người ban chính mình cho ta.

Để dùng một hình ảnh diễn tả điều đó, thánh nữ sử dụng tác động “lùi và bắt bí” trong cờ vua (échecs). Để “vây bắt Chúa”, để có được ơn của Người, cần phải như là ép Người ban ơn. Và để được thế, ta phải quyết liệt dâng mình cho Người. Khi ta thực hành ba nhân đức này, một cách anh hùng, cũng như ta ép Người ban chính mình cho ta. Người nhượng bộ. Thánh nữ tóm lược điều đó trong câu cô đọng này: Các chị đã xin mẹ nói về những cấp bậc thứ nhất của Suy nguyện. Các chị nên biết rằng kẻ nào không biết xếp đặt những quân cờ vua (thực thi ba nhân đức: khiêm nhường, bác ái huynh đệ, từ bỏ mình) sẽ không biết chơi cờ này; và nếu người đó không biết “lùi” (échec) (qua việc tận hiến mình), cũng sẽ không biết dồn đối phương vào nước bí (tiếp nhận Chúa trong chiêm ngắm)”[41].

Điều này cho ta thấy rõ Lectio divina - mà việc thực hành đòi phải tận hiến mình và thực thi ba nhân đức – là cữa ngõ của Suy nguyện như thế nào. Một đàng ta hiến thân mình cho Chúa trong cuộc sống thường ngày – qua Lectio divina hoặc những quyết tâm/các nhân đức – và đàng khác Thiên Chúa ban mình, trong Suy nguyện. Vì khích động việc tân hiến mình, Lectio divina quả thực là cửa ngõ dẫn vào Suy nguyện: “Gặp được ba nhân đức này, các chị gặp được bánh manna”[42]. Thánh Gioan Thánh Giá sẽ diễn tả theo cách riêng của ngài: “Tâm hồn muốn Chúa ban chính mình hoàn toàn cho mình, phải dâng hiến mình hoàn toàn cho Chúa, không giữ lại gì cho mình (Maxime 179).

Lectio divina và Suy nguyện
         làm phong phú lẫn nhau

Hai hoạt động này là Lectio divina và Suy nguyện làm cho nhau thêm phong phú. Thực vậy, xét về phía nhân loại hai lãnh vực của con người được nuôi dưỡng trực tiếp bởi mỗi hoạt động mà tâm hồn (phần ý thức) và tinh thần (phần siêu ý thức) thông chuyền lẫn cho nhau bằng cũng một nền tảng: sự thống nhất của con người. Cũng như cây có hai phần, con người có hai vùng trong hoạt động của mình: linh hồn, là phần tích cực được so sánh với phần được nhìn thấy của cây, và tinh thần được so sánh với phần rễ ở dưới sâu và thụ động, được nuôi dưỡng trực tiếp trong Suy nguyện nhờ chính Thiên Chúa. Nhưng đó là chỉ một và cùng một cây không phân cách, và cuộc sống chuyển thông từ phần này qua phần kia. Cây được nuôi sống bởi hai phần khác biệt nhau, không thể thiếu phần nào. Nhưng mỗi vùng của nó đều có cái đặc thù và cấu tạo riêng. Suy nguyện củng cố ý muốn và giải thoát nó khỏi biết bao điều biến nó thành nô lệ. Lectio divina, qua việc tự hiến mình do chính Lectio divina khích động làm lại mỗi ngày, không ngừng mở cửa ra cho Chúa trong suy nguyện để Chúa tự ban chính mình. Không có Lectio divina, Suy nguyện sẽ chỉ là một chờ đợi cằn cỗi của con tim thực tế ở xa Chúa.

Lectio divina cần cho Suy nguyện

Những hiểm nghèo của một cuộc sống suy nguyện không có Lectio divina

Tiếp tục bàn tới Suy nguyện và Lectio divina, ta có thể ghi nhớ những phản ứng của thánh Gioan Thánh Giá. Thánh nhân lưu ý đến việc nguy hiểm trong khi suy nguyện có những tư tưởng hay, cho rằng chúng đến từ Thiên Chúa và nghĩ rằng đó là “suy nguyện lớn và trao đổi với Thiên Chúa”[43]. Nhưng “nhiều người đã lầm” khi tin như thế! Ta khuyên họ “chỉ nên đặt ý muốn vào một tình yêu khiêm tốn và thực thi những việc lành và chịu đựng những đau khổ, noi gương Con Thiên Chúa trong cuộc sống và hãm mình; vì đó là con đường đạt tới tất cả điều tốt lành thiêng liêng, chứ không phải là những suy luận nội tâm (ibid.).

Và về cuối chương này, thánh nhân còn khuyên như thế những ai thực hành Suy nguyện. Phải “biết vững mạnh rèn luyện ý muốn theo Thiên Chúa, chu toàn trọn hảo luật của Người và những lời khuyên thánh thiện của Người – đó là sự khôn ngoan của các thánh – chỉ hài lòng biết được những mầu nhiệm và các chân lý với sự đơn sơ và xác thực như Giáo Hội nêu lên cho ta” (triệt 12).

Nhưng lưu ý này của thánh nhân cho ta thấy điều chính yếu và điều này tương hợp với Lectio divina được hiểu đúng. Nó là việc tìm kiếm thánh ý Chúa để chu toàn nhờ ơn Người chứ không phải là tìm kiếm những ánh sáng và những hiểu biết. Công việc của Suy nguyện (“làm đúng”, dĩ nhiên) là củng cố ý muốn này; nó thực hành nhân đức theo như thánh nhân giải thích[44]: “Chúa Thánh Thần mặc cho ý muốn tình yêu và khiêm tốn” (x. triệt 11). Như vậy Suy nguyện nắm vai trò uốn nắn ý muốn (cho nó hình dạng Thiên Chúa) và thông báo cho ý muốn. Suy nguyện ảnh hưởng trên Lectio divina tùy mức độ nó giúp cho ý muốn biết ngoan ngoãn vâng theo thánh ý Chúa; một cách khác nó làm cho “ý muốn bừng cháy” (triệt 12).

“Tâm hồn nào muốn Thiên Chúa tự trao ban cho mình, phải biết dâng hiến trọn vẹn cho Chúa, không giữ lại cho mình bất cứ điều gì” (Maxime 179).

Thánh Thomas Aquinô, khi nói về ích lợi của Kinh Thánh, có nhắc đến một ích lợi gián tiếp: “là tránh khỏi những nguy hiểm của chiêm ngắm, tức là những lầm lẫn mà những người không biết gì về Kinh Thánh hay rơi vào, trong việc chiêm ngắm những điều thuộc Thiên Chúa. Người ta kể về đan phụ Sérapion rằng đan phụ đã rơi vào lầm lạc của những người chủ trương thuyết thần nhân đồng hình, cho rằng Thiên Chúa có hình dạng con người. Về điểm này thánh Grêgôriô lưu ý: “Một số người trong khi suy ngắm cố gắng vượt qua khả năng của mình, đã rơi vào những giáo thuyết tai ác, và thay vì luôn là những môn đồ khiêm tốn của chân lý, lại trở thành những người thầy của lầm lạc”. Chính vì thế thánh Giáo Hoàng viết (Qo 2, 3 Vg).: “Tôi đã quyết định khước từ không cho thân xác tôi uống rượu để tinh thần tôi được khôn ngoan và tránh được điều ngu xuẩn”[45].

Suy nguyện ích lợi cho Lectio divina

Trong Lectio divina, ta tìm kiếm để biết được thánh ý Chúa mỗi ngày. Như thế Lectio divina tạo nên việc thực thi các nhân đức. Thực ra, mỗi ngày Chúa xin ta làm điều này điều nọ, chính điều đó thao luyện ta. Một thao luyện được lập đi lập lại trong một lãnh vực nào đó sẽ tạo thành thói quen, hoặc một nhân đức. Thánh Têrêsa Giêsu rất quan tâm khuyên nhủ và huấn luyện tất cả những ai thực hành Suy nguyện thao luyện các nhân đức như là nền tảng vững chắc của Suy nguyện. Tuy nhiên thánh nữ thường yêu cầu ghi nhận những ân huệ mà ta lãnh nhận được nhờ Suy nguyện để thao luyện và thực hành những nhân đức cách tốt đẹp hơn. Nhiều lần thánh nữ chỉ cho thấy những ảnh hưởng giải thoát và bổ ích của Suy nguyện. Thực ra Thiên Chúa hoạt động trong Suy nguyện một cách giấu ẩn nhưng không kém hữu hiệu. Người làm cho ý muốn thêm bền dẻo và giải tỏa sự nô lệ tội lỗi, khai lối các nhân đức, và ban sức mạnh, sự lanh lẹ cần thiết để bước theo Người. Một sự thăm viếng cao độ (mãnh liệt) của Chúa trong Suy nguyện sẽ để lại cho tâm hồn tất cả các nhân đức (x. Chemin Rescorial 71, 1). Chắc hẳn đó không phải là điều thường xuyên xảy ra, nhưng khi xảy ra thì rất hữu hiệu. Vậy nói tóm lại, những ơn huệ nhận được trong Suy nguyện hoạt động trong con người và cho phép con người tiến những bước dài trong thực hành Lectio divina.

Ta hãy bàn kỹ hơn vấn đề này. Khi nói về một trong những Suy nguyện siêu nhiên, Suy nguyện an tĩnh, thánh nữ nêu lên những hiệu quả của ơn thánh Chúa là Đấng tác động một cách mới mẻ, và thánh nữ so sánh với tác động của Chúa trong những Suy nguyện trước đó không mang tính cách siêu nhiên:

“Nước phúc lộc và hồng ân Chúa ban cho trong bậc (cầu nguyện) này làm cho các nhân đức phát triển hơn bậc (cầu nguyện) trước rất nhiều, không thể so sánh được; vì linh hồn thoát ra khỏi tình trạng khốn nạn của mình và được nếm trước đôi chút niềm vui trong vinh quang (mai sau). Tôi tin rằng hương vị niềm vui này làm cho các nhân đức tăng triển và cũng hướng các nhân đức tới gần Đấng là Nhân Đức thật, nguồn phát xuất mọi nhân đức – tức là Thiên Chúa. Vì Chúa bắt đầu thông ban chính mình cho linh hồn này và Người muốn linh hồn ý thức cách thế Người thông ban nữa, Vừa khi đạt tới tình trạng này, linh hồn giũ bỏ hết sự thèm khát các sự vật trần thế. Và điều đó chẳng khó khăn là bao” [...] (Vie 14, 5).

Nói về Suy nguyện kết hiệp (cách thế tưới thứ ba), thánh nữ nói:

“Vậy vào thời kỳ này, các nhân đức đã vững mạnh hơn trong bậc cầu nguyện an tĩnh trước đây, vì linh hồn đã biến đổi hẳn và không biết nhờ hương thơm từ hoa tỏa ra làm sao mà mình đã thực hiện được những việc trọng đại. Chúa muốn những bông hoa (nhân đức) này nở ra để linh hồn có thể thấy là mình có nhân đức, dầu nó cũng biết rõ rằng thực sự sau nhiều năm luyện tập nó vẫn không sao thành công được; còn Người làm vườn thiên đường trong giây lát (trong khi suy nguyện) đã có thể cho nó tất cả”  (Vie 17, 3).

Đàng khác, trong Suy nguyện Thiên Chúa thấm nhập với ánh sáng của Người vào trong sâu thẳm lòng ta. Người vén màn những vùng tối một cách vừa mãnh liệt hơn và khác hơn là trong Lectio divina. Người mở cho ta những sức bật ẩn khuất đẩy ta hành động. Trong ý nghĩa này Suy nguyện soi sáng và bổ túc cho Lectio divina. Đó là một trong những hiệu quả lớn của Suy nguyện, hiệu quả này giúp ta khám phá ra một chiều kích mới và ẩn khuất của chân lý, của sự thật nơi ta. Sự nhận thức về chính mình, về nỗi khốn khổ và về cái không của ta, cũng như sự nhận thức đi theo về lòng thương xót của Chúa, là hai lãnh vực không thể tách rời trong việc đào sâu mà Suy nguyện đem lại cho Lectio divina.

Khi Lectio divina kéo dài trong Suy nguyện

Như chúng tôi đã nói ở trên, trong khi Lectio divina là một hoạt động siêu nhiên, Ánh Sáng chúng  ta nhận lãnh được thật mãnh liệt vào cuối giờ Lectio divina (kéo dài gần một giờ) khiến ta cảm thấy cần thiết ở lại trong thinh lặng, cầm lòng cầm trí trong Chúa.

Ta phải nói rõ rằng thái độ này thật rất tốt. Tuy nhiên từ lúc đó là một cách thế khác của cầu nguyện mà ta gọi là Suy nguyện. Một cách thế tĩnh lặng hơn trong đó Chúa thông giao với ta trong thâm sâu của lòng ta, như trong Thánh Lễ sau khi Rước Lễ. Ta cảm thấy cần thiết phải giữ thinh lặng. Điều này rất tốt và khuyên nên giữ như thế. Tuy nhiên đó không còn là Lectio divina nữa. Cần phải hiểu như thế và quyết định dành một thời gian cho Suy nguyện.

Sự lưu ý này đơn thuần giúp ta đừng lẫn lộn hai loại, vì Chúa tác động cách khác biệt trong mỗi loại. Và cả hai đều cần thiết như hai bàn tiệc Lời và Thánh Thể cần thiết cho Thánh Lễ. Vậy vào cuối giờ Lectio divina, nếu ta quyết định dành một thời gian cho Suy nguyện, hãy cứ thực hành. Nhưng không phải là Lectio divina nữa, vì giờ đây ta đã ở dưới tác động cua Ánh Sáng giúp ta cầm trí và kết hiệp chặt chẽ ta với Chúa.

Lectio divina và Dòng Cát Minh

Một lưu ý liên quan đến dòng Cát Minh. Lưu ý này chỉ liên hệ tới những người coi mình thuộc gia đình thiêng liêng này hoặc Suy nguyện. Dòng Cát Minh, nhất là sau cuộc Cải Cách của thánh Têrêsa Giêsu, đã nhấn mạnh đến Suy nguyện. Nhưng chính thánh Têrêsa Giêsu, dù có khao khát nóng bỏng, cũng khó tiếp cận Kinh Thánh.

Một chút lịch sử

“Những sử gia đều đồng ý nhận định rằng thánh Têrêsa Avila đã chẳng bao giờ được đọc bản văn Kinh Thánh trong một Sách Kinh Thánh trọn bộ hay từng phần, không bằng tiếng La tinh mà thánh nữ không biết, cũng chẳng bằng tiếng Castillan. Thánh nữ chỉ có thể tiếp cận với Kinh Thánh qua các sách kinh thánh nữ có [...]”[46]. Bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Castillan dường như đã bị rút lại vì có những quá lố. “Index (Mục lục sách cấm) Tolède 1551, rồi Valdès 1559, cuối cùng Quiroga 1583 đã bị cấm xuất bản và đọc Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ”[47]. Cũng chính vì thế mà Chúa đã hiện ra với thánh nữ và nói với thánh nữ chính Người sẽ là cuốn sách sống của thánh nữ: “Khi phần lớn sách viết bằng tiếng bản quốc bị tịch thu và chúng tôi bị cấm không được đọc những sách đó thì tôi rất buồn, vì một số sách đó đã đem lại cho tôi niềm vui mà nay không còn được đọc nữa, chỉ còn những sách bằng tiếng La tinh thôi, (tôi đâu có hiểu). Bấy giờ Chúa bảo tôi: “Đừng buồn, Cha sẽ cho con một quyển sách sống động”. Tôi không hiểu sao Chúa nói với tôi như thế, vì bấy giờ tôi chưa được hưởng thị kiến nào. Nhưng chỉ ngay sau đó ít ngày, tôi đã hiểu lời đó rất rõ ràng, vì đối tượng mà tôi trông thấy trước mắt đã cung cấp cho tôi rất nhiều đề tài để suy nghĩ và nhiều thuận lợi để trầm tư. Chúa tỏ tình yêu tha thiết của Người cho tôi. Người dạy tôi bằng nhiều cách, nên tôi ít còn cần đến sách vở, thực sự tôi chẳng còn cần đến sách vở nào nữa. Chính Chúa là quyển sách cho tôi, trong sách ấy tôi học được biết bao chân lý. Diễm phúc thay được đọc quyển sách như thế, nó ghi sâu đậm vào ký ức ta những gì ta phải học và phải thực hành, một cách không thể quên được”! (Vie 26, 5). Và quả thực Chúa đã hiện ra với thánh nữ năm 1559 (Index Valdès) khi ta thu hồi những sách thiêng liêng khác. Ta có thể kết luận với những lời của cha Jesùs Castellano: “Aun teniendo que reconocer que el contacto de la Santa con la Palabra de Dios ha sido fragmentario, velado a veces por el latin y empobrecido por la falsa de una vision global del mensaje biblico, hay que reconorer el peso determinante que tiene en su formacion espiritual y su magisterio” (Để ý tới sự kiện là việc tiếp cận của thánh nữ với Kinh Thánh rất rời rạc, đôi khi lại bị che dấu bằng tiếng La tinh và bị làm cho nghèo đi vì một cái nhìn toàn diện sai lầm về sứ điệp Kinh Thánh, ta cần phải nhận biết giá trị quyết định về việc huấn luyện đời sống thiêng liêng và về giáo huấn của thánh nữ)[48].

Một cách chung, vào thời sùng kính tân thời (devotio moderna), Đời sống thiêng liêng đặt ra một hình thức cầu nguyện thay thế Lectio divina. Suy gẫm (oraison mentale) trở thành một thao tác độc lập với đọc sách thiêng liêng, và chủ yếu không dùng Kinh Thánh để giúp suy gẫm, mãi cho tới thế kỷ XX khi Kinh Thánh  trở lại[49].

Cũng thế, ta thấy rằng thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong đan viện Cát Minh Lisieux của chị đã không cầm lấy được toàn bộ cuốn Kinh Thánh. Đó là điều thường xảy ra trong các nữ đan viện Cát Minh khoảng năm mươi năm về trước.

Điều này giải thích thánh nữ không nói tới Kinh Thánh trong các bài viết hoặc đúng hơn, thánh nữ không đưa Kinh Thánh vào trong giáo huấn của mình về Suy nguyện. Sự thinh lặng này làm cho ta đói khát. Và ngày nay ta không thể đọc các sách của thánh nữ mà không tự hỏi: “Thánh nữ sẽ dạy gì nếu như thánh nữ có trong tay cuốn sách Kinh Thánh? Chắc chắn Đường Hoàn Thiện sẽ khác, trong ý nghĩa là yếu tố cho phép chơi tấn công và ép Chúa[50] đã được diễn tả cách khác bởi vì lắng nghe Chúa, qua Kinh Thánh, cho phép ta tìm sống hợp theo thánh ý của Chúa. Như vậy trong Lectio divina ta sẽ dễ dàng nhận ra được ba điểm của thánh Têrêsa Giêsu (khiêm tốn, bác ái huynh đệ và   từ bỏ ý riêng là những điều thúc đẩy sự hiến thân) và còn hơn thế nữa.

Trái lại, Kinh Thánh thì hiện diện nhiều ở thánh Gioan Thánh Giá. Chắc hẳn là thánh nhân không chỉ dạy phương pháp chính xác để suy gẫm Kinh Thánh. Dựa theo ý tưởng của Guigues II le Chartreux, thánh nhân chỉ nói về di sản của Giáo Phụ và của tất cả thời Trung Cổ: “Hãy tìm bằng cách đọc và anh em sẽ gặp được bằng cách suy gẫm; hãy gọi bằng cầu nguyện và ta sẽ mở ra bằng chiêm ngắm”[51]. Những bản văn thánh nhân viết cho thấy thánh nhân đọc rất nhiều Kinh Thánh cũng như có một tầm hiểu biết sâu xa về Kinh Thánh. Viết được như thế nhất thiết là thánh nhân đã thực hành như vậy. Tuy nhiên ta có thể khám phá ra điều đó đặc biệt trong các chương từ 19 đến 22 quyển thứ hai của Đường Lên Cát Minh[52]. Cha Louis Guillet ocd, trong tác phẩm được xuất bản sau khi cha qua đời, đã có một chú giải rất hay về bốn chương này; bằng một cách rất mới và sâu xa, cha đã đề cập tới cách thế mà thánh Gioan Thánh Giá đọc Kinh Thánh[53]. Thực ra, tác phẩm của Jean Vilnet[54] cũng như của nhiều tác giả khác vẫn chưa đáp ứng hết chờ đợi của ta.

Nếu ta đọc lướt qua khảo luận chính thức đầu tiên của Cải Cách bên ngành đan sĩ nam về Suy nguyện (1587)[55], ta sẽ có nhận định rằng tác giả, Jean Jésus-Marie (Aravalles), dành một chỗ bình thường cho việc đọc như truyền thống đan tu thực hành. Trong nghĩa này tác giả đã không thêm gì mới. Tác giả đã theo diễn tiến như sau: 10 Chuẩn bị, 20 Đọc, 30 Suy niệm, 40 Chiêm ngắm, 50 Tạ ơn, 60 Xin ơn, 70 Kết thúc. Không một lời nhắc đến Kinh Thánh trong bản văn! Phải chăng vì hiển nhiên bài đọc để suy niệm được lấy từ Kinh Thánh? Tác giả không nói rõ. Chắc hẳn, điều liên quan đến thứ tự phải theo để suy nguyện, thánh Têrêsa Giêsu đã theo diễn tiến gần giống như thế. Một phong trào về đời sống thiêng liêng khá phong phú và bình dân đã đâm rễ tại Tây Ban Nha và những phương pháp Suy nguyện đã được tập hợp[56]. Trong các tác phẩm của mình, thánh Têrêsa đã không nhắc tới vấn đề loại sách nào[57] phải dùng để suy nguyện. Thánh nữ càng không thể nói đến Kinh Thánh vì những lý do ta đã thấy trong phần chú thích ở trên. Như thế, vai trò mà Jean de Jésus-Marie dành cho sự chiêm ngắm trong tiến trình Suy nguyện là quan trọng và cho thấy những khởi đầu tốt đẹp của các cha Déchaux (đi chân trần), cho dù cách thế khảo luận đó là kinh điển. Ta cũng hãy ghi nhận rằng trong tác phẩm của mình, tác giả này không nhắc gì đến thánh Têrêsa Giêsu và cũng chẳng nhắc gì đến thánh Gioan Thánh Giá một cách minh nhiên trong cả hai trường hợp.

Nói tóm lại, ngày nay ta có thể coi đó như là một khoảng trống, một thiếu vắng trong công cuộc Cải Cách Dòng Kín Cát Minh về vấn đề nhắc tới Kinh Thánh như là phương tiện nên thánh đi đôi với Suy nguyện[58]. Ngày nay mỗi tín hữu đều có thể có một cuốn Kinh Thánh (có phần dẫn nhập và những chú thích), ngày hôm nay ta có thể suy niệm những bài đọc trong Thánh Lễ[59], ta không thể bỏ qua Kinh Thánh và phải diễn tả sự liên hệ giữa Kinh Thánh và Suy nguyện. Ngày hôm nay ta được hưởng một ơn lớn lao và cần phải lợi dụng ơn đó. Thật rất đáng mong ước là trong đan viện Cát Minh, Kinh Thánh chiếm chỗ ưu hạng.

Để kết luận về điểm này, ta có thể nói tại đan viện Cát Minh, ta đã không ấn định cách thế riêng cho việc thao tác suy niệm Kinh Thánh độc lập với Suy nguyện. Chính Suy nguyện có chỗ trong thời dụng biểu của ngày. Kinh Thánh là để tùy ý các đan sĩ. Nơi các nữ đan sĩ, Kinh Thánh có thể được suy niệm trong giờ đọc sách thiêng liêng hoặc sau Kinh Tối. Một giáo huấn chính xác về suy niệm Lời Chúa đồng nghĩa với Lectio divina như chúng tôi trình bày ở đây là điều không nên miễn trừ; hoạt động này cũng được chen vào Suy nguyện. Sự gắn kết của thánh Gioan Thánh Giá với Kinh Thánh luôn là một chỉ điểm hơn là một qui luật hoặc là một phương pháp[60].

Lectio divina và những linh đạo khác

Không phải chỉ có Suy nguyện theo Cát Minh. Còn có những trường phái khác trong Giáo Hội dạy về Suy nguyện. Ví dụ có trường phái an vi, hoặc kinh nguyện Chúa Giêsu. Ta cũng còn tìm thấy những trường phái khác ngoài Giáo Hội dạy điều giống như về Suy nguyện. Và điều cần thiết là ta phải ghi nhận rằng ta không thể tách rời Suy nguyện của con tim với việc làm biến đổi những phần còn lại nơi con người của mình. Ta không thể chỉ lo nuôi dưỡng con tim mà lại để cho trí hiểu hay ý muốn chủ động cứ như thế. Đó là một lưu ý cũng giống như đã nói trên đây. Suy nguyện không thôi chưa đủ. Còn phải có một cấu trúc luân lý. Tuy nhiên có một cấu trúc luân lý nào tốt hơn là mọi ngày tiếp cận Lời Chúa, Chúa Kitô, Đấng soi sáng trí hiểu của ta và biến đổi ý muốn của ta để đi theo Người!

Lectio divina và các thánh vịnh

Ta có thể nghĩ rằng trong tiến hành Lectio divina như chúng tôi trình bày, chúng tôi đã bỏ qua các thánh vịnh. Thực tế các thánh vịnh không nằm ngoài Lectio divina. Các thánh vịnh là Lời Chúa, và hơn nữa mỗi ngày ta đều có một đề nghị. Như chúng tôi đã nhắc đến trên đây, thánh vịnh có thể được dùng như bài đọc thứ ba, và Chúa luôn cho ta một ánh sáng nhờ qua ba bài đọc. Chúng tôi đã nhấn mạnh đến hai bài đọc kia, bài đọc thứ nhất và bài Phúc âm, vì hai bài đọc này (nhất là bài Phúc âm) soi sáng cách mạnh mẽ hơn điều Chúa muốn nói với ta. Còn thánh vịnh vì thuộc Cựu Ước, đòi hỏi phải có một trải nghiệm dài về Lectio divina để có thể phân định dễ dàng hơn một lời. Nhưng nói rằng các thánh vịnh bị loại bỏ hay quên sót trong tiến hành này thì thật là một phán đoán quá sai lầm.

Những ai thường ngày đọc các thánh vịnh trong phụng vụ, thường quen thuộc với cách đọc sâu các thánh vịnh. Những người này có thể chen kẽ thánh vịnh trong Thánh Lễ hằng ngày cách dễ dàng hơn vào Lectio divina. Các thánh vịnh là tuyển tập tuyệt hảo kinh nguyện của Giáo Hội. Tuy nhiên thường những hình ảnh có trong các thánh vịnh làm cho ta khó chịu và do đấy ta phải tìm học biết cách đọc các thánh vịnh như các Giáo Phụ đã đọc[61]. Cũng vì thế ta nên tìm đọc một vài chú giải của các ngài về các thánh vịnh để làm quen với lối đọc các thánh vịnh theo tính chất tân ước. Như thế ta sẽ khám phá ra chiều sâu của Cựu Ước, cũng như sự khôn ngoan có trong các thánh vịnh, và như vậy ta có thể cảm hưởng được dễ dàng hơn và đưa vào Lectio divina cách dễ dàng hơn.

Lectio divina
         và các hình thức khác của cầu nguyện

Trong các hình thức của cầu nguyện được gặp thấy trong Kinh Thánh và trong Truyền Thống của Giáo Hội, ta có những hình thức quen thuộc sau đây: chúc tụng (và tôn thờ), xin ơn, chuyển cầu, tạ ơn và ngợi khen.

-  Chính bởi vì Chúa chúc phúc mà lòng con người chúc tụng Đấng là nguồn của mọi chúc lành.

-  Lời cầu xin ơn có mục đích là tạ lỗi, tìm kiếm Nước Trời cũng như tất cả những nhu cầu.

-  Lời nguyện chuyển cầu hệ tại ở việc xin ơn cho người khác. Lời cầu nguyện này không có biên giới và nó có thể hướng tới ngay cả kẻ thù.

-  Tất cả niềm vui và nỗi khổ, tất cả mọi biến cố và mọi nhu cầu đều có thể là lý do của tạ ơn, kết hiệp với lời tạ ơn của Chúa Kitô, phải tràn đầy cuộc sống: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su” (1 Th 5, 18).

-  Lời cầu nguyện ngợi khen, hoàn toàn vô vị lợi, đều hướng về Chúa; nó được hát lên dâng Chúa, chúc khen Người, vượt qua điều Người làm, bởi vì NGÀI HIỆN HỮU[62].

Đâu là liên hệ giữa Lectio divina và những hình thức cầu nguyện này? Lectio divina tự nó đồng thời là chúc tụng, là xin ơn, là chuyển cầu, là tạ ơn và là ngợi khen. Thực ra Lectio divina, vì là một cách thế đặc biệt để tìm kiến thánh ý Chúa mà thực thi, bao quát tất cả những hình thức này và diễn tả ở một mức độ tuyệt vời. Lectio divina nối dài hoặc đi trước phụng vụ Lời Chúa. Lectio divina hiệp nhất chung quanh lời được đón nhận mỗi ngày tất cả tác động của cầu nguyện mà không dành riêng cho một hình thức nào.

Những hình thức diễn đạt khác nhau của cầu nguyện như Kinh Thần Vụ, Kinh Mân Côi hoặc suy gẫm, không có một liên quan trực tiếp với Lectio divina. Nói như thế, tất cả những hình thức cầu nguyện đó đều múc ra từ Kinh Thánh để có thể luôn sống động và hiệu quả[63].

Lectio divina và cuộc chiến thiêng liêng

Lectio divina là một phương thế mạnh mẽ chống lại ba thù: thế gian, xác thịt và ma quỉ. Lectio divina tập trung ta nơi Chúa và thánh ý Người. Mọi ngày Lectio divina giúp ta nhìn rõ hơn tâm thức của thế gian và của Thiên Chúa đối nghịch nhau như thế nào, và cho ta những phương thế để sống theo Chúa ngay giữa thế gian. Lectio divina thúc đẩy ta đi vào suy ngắm là một nâng đỡ hữu hiệu nhất để sống khiết tịnh chống lại yếu đuối của xác thịt. Và nhờ khiêm tốn mà Lectio divina dạy ta, giúp ta chiến thắng ma quỉ. Và trên hết, nhờ đức bác ái Lectio divina cho ta một tinh thần siêu nhiên nhờ sức mạnh của Thần Khí Tình Yêu cho phép ta chinh phục được thế giới và biến cải thế giới nhờ kiên nhẫn và tha thứ.

Lectio divina và đồng hành thiêng liêng

Để đồng hành

Bây giờ ta hãy nói một lời về liên hệ giữa Lectio divina và việc đồng hành thiêng liêng. Mục đích của đồng hành thiêng liêng là giúp cho con người trong cuộc sống thiêng liêng, giúp cho họ phân định được thánh ý Chúa. Người thầy thật và là người đồng hành thật đó chính là Chúa Thánh Thần. Người đồng hành đặc biệt có vai trò xác định hành động của Chúa, chỉ bày những yếu tố để phân định. Người họa hiếm can thiệp ngoại trừ khi người được đồng hành chọn trệch hướng.

Do đấy thật rất bình thường và nên khuyên vị đồng hành nhắc nhủ người mình đồng hành thực thi Lectio divina. Nếu người này chưa có kinh nghiệm đủ với Lời Chúa, điều này từ từ sẽ được. Nhưng nói chung, cần đạt tới một nhịp độ bình thường trong việc thực hành Lectio divina. Ta không thể khẳng định có một cuộc sống thiêng liêng sâu đậm mà một ngày nào đó lại không đối mặt với vấn đề Lectio divina.

Lectio divina thiết lập một động cơ mạnh để tiến tới trong đời sống thiêng liêng. Thay vì đôi khi cứ ở lì trong một góc độ quá con người để đạt tới đời sống cá nhân, Lectio divina nâng trí tuệ và con tim vào những nhãn giới phúc âm của chính Chúa. Những kết quả sẽ tỏ hiện không quá chậm. Bao nhiêu thời gian sẽ mất uổng nếu việc đồng hành thiêng liêng vẫn cứ xa tầm suy niệm Lời Chúa. Cuộc sống thiêng liêng như một cây và Lectio divina là lương thực đúng và hằng ngày cho cây này. Không có Lectio divina, người đồng hành cũng chỉ ngồi đó ngắm cây mình ưa thích, khó có thể lớn lên chống với thời tiết xấu của cuộc sống thường ngày.

Do đấy người đồng hành nên có mối bận tâm đầu tiên hướng dẫn người mình đồng hành, theo khả năng của người này, thực hành Lectio divina mỗi ngày. Người cũng nên thăm hỏi và theo dõi nhịp độ cũng như khả năng của người này.

Đối với người đồng hành

 Ta vừa thoáng nhìn qua Lectio divina có vị trí thế nào trong việc đồng hành thiêng liêng. Tuy nhiên ta cũng có thể thêm vài lời về chính người đồng hành và việc ngài thực hành Lectio divina. Trước khi trở thành thầy, đã phải là trò, phải đến trường của một vị Thầy, điều này thật hiển nhiên. Và ai là vị thầy hơn được chính Chúa Giêsu? Cho dù trong cuộc sống ta có một người hướng dẫn, một người đồng hành thực tế, thì vị Thầy thật của ta vẫn là người Thầy trong nội tâm nói vói ta trong tâm khảm ta bằng cách dùng những lời của người đồng hành. Do vậy cần thiết là chính người đồng hành cũng phải thực thi Lectio divina trong một thời gian dài để mài dũa khả năng lắng nghe và phân định. Hơn nữa Lectio divna cống hiến một trải nghiệm độc nhất và không thể thay thế được, rất cần thiết cho việc đồng hành mà nếu thiếu nó, ta tự hỏi có thể đem đến cho ai đó điều gì nếu không có trải nghiệm này về việc Lời nhập thể mỗi ngày trong cuộc sống của mình!

Để làm thầy, đòi hỏi phải có ba đức tính sau đây, mà ta hiếm thấy có đủ nơi một người: kinh nghiệm, phân định và khôn ngoan. Quyển sách của chúng tôi bàn về Lectio divina cho thấy ba đức tính này được khai triển như thế nào dưới tác động của việc thực hành Lectio divina hằng ngày. Bởi vì, như ta đã thấy, trải nghiệm về việc Lời Chúa nhập thể trong cuộc sống của ta là chính sự hiểu biết. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Phải có thêm sự khôn khéo trong nhận thức về Chúa, như chúng tôi đã bàn đến trong việc giải thích Kinh Thánh. Thực ra, hòa nhập trong một Truyền Thống sống động truyền cho ta ý nghĩa về đức tin và ánh sáng của Chúa Thánh Thần để hiểu sâu ý nghĩa của Kinh Thánh. Hòa nhập trong Truyền Thống như thế, cũng như từ bên trong, là một cố gắng cần thiết để có khả năng giúp đỡ người khác. Hơn nữa, chính trải nghiệm về Lectio divina cũng cần một cuộc sống suy nguyện để khoác cho nó một chiếc áo và chiều sâu không thể thiếu để có thể đồng hành trong đời sống thiêng liêng.

Còn cần đến vấn đề phân định. Chắc hẳn, Lectio divna có thể cống hiến, tuy nhiên trước hết đó chính là thái độ của môn đệ đối với một người thầy thực tế là người mài dũa sự phân định. Sự gặp gỡ cụ thể với một người thầy và đồng hành với ngài ở đây thật rất quan trọng.

Vậy như ta đã thấy, Lectio divina giữ một vai trò đáng trân trọng cho người đồng hành. Nhưng cũng cần phải làm cho nó được hoàn hảo như ta vừa bàn đến.

Lectio divina và bí tích hòa giải

Bí tích hòa cũng giống như điều vừa bàn trên đây. Bí tích là một sự chữa lành những vết thương hay bệnh tật. Ơn tha thứ của Chúa, như là một loại thuốc, đặt ta đi vào đúng đường, nhưng rất thường, những người đến với bí tích hòa giải lại khổ sở vì cơ thể bị yếu đi hơn là vì một bệnh nào đó. Sự suy dinh dưỡng dẫn tới tội chỉ vì yếu đuối hơn là vì tính độc ác. Và linh mục, như một thầy thuốc, đề nghị một nâng đỡ cho hối nhân. Nhưng thường thì chỉ cần một lời đơn giản phải khuyên: “Hãy ăn đầy đủ, hãy nuôi dưỡng mình. Con không có bệnh; chỉ vì con không ăn, chỉ có thế. Con chỉ tự hài lòng vì đã chu toàn một vài bổn phận của người kitô hữu, nhưng con đã không nuôi dưỡng mình từ nguồn ơn siêu dồi dào của Lời Chúa. Con đã không tiếp cận mỗi ngày với Chúa Kitô sống động luôn nói với con. Con đã chẳng đọc lá thư Chúa Kitô viết cho con mỗi ngày”. Đó là lời khuyên nền tảng cũng cần phải cho trong tòa giải tội. Suy niệm Lời của Chúa để trở nên vững mạnh hơn. Khuyên nhủ hối nhân suy nghĩ và ý thức Lời Chúa là lương thực hằng ngày như thế nào, cho họ cảm nhận được rằng “ta không chỉ sống bởi bánh nhưng còn bằng những lời từ miệng Chúa phán ra” là một điều vô cùng ích lợi. Chỉ cần ra việc đền tội thực hành Lectio divina trong ngày. Dĩ nhiên tất cả đều tùy thuộc từng trường hợp, nhưng nếu linh mục thường xuyên nghĩ đến vấn đề này hơn, ngài sẽ thấy Lectio divina soi sáng cho nhiều hoàn cảnh gặp thấy trong Bí Tích này. Tội đến từ sự kiện ta cậy dựa vào mình hơn là vào Chúa. Mà Lectio divina đặt ta lại vào trong tay Chúa và dưới tác động ánh sáng cải hóa của Người. Như thế Lectio divina giúp ta tránh được tội, bởi vì thật đơn giản, nhờ Lectio divina ta để cho Chúa tác động thực trong đời sống ta, bằng cách lắng nghe Người.

Ta cũng có thể nói như thế về phía hối nhân đi xưng tội. Họ xét mình như thế nào? Một trong những tội mà ta thường hay quên – và dẫu vậy đó lại là nguyên cớ của các tội khác -, đó là không lắng nghe Chúa mọi ngày. Người ban cho ta sự sống, cho ta sinh ra đời, nhưng ta lại sống như chỉ có ngày Chúa Nhật và ba phút trước khi ngủ. Đó là tội quên sót. Nuôi dưỡng mình là điều quan trọng. Đó không khác gì như ta đến bác sĩ và nói với ông ta: tôi bệnh. Và khi chẩn bệnh, ông bác sĩ nhận ra rằng một tuần ta chỉ ăn một lần! So sánh như thế thì quá phóng đại, hoặc làm cho ta cười, tuy nhiên nó cũng chẳng xa thực tế là mấy! Ta sống như thể Chúa chẳng nói gì, chẳng cho ta ăn. Như là chỉ có một thứ thức ăn. Lương thực này chiếm trọn chỗ cuộc sống của ta.

Cũng cần phải ý thức rằng xưng tội không giải quyết được tất cả; ngay cả việc đền tội cũng không luôn luôn có hiệu quả, vì thiếu những điều căn bản. Bí tích không là ma thuật và điều đó tùy thuộc vào cố gắng mỗi ngày. Và Lectio divina là cố gắng tuyệt nhất, rất hiệu quả và biến cải ta.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

32. Homélies sur l’Exode, 13, 3.

33. x. phần thứ nhất của tác phẩm này.

34. Trong một tác phẩm khác, chúng tôi sẽ bàn đến suy nguyện, là như nối dài phần thứ hai của Thánh Lễ.

35. Ta sẽ có dịp bàn kỹ lưỡng về những vấn đề liên quan đến Suy nguyện trong một tác phẩm kế tiếp.

36. Cha Anrintero, Cha Garrigou-Lagrange op, Cha Jérôme de la Mère de Dieu ocd, Cha Marie Eugène ocd, Cha Louis Guillet ocd, Cha Gabriel de sainte Marie Madeleine ocd, v.v...

37. Đó là trào lưu linh đạo Đông Phương, đặc biệt nơi các đan sĩ. Trào lưu này đưa cuộc sống của Thiên Chúa vào trong ta nhờ lặp đi lặp lại “kinh nguyện mang tên Chúa Giêsu”: “Lạy Chúa Giêsu, Con Chúa Trời hằng sống, xin thương xót con là kẻ có tội” hoặc một câu Kinh Thánh.

38. Quyển sách “Cư sở” là một tác phẩm tuyệt vời có tính cách giáo thuyết.

39. Chúng tôi sẽ nhắc đến vấn đề này ở phần sau.

40. “[...] Tất cả những lời khuyên mà mẹ cho các chị em trong quyển sách này chỉ có mục đích: dâng hiến trọn vẹn ta cho Đấng Tạo Hóa, trao cho Người ý muốn của ta [...] (Đường hoàn thiện Ms. Escorial 55, 3).

41. Đó chính là “kết thúc của cuộc hành trình của ta, [...] uống nước hằng sống tại nguồn” (Đường hoàn thiện Ms. Escorial 55, 3).

42. Đường hoàn thiện Ms. Escorial 24, 1 và “Nếu ta không hiến thân trọn vẹn cho Chúa, và ta không đặt mình vào trong tay Người để Người chăm sóc tất cả những gì liên quan đến ta, không bao giờ Người để cho ta uống tại nguồn nước này. Điều đó cho thấy đâu là sự chiêm ngắm trọn hảo mà các chị em xin mẹ nói cho các chị em”. (ibid. 55, 3)

43. Đường hoàn thịên Ms. Escorial 15,2.

44. M.C II, 29, 8.

45. “Sự thực hiện những nhân đức” (triệt 11).

46. St. Thomas d’Aquin, Somme Théologique IIa-IIae q.188 a.5 rép.

47. x. Emmanuel Renault. Thérèse d’Avila, aux sources d’eau vive, Lecture du Nouveau Testament, Paris, 1978, p. 8.

48. X. Emmanuel Renault, Ibid. p. 7.

49. Jesùs Castellano, Espiritualidad Teresiana, in Inroduction a la lectura de santa Teresa, Madrid, 1978, pp.126-127.

50. Ma all’epoca della “devotio moderna”,la spiritulità trova una forma de preghiera nuova che di sostituisce alla lectio divina” (G.M. Picasso. im La preghiera..., p. 755-769: “L’oraxione mentale diviene un esercizio di pietà indipendente da una lettura spirituale, che non si alimenta piú principalmente nella Biblia, sino a che nasce, nel sec. XX, un “ritorno alla Sacra Scrittura” (P. Visentin, in La preghiera...p. 909-914)”. (Jean Leclrcq, art. “Lectio divina”, dans, Dizione degli istituti di perfezione vol. 5, Rome, 1973ss).

51. Kiểu nói chúng tôi đã giải thích ở trên.

52. Thánh Gioan Thánh Giá, Maxime 209 / Dichos 162.

53. Chúng tôi cũng muốn nhắc đến một chương, thường hay bỏ quên, bàn về vấn đề này – mặc dù cách gián tiếp có hơi khác -: đó là chương 26 của Quyển Thứ Hai Đường Lên Cát Minh.

54. Louis Guillet, Seigneur augmente en nous la foi, Sainte-Foy (Québec), 1994, pp. 89-154.

55. Jean Vilnet, Bible et mystique chez saint Jean de la Croix, Paris, 1949.

56. Jean de Jésus-Marie (Aravalles) ocd, Traité de l’oraison, dịch từ tiếng Tây Ban Nha do một nữ đan sĩ Cát Minh, Marseille, 1939.

57. Francisco de Osuna, Bernardino de Laredo, Alonso de Madrid, Pierre d’Alcantara, Louis de Brenade, Jean d’Avila, và Nernnabé de Palma là trong số các tác giả được biết tới nhất và phong phú nhất.

58. Chương 26 trong Đường hoàn thiện, thánh nữ nói về về việc có thể sử dụng một cuốn sách bằng tiếng Castillan. Thánh nữ nói: “ một cuốn sách tốt”, thế thôi. Nhưng cũng chính xác là thánh nữ nói mình thích những lời của Phúc âm hơn: “Đối với mẹ, mẹ luôn yêu mến những lời của Phúc âm, những lời xuất phát từ đôi môi rất thánh của Chúa, và những lời này luôn được mẹ tiếp nhận hơn tất cả những cuốn sách khác viết rất hay” (Đường hoàn thiện Mas Escorial, 21, 4). Thánh nữ không nói gì hơn.

59. Trong một tài liệu cát minh hậu Công Đồng ta gặp thấy điều này liên quan tới sự liên hệ giữa Lectio divina và Suy nguyện: “Người ta cũng dành một số giờ cho Lectio divina. Tu Luật của ta quả quyết cách sáng suốt rằng có một sự liên hệ chặt chẽ giữa suy ngắm và Luật Chúa và liên lỉ canh thức trong cầu nguyện và Tu Luật mời gọi ta tuân thủ điều tốt lành này cho cuộc sống ta. Do vậy các vị Sáng Lập của ta đã diễn tả qua đặc sủng cuộc sống của các ngài, huấn lệnh này của Tu Luật, bằng cách trân trọng Thánh kinh (Thánh Têrêsa đệ Giêsu Vie 35, 5; C21, 4; Conceptos, prol et c. 1; thánh Gioan Thánh Giá Montée du Carmel (Đường Lên Cát minh) prol.; Vive Flamme, prol.) và coi Thánh Kinh như là tiêu chuẩn tối cao của chân lý cứu độ của mỗi cá nhân (Vie 25, 13). Hơn nữa, thánh Têrêsa còn xác quyết rằng “tất cả những khốn khó của thế gian này đều do không biết rõ ràng những chân lý của Thánh Kinh” (Vie 40, 1). Công Đồng Vaticanô II đặc biệt khuyến khích ta tuân thủ luật sống này: “Mọi người cũng nên nhớ rằng kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì “ta ngỏ lời với Người khi cầu nguyện, và ta nghe Người nói lúc ta đọc các sâm ngôn thần linh” (DV 25; Ibid. 2,8).

      Một cố gắng quí báu đã được cha Sam Anthony Morello ocd thực hiện, trong một bài đăng vào mùa hè 1991, trong tạp chí của Mỹ: Spiritual Life, Lectio divina and the Practice of Teresian Prayer. Cũng thế, cha Filippo Bettati ocd và cha Armando ocd, Lectio divina al Carmelo, Milan, 1999. 

60. về phía ngôn ngữ Pháp, phải thấy được chỗ đứng của những sách Missel, Prions en Église, Magnificat hay Petit Calen-drier liturgique.

61. Để chính xác hơn, trong một tác phẩm khác chúng tôi sẽ bàn đến vai trò của Kinh Thánh (hay của bài đọc) trong Suy nguyện.

62. Dùng như một dẫn nhập, ta có thể đọc thánh Augustinô. Prier les Psaumes, Paris, 1982, hoặc Les Psaumes commentés par les Pères. A. Hamman, coll. “Les Pères dans la foi”.. Paris, 1983.

63. Giáo Lý Công Giáo số 2645-2649.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!