Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Gia Đình Lectio Divina
Mục Lục

Dẫn nhập

PHẦN I: Ngôi Lời Trở Thành Những Ngôn Từ

PHẦN II: LECTIO DIVINA

I: Những điểm căn bản trong Lectio Divina

II: Đọc

III: Liên quan đến Lectio Divina

PHẦN THỨ III: Mẹ Maria và Lectio Divana

I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

II: Mẹ Maria và Chúng ta

PHẦN THỨ IV: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

I: Một vài nhắc nhớ quan trọng

II: Chúa Thánh Thần và Lectio Divina

Kết luận phần thứ bốn

PHẦN V: Lectio và Cuộc sống hàng ngày

I: Lectio và hai luật tình yêu

II: Lectio Divina trải dài trong ngày sống

III: Lectio Divina và cuộc sống đơn sơ

IV: LEctio Divina và ơn gọi

V: Lectio Divina và cuộc sống tri thức

VI: Lectio Divina và đời sống thiêng liêng

VII: Ví dụ về Lectio Divina

Kết luận chung

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LECTIO DIVINA - Cầu Nguyện Dưới Tác Động Của Lời Chúa

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria

LECTIO DIVINA học trong trường Mẹ Maria
I: Mẹ Maria và Ngôi Lời

Mẹ Maria và Lời Chúa

Chúa Kitô là Lời Thiên Chúa. Người là tất cả Lời của Thiên Chúa Cha. Khi chịu phép rửa và lúc hiển dung, Chúa Cha đã giới thiệu Con như Người (duy nhất) làm đẹp lòng Cha và ta phải vâng nghe Người. Người là tất cả Lời của Cha.

Mà ở nơi Mẹ Maria tất cả đều dẫn đến Chúa Kitô. Đó là điều mà thánh Grignon de Montfort nói về sự liên lạc giữa Mẹ Maria và Thiên Chúa; điều đó có thể áp dụng cho Chúa Kitô là Thiên Chúa, là tất cả Lời của Thiên Chúa:

“Mẹ Maria chỉ được tạo dựng cho Thiên Chúa, Mẹ không giữ một tâm hồn lại cho riêng Mẹ, trái lại Mẹ đưa đẩy tâm hồn đó tới Chúa và kết hợp tâm hồn đó với Chúa; một cách trọn hảo hơn là kết hợp với chính Mẹ” (St Louis Marie Grignon de Montfort, Secret de Marie, no 21)[2] ... Anh em không bao giờ nghĩ tưởng tới Mẹ Maria cho bằng, thay cho anh em, Mẹ Maria nghĩ tưởng tới Chúa; không bao giờ anh em ca ngợi, kính tôn Mẹ Maria cho bằng chính Mẹ Maria cùng với anh em ca ngợi kính tôn Chúa. Mẹ Maria là tất cả liên đới với Chúa, và tôi có thể gọi Mẹ một cách chính xác là “sự liên hệ của Chúa”, chỉ là liên hệ với Chúa, hay “tiếng vọng của Chúa”, chỉ nói và lặp lại chính Chúa. Nếu anh em nói “Maria”, Mẹ sẽ nói “Thiên Chúa”. Thánh nữ Ê-li-sa-bét ca ngợi Mẹ Maria và gọi Mẹ là người diễm phúc vì Mẹ đã tin; Mẹ Maria, tiếng vọng trung thành của Chúa, đã cất lời: Magnificat anima mea Dominum  “Linh Hồn tôi ngợi khen Đức Chúa”. Điều mà Mẹ Maria đã làm trong dịp này, Mẹ làm mọi ngày; khi người ta ca ngợi Mẹ, yêu mến Mẹ, tôn kính Mẹ hoặc dâng tặng Mẹ, Thiên Chúa được ngợi khen, Thiên Chúa được yêu mến, Thiên Chúa được tôn vinh, người ta dâng tặng Chúa nhờ Mẹ Maria và trong Mẹ Maria” (St Louis Marie Grignon de Montfort, Traité de la vraie dévotion, no 225)[3].

Trong biến cố Hiển Dung, Thiên Chúa Cha chỉ có một lệnh truyền: đây là Con duy nhất của Ta, “hãy lắng nghe Người”[4]. Không khác gì Chúa Cha đã nói với ta: Ta chỉ có Lời này, hãy lắng nghe Lời đó[5], ta đã nói tất cả trong Lời đó. Người Nữ đã tiếp nhận Lời trong lòng và trong thân xác mình, lắng nghe Lời, trong thinh lặng. Cũng như khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa và Biến Hình, khi Truyền Tin và mỗi ngày trong cuộc sống Đức Trinh Nữ Maria, nhờ đức tin, đã lắng nghe Cha tuyên ngôn Con trong Mẹ, trong tâm lòng Mẹ. Quả thực Truyền Tin cũng như hai sự kiện kia của cuộc đời Chúa Kitô đều là sự tỏ hiện của Ba Ngôi: Chúa Cha, bởi Chúa Thánh Thần, tuyên ngôn Chúa Con.

Chính diễn biến của Truyền Tin

Ta hãy khảo sát kỹ lưỡng diễn biến của câu chuyện Truyền Tin (Lc 1, 26-38) và, từng gia đoạn một, ghi nhận tất cả những chỉ dẫn cho thực hành Lectio divina. Quả thực Truyền Tin soi sáng Lectio divina một cách độc đáo.

Thường người ta quá lý tưởng hóa Mẹ Maria. Người Ta gán cho Mẹ sự trọn lành không thuộc về Mẹ. Chắc chắn Mẹ thật trọn hảo, nhưng sự trọn hảo như người ta tưởng tượng không phải là sự trọn hảo mà Thiên Chúa hiểu. Thiên thần ngỏ lời với Mẹ Maria. Người Ta có thể chờ đợi một sự tuân phục trọn vẹn ngay từ nơi Mẹ. Nhưng lời của thiên thần làm cho Mẹ bối rối. “Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì”. Thiên thần bắt đầu giải thích cho Mẹ hiểu ý định của Thiên Chúa đối với Mẹ. Mẹ không nói “vâng”, một lời vâng mù quáng. Không. Mẹ để cho Lời làm cho sự hiểu biết tích cực của Mẹ thêm phong phú, để việc lắng nghe (tuân phục) của Mẹ được tích cực và thật sự dấn thân. Do đấy Mẹ yêu cầu giải thích rõ để có thể thực hiện đúng đắn trách nhiệm của mình. “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào...”? Trước hết thiên thần bắt đầu giải thích cho Mẹ biết rằng chính Chúa sẽ hành động và hành động ra sao: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Hơn nữa thiên thần cho một dấu chỉ về hoạt động của Chúa: “Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng”. Nhưng, khi nói ra dấu chỉ này, thiên thần mời Mẹ tin. Vì không thể tự nhiên tin như thế. Ta thường có thói quen nghĩ rằng khi nói về người họ hàng Ê-li-a-bét của Mẹ, thiên thần cho một dấu chứng về quyền năng của Chúa, nhưng thực ra thiên thần đặt Mẹ Maria, đặt đức tin của Mẹ Maria trước một thử thách. Và thiên thần kết thúc qua một tuyên bố mạnh mẽ: “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.

Sự hiểu biết và ý muốn của Mẹ Maria được khích động: và được Lời của Chúa truyền đạt sự hiểu biết cho Mẹ và thúc giục ý muốn của Mẹ. Chỉ sau tất cả những giai đoạn này Mẹ mới nói lên sự tự do chọn lựa dấn thân của Mẹ: “Vâng, tôi đây     là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ  thần nói”!

Chỉ sau lúc này câu chuyện mới kết thúc. “Rồi sứ thần từ biệt ra đi”. Ta hãy lưu ý đến diễn tiến chậm rải của ánh sáng trong khả năng của Mẹ Maria. Cũng thế Lectio divina cũng là một diễn tiến chậm rải của ánh sáng trong việc hiểu biết của ta và trong ý muốn của ta để ta hiểu điều Chúa muốn nơi ta và để ta cộng tác vào hành động của Người. Lectio divina không phải là một lời xin vâng mù quáng mà người ta vội vàng tuyên bố vì một sự mù quáng tuân phục mù quáng. Lectio divina chính là sự hiểu biết được tác động nhờ hoạt động của ánh sáng soi chiếu tăm tối của ta. Đó cũng là một phản ứng đối với điều Chúa ban cho ta. Ta thấy trong đối thoại của Mẹ Maria: Mẹ trao đổi, cố gắng tìm hiểu. Không phải vì thiếu niềm tin, nhưng ước muốn hiểu rõ hơn điều xảy đến cho mình, điều Mẹ phải làm. Ta là những người cộng tác với Chúa và là những bạn thân của Chúa. Chúa nói tất cả với các bạn thân của Người, Người giải thích cho họ ý muốn của Người và những chương trình mà các bạn có thể cộng tác một cách ý thức vào những ý định đầy yêu thương và cứu rỗi.

Lectio divina đụng chạm tới sự hiểu biết ý thức, kêu mời, soi sáng hướng dẫn và ban cho ánh sáng để nhập thể. Trong biến cố Truyền Tin không phải chỉ có Lời nhập thể, nhưng còn có một lời đặc biệt, có thể nghe được đã ngỏ với Mẹ Maria, thiên thần nói chứ không thinh lặng. Chúa Thánh Thần tác động trên hai bình diện: một bình diện thâm sâu của Ngôi Lời nhập thể, nhưng cũng trên bình diện thuộc ý thức của Mẹ Maria để kêu gọi sự tự do của Mẹ, để đưa Mẹ kết hiệp vào một dự phóng vượt qua Mẹ và yêu cầu Mẹ trọn vẹn dấn thân “với cái tôi nữ tính của mẹ” như Đức Giáo Hoàng nói trong thông điệp Redemptoris Mater:

“Vì chưng lúc truyền tin, Mẹ Maria đã đặt mình trọn vẹn nơi Thiên Chúa bằng cách tỏ bày sự tuân phục của đức tin nơi Đấng đã nói với Mẹ qua sứ thần cùa Người, và bằng cách dâng Người trọn vẹn trí hiểu và ý muốn. Vậy Mẹ đã đáp lời bằng tất cả con người nhân laọi và nữ tính của Mẹ, và lời đáp trả của đức tin này bao gồm một sự cộng tác trọn hảo với ơn sủng của Chúa và một sự ngoan ngoãn trọn hảo tuân theo hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng qua các ơn của Người không ngừng làm cho đức tin được trọn hảo hơn”[6].

Những lời của J.-H. Newman sau đây cho ta thấy loại ơn ban và tiến trình của Lectio divina: ta không thụ động. Ta phản ứng trước lời được ban cho ta hôm nay. Ta lưỡng lự, tìm hiểu, v.v... Ta suy nghĩ.

“Trong bài giảng cuối cùng tại đại học, ngày 2.2.1843, Newman chú giải lời của thánh Luca. “Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 51) và ngài cho thấy nơi Mẹ Chúa Trời mẫu gương cho ta, vừa trong việc tiếp nhận đức tin vừa để học hỏi. Tiếp nhận vẫn chưa đủ, Mẹ dừng lại ở đó; không những Mẹ có đức tin, nhưng đồng thời Mẹ sử dụng đức tin; Mẹ thuận theo đức tin, nhưng Mẹ còn khai triển đức tin; Mẹ qui phục lý trí nhưng Mẹ luận giải đức tin của Mẹ: không phải như Da-ca-ri-a, lý luận trước để sau đó tin, nhưng tin trước, rồi với yêu thương tôn kính Mẹ tìm hiểu điều Mẹ đã tin. Như thế Mẹ tượng trưng cho ta, đức tin của những người đơn sơ, đức tin của những vị tiến sĩ của Giáo Hội, cần phải tìm kiếm, cân nhắc, định nghĩa như tuyên bố Phúc âm; phân biệt chân lý với lạc thuyết, nhận định những sai lạc của một thứ lý luận không đúng đắn, với áo giáp của đức tin chống lại sự kiêu ngạo và sợ sệt, và như vậy chiến thắng ngụy biện và đổi mới”[7].

Đây quả là bài học quí báu cho những ai tin rằng noi gương Mẹ Maria sẽ không còn phải suy nghĩ và bắt trí hiểu dấn bước theo sự hướng dẫn của ánh sáng đức tin! Cần suy niệm đoạn văn này của Newman. Đoạn văn cho thấy Rằng Mẹ Maria lúc Truyền Tin có thể là một gương mẫu cho việc thực hành Lectio divina là một Truyền Tin nhỏ.

“Mẹ cẩn thận giữ lại những lời đó”

Phúc âm Luca, dường như là tâm sự của Mẹ Maria, cho ta một diễn tả về hoạt động liên tục của Mẹ Maria: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ[8] mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19)“Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 51). Người ta thấy rằng hoạt động của Mẹ Maria xoay quanh những lời mà Mẹ nghe được liên quan tới Con của Mẹ hoặc do chính miệng con của Mẹ nói ra. Mẹ không muốn bỏ mất lời nào, và ao ước rút ra được tất cả điều chính yếu thuộc Thiên Chúa.

Đó là một chỉ dẫn quí báu cho ta trước Lời Chúa. Đọc đi đọc lại Lời là cần thiết để Lời thấm nhập vào trong ta bản chất của Lời, để Lời cho chảy ra nhựa thần linh của Lời. Đó cũng là lời mời gọi luôn mãi cần có Lời Chúa trong tâm trí ta. Vâng, ta hãy củng cố, làm vững mạnh con tim của ta bằng Lời đón nhận được trong thực hành Lectio divina, vì “ý tưởng thánh thiện gìn giữ con”[9] .

Đó là nghiền ngẫm Lời, là lặp lại những lời đã tiếp nhận, để những lời này cung cấp một thứ đường ngọt mỹ vị hơn, quí báu hơn và đem lại tất cả những hiệu quả cũng như trở thành ánh sáng cho nội tâm.

Mẹ của Thầy:
         Người đã nghe và đem ra thực hành lời

“Khi Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại: "Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11, 27-28). Trong trích đoạn này, quả thực Chúa cho ta biết được chìa khóa sâu xa nhất của Mẹ Người, Chúa dạy ta nhìn Mẹ. Không phải sự kiện Mẹ đã cưu mang Chúa, cho Chúa bú mớm đã làm cho Mẹ nên cao cả, nhưng chính do Mẹ đã đón nghe Lời Chúa và trung thành tuân giữ. Dường như Chúa nói với ta: các con hãy học biết nhìn ngắm Mẹ Thầy. Hãy qui hướng cái nhìn vào điều chính yếu nơi Mẹ của Thầy: Mẹ đã lắng nghe Lời Chúa và Mẹ đã đem Lời đó ra thực hành. Đừng chỉ nhìn bề ngoài tình mẫu tử của Mẹ, nhưng hãy nhìn cách hoạt động của tình này sâu đậm bên trong: Mẹ đã để cho Lời Chúa sinh ra trong Mẹ và sống trong Mẹ. Chúa đã giúp ta hiểu rõ về Mẹ của Người. Sự chọn lựa trước hết của Mẹ Maria chính là Lời Chúa, và Con của Mẹ đã nói như thế. Chúa còn nói: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 19-21). Ở đây Chúa không hề coi thường Mẹ, nhưng ca tụng Mẹ một cách đúng hơn và sâu xa hơn. Đó chính là Con Thiên Chúa dạy ta nhìn ngắm Mẹ Người và khám phá sự cao cả đích thật của Mẹ. Và đương nhiên Chúa đặt Mẹ trong tương quan với Lời Chúa.

Do đấy Mẹ là gương mẫu toàn hảo nhất đã được cống hiến cho ta trong việc thực hành Lectio divina. Chắc chắn sự tinh tuyền trinh khiết của Mẹ đã giúp Mẹ dễ dàng lắng nghe, nhưng ta cũng vẫn được mời gọi noi gương Mẹ.

“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”

Sự kiện nước hóa thành rượu tại Cana là dấu chỉ đầu tiên mà Chúa Giêsu thực hiện trong Phúc âm Gioan để người ta tin vào Người. Và điều mà ta thấy trong dấu chỉ đầu tiên này, đó là sự gắn kết của Mẹ Maria đối với những lời của Con Mẹ. “Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”[10] (Ga 2, 5). Việc lắng nghe mà Lectio divina đòi hỏi không là việc gắn kết với điều Chúa Giêsu muốn nói với ta mọi ngày sao? Nhờ kinh nghiệm Mẹ Maria hiểu biết những lời của Chúa Giêsu. Mẹ hiểu biết lời của Chúa hữu hiệu và quyền năng như thế nào. Chính vì thế mà Mẹ khuyên ta cứ chăm chú lắng nghe Chúa... Và Lectio divina là gì nếu không phải chính là thế đó: chăm chú lắng nghe Đấng Cứu Thế ( Lc 19, 48) và “tất cả những gì Người sẽ nói với ta”?  Mẹ cũng mời gọi ta vượt qua chính mình. Mẹ mời gọi ta tin vào “tất cả” điều Chúa muốn nói với ta vì nó vượt trên những ý niệm của ta. Việc lắng nghe trong Lectio divina đòi hỏi một sự mở lòng và nhất là mở lòng đối với những gì vượt trên ta. Chính vì thế mà Mẹ đã căn dặn Người bảo gì, tất cả những gì Người bảo, tất cả. Mẹ mời gọi ta phải mở rộng những xác tín của ta, những cái nhìn của ta. Luôn tiếp nhận hơn nữa, cách rộng rãi hơn, khó tin hơn. Thực vậy, trong dấu chỉ đầu tiên thực hiện ở Phúc âm Gioan, Chúa truyền một điều thật phi lý: đổ đầy nước vào các chum trong khi người ta đang cần đến rượu. Lectio divina là một hành động của đức tin. Đức tin nơi điều này: rằng sự cố gắng mà ta thể hiện (hành động vững tin vào Lời của Người) sẽ biến đổi nước lã của cuộc sống ta thành rượu mới, thành cuộc sống mới. Trong việc này Mẹ Maria không những hướng ta đến Lời của Chúa Giêsu một cách vững chắc, nhưng Mẹ cũng chỉ cho ta chất lượng của thái độ cần có đối với Lời của Chúa. Nếu tôi tưởng tượng rằng Chúa mời tôi đi một cây số, tôi có thể bắt đẩu Lectio divina để chuẩn bị cho tôi đi được năm hay mười cây số. Đó cũng là cách thế nhận rõ Chúa như thế nào: vĩ đại hơn tôi tưởng, có thể hơn cái không có thể, mở rộng đến một chân trời xa xăm hơn, mở rộng tới Thiên Chúa Thật. Theo cách thế của Mẹ, Mẹ truyền cho ta ra khơi với Chúa và đừng ở lỳ trên bờ của tư tưởng của ta, của trí hiểu của ta nhưng đi vào đại dương của Thiên Chúa.

Với Mẹ Maria đó là lời mời gọi nhưng cũng là sự trợ giúp mà ta tiếp nhận để tiến bước và để chu toàn cố gắng lắng nghe. Đó là một cố gắng tinh tuyền.

“Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con sự tinh tuyền lắng nghe của Mẹ, sự gắn kết của Mẹ vào Lời của Con   Mẹ và việc Mẹ nhờ Chúa Thánh Thần đem Lời vào      thực hành”.

Không Lời nào là không thể đối với Chúa;
         tiếng vâng của Mẹ Maria

Trong Phúc âm về Truyền Tin, thường các dịch giả chuyển dịch những lời cuối cùng của thiên thần như sau: “...Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37). Nhưng thực ra bản văn chính không viết “không có gì”, nhưng viết “Không Lời nào là không thể đối với Chúa”. Chính vì thế mà Mẹ Maria đã trả lời: “... xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Do đấy, khi Chúa nói với ta chính là Chúa có thể thực hiện điều Chúa nói. Có thể đó là điều hiển nhiên đối với đức tin của ta, nhưng khi những lời ta nghe được lại khó khăn hoặc coi như “không thể” được, lúc đó ta cần đến đức tin của Mẹ Maria là người đã biết tin, là người đã có thể tin những lời không thể được. Chính do vậy mà người chị họ Ê-li-sa-bét được linh hứng đã ca ngợi Mẹ: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1, 45). Đức tin của Mẹ Maria là tin vào lời của Chúa. Mẹ Maria là gương mẫu tối hảo về tin vào lời của Chúa. “Cũng thế, Giáo Hội tôn kính nơi Mẹ Maria sự thực hiện tinh tuyền nhất của đức tin”[11].

Như thế ta thấy rằng để thực hành tốt Lectio divina ta cần đến sự giúp đỡ của Mẹ Maria. Mẹ cho ta đức tin của Mẹ để có thể thực hành Lectio divina. ĐGH Gioan Phaolô II dùng kiểu nói này: “Tham dự vào đức tin của Mẹ Maria”[12]. Đức Giáo Hoàng nói: “Đức tin của Mẹ Maria luôn trở nên đức tin của Dân Chúa đang tiến bước”[13]; đối với ta cũng thế, cần có sự chuyển trao đức tin của Mẹ Maria, từ Mẹ sang cho ta.

Hơn nữa cần ghi nhớ rằng Mẹ Maria đã tin vào điều không thể được nơi Mẹ và nơi Ê-li-sa-bét: một bà già mang thai! Thường người ta nghĩ rằng khi nói về người chị họ già nua lại mang thai, thiên thần nêu chứng cớ cho thấy điều Thiên Chúa có thể làm và như để khuyến khích Mẹ Maria tin rằng Chúa có thể làm được tất cả mọi sự. Nhưng người ta ít nghĩ đến điều thiên thần nói với Mẹ Maria về người chị họ là như một truyền tin thứ hai để bù đắp (cứu vãn) một cuộc truyền tin khác đã không xong: cuộc truyền tin cho Da-ca-ri-a[14].

Như vậy Mẹ đã tin không những cho riêng Mẹ mà cũng còn cho tất cả những ai đã không tin mà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét là đại diện. Mẹ đã tin vào Lời Chúa cho tất cả ta. Mẹ đã nói lời “vâng” của Mẹ đáp lại lời của Chúa cho tất cả ta. “Mẹ đã nói lời “vâng” của Mẹ thay cho toàn thể nhân loại”[15]. Trong ý nghĩa này khi Ê-li-sa-bét ca ngợi Mẹ Maria, bà đã ca ngợi công đức của người duy nhất đã biết tin, bà nhận biết nơi Mẹ con người đã nói lời vâng thay cho chồng của bà và cho chính bà, và cho tất cả chúng ta. Nói cách khác, Ê-li-sa-bét chiêm ngưỡng, trong lời “fiat” (xin vâng) của Mẹ Maria chính lời “vâng” của riêng mình đã không được thốt ra. Thực vậy, lời “vâng” của ta được gói ghém trong lời “vâng” của Mẹ Maria. Lời “vâng” mà ta được mời gọi thốt lên cách mới mẻ mỗi ngày đáp lại Lời Chúa có trong lời “vâng” của Mẹ Maria.

 -------------------------------------------------------------------------------------

2. Thánh Louis Marie Grignon de Montfort, Secret de Marie, no 21.

3. Thánh Louis Marie Grignon de Montfort, Traité de la vraie dévotion, no 225.

4. Mt 17, e tt.

5. X. Thánh Gioan Thánh Giá, Đường Lên Carmel II, 22, 5-6 và Maxime 147 “Chúa Cha chỉ nói một lời (Ga 1, 18), đó là Con của Người và trong thinh lặng vĩnh cửu, Cha luôn nói Lời này: tâm hồn cũng phải nghe Ngái trong thinh lặng” (Kn 18, 15).

6. Jean-Paul II, Redemptoris Mater, 12.

7. Yves Congar, “La tradition et les traditions”, Paris, 1963, vol. II, pp. 27-29.

8. “Tiếp nhận” (Chouraqui), “đàm đạo” (Sr Jeanne d’Arc), ôn lại” (Osty) “nhắc lại những điều đó” (Bible de Jérusalem), hoặc “thu gom”.

9. Pr 2, 11 theo bản LXX.

10. “Dù Người bảo gì, anh em hãy làm”! Bản dịch của Sr Jeanne d’Arc op.

11. GLCG 149.

12. X. Redemptoris Mater 27-28.

13. Ibid.

14. X. Lc 1, 20: “Và này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi”. Người ta cũng có thể nghĩ: bởi vì Mẹ Maria tin cho Mẹ và cho tôi, cho chính Mẹ và cho toàn thể nhân loại.

15. GLCG 511.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!