Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

Lời Tựa

Dẫn Nhập

Lược Tóm

PHẦN I - Chương I: Xã Hội Việt Nam

Chương II: Giáo Hội Việt Nam với các Chủng Viện và Hàng Giáo Sĩ

Chương III: Việc đào tạo thiêng liêng hiện nay ở các chủng viện Việt Nam

PHẦN II - Chương IV: Giáo Huấn của Hội Thánh Hoàn Vũ về việc đào tạo Thiêng Liêng

Chương V: Giáo huấn của Hội Thánh Địa Phương về việc đào tạo Thiêng Liêng

Chương VI: Áp dụng giáo huấn của Hội Thánh vào việc đào tạo Thiêng Liêng cho các Chủng Sinh

PHẦN III - Chương VII: Bối cảnh hoá đào tạo Thiêng Liêng cho các Linh Mục Việt Nam tương lai

Chương VIII: Giai đoạn tiền chủng viện thăng tiến, thẩm tra và đón nhận

Chương IX: Giai đoạn chủng viện đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng

Chương X: Giai đoạn hậu chủng viện

Kết Luận

Sách tham khảo

Phụ trương A

Phụ trương B

Phụ trương C

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay
Chương V: Giáo huấn của Hội Thánh Địa Phương về việc đào tạo Thiêng Liêng

A.  Phương Hướng Cụ Thể của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC)

Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Á Châu áp dụng giáo huấn của Hội Thánh hoàn cầu vào bối cảnh địa phương. Chiều kích thiêng liêng phải được mang vào trong cuộc sống toàn diện của mỗi người: Rao giảng Lời Chúa bằng cách sống Lời Chúa. Lãnh đạo mà thiếu chứng tá về thánh thiện, khổ chế, và sự thống nhất nhân vị là thiếu tính chân thực. Vì vậy, những nhiệm vụ chính của việc đào tạo thiêng liêng được đưa ra: làm chứng cho Tin Mừng qua lối sống giản dị, nghèo khó, độc thân, vâng phục, hiệp thông, đối thoại và cầu nguyện.

      1. Khuôn Mặt Á Châu của Linh Mục113

            a. Chức Linh Mục Trung Tâm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ

Chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ là trung tâm. Công trình cứu độ nhân loại là công trình của Một Chúa Ba Ngôi qua Chúa Giêsu Kitô và được tiếp tục trong Hội Thánh dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Linh mục tham dự vào chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô và cộng tác vào công trình cứu độ của Ngài.

Vì vậy, việc đào tạo linh mục toàn diện, đặc biệt là việc đào tạo thiêng liêng, nhắm làm cho linh mục tương lai nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục Tối Cao. Nói cách khác, đào tạo linh mục nhắm làm cho chủng sinh có khả năng hiểu biết, nội tâm hoá và sống chính con người, sứ điệp và tầm nhìn của Chúa Giêsu, Đấng là cốt lõi của việc đào tạo và là con tim của cuộc sống và sứ vụ của linh mục. Công trình cứu độ này muốn giúp tất cả mọi người thoả mãn những khát vọng sâu xa nhất và lòng khát khao sống mối tương quan trọn vẹn với Một Thiên Chúa Ba Ngôi (Phúc Âm hoá), và xây dựng cộng đoàn Hội Thánh (mục vụ). Để hoàn thành sứ mệnh và tác vụ này của Chúa Giêsu, linh mục phải trung thành với ba tác vụ của Lời Chúa, Bí Tích và Phục Vụ.114

           b. Linh Mục, Người của Hội Thánh

Để thực thi sứ mệnh và tác vụ của Chúa Giêsu ở Á Châu, linh mục phải là người của Hội Thánh, nghĩa là ngài phải đặt nền móng nơi Giáo Hội địa phương, có khả năng tạo nên sự hiệp thông ngay trong các cộng đoàn Giáo Hội (các giáo xứ, các nhóm canh tân, v.v…), mở ra để liên đới với các cộng đoàn khác (các cộng đoàn giáo hội và tôn giáo khác, những người thiện chí, những người nghèo). Là người của Hội Thánh như thế, ứng sinh linh mục phải được đào tạo và tự đào tạo để trở nên một con người thiêng thánh, một con người đối thoại (cả trong lẫn ngoài Giáo Hội) và một con người khiêm tốn phục vụ.115 

      c.  Cuộc Sống Và Vai Trò Của Linh Mục Trong Bối Cảnh Á Châu

Theo PDV, có bốn chiều kích trong việc đào tạo linh mục toàn diện (nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ). Bốn chiều kích này tuỳ thuộc lẫn nhau và cần được phối hợp với nhau. Để nhận ra thừa tác vụ linh mục tại Á Châu hôm nay, bốn chiều kích này cần được hội nhập văn hóa bằng tất cả tinh thần và lối sống, chứ không chỉ bằng những hình thức bên ngoài. Vì thế linh mục phải được giới thiệu như là một con người có nhân cách chín chắn, một con người thánh thiêng, một con người đối thoại, và một con người khiêm tốn phục vụ. Đặc biệt tại Á Châu, con người thiêng thánh thật hết sức quan trọng. Trong những tôn giáo khác ở Á Châu, sự thánh thiện được đánh giá rất cao và những người thánh thiện được hết sức kính trọng.

Sự thánh thiện của linh mục gắn kết cách nội tại với thừa tác vụ linh mục và triển nở nơi thừa tác vụ linh mục. Nghĩa là, việc thi hành thừa tác vụ cách tận tuỵ làm tăng triển sự thánh thiện, và sự thánh thiện lại làm thăng tiến thừa tác vụ. Là tình yêu dành cho Thiên Chúa, sự thánh thiện này nhất thiết phải hàm dưỡng tình yêu dành cho con người và thiên nhiên. Tình yêu này được nuôi dưỡng nhờ cầu nguyện, nhờ suy niệm sâu xa Lời Chúa, nhờ đời sống bí tích và phục vụ. Tiến trình đào tạo cần đặt tiêu điểm nơi Chúa Kitô như là mô hình thánh thiện cho linh mục. Các chủng sinh cũng cần những gương mẫu nhiệt tâm và thánh thiện của linh mục nơi đội ngũ đào tạo. Để hướng dẫn các chủng sinh hướng tới mức trưởng thành nhân bản và thiêng liêng, thì sự tự do, kỷ luật và trách nhiệm phải đồng hành với nhau.116

Trước sự đa dạng về tôn giáo và văn hoá tại Á Châu, linh mục cần phát triển khả năng đối thoại lịch thiệp và kính trọng với các tôn giáo khác và đại đa số những người không Công giáo tại Á Châu. Do những khó khăn về kinh tế và xã hội của mọi người, linh mục nên tiếp cận với họ như là một tôi tớ khiêm tốn, quan tâm tới sự phát triển thực sự và thăng tiến con người, với mối quan tâm đặc biệt dành cho người nghèo. Cuộc đối thoại và phục vụ này phải mở ra cho công cuộc Phúc Âm hoá.117

      2. Các Khía Cạnh của Tiến Trình Đào Tạo

          a. Kiểu Mẫu và Phương Pháp Đào Tạo Ứng  Viên

Kiểu mẫu và phương pháp đào tạo ứng viên cần phải được nghiên cứu. Tiến trình đào tạo cần bao gồm việc biện phân và tuyển lựa các ứng viên theo một số tiêu chuẩn. Họ cần có những động lực thích hợp, những phẩm chất nhân bản phù hợp và đời sống đức tin căn bản.118 Những phương pháp kỹ thuật hiện đại, như là sự đánh giá về tâm lý học, có thể trợ giúp cho tiến trình tuyển lựa. Tiến trình đào tạo cần hàm dưỡng đời sống đức tin và ơn gọi cho các ứng viên. Việc đào tạo và tự đào tạo cần được thu xếp trong một nhóm nhỏ, để cho sự hướng dẫn riêng tư và mức trưởng thành nhân bản của các ứng viên được tăng cường.

      b. Phẩm Chất Thiết Yếu của Người Đào Tạo

Việc tuyển lựa các nhà đào tạo cũng cần được tiến hành theo một số tiêu chuẩn. Các ngài phải là những con người thánh thiện với kinh nghiệm mục vụ và rao giảng Phúc Âm hiệu quả, và có khả năng về trình độ học thuật. Những giáo dân có khả năng cũng có thể được mời để họ cống hiến các ân huệ Chúa ban cho tiến trình đào tạo ở chủng viện. Tất cả những người có liên hệ với công việc huấn luyện ở chủng viện, cả giáo sĩ và giáo dân, bao gồm những người cùng chủng sinh lo công tác mục vụ, cần được xem như là thành phần của đội ngũ đào tạo.

Vị giám đốc và đội ngũ đào tạo trực tiếp sát cánh với ngài có một vai trò quyết định trong việc tạo ra một bầu khí bao gồm ý thức về sự thánh thiêng, về học vấn, về đối thoại, và về phục vụ. Cần làm rõ chuyện này là không phải bất cứ linh mục nào cũng có thể là nhà linh hướng hữu hiệu, vì việc linh hướng không phải là một chức năng, nhưng là một nghệ thuật.119

          c.  Cần Có Đường Lối Lượng Định Hiệu Quả

Chủng viện không chỉ là một cơ chế hàn lâm. Do đó, chủng viện cần thiết lập các phương tiện lượng định chủng sinh. Các nhà đào tạo và chính các chủng sinh cần làm việc theo phương cách hợp tác. Việc lượng định cần phải bao gồm mọi khía cạnh của đời sống chủng viện: Nó phải toàn diện và đối xử với chủng sinh theo một đường lối toàn bộ và thích đáng. Như thế, việc lượng định phải do hội đồng và các giáo sư, chính chủng sinh và nhóm anh em bạn thực hiện. Một số bản mẫu câu hỏi cũng có thể thích hợp. Có lẽ một kỳ tĩnh tâm là cách tốt nhất để tiến hành chuyện này. Sau cùng, đối với các chủng sinh đang lo phục vụ nhiều người ở ngoài chủng viện, vị giám đốc cũng nên tham khảo những người đó để họ cũng đánh giá về chủng sinh đó.

      3. Đời Sống Cầu Nguyện trong Việc Đào Tạo Thiêng Liêng cho Các Chủng Sinh120

            a. Ý Nghĩa Sống Còn của Cầu Nguyện

Cầu nguyện là nguồn ánh sáng và nghị lực xuất phát từ Chúa để làm sống động và nuôi dưỡng toàn bộ đời sống và hoạt động của mỗi người và mỗi cộng đoàn, với ân huệ là sự hiện diện của Chúa và việc làm của Chúa Thánh Thần trong lòng người. Cầu nguyện làm cho con người có khả năng hướng về Thiên Chúa và gọi Ngài là Cha với niềm tin tưởng. Cầu nguyện là quà tặng Chúa ban và bám rễ sâu trong đức tin. Người ta cầu xin nhân danh Chúa Giêsu, cầu xin Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu mà cầu xin Chúa Cha, trong mối hiệp thông với Hội Thánh.

Thánh Thể, suối nguồn và tột đỉnh của việc thờ phượng, là trung tâm của lời cầu nguyện Kitô giáo. Nơi Thánh Thể, Chúa Giêsu tự hiến cho Chúa Cha và nhân loại, qua việc Ngài chết và sống lại cho thế gian được sống. Bằng cách trao hiến mạng sống vì chúng ta, Chúa Giêsu dạy chúng ta cũng trao hiến mạng sống mình vì người khác (Ga 3,16). Nhờ ơn Thiên Chúa, kinh nghiệm về sự hiện diện và hoạt động của Chúa Giêsu phải được chúng ta tăng cường và đào sâu, và lòng chúng ta phải mở ra để đón nhận dồi dào hoa trái của Chúa Thánh Thần: yêu thương, bình an, tốt lành, dịu dàng (Gl 5,22).

         b. Tương Tác Giữa Các Cách Thức Cầu Nguyện Kitô Giáo và Á Châu

Việc đào tạo bằng cầu nguyện cho các ứng viên linh mục theo các cách thức cầu nguyện và thờ phượng truyền thống của Á Châu tìm được sự thích hợp và tầm quan trọng mang tính sống còn: thống nhất cơ thể – tâm linh, nội tâm, nội tại, các dạng chiêm niệm (Thiền, Yoga), khổ chế, các kiểu diễn tả đức tin và lòng sùng đạo bình dân. Công việc đào tạo này phải vừa đích thực Kitô giáo vừa đích thực Á Châu. Nó có thể làm cho ứng viên trở thành người của Chúa và người cho kẻ khác, bằng việc huấn luyện những người được trao phó cho họ đi vào con đường cầu nguyện và trở lại với Chúa trong mọi biến cố thăng trầm của đời sống hằng ngày.

Việc đào tạo như thế sẽ làm cho chủng sinh quen thuộc với việc hội nhập văn hoá, bằng việc sử dụng tất cả những gì  là chân, thiện, mỹ trong các truyền thống và văn hoá Á Châu (những tập tục, khôn ngoan, giáo huấn, nghệ thuật và các khoa học) để chúc tụng Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng. Thái độ này sẽ trở nên thích hợp để tăng triển con người toàn diện trong mối tương quan nhạy bén với người khác, đặc biệt là với người nghèo, người bị áp bức và bị loại trừ (để nhìn bằng con mắt của Chúa và yêu thương bằng con tim của Chúa). Đây là  chứng tá hùng hồn cho tình yêu Chúa và Nước Thiên Chúa. Tinh thần sẵn sàng và cởi mở như thế chuẩn bị cho cuộc đối thoại vốn là một con đường cấp bách để hiện diện và truyền giáo tại Á Châu.

      

B. Những Chỉ Thị và Nguyên Tắc Chỉ Đạo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Các Giám Mục Việt Nam cũng đã tỏ lòng lo lắng và quan tâm ưu ái đối với việc đào tạo thiêng liêng cho các chủng sinh thông qua các Thư Mục Vụ. Các ngài đã chọn thái độ lắng nghe và nỗ lực hiểu biết Dân Chúa trong hoàn cảnh mới, chú tâm đào tạo đúng theo những định hướng của Công Đồng Vaticanô II, đi vào thế giới đương đại bằng cách làm chứng tá cho giá trị Tin Mừng giữa những thực tại trần thế của đất nước và của dân chúng. Các ngài cố gắng hiểu biết những điều kiện của người khác và kêu gọi canh tân Giáo Hội địa phương qua cầu nguyện và các bí tích.

Trong Thư Mục Vụ 1976, các ngài kêu gọi Dân Chúa sống đức tin một cách tích cực bằng cách dấn thân phục vụ với tấm lòng cởi mở, khiêm tốn, cộng tác nhằm đến hạnh phúc của mọi người, theo mẫu gương của Chúa Kitô nhập thể, qua đường lối đối thoại và cộng tác, vượt qua khác biệt giữa Công giáo và Cộng sản,121 đề cao giá trị của lao động.122 Các ngài nhắc nhở các linh mục và chủng sinh hình ảnh Chúa Kitô, căn tính của linh mục:123 như là những thừa tác viên của Lời Chúa và các Bí Tích, đặc biệt là Thánh Thể, lòng khiêm tốn và vâng phục, luôn hoán cải và canh tân đời sống theo thánh ý Thiên Chúa, trong tình hiệp thông và liên đới.

Trong Thư Mục Vụ 1980, các Giám Mục Việt Nam đã nhấn mạnh định hướng mục vụ: sống gần gũi với Chúa Giêsu và hiệp thông với Hội Thánh Hoàn Cầu, gắn bó với Đức Giáo Hoàng và với nhau như cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi và trung thành với tinh thần Công Đồng Vaticanô II. Điều này đòi hỏi một sự hoán cải lương tâm liên tục và thay đổi đời sống cho phù hợp với Tin Mừng, bằng cách lắng nghe Lời Chúa và đón nhận các bí tích, kiên trì cầu nguyện và kiểm điểm đời sống mình một cách chân thành.124 Các ngài kêu gọi người Công giáo “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc với tinh thần phục vụ hạnh phúc của mọi người.”125 Các ngài đặc biệt nhắc nhở các linh mục luôn tìm kiếm ý Chúa qua việc loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích để xây dựng Hội Thánh, và làm cho Chúa Kitô hiện diện giữa các tín hữu bằng tinh thần phục vụ khiêm tốn và chuyên cần trong mối hiệp nhất với Giám Mục của mình.

Với Thư Mục Vụ 1989, các ngài thúc giục người Công giáo về sứ mệnh truyền giáo, đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng về tân Phúc Âm hoá bằng cách chia sẻ niềm vui và hy vọng, đau khổ và buồn sầu với đồng bào,126 và bằng cách xây dựng một cuộc sống hoàn hảo (Pl 4,8). Các ngài phó thác việc này cho Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria.

Về các linh mục và việc đào tạo linh mục, Thư Mục Vụ 1998 nhắc nhở rằng các Kitô hữu cần có những mục tử nhiệt thành và người hướng dẫn thiêng liêng; rằng gương mẫu bản thân của các nhà đào tạo có một vai trò then chốt trong tiến trình đào tạo.127 Với ước mong rằng các ơn gọi tu sĩ và linh mục luôn được chăm sóc và nuôi dưỡng, các Giám Mục Việt Nam nhắc nhở các linh mục về cả hai sứ mệnh đồng thời là loan báo Tin Mừng và canh tân Giáo Hội, củng cố lòng tin và căn tính Kitô hữu, bởi vì một khi được chia sẻ, đức tin sẽ còn tiến xa hơn và tự củng cố chính mình.128

Các Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh đến các yếu tố canh tân đời sống thiêng liêng trong Thư Mục Vụ 2001: Lời  Chúa, các Bí Tích và đời sống cầu nguyện là những cách thức hiệu quả có khả năng tự canh tân. Mối hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa cũng sẽ tẩy sạch nơi chúng ta lòng ích kỷ và cho chúng ta sức mạnh để quảng đại phục vụ người khác, theo mẫu gương của Chúa Giêsu Kitô.129

Trong Thư Mục Vụ 2003, các ngài thúc giục người Công giáo loan báo Tin Mừng qua cầu nguyện, qua chứng tá đời sống và đối thoại với người không Công giáo, bằng cầu nguyện, thăm viếng, cùng làm việc và chia sẻ những của cải vật chất. Những đường lối loan báo Tin Mừng / Truyền Giáo được rút ra từ nguồn sống của Chúa Ba Ngôi, theo gương Chúa Giêsu Kitô, trung thành với truyền thống của Giáo Hội tiên khởi và vâng nghe giáo huấn của Hội Thánh.

Và mới đây trong Thư Mục Vụ 2004, các ngài tập trung vào tâm điểm và tột đỉnh của đời sống thiêng liêng: Chúa Giêsu Thánh Thể. Các ngài nhấn mạnh rằng chức linh mục thừa tác có cội nguồn từ Thánh Thể và dẫn đưa tới Thánh Thể. Các linh mục phải làm chứng về lòng tin, lòng sùng kính và yêu mến đối với Thánh Thể. Điều này diễn tả qua cách thức cử hành, cầu nguyện trước Thánh Thể và mang Thánh Thể tới cho người bệnh. Lòng sùng kính Thánh Thể là suối nguồn phong phú dồi dào cho đời sống và thừa tác vụ linh mục130 Các ngài mời gọi các linh mục nhìn lại việc cử hành phụng vụ của mình và thúc giục các linh mục cử hành bằng lòng sùng mộ theo đúng qui tắc phụng vụ. Đồng thời các ngài đề nghị dành một vị trí đặc biệt cho việc viếng Thánh Thể,131 ta sẽ tìm được nguồn trợ lực và an ủi như lời Chúa Giêsu đã nói (x. Mt 11,28). Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khuyên dành thời gian với Chúa Giêsu hiện diện dưới hình bánh rượu nơi Thánh Thể: “Biết bao lần tôi đã cảm nghiệm điều này, và rút được từ đó sức mạnh, nguồn an ủi và nâng đỡ.”132

Tóm lại, từng bước một, ta luôn nhắm mục đích giúp các ứng viên lớn lên không ngừng và tiệm tiến trong mối tương quan cá nhân với Chúa Giêsu Kitô và trong việc họ cam kết dấn thân cho Hội Thánh. Nghĩa là giúp họ thiết lập nên những thái độ, thói quen, và cách thực hành đời sống thiêng liêng mà họ sẽ tiếp tục duy trì sau khi chịu chức.

GHI CHÚ

113 FABC, “Seminary Formation for Priesthood in Asia”: Seventh Plenary Assembly- Workshop Discussion Guide by Vicente Cajilig, Ucanews.com/fabc-workshop, truy cập ngày 7-10-2004.

114 Bộ Giáo sĩ, The Priest, Pastor and Leader of the Parish Community, Zenit.org/english, truy cập ngày 25-1-2005.

115 FABC, “Seminary Formation for Priesthood in Asia”…, ibid.

116 FABC, “Priest in the Asian Context”: Seventh Plenary Assembly - Workshop 4, by Vicente Cajilig, Ucanews.com/fabc-papers/workshop-report, truy cập ngày 7-10-2004.

117 FABC, “Priest in the Asian Context”…, ibid.

118 Vaticanô II, Optatam Totius…, ibid., số 6.

119 FABC, “General Observation and Suggestions on Formation”: Workshop Discussion Guide by Vicente Cajilig, Ucanews.com/fabc-papers/workshop-report, truy cập ngày 7-10-2004.

120 FABC Documents in For all the Peoples of Asia 1 (Quezon City: The Claretian Publications, 1991), tr. 27-48.

121 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 1978, số 7.

122 Ibid.,số 8.

123 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 1978, số 12; Vaticanô II, Presbyterorum Ordinis…, số 4-6, 15.

124 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 1978, số 8.

125 Ibid …, số 13.

126 Vaticanô II, Gaudium et Spes…, ibid., số 1.

127 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 1998, số 15.

128 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 1998, số 15; Đức Gioan Phaolô II, Redemptoris Missio: Encyclical Letter on the Mission of the Redeemer, số 2.

129 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 2001, số 21.

130 HĐGMVN, Thư Mục Vụ 2004, số 11.

131 Ibid …, số 12.

132 John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, n. 2 in Celebrating the Eucharist with Mary: A Guidebook (Metro Manila, Philippines: Assisi Development Foundation, Inc., 2005), tr.66.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!