.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Lời Tựa

Dẫn Nhập

Lược Tóm

PHẦN I - Chương I: Xã Hội Việt Nam

Chương II: Giáo Hội Việt Nam với các Chủng Viện và Hàng Giáo Sĩ

Chương III: Việc đào tạo thiêng liêng hiện nay ở các chủng viện Việt Nam

PHẦN II - Chương IV: Giáo Huấn của Hội Thánh Hoàn Vũ về việc đào tạo Thiêng Liêng

Chương V: Giáo huấn của Hội Thánh Địa Phương về việc đào tạo Thiêng Liêng

Chương VI: Áp dụng giáo huấn của Hội Thánh vào việc đào tạo Thiêng Liêng cho các Chủng Sinh

PHẦN III - Chương VII: Bối cảnh hoá đào tạo Thiêng Liêng cho các Linh Mục Việt Nam tương lai

Chương VIII: Giai đoạn tiền chủng viện thăng tiến, thẩm tra và đón nhận

Chương IX: Giai đoạn chủng viện đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng

Chương X: Giai đoạn hậu chủng viện

Kết Luận

Sách tham khảo

Phụ trương A

Phụ trương B

Phụ trương C

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay
Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss
LƯỢC TÓM

Một bản tóm lược của công trình nghiên cứu này sẽ cho thấy một cái nhìn khái quát nhằm giúp đọc giả dễ hiểu hơn.

Trước hết, ở phần đầu, người nghiên cứu giới thiệu hoàn cảnh của Hội Thánh Việt Nam và việc đào tạo linh mục tại đây trong tương quan với hoàn cảnh xã hội Việt Nam, trải qua những hiểu lầm và bách hại của các triều đại phong kiến, rồi những khó khăn và hạn chế về mặt tôn giáo dưới chế độ cộng sản.

Hoàn cảnh sống và thi hành sứ vụ trong hiện tại của các linh mục Việt Nam, cũng như việc đào tạo thiêng liêng hiện nay cho các chủng sinh cũng sẽ được đề cập tới.

Những bối cảnh nền tảng, những thách đố và cơ hội khả dĩ này chính là bối cảnh trong đó các chủng sinh hôm nay được đào tạo và các linh mục tương lai sẽ thi hành sứ vụ.

Công tác đào tạo thiêng liêng và những nỗ lực trong công tác này, những nỗ lực đáng kể, cần được tiếp cận cách thích đáng và phù hợp với thế giới đang thay đổi và với sứ mệnh tân Phúc Âm hoá của Hội Thánh.

Phần thứ hai làm nổi bật những chỉ dẫn chính yếu trong những giáo huấn của Hội Thánh liên quan tới việc đào tạo thiêng liêng cho các linh mục tương lai, việc đào tạo khởi đầu và đào tạo thường xuyên. Những tư tưởng chủ đạo và quyết định xuất phát từ Công đồng Vaticanô II. Những giáo huấn này được củng cố và soi sáng nhờ những văn kiện của Toà Thánh và các bài diễn văn của các Đức Thánh Cha, đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II. Những giáo huấn ấy được cụ thể hoá và áp dụng theo những đường hướng của Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Châu Á và theo những chỉ dẫn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Hơn nữa, những suy tư thần học làm sáng tỏ một số mặt trong hình ảnh các linh mục Châu Á, những người vừa đượm nhuần nhân bản vừa đượm nhuần thiêng liêng, dựa trên mẫu gương của mọi linh mục, là Chúa Giêsu Nadarét, hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Căn tính linh mục là bất biến giữa một thế giới không ngừng biến đổi và còn tiếp tục biến đổi thật mau lẹ.

Ở phần thứ ba, việc đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng của các linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam hôm nay được bối cảnh hoá theo quan điểm của Giáo Hội học của Vaticanô II, về Truyền Giáo, về Hợp Tác với Giáo Dân và về Đối Thoại.

Bên cạnh việc đối thoại với các nền Văn Hoá, với các Tôn Giáo khác và với Người Nghèo, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam đòi hỏi phải có cuộc đối thoại thứ tư, Đối Thoại với những người Cộng Sản.

Phần thứ tư miêu tả đầy đủ và chi tiết việc đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng theo ba giai đoạn: Tiền Chủng Viện, Thời kỳ Chủng Viện và năm năm đầu tiên trong đời linh mục của thời Hậu Chủng Viện.

Giai đoạn đào tạo Tiền Chủng Viện là nền tảng tiên quyết trong mối tương tác giữa đào tạo nhân bản, đào tạo Kitô và đào tạo linh mục: nếu không là người tốt, không thể là Kitô hữu tốt; và nếu không là Kitô hữu tốt, không thể là linh mục tốt được.

Giai đoạn đào tạo thiêng liêng ở Chủng Viện là giai đoạn chính yếu và toàn bộ. Giai đoạn này được triển nở qua việc linh hướng, đời sống cầu nguyện và đời sống nội tâm, thông qua việc thực hành hài hoà giữa toà ngoài và toà trong, nhằm giúp các chủng sinh có đủ tự do lương tâm trong việc quyết định đời sống của mình.

Việc đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng như thế được thực hiện bởi một số nhân tố đào tạo, cụ thể là cộng đoàn giáo dục của chủng viện, chính bản thân ứng viên, các nhà đào tạo, vị linh hướng, vị giám đốc và hội đồng chủng viện, nhóm nhỏ bạn hữu và môi trường hoạt động mục vụ.

Trong suốt giai đoạn này, có một số việc lượng định và tự lượng định, đặc biệt là sự lượng định cuối cùng để giới thiệu các ứng viên nhận Chức Thánh.

Năm năm đầu tiên đời linh mục thời Hậu Chủng Viện nhằm kích hoạt việc đào tạo đã hấp thụ ở chủng viện, nhằm giúp các linh mục trẻ sống đời sống linh mục và thực thi kỹ lưỡng sứ vụ của mình giữa lòng Dân Chúa.

Để đạt được mục tiêu này, ta cố gắng giúp các linh mục trẻ đẩy mạnh những mối liên hệ hài hoà, quân bình và trưởng thành với chính mình, với người khác, với thiên nhiên và một cách mật thiết với Thiên Chúa. Người ta chú ý đặc biệt đến mối liên hệ của họ với các phụ nữ và nữ tu, trong viễn cảnh những mối liên hệ và cách ứng xử của Chúa Giêsu.

Lòng sùng kính nhiệt thành đối với Chúa Giêsu Thánh Thể và Đức Maria được giới thiệu như là nơi nương tựa và bảo đảm cho sự thành công và ơn trung thành trong đời sống và sứ vụ của mọi linh mục.

Tác giả Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!