Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

Lời Nói đầu

Chương I: Tình Yêu Là Kiên Nhẫn

Chương II: Tình Yêu là Phục Vụ

Chương III: Tình Yêu không ghen tương

Chương IV: Tình Yêu Không Khoe Khoang

Chương V: Tình Yêu không kiêu căng

Chương VI: Tình Yêu không khiếm nhã

Chương VII: Tình Yêu không tìm tư lợi

Chương VIII: Tình Yêu không nóng giận

Chương IX: Tình Yêu không nghĩ điều xấu

Chương X: Tình Yêu không vui mừng trước bất công

Chương XI: Tình Yêu hân hoan vì chân lý

Chương XII: Tình Yêu tha thứ tất cả và luôn tin tưởng

Chương XIII: Tình Yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu
Chương I: Tình Yêu Là Kiên Nhẫn

Khởi đầu bài ca đức ái, thánh Phaolô bắt đầu nói cho chúng ta Tình yêu là gì: Tình yêu là kiên nhẫn... Dịch sát động từ Hy lạp có nghĩa là tình yêu có tấm lòng cao thượng... Đó là cả một chương trình cho đời sống hằng ngày của chúng ta, và chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể kiện toàn chương trình đó nơi chúng ta...

 

1. Thiên Chúa nhẫn nại.

Toàn bộ Kinh Thánh minh chứng rằng Thiên Chúa nhẫn nại. Suốt dòng lịch sử của mình, dân Dothái càng ngày càng ý thức sâu xa về sự nhẫn nại của Thiên Chúa. Khi mạc khải cho Maisen, Giavê tuyên bố Ngài là Thiên Chúa nhân từ và thương xót, chậm bất bình, giàu ân sủng và trung tín (Xh, 34,6...). Các mạc khải kế tiếp sẽ càng lúc càng nhấn mạnh về lòng nhẫn nại và tình yêu nhân từ của Chúa Cha, Đấng biết chúng ta được dựng nên bằng gì, chậm nổi giận và tràn đầy tình thương, không đối xử với chúng ta theo lỗi lầm của chúng ta (Tv 103,8).

Bởi thái độ đối với những người tội lỗi và giáo huấn của Ngài, Chúa Giêsu nhập thể lòng nhẫn nại của Thiên Chúa. Các dụ ngôn về cây vả không sinh trái (Lc 13,6-9), đứa con hoang đàng (Lc 15), người tôi tớ bất nhân (Mt 18,23-35) đều là những mạc khải về lòng nhẫn nại của Thiên Chúa và là những bài học về nhẫn nại và yêu thương cho các môn đệ, vì Chúa muốn cứu những người tội lỗi. Trong dụ ngôn vị thẩm phán và người đàn bà góa, Chúa Giêsu mời gọi cầu nguyện không ngừng để cho công lý được ngự trị, nhưng vẫn luôn ý thức Thiên Chúa nhẫn nại :

"Lẽ nào Thiên Chúa lại không xử công minh cho các người được tuyển chọn hằng kêu cứu với Ngài đêm ngày, mà khoan giản với họ mãi sao ! Thầy bảo anh em rằng Ngài sẽ xử mau cho họ. Nhưng liệu khi Con Người sẽ đến thì có còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?" (Lc 18,1-8).

Các tông đồ nhìn thấy lòng nhẫn nại của Thiên Chúa biểu lộ trong sự chậm trễ bên ngoài của việc Chúa Giêsu đến trong vinh quang :

"Thiên Chúa không trì hoãn thực hiện điều Ngài đã hứa, nhưng Ngài nhẫn nại với anh em đó, vì muốn cho đừng ai phải hư đi, song mọi người đều được ăn năn trở lại" (2P. 3,9...). 

Dù ngày nay sự nhẫn nại và lời kêu gọi của Thiên Chúa có kéo dài, những người được tuyển chọn phải lắng nghe Lời Chúa và cố gắng đi vào nơi nghỉ ngơi của Chúa (x.Hb 3,7-4,11). Thánh Phaolô khi nói về mình đã ý thức mạnh về sự nhẫn nại của Chúa đối với ngài :

"Nếu cha được xót thương thì chính là để Chúa Giêsu bày tỏ tất cả lòng nhẫn nại của Ngài đối với cha trước hết, khiến cha nên gương mẫu cho tất cả những ai tin vào Ngài để được sống muôn đời" (I Tm 1,16).

 

2. Kiên nhẫn và không kiên nhẫn, một phong vũ biểu ?

Sự kiên nhẫn nầy của Thiên Chúa, Thánh Thần truyền vào lòng chúng ta và chúng ta phải làm chứng tá về điều đó bằng cuộc sống của mình :

"Với tất cả lòng khiêm tốn, dịu dàng và kiên nhẫn, anh em hãy chịu đựng lẫn nhau với lòng yêu mến" (Ep 4,2 ; x.Col 3,12).

Lòng kiên nhẫn nầy phải được thực thi đối với hết mọi người :

"Chúng tôi khuyên nhủ anh em sửa bảo những người sống vô trật tự, khích lệ những người non gan, nâng đỡ những người yếu đuối và kiên nhẫn với hết mọi người" (I Th 5,14).

 

a) Lòng kiên nhẫn là dấu chỉ trưởng thành trong tình yêu.

Lòng kiên nhẫn là dấu chỉ chúng ta thoát ra được khỏi cái tôi của mình. Người kiên nhẫn phó thác trọn vẹn cho Thiên Chúa. Trong mọi lúc, dù bất cứ cái gì xảy đến, người kiên nhẫn đều hướng về Chúa với đức tin, cậy trông và yêu mến. Nhờ Thánh Thần Tình Yêu, Ngài làm phát sinh trong chúng ta hoa trái rất tốt đẹp của lòng nhẫn nại, góp phần cho sự thanh thản và bình an.

"Tình yêu không bao giờ đi một mình mà không có đoàn tùy tùng là những nhân đức đích thực đã kín múc nguồn sống của mình trong tổ ấm của đức ái. Tuy nhiên các nhân đức của Chúa Kitô không có cùng mức độ như nhân đức của chúng ta. Giữa các nhân đức nầy, lòng kiên nhẫn là chính yếu, và là cốt lõi của tình yêu. Chính lòng kiên nhẫn là dấu chỉ không sai lầm rằng linh hồn đang ở trong ơn nghĩa với Chúa và đang yêu thương thực sự. Chính vì thế mẹ nó là đức ái đã ban nó cho nhân đức vâng lời như người chị em. Chúng liên kết mật thiết với nhau đến đỗi hễ mất nhân đức nầy thì kéo theo cái chết của nhân đức kia. Chúng ta có cả hai, hoặc chẳng có nhân đức nào hết"[1]

 

b) Sự không kiên nhẫn là lời diễn tả sự gắn bó với ý riêng của mình.

Sự không kiên nhẫn nói lên ý nghĩa của một gắn bó với các dự tính, ý tưởng, ước muốn riêng của mình đến độ muốn làm tất cả mọi sự để thực hiện chúng. Nhưng không chỉ đơn giản như thế thôi đâu, lòng không kiên nhẫn thường được bộc lộ qua những thái độ giận dữ, thô bạo, xét đoán, những lời nói gây tổn thương, tranh chấp, dối trá...

Sự không kiên nhẫn rõ rệt là một biểu lộ của tính ích kỷ lấy mình làm tâm điểm : tôi bắt mọi thứ phải vầy quanh tôi và không chấp nhận bị ngăn trở trong các dự tính hay thực hiện của mình. Chính vì thế sự không kiên nhẫn là một đèn hiệu báo động là tôi không ở trong tình yêu. Tôi phải dừng lại, mở lòng ra với Chúa đang hiện diện, phó thác cho Ngài, chấp nhận thực tế như Ngài đã trao ban, kêu xin sức mạnh Thánh Thần, rồi lại ra đi trong bình an. Đây là vài tia sáng rút ra từ những bút tích của thánh Catarina Siêna.

"Lòng kiên nhẫn chỉ được minh chứng trong lúc gặp phải nghịch cảnh, vì không có thử thách thì nhân đức không hiện hữu ; người không phải đau khổ chẳng cần đến lòng nhẫn nại, bởi vì không ai làm điều bất công với nó. Tôi nói rằng lòng nhẫn nại chứng minh là các nhân đức có hay không có ở trong tâm hồn. Làm sao chúng ta thấy được là nhân đức không có trong tâm hồn ? Đó là nhờ sự không kiên nhẫn.

Bạn có muốn thấy là các nhân đức còn bất toàn và gốc rễ của tự ái còn sống trong tâm hồn không ? Bạn hãy khảo sát hoa trái sinh ra vào lúc buồn phiền : nếu là hoa trái của lòng nhẫn nại thì đó là dấu hiệu gốc rễ của ý riêng đã chết và các nhân đức đang sống, còn nếu là hoa trái của sự không kiên nhẫn thì hiển nhiên là gốc rễ của ý riêng vẫn còn sống và nhân đức không có ở trong tâm hồn ấy.

... Ai có thể nói được những bất lợi từ đó phát sinh ra ? Tôi nghĩ rằng chẳng có ai, nhưng ba bất lợi chính mà người có ý riêng không chết cảm nhận được. Trước hết là người đó không trung thành với ánh sáng của đức tin sống động. Nó đã đặt mây mù vào con mắt trí khôn, vốn là con ngươi của ánh sáng đức tin. Ngay khi đặt mây mù của tự ái trên nhãn quan và làm tối tăm ánh sáng đức tin như vậy, nó lập tức vấp ngã lần thứ hai và thứ ba bằng cách rơi vào sự không vâng lời làm phát sinh lòng mất kiên nhẫn dẫn tới càm ràm, than vãn. Suy nghĩ một chút, bạn sẽ thấy rằng ba khuyết điểm nầy bao giờ cũng kèm theo nhau. Vậy không nên nghi ngờ rằng nếu căn để của tự ái không chết đi trong chúng ta thì cái nhìn của chúng ta sẽ ra tối tăm và mọi hoa trái của nhân đức sẽ bất toàn, bởi vì sự hoàn hảo hệ tại việc làm cho ý muốn giác quan của chúng ta phải chết đi, đồng thời làm cho lý trí của chúng ta được sống trong thánh ý dịu ngọt của Chúa"[1]

 

3. Tôi có nhẫn nại không ?

Tôi có nhẫn nại với chính mình không ? Do ảnh hưởng của tội lỗi, chúng ta thường có khuynh hướng dễ ngã lòng khi nhận thấy mình lại luôn luôn vấp ngã trong cùng những lầm lỗi ấy, hoặc là tỏ ra chẳng tiến bộ chút nào trên đường hối cải, hoặc trong sự biến đổi thiêng liêng của nhân cách mình. Nhẫn nại đối với chính mình không phải là lòng bao dung dẫn đến sự dễ dàng và phóng túng. Nó là một biểu lộ đích thực của tình yêu đến từ Thiên Chúa, là một cái nhìn về mình và tiếp tục cậy trông, bởi vì Thiên Chúa yêu thương tôi và hy vọng tôi hoán cải...

Tiếp đến, cái nhìn nhẫn nại và bao dung nầy hướng về tha nhân, hướng về tất cả những người chung quanh tôi. Lòng tốt mang dấu ấn nhẫn nại nầy cũng trải ra với những hoàn cảnh cuộc sống hằng ngày của tôi, chính xác là với những hoàn cảnh mà tôi đã không hề chọn lựa... Nhờ đó tôi kiểm chứng về tự do nội tâm của mình.

a) Lòng nhẫn nại mang tính chất xây dựng

Lòng nhẫn nại, là hoa trái của tình yêu, xây dựng tình yêu ở trong gia đình, trong các mối quan hệ, trong công việc, trong chính hữu thể của chúng ta. Nhờ lòng nhẫn nại, chúng ta làm cho những người chung quanh lớn lên trong tình yêu, chúng ta giúp họ tiến lên trên đường tình yêu...

Lòng kiên nhẫn đâm rễ sâu niềm hy vọng. Biết bao nhiêu lần vì thiếu nhẫn nại, chúng ta đã đóng chặt cửa và cõi lòng mình lại với niềm hy vọng, bằng cách "tống khứ đi" người cần được yêu thương hoặc việc phải làm... Nhờ nhẫn nại, chúng ta dành thời gian cho những con người và những vật được có mặt ở đó và hướng họ vào kế hoạch của Chúa...

Lòng nhẫn nại truyền thông sự bình an của tâm hồn. Nó tháo ngòi nổ của bạo lực nơi tha nhân và nơi tôi, nó thiết lập một trạng thái ổn định vốn là dấu hiệu của lòng tín thác vào Thiên Chúa. Nhờ nhẫn nại, chúng ta học bước đi theo từng bước chân của Chúa, trong những việc nhỏ mọn cũng như trong những việc trọng đại.

 

b) Lòng nhẫn nại đón tiếp Thiên Chúa trong đời sống thực tại.

Tình yêu là kiên nhẫn. Nếu tôi sống trong tình yêu của Thiên Chúa thì tình yêu nầy sẽ làm phát sinh trong tôi hoa trái nầy của lòng nhẫn nại và sẽ góp phần cho sự tăng triển của tôi trong tình yêu :

-         Mọi người thế nào thì tôi tiếp đón họ thế ấy, không đòi họ phải thế khác...

-         Tôi tiếp nhận các biến cố gây xáo trộn cho tôi với tâm hồn thanh thản, dù chúng đảo lộn những kế hoạch tốt nhất của tôi...

-         Tôi tiếp nhận cái bất ngờ xảy đến trong bình an, nhận rằng nó có thể có một ý nghĩa cho cuộc đời tôi, trong lòng Chúa...

Trái lại, sự thiếu kiên nhẫn hoàn toàn ném tôi khỏi những chân trời yêu thích của tôi và góp phần co cụm tôi lại. Tôi bỏ qua ân sủng tình yêu của Chúa vốn là nội dung của những gì đang trình diện cho tôi.

c) Lòng nhẫn nại chờ đợi giờ của Chúa.

Bởi lòng ước muốn biết mình ở trong thánh ý Chúa, lòng nhẫn nại biết chờ đợi giờ của Chúa, mà không ngã lòng hay "thọc gậy bánh xe" bởi cách thức chúng ta muốn hối thúc các sự việc...

Đối với Chúa, "một ngày như thể ngàn năm và ngàn năm cũng tựa một ngày" (2 P 3,8 ; Tv 90,4). Vậy hãy bền tâm chờ đợi điều Chúa đã hứa và sự chín muồi của những gì Chúa đã cho nẩy mầm. Trong việc nầy, sự thiếu kiên nhẫn tỏ ra hoàn toàn có hại : lo âu đối với công trình của Chúa, cũng như với mọi việc, rõ ràng chẳng thay đổi được gì trong thực tế cả.

Có thể có những nỗi ray rứt lớn lao tàn phá xuyên trải cả một cuộc đời, lấy cớ vì một tình yêu lớn lao hơn, hay vì một việc phụng sự lớn lao hơn đối với Thiên Chúa... bởi vì chúng ta đã không thấy được rằng chúng ta được mời gọi từ bỏ chính mình trong suốt cơn thử thách nầy...

d) Lòng kiên nhẫn mang tính chất giải thoát.

Lòng kiên nhẫn giải thoát chúng ta khỏi những nỗi ray rứt và lo âu mà nguyên nhân có thể được biện minh... Khi mọi việc không ở trong tầm khả năng của chúng ta, hãy giao phó chúng cho Thiên Chúa và sống bình an, đó là điều thích hợp nhất. Chúa sẽ lo đến chúng... Lòng kiên nhẫn giải thoát chúng ta khỏi thất vọng. Chán nãn còn là dấu vết của dính bén với lo nghĩ và tính toán. Tình yêu đích thực được triển nở trong nhẫn nại và cậy trông. Như thế, nó giải thoát ta khỏi nỗi phiền muộn cay đắùng...

"Ngay cả khi tôi không hiểu gì về các biến cố xảy ra, tôi vẫn mĩm cười, vẫn nói lời cám ơn, tôi luôn tỏ ra hài lòng trước mặt Chúa nhân lành. Không được nghi ngờ Ngài, như vậy là thiếu tế nhị. Không, không bao giờ được "nguyền rủa" sự quan phòng của Chúa, trái lại luôn luôn tỏ lòng biết ơn"[1]

Lòng nhẫn nại giải thoát chúng ta khỏi bực tức. Lúc nào cũng bực tức thì đó là dấu chỉ nhân cách của chúng ta đang cần phải được trưởng thành về mặt thiêng liêng. Trong những trường hợp thái quá, chắc chắn bực tức sẽ biến thành giận dữ mang tính chất phá hoại... Bực tức chứng tỏ rằng thập giá làm chúng ta khó chịu. Thập giá là tất cả những gì nghịch lại ý riêng của chúng ta trong lúc đó. Dần dần được trưởng thành, chúng ta tập đón nhận thánh ý Chúa xuyên qua những gì xảy đến, bằng cách bỏ ý riêng của mình. Càng ít bực dọc, chúng ta càng được bình an... Lòng nhẫn nại giải thoát chúng ta khỏi bạo lực cuối cùng cũng đến, dưới hình thức nầy hay hình thức khác, khi chúng ta từ chối cái đang trình diện với chúng ta...

Lòng nhẫn nại cũng góp phần giải phóng khỏi chủ nghĩa cầu toàn luân lý. Sự cầu toàn nầy là một trở ngại thực sự khi chúng ta lẫn lộn nó với lời mời gọi nên thánh. Việc muốn làm tất cả mọi sự đến hoàn hảo có thể tạo nên những phức tạp không ngừng vì đã lẫn lộn người không thể chê vào đâu được với người ở trong tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa đòi chúng ta để được yêu thương ngay trong chính những yếu đuối của chúng ta. Quá gắn bó với sự hoàn hảo trước hết mọi sự có thể lôi chúng ta ra khỏi mục tiêu duy nhất mà chúng ta phải đeo đuổi là không ngừng mở rộng trái tim chúng ta ra với tình yêu của Chúa...

"Con yêu qúi của mẹ ơi, đức nhẫn nại nầy là nữ hoàng. Ngồi trên tảng đá sức mạnh, nó luôn luôn chiến thắng, không bao giờ bị chiến bại. Đức nhẫn nại không ở một mình, nó luôn có sự bền đỗ làm bạn đồng hành. Nó là cốt tủy của đức ái. Chính nó bộc lộ ra bên ngoài sự có mặt của đức ái. Chính nó chứng tỏ linh hồn được mặc áo cưới tinh tuyền. Chiếc áo nầy mang một vết rách, một thiếu hoàn hảo nào thì lòng thiếu nhẫn nại lập tức khám phá ra ngay.

Thật dễ dàng bị lừa dối về các nhân đức khác. Ta tưởng chúng trọn hảo trong khi chúng không được như thế, bao lâu chúng không chịu thử thách của đức nhẫn nại. Nhưng nếu sự nhẫn nại dịu dàng nầy là cốt tủy đức ái của tâm hồn thì nhờ đó nó sẽ cho thấy rằng các nhân đức là hoàn hảo và sống động. Nếu chúng không cung cấp bằng chứng nầy, ấy là chúng còn ở trạng thái không hoàn hảo và chưa đạt tới bàn thập giá rất thánh, ở đó lòng nhẫn nại được ý thức trong sự nhận biết chính mình và hiểu biết Lòng Tốt của Chúa, ở đó nó được sinh ra bởi lòng thù hận thánh thiện đối với tội lỗi và nhận được dầu của lòng khiêm tốn đích thực. Lòng nhẫn nại nầy không bao giờ từ chối lương thực đã được dọn ra cho nó trên bàn thập giá nầy, nó là vinh hiển của Chúa và là phần rỗi của các linh hồn"[1]

e) Làm sao thủ đắc được lòng nhẫn nại ?

"Chúng ta phải dùng những phương thế nào để có được lòng nhẫn nại nầy ? Bởi vì tôi có thể và phải có nó, nên nếu tôi không nhẫn nại là tôi sẽ xúc phạm đến Chúa. Có bốn việc chính yếu phải tìm kiếm và thủ đắc.

Trước hết là phải có ánh sáng đức tin, bởi vì nhờ ánh sáng đức tin mà chúng ta thủ đắc được mọi nhân đức; không có ánh sáng nầy, chúng ta sẽ bước đi trong tối tăm như người mù, vì đối với người mù thì ngày cũng như đêm. Cũng thế đối với linh hồn không có ánh sáng đức tin : Điều Thiên Chúa vì yêu thương mà làm như ngày rạng rỡ hơn cả ánh sáng thì nó lại coi như bóng tối thù hận bằng cách tưởng tượng ra rằng Chúa vì thù hận mà cho phép xảy ra những gian truân và mệt mỏi nó cảm nhận. Vì thế, chúng ta thấy cần phải có ánh sáng của đức tin rất thánh thiện.

Phương thế thứ nhì để có lòng kiên nhẫn được thủ đắc với ánh sáng đức tin nầy, nghĩa là phải tin thực sự, chứ không chỉ tin suông; phải chắc chắn rằng tất cả những gì hiện hữu đều bởi Chúa mà ra, trừ  tội lỗi... Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu bảo rằng không có một cái gì mà Chúa không an bài; Ngài cũng nói rằng mọi sợi tóc trên đầu chúng ta đều đã được đếm tất cả và không một sợi nào rơi xuống mà Ngài không biết... Cũng thế, tất cả những gì sự quan phòng của Chúa ban và cho phép đều được ban và cho phép với một mục đích nhiệm mầu, bởi yêu thương chứ không phải bởi thù hận.

Việc thứ ba phải thấy và biết dưới ánh sáng đức tin, chính là Thiên Chúa là lòng Nhân Lành vĩnh cửu và tối thượng, và Ngài không muốn gì khác ngoài thiện ích của chúng ta. Ý muốn của Chúa là chúng ta được thánh hóa ở trong Ngài. Tất cả những gì Ngài ban và cho phép đều nhằm mục đích nầy.

Việc thứ tư phải có để có thể đi đến lòng nhẫn nại đích thực là nhìn nhận rằng các tội lỗi và tật xấu của chúng ta đã xúc phạm biết bao đến Chúa, vốn là sự thiện tối cao và vô cùng...và chúng ta phải hiểu rõ rằng chúng ta thật khốn nạn vì đã xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa như thế"[1]

 

 

Suy niệm để lần hạt Mân Côi

1.      Tình Yêu là nhẫn nại. Khi mạc khải cho Môsê, Chúa tuyên bố là "Thiên Chúa dịu dàng và hay thương xót, chậm bất bình, giàu ân sủng và thành tín ..." (Xh 34,6). Chúc tụng Chúa đã mạc khải cho chúng con lòng nhân hậu của Chúa, xin cho chúng con luôn khám phá được lòng nhẫn nại của Chúa ngày một hơn.

2.      Tình Yêu là nhẫn nại. "Chúa không trì hoãn thực hiện những gì đã hứa, nhưng Ngài hằng nhẫn nại đối với anh em, Ngài không muốn một ai phải hư mất, song mọi người đều đi đến hối cải" (2 P 3,9). Xin Chúa cho chúng con được nên chứng tá lòng nhẫn nại của Chúa bằng cách thi thố lòng nhẫn nhục nầy với những người chung quanh.

3.      Tình Yêu là nhẫn nại. Thánh Phaolô viết cho tín hữu Thessalonica : "Chúng tôi khuyến khích anh em hãy khuyên bảo những người sống vô kỹ luật, khích lệ những người nhát đảm, nâng đỡ những người yếu đuối và kiên nhẫn với tất cả mọi người" (1 Th 5,14). Xin Chúa giải thoát chúng con khỏi mọi đầu óc đoán xét và ban cho chúng con sự khiêm nhượng thật trong lòng.

4.      Tình Yêu là nhẫn nại. "Với tất cả lòng khiêm nhường, dịu dàng và nhẫn nại, anh em hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau" (Ep 4,2; x.Col. 3,12). Lạy Chúa, tha nhân thế nào xin giúp con tiếp đón họ thế ấy. Xin Chúa giúp con tiếp nhận các biến cố quấy rầy con với lòng thanh thản và tiếp nhận cái bất ngờ với lòng bình an...

5.      Tình Yêu là nhẫn nại. "Về sức chịu đựng và lòng kiên nhẫn, anh em hãy noi gương các ngôn sứ là những người nói nhân danh Chúa. Chúng tôi tuyên bố : phúc thay những kẻ có lòng kiên trì ! Anh em đã nghe nói đến lòng kiên trì của ông Gióp và đã thấy ý định của Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng từ bi nhân hậu" (Jc 5,10-11). Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn kiên trì để phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em chúng con.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!