.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Lời Nói đầu

Chương I: Tình Yêu Là Kiên Nhẫn

Chương II: Tình Yêu là Phục Vụ

Chương III: Tình Yêu không ghen tương

Chương IV: Tình Yêu Không Khoe Khoang

Chương V: Tình Yêu không kiêu căng

Chương VI: Tình Yêu không khiếm nhã

Chương VII: Tình Yêu không tìm tư lợi

Chương VIII: Tình Yêu không nóng giận

Chương IX: Tình Yêu không nghĩ điều xấu

Chương X: Tình Yêu không vui mừng trước bất công

Chương XI: Tình Yêu hân hoan vì chân lý

Chương XII: Tình Yêu tha thứ tất cả và luôn tin tưởng

Chương XIII: Tình Yêu luôn hy vọng và chịu đựng tất cả

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu
Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss
Nguyên tác: Dominique AUZENET
CHƯƠNG VIII: TÌNH YÊU KHÔNG NÓNG GIẬN

1. Một tình yêu nổi cáu và càm ràm :

Người ta nổi cáu và càm ràm vì các việc xảy ra không được như chúng đáng phải xảy ra ! Tình trạng tức tối sốt ruột mà chúng ta cảm nhận bên trong là dấu hiệu ý riêng của chúng ta bị cản trở. Nhiệt tình của chúng ta nhấn mạnh : "Nếu không qua được là hỏng". Qua đó xem ra chúng ta mất nhẫn nại nhiều lắm. Và vì các sự kiện bướng bỉnh không thay đổi, như thực tại phản kháng, chúng ta bắt đầu lo lắng, nổi cáu, càm ràm, chỉ trích... bực mình vì không đạt tới được các mục tiêu mong muốn.

Tất cả những triệu chứng đó chứng tỏ rằng tình yêu của chúng ta đối với Chúa và đối với tha nhân cần phải được thanh luyện một cách sâu xa... Bao lâu tình yêu của chúng ta chưa biết uyển chuyển thích ứng với cái có thực, bấy lâu chúng ta cần phải học vâng phục và đặt mình vào bàn tay Thiên Chúa. Sự truất quyền sở hữu chính mình của chúng ta đang tiến hành, và phải có thời gian cần thiết :

"Kẻ nào không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không xứng đáng làm môn đệ của Thầy" (Lc 14,27).

"Sự nhẫn nại được chứng minh khi gặp nghịch cảnh, vì nếu không có thử thách thì nhân đức nầy sẽ không có. Ai không phải đau khổ thì chẳng cần nhẫn nại, bởi vì không ai đối xử bất công với y cả. Tôi nói rằng sự nhẫn nại minh chứng xem các nhân có hay là không có trong tâm hồn. Làm sao chúng ta nhìn thấy nhân đức có trong tâm hồn được ? Bằng sự không kiên nhẫn sao ?!"[1]

2. Một tình yêu muốn làm quá hoàn hảo :

Đôi khi tình yêu trở nên thái quá cách không thích hợp, theo nghĩa "thêm quá đáng đấy", nhiều quá đấy, dù đối với tha nhân hay đối với Thiên Chúa. Đời sống kitô hữu không hệ tại làm việc tốt, nhưng là thực hiện thánh ý Chúa. Điều đó có thể xem ra nghịch lý, nhưng trong suốt cuộc đời mình, chúng ta không thoát được cuộc trở lại nhằm học bước theo chân Chúa nầy, và như vậy chừa được sự thái quá của riêng mình.

"Chúng ta phải làm những gì Chúa đòi hỏi, và còn phải sâu thẳm lắng nghe để không tìm sở hữu những gì không bởi Chúa mà đến. 'Không cần phải dựa vào cái gì hết, ngay cả cái có thể giúp cho được sốt sắng. Không gì hết, đó chính là sự thật. Không ước muốn, không trông chờ hoan lạc. Bấy giờ sẽ hạnh phúc biết bao !'"[1]

Bên trong ngay cả tình yêu của họ đối với Thiên Chúa và tha nhân, một số người được liên kết với nhau bởi ước muốn nên hòan hảo của họ. Bởi vì luôn luôn còn ở bên nầy những gì mà sự hoàn hảo đòi hỏi, họ không ngừng tự trách mình là đã không làm đủ... Chính "sự cầu toàn" nầy, vốn là một nét cá tính, thường trở thành chướng ngại cho tự do, vì nó không phải là hoa trái của Thánh Thần ở trong chúng ta. Sự thánh thiện mà chúng ta được mời gọi đến không được đồng hóa với sự hoàn hảo, ngay cả khi chúng ta phải thường xuyên sống trong tình trạng hoán cải.

"Chúng ta ao ước chịu đau khổ thật quảng đại, thật cao cả... Ôi, ảo tưởng biết bao ! Chúng ta ước mong không bao giờ vấp ngã ? - Lạy Chúa Giêsu của con, có hệ gì, nếu mỗi lúc con vấp ngã. Con không thấy đó là yếu đuối của mình, nhưng là mối lợi lớn cho con. Nhờ đó Chúa thấy được cái con có thể làm và bây giờ Chúa lại muốn bồng con trên cánh tay của Chúa. Nếu Chúa không ẳm con trên tay, ấy chính vì Chúa thích nhìn thấy con sóng soài dưới đất. Bấy giờ, con không lo âu, nhưng luôn hướng về Chúa đôi cánh tay van nài và tràn đầy tình yêu. Con không thể nghĩ rằng Chúa bỏ rơi con !"[1]

Phúc Âm ghi lại mấy thí dụ điển hình cách Chúa Giêsu phản ứng lại những thái quá về sự hoàn hảo đến từ một tình yêu không được soi sáng. Đoạn văn nổi bật nhất nói về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Matta và Maria :

"Matta, Matta ! Con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi" (Lc, 10,41-42).

Đọc lại bản tường thuật, chúng ta hiểu rằng Matta lẫn lộn việc phục vụ Chúa Cứu Thế với một sự ham họat động thái quá, phát xuất từ ý muốn ngay lành của cô. Chúa Giêsu thấy lòng Matta lo âu, náo động... và Ngài chận đứng nó lại. Ngài đòi hỏi cái gì ? "Chỉ có một sự cần mà thôi". Chớ gì trước hết chúng ta lắng nghe Ngài, như Maria đã làm. Chính Ngài sẽ chỉ cho ta phải làm gì.

Vậy có lẽ trước hết không nên đọc thấy ở đây một sự tách biệt giữa chiêm niệm và họat động, song đúng hơn là qui luật làm cho hoạt động được phong phú: chúng ta không bị đòi hỏi phải làm việc thiện đến mức tối đa, nhưng là thực hiện ý Chúa theo như ánh sáng mà chiêm niệm đã mang lại... Nếu chúng ta lắng nghe Chúa đủ trong kinh nguyện, Ngài sẽ cho chúng ta biện phân được hoạt động phải toan tính...

Môn đệ Thomas cũng cho ta một mẫu gương về một tính khí quảng đại, nông nổi và quá khích trong sự quảng đại : Khi Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem để đánh thức Lazarô sống lại và trấn an các môn đệ rằng chẳng có gì nguy hiểm tức thời cả, Thomas la toáng lên : "Chúng ta cùng đi để cùng chết với Thầy" (Jn 11,16). Ông đã lấy làm quá quan trọng, đã bi đát hóa... và trong trường hợp đó, đã luôn "phóng đại lên"... Rồi ít lâu sau, khi các bạn loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu, ông lại đòi kiểm chứng và yêu sách Chúa Giêsu phải hiện ra để chính ông có thể nhìn nhận sự thật... Và Chúa Giêsu đã điều chỉnh cách tin đó của ông đúng tầm mức của nó : "Vì anh đã trông thấy Thầy nên anh tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin" (Jn 20,29).

Vậy chúng ta phải giữ mình khỏi sự thái quá trong tình yêu, muốn tìm làm thật nhiều điều tốt, lấy cớ là để yêu nhiều hơn. Tình yêu không nhất thiết ở mức độ đó như người ta lầm tưởng. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một nhà giáo dục tuyệt vời về thái độ tình yêu đích thực, hệ tại việc chúng ta phó mình cho Tình Yêu Thiên Chúa.

3. Một tình yêu liều mình bóp nghẹt tha nhân :

Tình yêu của chúng ta có thể mang tính cách xâm lược. Trong một số trường hợp, ước muốn phục vụ tha nhân có thể đi tới chỗ bóp nghẹt tự do của tha nhân, thay vì làm cho nó được triển nở. Vấn đề nổi bật ở đây là sự giáo dục, bởi vì giáo dục (e-ducere = đưa ra ngoài) chính là thức tỉnh tha nhân đối với tự do của họ, bằng cách làm cho họ trở thành một người đàn ông hay một người đàn bà tự mình "đứng vững".

Chúng ta có thể mang lại cho người khác một thứ tình yêu "o bế", "che chở bảo vệ quá đáng". Chúng ta trở nên một thứ "gà mẹ ấp ủ con dưới cánh" và cuối cùng, chúng ta sẽ áp đặt lên người khác những quan điểm riêng của mình, mà chẳng hay biết... "Hãy để tôi làm... Tôi biết cái gì thích hợp cho bạn... Tôi đã chuẫn bị sẵn cái đó cho bạn... Có lẽ bạn cần cái đó... Hãy nhớ làm đúng y như thế...". Như vậy cuối cùng sẽ đi tới chỗ làm cho tha nhân thành ấu trĩ.

Làm thế, chúng ta sẽ đi đến chỗ không ngừng làm phức tạp tất cả những gì vốn rất đơn giản. Những ý hướng tốt nhất của trần gian lắm khi tỏ ra thái quá và cuối cùng trở nên không thể chịu đựng nổi đối với những người chung quanh. Phải biết kính trọng tha nhân trong sự khác biệt của họ, đừng nhốt chặt tha nhân trong hộp giấy để tránh cho họ khổ đau, đừng xét đóan tha nhân theo kích thước kinh nghiệm của ta mà chúng ta cho là tốt nhất, hãy để không gian cho tha nhân tiến bước... đó cũng chính là có chút ý thức nào đó về giáo dục vậy.

"Thiên Chúa là như thế đó. Ngài không miễn chước cho chúng ta khỏi các thử thách, lấy cớ là Ngài rất yêu thương chúng ta.'Chúa Giêsu thà thích thấy con người vấp phải đá trên đường trong đêm tối hơn là bước đi ban ngày trên một con đường vướng đầy hoa làm chậm bước đi của con người"[1]

Chúa Cha hết sức dè dặt trong tình yêu của Ngài đến đỗi Ngài để cho chúng ta một tự do đầy đủ và trọn vẹn, hơn là áp đặt lên chúng ta những ân huệ của Ngài... "Trước tiên hãy tìm kiếm Nước Trời và sự công chính, rồi mọi sự khác sẽ được ban thêm cho" (Mt 6,33). Thiên Chúa không mang tính cách "gia trưởng"... Chính chúng ta phải trước tiên đặt mình trong mối tương quan của đứa con.

Sau lần loan báo đầu tiên về Cuộc Khổ Nạn, Phêrô chắc chắn bị "sốc mạnh", nghĩ rằng Chúa Giêsu đã lầm nên cố áp đặt cho Ngài quan điểm của ông :

"Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người: 'Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy. Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo Phêrô : Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy. Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16,22-23).

Dù vậy, Phêrô vẫn nghĩ ông đã làm đúng !...

4. Một tình yêu để cảm xúc chế ngự :

Tình yêu nơi một số tính khí có một âm hưởng mạnh ở bình diện cảm xúc. Chúng ta ai cũng tràn đầy tình thương gắn bó với người khác đến đỗi tìm cách thu hút, hướng đến "kết hợp". Điều đó gây nên một sự tối tăm nội tâm và những tình cảm ngăn trở lý luận một cách ung dung. Một khi hưng phấn lên và bị kích thích là làm mồi ngon cho một sự náo động nội tâm...

Phương dược là hãy ở yên lặng. Estelle Faguette, người được Đức Trinh Nữ Maria hiện ra mười lăm lần trong năm 1876 ở Pellevoisin, cho biết đã bị khiển trách nhiều lần vì thiếu sự ở yên lặng. Chẳng hạn bà viết :

"Tôi đã lại nhìn thấy Đức Mẹ đêm nay (3/7)... Mẹ chỉ ở lại vài phút. Mẹ dịu dàng khiển trách tôi : 'Mẹ mong con còn phải ở yên lặng hơn nữa. Mẹ không xác định rõ cho con giờ Mẹ sẽ trở lại, ngày cũng không".

Ngày 9/9, Mẹ Maria nói với bà :

"Con không được Mẹ viếng thăm ngày 15/8, con đã không ở yên lặng đủ. Con rất có tính khí của người Pháp : muốn biết hết mọi sự trước khi học, và hiểu hết mọi sự trước khi biết. Ngày hôm qua nữa, Mẹ đã đến, mà con đã không được gặp. Mẹ chờ đợi ở con hành vi tùng phục và vâng lời".

Ngày 15/9 :

"Mẹ sẽ lưu ý những nổ lực con đã thực hiện để ở yên lặng. Mẹ đòi hỏi điều đó không chỉ cho con, mà còn cả cho Giáo Hội và nước Pháp. Trong Giáo Hội, không có sự tĩnh lặng mà Mẹ mong ước".

Có nên thêm rằng sự điềm tĩnh, dịu dàng mà thánh Phaolô mời gọi là gần gũi với lòng thương xót ? Quả thật, chúng ta rất nôn nóng nhìn thấy tha nhân hoán cải ! Và đây Chúa muốn chúng ta thông hiệp tình thương nhẫn nại và thương xót của Ngài đối với các tội nhân :

"Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thánh Thần thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hòa mà sửa dạy người ấy, phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ" (Gal 6,1).

Ta cũng có thể đọc thấy lời nầy : "Chúng tôi nghe nói trong anh em có một số người sống vô kỹ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân Danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí !" (II Tx 3,10-13).

 

Suy niệm để lần hạt Mân Côi

1. Tình yêu không nổi giận. "Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy thì không thể làm môn đệ Thầy được" (Lc 14,27). Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ơn có thể đón nhận một khoảnh khắc, mỗi biến cố, mỗi con người trong suốt đời sống chúng con như là một ân ban của tình yêu Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai đang sống đau khổ vì mất quyền làm chủ chính mình.

2. Tình yêu không nổi giận. "Matta, Matta, con băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá ! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi" (Lc 10,42). Chúa Giêsu xin chúng ta trước hết lắng nghe Ngài, như Maria đã làm. Chính Chúa sẽ chỉ cho chúng ta làm gì. Chúng ta hãy cầu xin sự khôn ngoan nầy cho tất cả những người có trách nhiệm trong Giáo Hội.

3. Tình yêu không nổi giận. Sau lần loan báo đầu tiên về Cuộc Khổ Nạn, Phêrô chắc chắn bị "sốc mạnh", nghĩ rằng Chúa Giêsu đã lầm nên cố áp đặt cho Ngài quan điểm của ông : "Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người : 'Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy. Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo Phêrô : Satan, hãy lui lại đằng sau Thầy. Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16, 22-23). Chúng ta hãy cẩn thận để không áp đặt lên kẻ khác một tình thương "o bế, che chở thái quá", cùng các quan điểm của mình mà chúng ta không để ý thấy... Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những ai có nhiệm vụ đào tạo để họ trở nên những người thức tỉnh tự do nơi kẻ khác.

4. Tình yêu không nổi giận. "Thưa anh em, nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người được Thánh thần thúc đẩy, hãy lấy tinh thần hiền hòa mà sửa dạy người ấy, phải tự đề phòng kẻo chính mình cũng bị cám dỗ" (Gal 6,1). Sự dịu dàng mà thánh Phaolô mời gọi chúng ta đây chính là lòng thương xót. Chúng ta hãy xin ơn yêu quí sự dịu dàng và lòng thương xót đối với mọi tội nhân...

5. Tình yêu không nổi giận. Sau khi các bạn loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu, ông Thomas đòi kiểm chứng và yêu sách Chúa Giêsu phải hiện ra để chính ông có thể nhìn thấy sự thật... Và Chúa Giêsu đã điều chỉnh cách tin đó của ông đúng tầm mức của nó : "Vì anh đã trông thấy Thầy nên anh tin.Phúc cho những ai đã không thấy mà tin" (Jn 20,29). Chúng ta hãy xin ơn khiêm nhường và ở yên lặng.

Tác giả Lm. Trần Minh Huy, pss (Nguyên tác: Dominique AUZENET)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!