Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Trần Minh Huy, pss
Mục Lục

Phần I: Những chỉ dẫn tổng quát để thực hiện tốt việc cầu nguyện cá nhân

Hai : Thời gian đối thoại

Phần II: Đối thoại với Chúa thế nào?

Hai : Xin Chúa tha thứ cho bạn

Ba : Nếu đẹp lòng Chúa

Bốn : Bạn đang lắng nghe Chúa

Năm : Bạn cám ơn Chúa

Sáu : Bạn ca ngợi Chúa

Bảy : Vâng, con đồng ý

Phần III : Cẩm Nang Chỉ Đường

Hai : Lạy Cha chúng con ở trên trời

Ba : Nhân Danh Chúa Giêsu

Bốn : Trong Chúa Thánh Thần

Năm : Với Mẹ Maria Dưới bóng Thánh Thần

Sáu : Cho đến cùng

Phụ lục : Hướng dẫn thiêng liêng

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.

ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY

LƯỢNG SỨC MÌNH ĐỂ QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY

BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ

Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương

NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY

TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.

MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi

TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY

Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu

CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG

Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016

Đối Mặt Với Các Thách Thức Trong Đời Sống Và Sứ Vụ Linh Mục Của Chúng Ta Hôm Nay - Linh Mục Đoàn Hưng Hoá Tĩnh Tâm Năm 9 - 13/11/2016

Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện

Đứng Gần Thập Giá Chúa GiêSu

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống

Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu

Đào Tạo và Tự Đào Tạo Thiêng Liêng của các Linh Mục trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

Lớp Thần Học bổ túc (2006-2007)

Mười Ba Nét Mặt Tình Yêu

Chúa vẫn thương

Làm Sao Để Tha Thứ

Cầu Nguyện Cá Nhân - Bí quyết tình yêu và vui sống
Sáu : Cho đến cùng

Cầu nguyện cho đến cùng, chính là yêu cho đến cùng. Bạn đã bước đi trên đường ánh sáng, và cuối đường, Thiên Chúa đang chờ đợi bạn. Như một lữ hành không mệt mỏi, bạn phải kiên trì cho đến cùng, nghĩa là cho đến chết. Đừng bao giờ thôi nhìn vào mục tiêu vĩnh cửu và không ngừng tìm sống một tình yêu ngày càng hoàn hảo, như thánh Phaolô diễn tả trong bài ca ngợi bác ái của ngài (I Cor.13).

Tình yêu nhẫn nại

Những đức tính nào bạn cần để đi cho đến cùng? Thưa hãy vất bỏ những gì làm bạn vướng bận, rồi thay thế vào hành trang cái rất quan trọng, tiên quyết, không thể thiếu nầy là Sự Nhẫn Nại. 

Nhiều người muốn thấy mình đã đến đích, mà không chịu đi qua con đường dẫn đến đích. Có những kẻ bắt đầu vào cuộc sống thiêng liêng quá nôn nóng, muốn thấy mình ngày một ngày hai đã nên thánh thiện rồi! Thánh Gioan Thánh Giá nói: “Trong số những kẻ ấy, một số đông vạch ra những chương trình nên thánh lớn lao với những kế hoạch tuyệt vời, nhưng vì thiếu khiêm tốn mà lại quá tự phụ, họ vấp ngã nặng chẳng khác gì những bậc cao họ muốn trèo lên. Những người đó không có lòng nhẫn nại chờ đợi thời giờ của Chúa, Đấng sẽ ban cho họ nhân đức khi Ngài thấy là tốt.’’ 

Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã muốn đạt được vô địch thế giới về sự thánh thiện. Mẫu gương anh hùng của cô bé là Jeanne d’Arc. Têrêxa đã mơ làm những kỳ công cho Chúa và chết tử đạo, dường như có thể chinh phục được sự thánh thiện bằng mũi gươm. Nhưng Ngài sớm hiểu được rằng đó là lý tưởng sai lầm. Tuổi trẻ cần theo đuổi một mộng ước, nhưng sớm muộn gì cũng phải khám phá ra những định luật của thực tế. Tất cả chúng ta đều bắt đầu thử mở cửa Nước Trời bằng cách cố hết sức đẩy, đẩy đến kiệt lực, trong khi những người biết lưu tâm nhất khám phá thấy rằng một ngày kia cửa sẽ tự mở ra... khi kéo nhẹ một cái. Ngay khi Têrêxa vượt qua được giai đoạn đó, Ngài có thể làm một cuộc chạy vĩ đại tiến đến một hình thức thánh thiện khôn tả. 

Bạn cũng thế, bạn cũng đã khởi đầu cuộc mạo hiểm tìm kiếm một sự thánh thiện mới mẻ: sự thánh thiện của bạn. Bạn hãy trang bị cho mình sự nhẫn nại để tiến hành một cuộc chạy có nền tảng. Hãy nhắm toàn thể cuộc sống bạn, không phải chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, mà là thời gian dài lâu. Bạn hãy học cho biết bản thân đầy đủ để biết mỗi ngày, cho đến khi bạn có thể đi thật xa... Sự quảng đại thôi không đủ. Điều quan trọng là phải biết lượng sức để khỏi kiệt lực: tạm thời chịu đựng bất toàn hơn là vội vượt lên sự thánh thiện không đạt tới được. Tâm hồn cháy lửa tình yêu thì mềm mại, dịu dàng, khiêm tốn và nhẫn nại. Như vậy rồi, bạn hãy tiến bước, luôn luôn chạy tới trong cùng một hướng, không hề ngã lòng. Kẻ nào không tiến tới là phải lùi lại. 

Tình yêu là lưu tâm 

Chờ đợi thời giờ của Chúa là chân trời của tình yêu nhẫn nại. Thời giờ đó không phải là duy nhất trong cuộc đời bạn. Nó tương hợp với mỗi giai đoạn biến đổi mà Chúa cho thấy hoạt động của Ngài. Bây giờ tôi muốn nói đến giai đoạn bạn có quyền ước ao và chuẩn bị: đi từ cầu nguyện đến chiêm niệm. Cho đến lúc nầy, tôi mới chỉ cho bạn những lối suy niệm, đôi khi hướng tới lời cầu nguyện sâu xa hơn. Bây giờ đến lúc phải rõ rệt hơn. Vì tình yêu Chúa phải xâm chiếm cuộc đời bạn, bạn được mời gọi cầu nguyện liên tục. Chúa nói với các môn đệ: “Các con hãy cầu nguyện không ngừng’’ (Lc.18,1; 1Th.5,17). Các thánh mọi thời và mọi kiểu đều đã thực hành mệnh lệnh đó. 

“Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành’’ (Mt.6,47). Chính Chúa Giêsu dư biết mục tiêu tối hậu đó con người khó đạt tới được. Nhưng Ngài thêm ngay rằng không gì là không thể đối với Thiên Chúa. Vấn đề là thực hiện cái không thể với ân sủng của Chúa. Vậy làm thế nào để nhận lãnh và sống ơn Chúa 100%? Câu trả lời căn bản có tên là Chiêm niệm. 

Khi bạn kiên trì lâu dài trong việc cầu nguyện, bạn tìm được một sự chú ý có phẩm chất làm cho bạn hiện diện với Chúa. Dần dần các suy nghĩ, các câu nói được xóa đi khỏi trí bạn để nhường chỗ cho một hiện diện thinh lặng. Sự hiện diện và gần gủi nầy luôn trở nên thinh lặng hơn, như hai người yêu lặng lẽ ở bên nhau, không cần nói với nhau một lời nào nữa, chỉ có ánh mắt và con tim lên tiếng nói. Như thế, càng gần Chúa, ta càng hiểu sâu xa, con tim rộng mở và hiến dâng... 

Chiêm niệm không là gì khác ngoài sự chú tâm tràn đầy tình yêu cho Thiên Chúa. Ngay khi bạn bắt đầu sống chiêm niệm, bạn hãy bỏ rơi đi những câu nói, những bản văn, những tình cảm. Chừng nào bạn có thể, hãy ở bình an lặng lẽ, không làm gì, mà cũng chẳng nói năng gì. Hãy để cho bạn được mang đi. Hãy để trí bạn thanh thản, khỏi mọi tư tưởng, mọi lo âu, mọi hiểu biết. Bạn hãy bằng lòng với một sự chăm chú đầy yêu thương cho Chúa. Bạn hãy tự nhủ đó là thời khắc đặc ân cho công cuộc của ân sủng Chúa ở trong bạn. Bạn không biết thế nào, nhưng Thánh Thần Chúa thực hiện một sức mạnh nhiệm mầu trong linh hồn bạn. Ngài vẽ chân dung mới của bạn và khi hết nguyện gẫm bạn được thay đổi ở một mức độ tình yêu cao hơn. 

Để cho thời gian chiêm niệm trải rộng như vết dầu loang ra dần và biến đổi tận căn đời sống hằng ngày của bạn, bạn cần yêu mến Chúa trọn thời gian: Bạn nhớ Chúa buổi tối khi đi ngủ, buổi sáng khi thức dậy, trong khi di chuyển, trước khi làm việc, lúc ăn cơm... Kẻ nào yêu mến thật sự thì lúc nào cũng nghĩ đến tình yêu, từ sáng đến tối, dù là những lúc bất ngờ nhất: “Tôi ngủ, nhưng tim tôi vẫn thức’’ (Ct.5,2). 

Tình yêu chịu đựng tất cả

Không ai có thể đạt tới tình trạng chiêm niệm ấy nếu không nhận được ơn Chúa. Điều duy nhất mà Chúa xin bạn là chuẩn bị chính bản thân bạn. Không phải chỉ bằng lời cầu nguyện càng lúc càng giản dị và sâu xa, mà còn bằng một đời sống càng ngày càng được hiến dâng: “Không có tình yêu nào lớn hơn là hiến mạng sống vì người mình yêu’’ (Jn.15:13). Nhưng làm sao hiến mạng sống bạn, nếu bạn không để mất đi tính ích kỷ và kiêu ngạo của bạn? Chúa Giêsu năng nhắc cho các môn đệ rằng họ cần từ bỏ nhiều thứ, ngay cả mọi sự, để theo Ngài. Mất đi tất cả để được lại tất cả cách sung mãn. 

Bạn không cần phải vào sa mạc để sống nốt quảng đời còn lại của bạn đâu. Sa mạc có thể có ngay trung tâm cuộc sống hằng ngày của bạn. Căn bản là tình yêu kéo bạn đến với Chúa. Bạn hãy để chỗ tự do trong trái tim bạn cho một ý muốn, một ảnh hưởng, một thỏa mãn duy nhất là của Chúa mà thôi. 

Muốn thế, trước hết bạn hãy học không còn phàn nàn, nhưng phản ứng với bộ mặt vui vẻ trong mọi hoàn cảnh vì tình yêu Chúa. “Không có gì ghê tởm cho bằng những lời phàn nàn của kẻ chỉ mất chiếc khăn tay trước mặt người phải mất tất cả, những lời phàn nàn của kẻ đau ngón tay trước người sắp phải chết, những lời phàn của kẻ nhàm chán cuộc sống tiện nghi bên cạnh người rách rưới... mà không một chút phàn nàn.’’ 

Bạn hãy tập từ bỏ tiện nghi, tính mê ăn... Mỗi khi bạn có thể, mà không bất tiện chi và trong kín đáo, bạn hãy tự tước bỏ cái làm bạn thích thú. Bạn hãy dâng sự hy sinh đó cho Chúa, để làm vui lòng Ngài. Bạn sẽ sớm gặt hái được một niềm vui tồn tại lâu dài. Nếu bạn luôn tìm bắt chước con đường nghèo hèn Chúa Giêsu đã chọn, một ngày kia bạn sẽ tìm lại được tất cả những gì bạn đã từ bỏ. Thánh Phaolô chia sẻ: “Thực ra tôi đã học cho biết tự lấy làm đủ trong mọi hoàn cảnh. No hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen đi cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được tất cả’’ (Ph.4,12-13). 
 

Tình yêu hy vọng tất cả 

Chiêm niệm và hy sinh là hai cánh cho tình yêu bay đi đến tận cùng đường của nó. Người chiêm niệm là con người của khát vọng mà sách Khải Huyền nói tới (x. Kh.22:17). Thay vì sợ chết, người kêu gọi nó, bởi vì nó là bạn đường bắt buộc để đi đến sự sống vĩnh cửu. Tình yêu càng lớn lên trong trái tim người, người càng để nó mang lấy thương tích mà chỉ có một cách chữa là khơi sâu thêm vết thương. Như Maria Madalena đổ dầu thơm vào chân Chúa Giêsu, người dám làm những sự điên rồ vì Chúa. Sự trọng kính của con người không còn cản bước người khi phải bộc lộ một tình yêu và hy vọng vượt quá lẽ thường. Người sống mỗi ngày một hơn cái định nghĩa của sự thánh thiện nầy: “Một trạng thái của con tim làm chúng ta nên khiêm tốn và nhỏ bé trong tay Chúa, ý thức sự yếu đuối của mình và tin tưởng đến táo bạo vào lòng tốt của Cha’’ (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu). 

Sự nghèo hèn và khao khát của người càng khiến người van xin Chúa như ăn mày. Nhưng sự van xin đó chứa đựng mọi hình thức của cầu nguyện: ca ngợi, thờ lạy, tạ ơn. Nó hòa nhập với sự thinh lặng nội tâm. Vì sự thinh lặng của một con người đã được thanh thoát cũng chính là lời cầu nguyện. Bất cứ cử động nào của con tim đều như một tiếng nói âm thầm và kín đáo ca ngợi Đấng Vô Hình. 

Bất cứ bạn ước mong gì nơi Chúa, bạn sẽ nhận được như bạn hy vọng. Nếu bạn chỉ có một niềm hy vọng nhỏ bé, bạn sẽ nhận lãnh được ít. Nếu niềm hy vọng của bạn lớn lao, bạn sẽ lãnh nhận được nhiều. Nếu niềm hy vọng của bạn triển nở trong lời cầu nguyện và hy sinh liên tục, bạn sẽ lãnh nhận được tất cả. “Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta’’ (Rm.5:5). Bạn hãy hy vọng sự thánh thiện của bạn. Bạn hãy hy vọng đời sống vĩnh cửu. Bạn hãy hy vọng phần rỗi của anh chị em bạn. Bạn hãy hy vọng Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. 

Niềm hy vọng kitô hữu vượt quá mọi kỳ vọng nhân loại. Vì niềm hy vọng kitô giáo đặt mọi sự nơi Mầu Nhiệm Phục Sinh, nó có thể đương đầu với mọi thử thách thánh giá. Niềm hy vọng ấy sẽ cho bạn can đảm để đi cho tới cùng sự hy sinh cao cả nhất. Bạn hãy nhớ lại lời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói với Giới Trẻ Thế Giới ở Saint Jacques de Compostelle: “Các bạn đừng sợ trở nên những vị thánh.’’ 

“Sứ điệp của tôi đơn giản trong hai chữ thôi: Bình An và Hy Vọng! Bình An vì chiến tranh đã dạy cho tôi rằng chỉ có hòa bình thật sự trong tâm hồn, được chính Chúa Giêsu ban tặng. Hy Vọng là khả năng nhìn thấy vô hình, khả năng đã cho Đức Maria sức mạnh đứng vững trước cái mà mọi người gọi là Chấm Dứt: thật ra đó chỉ là mới Bắt Đầu!  Can đảm lên! Đời sống với Chúa Giêsu thật đáng giá! Hãy cho Ngài tất cả... Không chậm trễ, không lấy lại, không nếu, không nhưng, không trừ... Đó là hạnh phúc đích thật!’’ 

Thinh lặng chiêm niệm

             Bạn hãy làm thinh đi

             Chúa Giêsu đang nói với bạn,

             Nhưng Ngài nói cách dịu dàng,

             Ngài thủ thỉ trong khi bạn lại la hét,

             Nên bạn chẳng nghe được Ngài. 

             Tuy nhiên đã từ lâu,

             Ngài cố gắng làm cho bạn nghe được tiếng Ngài.

             Nhưng Chúa lịch sự và giản dị,

             Ngài chờ khi nào bạn thôi nói. 

             Để nói với bạn, Ngài biết lắng nghe bạn.

             Bây giờ đến phiên bạn,

             Bạn hãy thử cố gắng lắng nghe Ngài. 

             Bạn hãy đi vào sa mạc,

             Hãy tạo nên thinh lặng:

             Chung quanh bạn, và ở trong bạn.

             Trong sa mạc,

             Không thể nào mà không nghĩ đến Chúa. 

             Tình Yêu thật lặng lẽ.

             Nhưng có những thinh lặng dồn nén,

             Những tiếng kêu bị chặn lại trong tim,

             Những thinh lặng rộn ràng,

             Những thinh lặng ích kỷ.           

             Nhưng cũng có những thinh lặng dâng hiến,

             Những thinh lặng đón mời,

             Những thinh lặng lắng nghe,

             Những thinh lặng yêu thương. 

 

             Vâng, lạy Chúa,

             Con nín lặng và ngắm nhìn Chúa.

             Con nhìn Chúa và như vậy là đủ cho con.

 

             Hai cái nhìn gặp nhau là thinh lặng,

             Và lấy làm đủ cho nhau.

             Bạn làm thinh và Chúa nín lặng,

             Bạn chiêm ngắm Chúa và Chúa nhìn bạn,

             Bạn yêu mến Chúa và Chúa mến thương bạn. 

             Thời gian không còn tính đếm nữa,

             Không còn gì hiện hữu quanh bạn,

             Ngoài ra chỉ còn có Chúa. 

             Và Chúa nói với bạn,

             Có lẽ chỉ qua một cái nhìn,

             Một nụ cười trẻ thơ,

             Sự nhỏ nhẹ của một người không nhà,

             Một cử chỉ tầm thường,

             Hay là qua tạo vật. 

             Có những thinh lặng rộn ràng,

             Và có những thinh lặng yêu thương,

             Những thinh lặng lặng lẽ.

             Tôi đói sự thinh lặng.

            Nhưng thinh lặng nào? 


 

             Lạy Chúa,

  Con cám ơn Chúa về sự thinh lặng dưỡng nuôi   con,

             Sự thinh lặng con nhận lãnh như quà tặng,

             Và nó không ngừng nói với con về Chúa,

             Như miếng bánh thánh nầy,

             Mà con thưởng thức từng chút một,

             Và nó đã làm con dịu cơn đói. 

             Lạy Chúa,

             Trong rộn ràng và tiếng động của cuộc sống,

             Con chìm đắm, con mất hút, con đi xa,

             Và linh hồn con mệt lả.

             Nhưng Chúa nhẹ nhàng dẫn dắt con

             Đến điều chính yếu: Chúa ở trong con.

             Sự sung mãn để Chúa ở trong con,

             Để con chỉ hiện hữu bởi Chúa. 

             Những chuyện vãn thành tiếng động

             Sẽ xóa đi dần khỏi ký ức con.

             Và thinh lặng đổ đầy cho con:

             Bây giờ, con xin Chúa hãy ở lại. 



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!