Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

Lm. Minh Anh, TGP. Huế
Mục Lục

1. Sự ra đời của một bài ca

2. Bài ca dâng lên Đấng siêu việt

3. Tình bằng hữu vũ trụ

4. Điều kỳ diệu

5. Chiều kích sâu thẳm

6. Con sói được thuần hóa

7. Bên dưới dấu hiệu của sự tha thứ

8. Mặt trời và cái chết

Lời kết

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

LÒNG THƯƠNG XÓT ĐÍCH THỰC

KHÁT KHAO CẦU NGUYỆN

Dành Giờ Cho Chúa

ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG

Tự Do Nội Tâm

Bài ca của bình minh

Taking Flight - Bay Lên Đi!

Thầy Dạy Khát Khao

Hoa Trái Thinh Lặng

Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích

Huế Cổ, Vết Tích Đạo và Đời

Sống Theo Đúng Mục Đích

Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)

Bài ca của bình minh
7. Bên dưới dấu hiệu của sự tha thứ

Sẽ rất thiếu sót từ Bài Ca Thọ Tạo nếu Thiên Chúa đã không được chính thọ tạo cao quý nhất ca ngợi: con người. Thật đúng khi nói lời ca ngợi của cả vũ trụ đầy tràn sự có mặt của con người như chúng tôi đã trình bày, nhưng đoạn thơ gần cuối, rõ ràng, lại được dành cho sự ca ngợi chính con người, những con người nhân hậu và bình an.

 

Lạy Chúa, Ngài phải được tán dương

bởi những kẻ tha thứ vì tình yêu dành cho Ngài

Người mang lấy thử thách và đau thổ

thì hạnh phúc biết bao nếu họ cam chịu trong bình an:

Nhờ Ngài, lạy Đấng Tối Cao, họ sẽ được trao vương miện.

 

Cặp đôi này không thuộc về bài ca đầu tiên. Nó được Phanxicô thêm vào khi ngài sai các anh em đi hát bài đó trước mặt Giám Mục và ông Thị Trưởng Assisi, để làm hoà hai người này. Ngay cả như vậy, liệu chúng ta có thể nghĩ rằng, đây là phần thêm vào do hoàn cảnh và không liên can gì đến phần còn lại của tác phẩm?

 

Thoạt nhìn, đoạn thơ không ăn khớp gì với phần còn lại của bài ca. Nó dẫn chúng ta đi vào một thế giới khác hay dường như là như thế. Lời tán dương vũ trụ trong phần còn lại của bài ca mở ra hoàn toàn dưới dấu hiệu của một tình bằng hữu không vết nhơ. Tuy nhiên, ở đây chúng ta bị quăng vào một thế giới nơi sự căng thẳng, xung đột và đau khổ xuất hiện, nơi con người đương đầu với người khác cũng như đương đầu với chính mình, với bệnh tật và đủ loại các thử thách khác nữa.

 

Vậy mà Phanxicô muốn đưa đoạn này vào trong bài ca ánh sáng của ngài. Bằng cách mở rộng lời ngợi ca vũ trụ với lời ca của một con người tha thứ và bình an, ngài không chỉ hoàn thành tác phẩm của mình mà còn biểu lộ ý nghĩa sâu sắc của nó. Đoạn thơ này vốn trước tiên dường như được thêu dệt cho một hoàn cảnh bên ngoài, nhưng thực ra đó là sự nở rộ của khát vọng căn bản của bài ca. Đoạn thơ sau thực sự được thể hiện như bài ca của một con người được giao hoà, từ ái như mặt trời, theo hình ảnh của Đấng Tối Cao.

 

Để hiểu ý nghĩa của cặp câu này, chúng ta phải thấy nó trong sự bộc lộ kinh nghiệm riêng tư của Phanxicô, đồng thời nối kết nó với đời sống tương quan của ngài. Hẳn chúng ta sẽ bỏ quên điểm này nếu nghĩ rằng đời sống tương quan với người khác hoàn toàn quy về dấu hiệu của tình huynh đệ vũ trụ. Phanxicô đã trở thành người anh em của vũ trụ; lúc đầu ngài không như thế. Làm thế nào ngài mở vũ trụ của mình ra cho mọi người? Làm thế nào ngài khám phá bí quyết của lòng nhân hậu và bình an? Đây là vấn đề liên quan đến chúng ta nhất.

 

Phanxicô không phải là người chạy trốn khỏi mọi tương tác với con người. Trái lại, con trai của người thương gia thành Assisi tự nhiên mở lòng mình ra trao đổi với người khác. Tuy nhiên, được phú bẩm một bản chất giàu cảm xúc, chàng thanh niên Phanxicô yêu mến bạn đồng hành. Tiếp xúc với người khác thì dễ dàng và thích thú đối với cậu; cậu dễ dàng đi vào sự đồng cảm với người khác. “dịu dàng, quyến rũ, kiên nhẫn, nhã nhặn hơn người, quãng đại hơn những người khác”[1]- mọi đường nét, theo Thánh Bonaventure, vốn làm nổi trội chàng thanh niên Phanxicô ngay khi cậu vẫn còn trên cõi đời.

 

Toàn bộ sự phong phú cảm xúc tự nhiên này được nhấn mạnh bởi sự tiếp cận với phong trào văn hóa thời đó. Thời thanh niên của Phanxicô mở ra trong bối cảnh của nền văn minh được điểm tô bởi vẻ bề ngoài và sự phổ biến lý tưởng tình yêu cách lịch thiệp. Bắt nguồn từ cung điện của các lãnh chúa ở miền Nam nước Pháp, lý tưởng này lan rộng nhanh chóng xuyên suốt Châu Âu nhờ các bài ca và tiểu thuyết nói về tinh thần thượng võ của những người hát rong. Vượt quá cả một sự thích thú nhất thời, nó gợi lên một cuộc cách mạng về phong tục và cảm giác. Tình yêu được ca ngợi như điều cốt yếu của cuộc sống. Khi đề cao phụ nữ, tình yêu này có khuynh hướng ít chiếm hữu thể xác hơn là tâm hồn; tình yêu này vươn đến một quý cô “xa lạ”, một sự tôn thờ thinh lặng và ẩn giấu, một sự nâng cao tâm hồn trong niềm vui của việc yêu và được yêu. Bài ca của những người hát rong không ngừng kể lại những khao khát, sợ hãi và niềm vui của trái tim đang yêu. Sự tinh tế của cảm xúc này, nghệ thuật yêu này được đánh dấu bởi sự tôn trọng và trìu mến - trong một từ, sự “lịch thiệp” này - vang vọng mãi trong tâm hồn của Phanxicô. Nó gợi lên và hun đúc những năng lực tình cảm của thời thanh niên của ngài. Đối với chàng trai này, một người có khả năng yêu thương dạt dào, sự gợi lên tính nhạy cảm trong hơi thở trữ tình của một tình yêu lịch sự là cảm xúc từ tận đáy lòng: một điều tuyệt diệu như thế vốn đánh động chàng Percival khi cậu thấy vệt sáng đầu tiên của chiếc áo giáp kỵ binh trong rừng. Cảm xúc mới mẻ này sẽ đồng hành với Phanxicô suốt đời.

 

Nhưng lý tưởng ái tình của Phanxicô đối trọng với mối quan tâm với những gì bên ngoài. Phanxicô cần được thán phục, tách biệt mình khỏi người khác và nhấc mình lên trên những người khác. Điều này được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc của cậu vốn vừa xa hoa vừa phung phí. Cậu phô trương một sự hoang phí nặc danh. Cậu tiêu xài cách ngớ ngẫn theo lối công tử cho việc tổ chức tiệc tùng và lễ lạt. Trong mọi chuyện, cậu tìm cánh độc nhất hoá chính mình và trở nên trung tâm của mọi chú ý. Nhờ năng khiếu bẩm sinh, cậu đã thành công - một mặt trời đích thực. Mọi người ca tụng cậu như một vị vua đã có một thời trai trẻ vàng son ở Assisi. Tham vọng của cậu gia tăng theo tuổi tác. Chỉ Thiên Chúa biết, Phanxicô lặng lẽ khinh miệt biết bao nghề buôn bán vải vóc của cha cậu. Nếu mơ về tiệm vải của cha trong giấc ngủ, cậu thấy nó biến thành một cung điện nguy nga, đầy sự huy hoàng của mọi thứ vũ khí như trong các tiểu thuyết về kỵ binh. Dĩ nhiên, tất cả các vũ khí này đang lấp lánh cho chính Phanxicô, cho cậu và các kỵ sĩ của cậu. Tham vọng của cậu là trở thành một hoàng tử làm cho cả thế giới nói chuyện. Tắt một lời, cậu bị vinh quang lôi cuốn.

 

Khát vọng thanh thế và quyền lực chắc đã dẫn cậu đến chỗ xem xét nhiều cách để đạt được mục tiêu. Nếu theo xu hướng này, có lẽ Phanxicô đã trở  thành một người đàn ông quyền lực trên thế gian. Chắc chắn Phanxicô đã không trở thành thiên tài tình yêu mà khả năng khơi gợi của ngài vẫn sống động ở giữa chúng ta.

 

Cuộc trở lại với Tin Mừng của Phanxicô nhất thiết là sự từ bỏ khát vọng vẻ bề ngoài và thống trị này. Cậu khám phá trong Đức Kitô chịu đóng đinh vị Chúa của vinh quang. Cậu mở lòng đón lấy tình yêu tuyệt diệu vốn dẫn người Con tối cao của Thiên Chúa chọn lưa cuộc sống của một tôi tớ trên cõi đời này. Từ cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, cuộc đảo lộn các giá trị sống đã khởi đầu. Cậu cũng chọn điều kiện của một tôi tớ và đặt mình tận đáy của giai cấp xã hội. Các năng lực hiệp thông và tính dịu dàng vốn đã có trong cậu được thả lỏng từ lúc đó. Theo khuôn mẫu agape thần thiêng, chúng dẫn cậu đến với những người khác mà cho tới lúc đó, đã bị loại trừ khỏi vũ trụ của cậu: những người cùi. “Chính Chúa đã dẫn tôi đến giữa họ và tôi xót thương họ”.[2]

 

Từ lúc đó trở đi, chân trời con người của Phanxicô được rộng mở cách tuyệt diệu. Tình yêu của cậu đến với mọi người, không phân biệt giai cấp, chủng loại, hay tôn giáo. Nó bao hàm từ giáo hoàng đến vua Hồi, bằng cách cướp bóc. Đây không phải là tình yêu con người nói chung nhưng là tình yêu từng cá nhân với những nhu cầu và giá trị riêng của người đó. Đối với cậu, mỗi người là đối tượng của một tình yêu duy nhất. Đây là cách cậu ứng xử với những người mà Thiên Chúa gửi đến cho cậu. Cậu không coi tình yêu huynh đệ này như một tình yêu không được đánh dấu bởi sự tôn trọng và quý chuộng. “Các anh em”, ngài viết trong Luật Sống đầu tiên, “nên tận dụng sự quan tâm và tinh thần tốt lành của họ trong sự tôn trọng và biểu dương lẫn nhau”.[3] “Ước gì họ luôn yêu thương và tôn trọng nhau”.

 

Đó là một tình yêu loại trừ mọi dấu vết tự phụ. Nó đòi hỏi tương quan của con người dựa trên một điều gì đó khác với ước muốn thống trị, “Các anh em sẽ không có quyền thống trị trên nhau”.[4] Quả thực, cộng đoàn Phanxicô ước mơ xây dựng với các anh em mình nhất là một cộng đoàn của những người bạn, nơi mỗi người cảm thấy mình được tiếp đón, được nhận biết và tôn trọng. Vì thế, đó là một cộng đoàn mở ra cho mọi người, không miễn trừ một ai.

 

Tuy nhiên chúng ta không nên trình bày tình yêu Phanxicô dành cho người khác như “một giấc mơ xuất thần và một nụ cười không dứt, nhưng đúng hơn là một cơn đau nhói”. Nếu Phanxicô đã giao hoà nhiều người với nhau và với chính mình, nếu ngài chiếu toả một ánh sáng và sự dịu hiền vô cùng trên tất cả mọi người và mọi vật xung quanh thì nhất thiết vì ngài đã dìm mình vào một kinh nghiệm giao hoà nội tâm. Tuy nhiên, kinh nghiệm này thật khó. Thật ra, ai chỉ cậy dựa hoàn toàn vào các nguồn lực thiện chí riêng của mình thì không thể thực hiện điều đó.

 

Khi đọc Các Thủ Bản của Phanxicô, người ta có thể ngạc nhiên trước việc ngài cẩn thận đẩy lùi sự kích động và giận dữ như những vật cản cho lòng bác ái trong chính mình và trong kẻ khác. Quả thực, với ngài, sự kích động và giận dữ là một thái độ không thể nhầm lẫn của thái độ chiếm hữu - một thái độ thường rất vô ý thức.

 

Phanxicô đúng đắn nhận thấy rằng, tận gốc rễ của sự tuyệt giao giữa con người, luôn có một sự co cụm vào trong chính mình, một khát khao thầm kín cho sự chiếm hữu vốn làm cho con người nhìn thấy mọi sự quy về mình: cá tính, tư tưởng, dự án hay những mối bận tâm. Tất cả những điều này thường ở dưới lớp võ của những lý tưởng cao cả nhất. “Khi khát khao chiếm hữu thầm kín bị ngăn trở thì sự kích động, tức tối, giận dữ và tuyệt giao là hậu quả của nó. Phanxicô cũng nhìn thấy đúng đắn rằng, một mình con người không thể vượt qua khát khao này cũng như giải phóng chính mình khỏi co cụm trong chính bản thân và công việc của mình”.

 

Nhưng nói rằng, ngài đã thấy điều này thì không đủ. Ngài đã sống điều đó cách cao độ trong một kinh nghiệm kiên quyết. Nếu ngài nói về sự kích động và giận dữ cách minh bạch và sáng suốt đến thế, bởi ngài đã biết chúng nhờ kinh nghiệm của mình. Chính ngài bị cám dỗ kích động và giận dữ và theo một cách thức ngấm ngầm nhất: trong chính công việc hoà giải của ngài. Đã làm việc nhiều năm để tạo nên một cộng đoàn nhân loại thân thiện, trong vòng hai năm, ngài đã biết cám dỗ kích động và giận dữ là thế nào. Không, mặt trời không luôn chiếu sáng trên tương quan của Phanxicô với các anh em. Có những ngày đen tối, rất tối, những ngày không những nhiều mây mà còn lắm giông tố.

 

Bên ngoài, mọi chuyện tiến triển một cách kỳ diệu: sự phát triển của Dòng đã nhanh chóng vượt quá những kỳ vọng của mọi người; các giáo hoàng, vị này đến vị kia, đều dành một lòng nhân hậu đặc biệt cho các anh em. Tuy nhiên ở thời điểm này, bầu trời đột nhiên trở nên tăm tối. Một cơn đau nhói chiếm lấy tâm hồn Phanxicô. Đương đầu với việc làm của một số anh em, ngài tự hỏi, liệu những dự định ngài cưu mang thực sự có tiếp tục phát triển theo kế hoạch của Chúa không. Ngài thấy dự án này, dự án của ngài, bị tổn hại một cách nghiêm trọng. Ngài bị dằng co giữa sự tổn thương và thất vọng.

 

Chúng ta phải đọc lại chứng từ của những người viết tiểu sử đầu tiên của ngài về cuộc khủng hoảng rất trầm trọng này, cuộc khủng hoảng mà Phanxicô hứng chịu. “Tâm hồn ngài ngập tràn đau khổ”, Thomas Celano nói, “một số anh em đã bỏ công việc trước đây của mình và bỏ quên sự đơn sơ trước đó của họ sau khi họ khám phá những điều mới mẻ”.[5] “Thánh nhân bị xao động nhiều bởi điều đó cả bên trong lẫn bên ngoài, trong tâm hồn và nơi thân xác. Đôi lúc, thậm chí ngài tránh sự có mặt của anh em vì ngài không thể mang cho họ nụ cười thường xuyên của mình bởi sự cám dỗ này. Ngài hành xác bằng cách làm mà không ăn và kiêng nói. Ngài thường ẩn mình trong một khu rừng gần nhà thờ để cầu nguyện: ở đó, ngài có thể buông lỏng nỗi đau của mình và tuôn ra những cơn nước mắt trước sự hiện diện của Chúa, để cho Ông Chủ vốn có thể làm mọi sự có thể chiếu cố gửi đến cho ngài một phương thuốc từ trời hầu chữa lành một sự quấy rầy phiền toái đến thế. Ngài bị cơn cám dỗ này hành hạ hơn hai năm, cả ngày lẫn đêm”.[6] “Các anh em tốt lành nhất bị đưa vào tình trạng bối rối”, ngài thở dài, “bởi lời lẽ của những anh em xấu… Họ đâm tôi bằng một lưỡi gươm sắc nhọn và thọc nó vào tim tôi suốt ngày”.[7]

 

Thực tế, Phanxicô sợ thất bại. Ngài bị cám dỗ nguyền rủa một số anh em và ẩn mình trong một sự thinh lặng kiêu ngạo và đắng cay. Đây chính là con người cũ của ngài, kỳ vọng và kiêu căng. Cuộc khủng hoảng này trở nên trầm trọng hơn bởi bệnh tật, một thử thách quyết định đối với ngài. Thiên Chúa chờ đợi ngài ở đó. Phanxicô được mời gọi thanh luyện nhiều hơn trong việc đào sâu đức tin của con người tội nghiệp của ngài. Ngài phải “từ bỏ” chính công việc của mình để xem nó như không còn là mối bận tâm của mình nữa mà là của Thiên Chúa. “Hỡi con người bé nhỏ đơn sơ và ngu ngốc, hãy nói cho Ta hay, tại sao anh quá phiền muộn…? Nói cho Ta hay, ai đã sáng lập Dòng Các Anh Em này? Không phải Ta sao? Ta đã chọn ngươi, một con người mộc mạc và dốt nát, để cả ngươi và những người khác có thể nhận ra rằng, Ta sẽ canh chừng đoàn chiên của Ta…Vì thế Ta bảo ngươi: đừng phiền muộn”.[8] Như Abraham, Phanxicô tin điều này. Đó thực sự là niềm tin của một kẻ nghèo nàn, một niềm tin dẫn tới sự trao lại hoàn toàn bản thân và cộng đoàn của mình vào tay Thiên Chúa và Giáo Hội; đồng thời, làm cho ngài mạnh mẽ trong bình an với bản thân và với các anh em mình: với tất cả các anh em. Một sự an hoà tạo nên bởi tính kiên nhẫn và lòng từ nhân.

 

Khi nói về Phanxicô Assisi và cố gắng hiểu sâu sắc con người này thì chúng ta phải luôn trở về với đức tin của con người tội nghiệp này, một đức tin không có gì để chứng minh trong chúng ta và chung quanh chúng ta. Một niềm tin vào tình yêu cao vời, cho không và hiệu quả của Đức Kitô Đấng cứu chuộc. Chỉ một đức tin như thế mới có thể mang con người vượt khỏi mọi xung đột để đi vào một vũ trụ đã được hoà giải. Chỉ mình nó mới giải thoát con người khỏi sợ hãi.

 

Từ đây, bằng hiểu biết của riêng mình, Phanxicô có thể nói: “người thích chịu hành hạ hơn bị tách khỏi anh em mình thì chắc chắn người đó sẽ kiên trì trong sự vâng phục đích thực, vì người đó hy sinh tín mạng vì anh em mình”.[9] Mẫu gương của Đức Kitô thôi thúc ngài đến với một tình yêu huynh đệ mới. Đối với một bề trên dòng vốn muốn tĩnh tâm trong cô tịch, xa các anh em mình với cớ rằng, họ là một cản trở trên con đường đến với Chúa, thì Phanxicô vẫn có thể viết với thẩm quyền được đúc kết bởi kinh nghiệm bản thân:

 

“Anh nên xem mọi chuyện vốn gây khó khăn cho anh trong việc yêu mến Chúa như một ân huệ đặc biệt, cả khi họ là anh em hay không là anh em, chính họ chịu trách nhiệm về điều đó… Hoặc cả khi họ đã đi quá xa đến nỗi gây tổn thương cho anh về mặt thể lý… thì anh vẫn phải yêu những người cư xử như thế đối với mình và anh không nên muốn một điều gì khác từ họ… Điều này sẽ là một mối lợi lớn cho anh còn hơn cả sự cô tịch của một tu viện khổ hạnh.”[10]

 

Trong cùng bức thư này, Phanxicô cho thấy chiều sâu tâm hồn mình; ngài để chúng ta thấy rõ ràng rằng, vũ trụ bên trong của ngài vì thế là một vũ trụ của tha thứ và giao hoà:

 

Tôi  muốn anh chứng tỏ rằng, anh yêu Chúa và yêu cả tôi, là tôi tớ của Ngài và của anh theo cách thức sau. Trên đời này, chớ gì không có người anh em nào phải sa ngã phạm tội. Nhưng cho dù có ai đó sa ngã, và sa ngã đến đâu, thì họ vẫn sẽ không bao giờ thất bại khi đến với anh để xin được tha thứ khi chỉ cần nhìn vào mắt anh. Nếu người đó không xin tha thứ, thì anh tự hỏi, liệu anh ta có muốn điều đó không. Và nếu anh ta lại xuất hiện trước mặt anh một ngàn lần, thì anh cũng phải yêu thương người đó hơn là anh yêu tôi, để rồi anh mới có thể dẫn anh ta đến với Chúa.[11]

 

Vũ trụ của người đặt trao niềm tin của mình vào Đức Kitô, cả khi người đó như một tội nhân trước mặt Ngài, vẫn giữ trọn niềm tin của mình vào Ngài, là một vũ trụ hoàn toàn khác với vũ trụ được phần lớn con người quan sát. Sự tha thứ là thực tại tối cao của vũ trụ này, một thực tại duy nhất vốn tỏ bày cho chúng ta sự huy hoàng của tình yêu Thiên Chúa nhưng đồng thời tuyệt đối canh tân toàn bộ tương quan của con người bằng cách thổi thần khí mới vào trong chúng. Đây là điều giúp chúng ta vượt qua một vũ trụ đầy thù hằn, thiếu kiên nhẫn, gay gắt và tuyệt giao để đi vào một vũ trụ của bình an, cởi mở và hiệp thông. “Vì thế, hãy đón nhận nhau như Đức Kitô đã đón nhận anh em vì vinh quang của Thiên Chúa”.[12]

 

Sự hiện diện mới mẻ trước thế giới này đặt tất cả dưới dấu hiệu của hoà giải vốn được gợi lên bởi Bài Ca Anh Mặt Trời của Phanxicô. Không phải thân thiết với thọ tạo có nghĩa là chọn một nhãn quan về thế giới nơi sự hoà giải mạnh hơn sự giao hòa sao? Không phải là mở lòng mình ra trước mọi chia cắt và cô tịch để đón lấy một thế giới hiệp thông trong hơi thở lớn lao của tha thứ và an hoà sao?

 

Phần kinh nghiệm thiêng liêng đó đã chạm đến phần sâu thẳm nhất của tâm hồn. Nó luôn trinh nguyên và ẩn giấu. Nó chỉ được biết qua biểu tượng: khi tán dương thế giới, linh hồn được liên kết thiết thân với mọi thọ tạo, tự nhuốm lấy màu sáng rực của mặt trời. Người hát Bài Ca Anh Mặt Trời sau khi bước ra khỏi đêm đen đã tự mình toả sáng, nhân từ như Đấng Tối Cao. Người đó có thể thực sự nói:

 

Lạy Chúa, Ngài phải được tán dương

bởi những kẻ tha thứ vì tình yêu dành cho Ngài.

Người mang lấy thử thách và đau thổ

thì hạnh phúc biết bao nếu họ cam chịu trong bình an:

Nhờ Ngài, lạy Đấng Tối Cao, họ sẽ được tặng trao vương miện.

 
[1] Legenda Major, ch. 1, p. 626.
[2] Testament, p. 67.
[3] Testament of Sienna.
[4] 1 Rule, ch. 5, p. 36.
[5] 1 Celano, ch. 104, p. 319.
[6] Legend of Perugia, 21, pp 997-998.
[7] 2 Celano 157, p. 488.
[8] Mirror of Pecfection, 81, pp. 1212-1213.
[9] Admonition 3, p. 80.
[10] Letter 4, To a Minister, p. 110.
[11] Ibid.
[12] Rm 15, 7.



Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!