Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
" BÌNH AN CHO ANH EM ".

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 23), ( 15.08.2012); ( Jn 20, 19-31)

CHÚA NHẬT II, MÙA PHỤC SINH, NĂM B.

NGUYỄN HỌC TẬP 

Cứ mỗi lần Chúa Nhật II Mùa Phục Sinh đến, Phụng Vụ vẫn đề nghị với chúng ta đọc và suy niệm đoạn Phúc Âm Thánh Gioan, mà chúng ta vừa nghe ( Jn 20, 19-31), bởi lý do đặc tính chỉ định thời gian tính được ghi lại trong đó: 

   - " Tám ngày sau..." ( Jn 20, 26).

Điều ghi chú đó nói lên chu kỳ hằng tuần sự kiện Chúa Ki Tô Phục Sinh gặp gỡ công đồng các môn đệ. Bởi đó Chúa Nhật hôm nay được gọi là "Chúa nhật ngày thứ tám " sau Phục Sinh.

Thói quen tính thời gian từng bảy ngày được dùng theo truyền thống Do Thái, trong khi đó thì theo cách dùng mới xem " ngày thứ nhứt trong tuần ", như ngày lễ, ngày dành riêng để vui mừng  kính Chúa, ngày Chúa Nhật.

Chuyển đổi cách tính thời gian từ ngày thứ bảy sang ngày Chúa Nhật là cách tính thời gian mới mẻ của các tín hữu Chúa Ki Tô, để  biểu tượng ngày Chúa Giêsu sống lại

  

1 - Thánh Gioan tác giả Phúc Âm kể lại hai lần Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ trong Nhà Tiệc Ly, trong hai ngày Chúa Nhật kế tiếp nhau: ngày Chúa Phục Sinh và tám ngày sau, tức là vào ngày Chúa Nhật kế tiếp.

Rất có ý nghĩa trong đoạn tường thuật của Thánh Gioan việc vắng mặt của môn đệ Tôma.

Vai trò của Tôma rất có ý nghĩa, khiến cho phụng vụ Chính Thống Giáo gọi ngày Chúa Nhật đó là       " Chúa Nhật của Tôma ".

Đoạn Phúc Âm của Thánh Gioan có thể đuợc chia thành ba phần:

   - cuộc hiện ra cho các môn đệ ( Jn 20, 19-23),

   - cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa các môn đệ và Tôma ( Jn 20, 24-25),

   - cuộc gặp gỡ với Tôma và các môn đệ trong Nhà Tiệc Ly ( Jn 20, 26-29).

Hai câu cuối của đoạn Phúc Âm không hẵn chỉ liên quan đến đoạn chúng ta đang suy niệm, mà còn là hai câu kết thúc của cả Phúc Âm Thánh Gioan ( Jn 20, 30-31). 

  

2 - Thánh Gioan không xác định rõ nơi đâu xảy ra cuộc gặp gỡ lần đầu tiên giữa Chúa Kitô sống lại và các môn đệ. Ngài chỉ ghi chú rằng " các cửa đều đóng kín " ( Jn 20, 19).

Nguyên do của việc cổng khoá then gài đó là " vì các ông sợ người Do Thái " ( id.). Các môn đệ Chúa Giêsu khiếp sợ quyền lực Do Thái đã xử tử Chúa Giêsu, bởi đó các vị khóa cửa trốn trong nhà.

Và từ đó Thánh Gioan tác giả Phúc Âm thuật lại cuộc hiện ra phi thường của Chúa Phục Sinh trong ngôi nhà khoá kín đó và kế tiếp còn xác nhận rõ là Chúa Phục Sinh hiện đến" đứng giữa các ông ":

   - " Chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và phán " Bình an cho anh em " ( Jn 20, 19).

Động từ " đứng giữa " ( Hy Lạp, hístemi ) có một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì là từ ngữ cấu trúc bằng động từ " chỗi dậy " ( anístemi) và danh từ " anástasis " ( sống lại ).

Như vậy ý nghĩa của động từ " đứng giữa " ( hístemi ) có nghĩa là trạng thái đứng thẳng người lên, trạng thái cá biệt của người sống. Vã lại động từ trên được dùng ở thể " aoriste " ( Hy Lạp) với ý nghĩa là động tác khởi đầu bất ngờ.

Tóm gọn, chúng ta có thể hiểu là thình lình Chúa Phục Sinh xuất hiện, đứng thẳng người, giữa các môn đệ. Chúa Giêsu thình lình xuất hiện, đứng thẳng giữa các môn đệ, cho thấy Người đang giữ vai trò chính yếu và quyết định. 

Lời chào hỏi " Bình an cho anh em ", được lập lại hai lần ( Jn 20, 19.21). Suy nghĩ thoáng qua, chúng ta có thể cho rằng đó là lời chào tương tợ như cách cháo buổi sáng ( Bonjour, buongiorno ) hay buổi chiều ( Bonsoir, buona sera) của người Pháp, người Ý, bỏi lẽ người Do Thái cũng quen chào hỏi nhau như vậy.

Nhưng Thánh Gioan dùng hình thức lời chào của Chúa Phục Sinh vừa kể với ý nghĩa sâu đậm hơn, như ngài đã đề cập đến trong Buổi Tiệc Ly, bình an mà Chúa Giêsu ban cho, không phải như bình an của thế gian: 

   - " Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em , không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi " ( Jn 14, 27).  

Như vậy, trong lời chào hỏi đó, Thánh tác giả Phúc Âm đã hàm chứa ý nghĩa của " các điều tốt lành " của Đấng Cứu Độ, đã sống lại và thông ban cho bạn hữu mình.

Có được đời sống hoàn hảo ( ý nghĩa của từ ngữ " shalom " là điều có liên hệ mật thiết với biến cố chết đi và sống lại. Bởi đó các lời của Chúa Giêsu làm bối cảnh cho động tác bày tỏ tay và cạnh sườn Người. Nói cách khác, cho các môn đệ thấy các phần thân thể có in dấu của sự chết. Nhưng không còn phải là những vết thường chưa lành mà là những dấu thẹo, tức là các vết thương đã được lành lặn.

Điều đó nói lên cái chết của Người là một biến cố lịch sử đã qua, đã được vượt thắng và đã được chuyển đổi từ nguyên nhân của sự chết thành dấu chỉ nguồn mạch của sự sống. 

  

3 - Bình an của Đấng Cứu Độ vừa là một ơn ban,vừa là một phận vụ chuyên cần, khi được lãnh nhận. Tức là người lãnh nhận được phải tiếp tục công trình được Chúa Cha giao phó cho Chúa Giêsu.

Như vậy, chính các môn đệ là những kẻ thay thế Chúa Kitô chịu đóng đinh và các vị cũng được sai đi để tiếp tục công trình tha thứ tội lỗi: 

   - " Bình an cho anh em. Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em " 8 Jn 20, 21).

Tha thứ tội lỗi, tức là giải thoát nhân loại khỏi quyền lực sự dữ đang phá hoại đồ án của Thiên Chúa và làm cho con người bị thất vọng, hoành đạt ( frustration).

Điều đó không có nghĩa là các môn đệ Chúa Ki Tô phải chịu đựng, nhường nhịn tội lỗi, sự dữ và bất công, mà là chữa trị tận gốc rễ những vết thương có thể tiếp tục gây nên sự chết đó cho mình và cho anh em mình. 

Tác động chữa trị đó chỉ có thể thực hiện được bằng động tác của Chúa Thánh Thần, qua biểu tượng  thổi hơi lên các môn đệ. Bởi đó Thánh Gioan tác giả Phúc Âm nói rõ, trong bối cảnh sứ mạng của các môn đệ, các vị được Chúa Phục Sinh ban Chúa Thánh thần cho, qua biểu tượng thổi hơi

   - " Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: " Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ " ( Jn 20, 22-23).   

Động tác " thổi hơi " ( en-ephýsesein ) cũng đã được dùng trong Sách Sáng Thế Ký ( Gen 2,7) để nói lên động tác Đấng Sáng Tạo thổi hơi sức sống của Người cho con người, sau khi con người được tạo dựng nên từ bụi đất: 

   - " Chúa là Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật " ( Gen 2, 7). 

Những từ ngữ đó trong Phúc Âm, Thánh Gioan có ý nói lên " thổi hơi " của Chúa Phục Sinh cũng là " thổi hơi sinh khí " của Đấng Tạo Hoá. Thánh Gioan có ý liên tưởng đến động tác tạo dựng mới được Chúa Phục Sinh thực hiện, để khởi đầu cho một dòng dõi nhân loại mới, mang nơi mình chính Thánh Thần của sự sống.

Nhờ động lực của Chúa Thánh Thần tác động nơi các môn đệ của Chúa Giêsu, các vị có thê thực hiện được trong lịch sử cuộc chiến thắng khải hoàn trên tội lỗi.  

Một người trong Nhóm Mười Hai không có mặt trong buổi hội ngộ quyết định đó. Thánh Gioan tác giả Phúc Âm không những giới thiệu ngài bằng tên họ, mà còn giải thích ý nghĩa cả danh tánh:

   - " Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng được gọi là Dydimo, không có mặt với các ông khi Chua Giêsu đến " ( Jn 20, 24).

Dịch như vậy, là cách dịch không chính xác, theo bản văn Việt Ngữ ( Thánh Kinh Trọn Bộ, NXBTPHCM,1998, trg.2040), bởi lẽ người đọc sẽ hiểu rằng ông Tôma cũng có tục danh ( hay tiếng lóng) gọi là Dydimo.

Trong khi đó thì bản dịch Hy Lạp ( Dídymos), dịch từ nguyên ngữ ( Tomá) của aramaico: trong cả hai ngôn ngữ đều có nghĩa là " sinh đôi ".

Cách diễn tả Hy lạp " ho legómeno ", cũng được dùng trước đó ( Jn 4, 25) để nói lên cũng là " Messia " ( Vị Cứu Độ ) cùng với ( song đôi ) Chúa Kitô:

   - " Người phụ nữ thưa: " Tôi biết Đấng Messia, goi là Đức KItô sẽ đến.Khi Người đến, Người loan báo cho chúng tôi mọi sự " ( Jn 4, 25).

. Cách diễn tả đó cho thấy Thánh Gioan tác giả Phúc Âm có ý diễn tả một danh từ aramaico ( Messia, Đấng Cứu Độ )  bằng từ ngữ Hy Lạp ( Cristo). Ở đây cũng vậy. 

Ngoài ra chúng ta cũng còn nên biết có đến ba lần, Thánh Gioan tác giả Phúc Âm muốn xác nhận rằng  Tôma có nghĩa là Sinh Đôi ( Jn 20, 24; 11, 16; 21,2).

Thánh Gioan có ý xác nhận như vậy, vì ngài cho đó là điều quan trọng. 

Bởi lẽ trước nhân chứng của các môn đệ,

   - " Chúng tôi đã được thấy Chúa " ( Jn 20, 25), 

Thánh Tôma trả lời với một điều đòi buộc không thể thiếu: để có thể tin được, ngài đòi buộc

   - phải thấy được những dấu vết của các lổ đinh

   - và được đặt tay vào cạnh sườn Chúa Giêsu.

Đó chính là điều Chúa Giêsu đã làm đối với các môn đệ thấy trong cuộc hiện ra lần đầu tiên trước đó:

   - " Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa " ( Jn 20, 20).

Những điều Chúa Giêsu đã tỏ ra cho các môn đệ như vừa nói trở thành đối tượng cho lòng ao ước của Tôma, không phải vì không tin, mà đúng hơn là tìm kiếm thực thể minh chứng chắc chắn, ước muốn có được một bảo đảm cho căn tính của Đấng Chịu Đóng Đinh cũng là Đấng Phục Sinh.

Đòi hỏi của Tôma là điều chính đáng, bởi đó Chúa Ki Tô làm cho Tôma được thoả nguyện:

   - " Rồi Người nói với Tôma: " Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin " ( Jn 20, 27).

 

   4 - Nhưng Thánh Gioan tác giả Phúc Âm nhấn mạnh rằng cuộc hiện ra cho Tôma không phải là cuộc hiện ra riêng tư, bởi lẽ ngài xác nhận lại nhiều đoạn đã được đề cập trong lần hiện ra trước đó và thời điểm là " tám ngày sau đó " ( tức là Chúa Nhật II sau Chúa Nhật Phục Sinh ), khi vị môn đệ " song sinh " không riêng rẽ một mình, mà cùng hiện diện chung với các môn đệ khác.

Như vậy, Thánh tác giả Phúc Âm dành riêng cho ngài tất cả mọi đặc tâm chú ý, ví dụ như

   - Chúa Phục Sinh đã biết rõ các lời đòi hỏi của người môn đệ vắng mặt trước đó, 

     * " Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườnj Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin " ( Jn 20, 27), 

Trong nguyên bản Hy Lạp, động từ ở thì mệnh lệnh tính ( impératif ) " mè ghínu " được diễn tả bằng động từ " trở thành " ( devenir , đừng trở thành cứng lòng nữa) và thì hiện tại nói lên đặc tính nối tiếp trong trạng thái trở thành " hãy tin ".

Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được đó là lời khuyên bảo cho tiến trình đức tin, hoán chuyển từ trạng thái của người " không tin " ( á-pistos ) hướng về thực tại của " tin và phó thác " ( pístos ).  

Thánh Gioan không nói rõ Tôma có chạm đến Chúa Kitô hay không.

Ngài chỉ đặt lên môi của Tôma lời tuyên xưng đức tin cao cả nhứt của cả Phúc Âm:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con " ( Jn 20, 28).

Người môn đệ nhận biết Chúa Giêsu là Chúa ( Kýrios ). Đó là cách diễn tả quen thuộc trong ngôn ngữ Hy Lạp để xưng danh Chúa " YHWH " ( Yahvé) trong Do Thái ngữ, chính là " Thiên Chúa ". Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

Ngoài ra hai tước hiệu về Chúa, " Chúa, Thiên Chúa " lại còn được Tôma dùng tỉnh từ chủ hữu tính để xác nhận, " Chúa của con..., Thiên Chúa của con ", nói lên mối liên hệ chặt chẽ của Người với đời sống mình.

Qua những gì Tôma đã tuyên xưng như vừa kể, chúng ta có thể tìm hiểu được ý nghĩa của danh tánh " Song Sinh " ( Dydimo ). Song sinh hay sinh đôi " dydimo " đối với Chúa Giêsu không chỉ có nghĩa là môn đệ Tôma có khuôn diện, thân thể, dáng điệu giống Chúa Giêsu, mà  Tôma đã chuyển đổi thật rõ ràng; từ thái độ bất định, đặc tính của kẻ nghi ngờ, Tôma đã đi đến hội nhập rõ ràng, trong sáng. Ngoài ra chính nhờ đức tin, Tôma đã trở nên giống chính Chúa Giêsu, để cho mình được hoàn chuyển trở thành giống như Người,

Sau cùng, còn có ý nghĩa hơn nữa, Thánh Gioan tác giả Phúc Âm mớm ý cho ngưòi đọc nhận biết nơi Tôma thực trạng trở thành giống Chúa của mình, cùng đi với Chúa Giêsu con đường để tiến triển  lớn lên trong đức tin vào Chúa Giêsu.

 

   5 - Với niềm hạnh phúc của  kẻ  có đức tin, Thánh Gioan kết thúc đoạn tường thuật của ngài:

   . - " Phúc thay những người không thấy mà tin " ( Jn 20, 29).

Kinh nghiệm của vị Thánh Tông Đồ là điều quan trọng cho đức tin của mình.

Như đối với những người tiên khởi được Phúc Âm nhằm viết ra cho, , sau hai ngàn năm, cả chúng ta cũng không được thấy Đấng Chịu Đóng Đinh, cũng như Đấng Phục Sinh..

Tuy vậy, chúng ta vẫn tin vào Người, bởi vì thật sự chúng ta đã gặp được Người trong suy niệm, trong kinh nghiệm bí tích, trong sâu thẩm của mối liên hệ nhân loại của chúng ta, như những gì Tôma đã được Chúa Giêsu cho biết, để trở nên " dydimo " , song sinh với Người.

Chúng ta cũng vậy, ước gì tất cả chúng ta " dydimo ", song sinh với Chúa Ki Tô, để tiếp nối sứ mạng của Người, giải thoát chúng ta và anh em chúng ta khỏi sự dữ, tội lỗi và cái chết do bạo lực của tội lỗi đem đến.

Hãy trở thành " dydimo ", song sinh với Chúa Ki Tô, để xứng đáng gọi Thiên Chúa bằng Cha:

   - " Lạy Cha chúng con ở trên trời ..." ( Mt 6, 9).

Từ cuộc gặp gỡ chính đáng đó, đưa đến cho chúng ta, " song sinh " với Tôma, lời chúc phúc của Chúa Giêsu, hay đúng hơn trạng thái bằng lòng sâu đậm của người tín hữu. 

Chương 20 Phúc Âm Thánh Gioan được kết thúc bằng hai câu kết ( Jn 20, 30-31)., trong đó Thánh tác giả Phúc Âm giải thích vói mục đích nào, ngài đã kể lại những dấu chứng đó về Chúa Giêsu. Trước tiên đó là để cho những ai đọc Phúc Âm ngài, tức là chúng ta, tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô ( Messia) và là Con Thiên Chúa.

Nhưng mục đích cuối cùng là đời sống: đó là tin vào Chúa Giêsu cho phép chúng ta có được đời sống, tức là có được khả năng sống một cách trọn vẹn  và thành đạt.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!