Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
VIÊN ĐỘI TRƯỞNG NHẬN BIẾT

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 21); ( 01.04.2012 );( Mc 14, 1-15, 47)

CHÚA NHẬT LỄ LÁ,  NĂM B ( Mc 14, 1-15, 47)

NGUYỄN HỌC TẬP          

 

Đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay thuật lại cho chúng ta cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, một đoạn Phúc Âm rất dài và rất súc tích để có thể suy niệm hết trong một thời gian ngắn ngủi.

Do đó, chúng ta chỉ chọn một vài tư tưởng riêng  biệt để suy ngắm về công cuộc cứu rổi của Chúa Giêsu và về cuộc đời của chúng ta.

Điều đặc biệt mà chúng ta muốn chú ý đó là câu tuyên bố của viên đội trưởng, đứng dưới Thánh Giá Chúa Giêsu, khi Ngài tắt thở:

   - " Viên đội trưởng đứng đối diện với Chúa Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: " Quả thật người nầy là Con Thiên Chúa" ( Mc 15, 39).

Đọc Phúc Âm, chúng ta có nhiều cách để định hướng suy ngắm. Nhưng có lẽ một trong những định hướng then chốt để hiểu Phúc Âm Thánh Marco, đó là tư tuởng " Con Thiên Chúa" hay " Con yêu dấu của Ta" ( ho hyios mou agapetos).

" Con yêu dấu của Ta" đã được tiếng Chúa Cha từ trời xác nhận đến hai lần : lần thứ nhứt khi Chúa Giêsu nhận phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả bên bờ sông Giordan:

   - " Lại có tiếng từ trời phán rằng : Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con"  (Mc 1, 11), và lần thứ hai khi Chúa Giêsu được tỏ mình ra sáng láng trên núi:

   - " Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: Đây là Con  Ta yêu dấu, các con hãy vâng nghe lời Người" ( Mc 9, 7). 

Và tư tưởng " Con yêu dấu " còn được Thánh Marco thuật lại một lần nữa. Lần nầy do chính Chúa Giêsu  thốt ra để nói về mình, là Đấng Cứu Thế được Chúa Cha sai đến vào thời điểm Chúa Cha đã định để đem lại ơn Cứu Rỗi cho nhân loại:

    - " Ông chỉ còn một người con nữa, là con yêu dấu, người nầy là người cuối cùng ông sai đến gặp họ" ( Mc 12, 6). 

Như vậy với tư tưởng " Con yêu dấu " là phương thức để Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại, Thiên Chúa xác nhận Chúa Giêsu là Con của Ngài được sai đến để cứu chuộc chúng ta và đồng thời tỏ mình ra cho chúng ta.

Ngài tỏ mình ra cho chúng ta qua lời xác quyết Chúa Giêsu là " Con yêu dấu " của Ngài, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, và phán với chúng ta từ trời, qua đám mây.

Chúa Giêsu, " Con yêu dấu" của Chúa Cha, là Thiên Chúa, được Thánh Phaolồ giảng giải rộng hơn, trong thư gởi tín hữu Do Thái:

   - " Thật vậy, có bao giờ Thiên Chúa phán với vị thiên thần nào: Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con, hoặc là: Ta sẽ là Cha Người. Và chính Người sẽ là Con Ta. Khi đưa Trưởng Tử vào thế giới loài người, Thiên Chúa nói: " Mọi thiên thần của Thiên Chúa phải thờ lạy Người" ( Heb 1, 5-6). 

Tư tưởng " Con yêu dấu" hay " Con của Cha" mà Thánh Marco thuật lại trong Phúc Âm Ngài, các Thánh Tông Đồ cũng nói với  chúng ta rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, được Chúa Cha sai đến và liên tưởng đến việc  Chúa Giêsu Phục Sinh:

   - " Điều Thiên Chúa hứa với cha ông chúng ta, thì Người đã thực hiện cho chúng ta, con cháu các ngài, khi làm cho Chúa Giêsu sống lại, như lời đã chép trong Thánh Vịnh 2: Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con" ( Act 13, 33).   

Xét về những người liên hệ trong các lần được tuyên bố " Con yêu dấu" trong Phúc Âm Thánh Marco,

- trong dịp Chúa Giêsu chịu phép rửa, chắc chắn Chúa Giêsu đứng sắp hàng chung với những người  Do Thái tội lỗi khác để nghe lời  Thánh Gioan Tẩy Giả khuyên giục ăn năn thống hối và được  rửa cho.

Chúa Giêsu chịu phép rửa với người tội lỗi, đứng đồng hàng với họ để liên đới với họ, khuyến khích họ trở về với tình thương Cha con của Thiên Chúa. Ngài bị dìm xuống nước như họ và khi trồi lên, chính Chúa Cha và Chúa Thánh Linh xác nhận địa vị cao cả và ưu ái của Ngài:

    - " Vừa lên khỏi nước, Ngài liền thấy các tầng trời xé ra và thấy Thánh Thần như chim bò câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con " ( Mc 1, 10-11).

- Trong khi đó thì ở biến cố Chúa Giêsu được biến dạng tỏ mình ra sáng láng, Chúa Giêsu tỏ mình là " Con yêu dấu" của Chúa Cha cho ba môn đệ Phêrô, Giacobê và Gioan:

   - " Sáu ngày hôm sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacobê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người được biến đổi hình dạng trước mặt các ông" ( Mc 9, 2). 

Nhưng ngoài ba môn đệ, Chúa Giêsu cũng tỏ mình ra cho tiên tri Elia và vị cựu thủ lãnh của dân Do Thái, ông Moisen, là những người đã khuất:

   - " Và ba  môn đệ thấy ông Elia và ông Moisen hiện ra đàm đạo với Chúa Giêsu" ( Mc 9, 4). 

Điều đó cho thấy công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu không những chỉ liên hệ đến ba môn đệ và dân chúng Do Thái đang sống, mà liên hệ cho cả các thế hệ trong quá khứ.

Và Ngài chính là Đấng Cứu Thế mà dân chúng đang mong đợi, được  sách các tiên tri  ( Elia) và lề luật ( Moisen) tiên báo. 

Trong dịp nầy, cũng chính Chúa Cha xác nhận địa vị và sứ mạng của Ngài là " Con yêu dấu", là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa, được chính Chúa Cha sai đến và ra lệnh cho tất cả chúng ta hãy vâng nghe Người:

   - " Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: Đây là Con Ta yêu dấu, các con hãy vâng nghe lời Người " ( Mc 9,7). 

-  Trong dụ ngôn các người làm vườn nho gian ác, chính Chúa Giêsu tự ý thức mình là người " Con yêu dấu " và là vị sứ giả cuối cùng của thời điểm đã định, được sai đến để nối lại sự hoà thuận giữa chủ vườn và các người làm công gian ác, giữa Thiên Chúa là Cha nhân hậu và nhân loại tội lỗi:

   - " Ông chỉ còn một người nữa là đứa con yêu dấu: người nầy là người cuối cùng ông sai đến gặp họ" ( Mc 12, 6). 

- Nhưng điều làm chúng ta suy nghĩ không ít là biến cố xảy ra trên đồi Golgotha.

Dường như lúc đen tối nhứt của cuộc đời Chúa Giêsu, " Con yêu dấu", "Con Ta yêu dấu", mối thân tình Cha Con với Chúa Cha biến tan như mây khói. Chúa Giêsu, với bản tính nhân loại, đã cất tiếng van xin trong sợ hãi:

   - " Abba, Cha ơi! Cha làm được mọi sự, xin cất chén nầy xa con…" ( Mc 14, 36". 

Và rồi Chúa Giêsu kiệt sức, thốt lên những lời tuyệt vọng cuối cùng:

   - " Eloi, Eloi, Lemàsabactàmi, lạy Chúa, lạy  Thiên Chúa của con, sao Chúa lại bỏ con?" ( Mc 15, 33-34). 

Cảnh "các tầng trời xé ra và Thánh Linh như chim bò câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con" ( Mc 1, 11) không còn nữa.

Cảnh " bổng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: Đây là con Ta yêu dấu, các con hãy vâng nghe lời Người " ( Mc 9,7) cũng không còn nữa.

Thiên Chúa dường như tan biến thành mây khói, Chúa Giêsu chỉ còn lại đơn độc một mình, đối phó với cái chết dưới bầu trời tang tóc ảm đạm:

   - " Bấy giờ là giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ mặt đất đến giờ thứ chín…" ( Mc 15, 33). 

Đó không phải chỉ là kinh nghiệm  của một mình Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể. Kinh nghiệm đó, nhiều lần trong cuộc đời của mỗi cá nhân chúng ta đều có trải qua. Nhiều lúc trong những khó khăn cùng cực của cuộc sống, chúng ta nguyện cầu với Chúa. Nhưng dường như  Thiên Chúa không nghe, không thấy, không  cảm thông: 

" …Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa lại bỏ con?", là câu nói cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi tắt thở, mà cũng là câu nói của bao nhiêu người trong chúng ta trước những tuyệt vọng của cuộc sống.

Suy nghĩ đến đây, người viết bổng nhớ lại câu chuyện đi dạo trên bờ biển của Cha Michel Quoist. Một buổi sáng bình minh đẹp trời nọ, một thanh niên vừa đi dạo vừa suy niệm Phúc Âm dọc theo bờ biển, cứ mỗi bước chân mình đi để lại hai dấu chân. Càng bước đi, hai dấu chân tiếp tục để lại vết trên cát thành một luống đi dài. Anh dừng lại cầu nguyện và được Chúa Giêsu cho biết đó là dấu chân của Ngài và dấu chân của anh. Ngài luôn luôn làm bạn đồng hành với anh và đi bên cạnh anh.

Những ngày kế tiếp, anh rất phấn khởi. Ngày nào cũng thức dậy sớm để đi ra biển đi dạo với Chúa Giêsu. Và ngày nào dấu chân hai người cũng song hành để vết lại trên cát.

Nhưng rồi một ngày trời u ám và anh cũng gặp nhiều vấn đề buồn phiền. Tuy vậy anh cũng không muốn lỡ hẹn cuộc đi dạo với Chúa Giêsu trên bờ biển. Anh vẫn ra bải biển như thường lệ, bắt đầu đi, suy niệm Phúc Âm pha lẫn với những vấn đề phiền toái của cuộc sống.  Nhưng hôm đó, có một cái gì khác thường. Bởi lẽ mỗi bước chân anh đi chỉ để lại trên cát một dấu chân thôi.

Sau buổi đi dạo, anh buồn bã trở về nhà trọ, vì biết Chúa Giêsu không muốn đi dạo với anh nữa, ngay lúc nầy, lúc mà anh đang có vấn đề, lúc anh đang cần Ngài. Anh ngao ngán, về nhà trọ, leo lên giường ngủ, không muốn nói chuyện với ai và chán nản.

Rồi thời gian qua đi, anh cảm thấy đỡ hơn và bắt đầu đi dạo lại trên mặt cát. Bổng nhiên anh mừng rở vì thấy trên mặt cát bắt đầu có hai vết chân trở lại. Anh hỏi Chúa Giêsu vậy  lúc anh buồn và lo âu, Ngài đi đâu bỏ anh một mình.

Ngài đáp là Ngài vẫn ở với anh.

- " Vậy tại sao chỉ có một dấu chân trên cát?", anh hỏi Ngài.

- " Tại vì dấu chân đó là dấu chân của Ta. Chân con không in dấu lên cát, vì trong những ngày vừa qua lúc con buồn, chính Ta đã ẵm con trên tay Ta để đi dạo với con". 

Đọc những lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi tắt thở:

" Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa lại bỏ con",

dưới bầu trời ảm đạm " bấy gìờ là giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ mặt đất đến giờ thứ chín",

không có " các tầng trời xé ra và Thánh Linh như chim bồ câu ngự xuống trên mình",

không có " từ đám mây có tiếng phán", với tâm tình nhân loại, chúng ta có cảm tưởng là Chúa Giêsu bị Chúa Cha bỏ rơi, bỏ rơi ngay trong lúc Người cần được an ủi nhứt.

Một thử thách quá nặng nề, đối với đứa " Con yêu dấu" đã luôn luôn vâng phục thánh ý Ngài cho đến chết. 

Nhưng nếu đọc thêm những dòng kế tiếp Phúc Âm Thánh Marco, chúng ta sẽ thấy được sự việc không hẳn như vậy. Bởi lẽ sau câu nói cuối cùng, Chúa Giêsu tắt thở.Và ngay lúc Chúa Giêsu vừa tắt thở,

- " Viên đội trưởng đứng đối diện với Chúa Giêsu thấy Người tắt thở như vậy liền nói: Quả thật người nầy là Con Thiên Chúa" ( Mc 15, 39). 

" Con yêu dấu", " Con Ta yêu dấu", " Con của Cha", " Con Thiên Chúa" giờ đây không phải Chúa Cha và Chúa Thánh Thần phán xuống từ các tầng trời xé ra, từ đám mây bao phủ, cũng không phải do ba môn đệ Chúa Giêsu, do các vị tiền nhân Elia và Moisen xác nhận, mà phát xuất từ lương tâm của " viên dội trưởng", một người lương dân chưa bao giờ nghe  biết giáo lý của Chúa Giêsu.

Ơn cứu rỗi của Người không còn chỉ hạn hẹp ở Phêrô, Giacobê và Gioan, ở khuôn viên của dân Do Thái, mà đã được Chúa Cha làm cho lan rộng đến lương tâm mọi người và viên đội trưởng là người lương dân đầu tiên bắt đầu đáp ứng.

Sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta không nhất thiết hệ tại ở những yếu tố cảm thấy được, chứng minh được.

Nhiều lúc trong thinh lặng âm thầm, là những lúc Ngài đang ẵm chúng ta trong tay Ngài, trợ lực và cùng đi với chúng ta, bởi lẽ chúng ta là những đứa con của Ngài.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!