Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU ĐƯỢC BIẾN DIỆN RA SÁNG LÁNG

  

   SUY NIỆM PHÚC ÂM ( 63 );( 04.03.2012);(Mc 9, 2-10)

   CHÚA NHẬT II   MÙA CHAY , NĂM B.

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Phúc Âm Thánh Marco Chúa Nhật hôm nay ( Mc 9, 2-10) thuật lại cho chúng ta việc Thiên Chúa tỏ ra vinh hiển của Ngài cho ba môn đệ Chúa Giêsu, thánh Phêrô, thánh Giacobê và thánh Gioan.

Sự việc được xảy ra trên một đỉnh núi cao:

   - " Sáng ngày hôm sau, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacobê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao"( Mc 9, 2).

Đỉnh núi là yếu tố quan trọng đối với phần lớn các tôn giáo, khi đề cập đến một yếu tố quan trọng, nơi cao vợi nói lên địa vị cao cả và tôn nghiêm của Đấng Tối Cao và lên được đỉnh núi cao cũng có ý nghĩa nói lên quan niệm con người tiến lại gần hơn tới Đấng Cao Cả.

Văn chương bình dân Việt Nam chúng ta cũng thường đề cập đến " đỉnh núi Văn Vú", khi diễn tả uy dũng của thần sấm sét, lúc  ẩn lúc  hiện với những cơn sấm chớp ngập trời, mỗi khi giông tố đến. 

Trong Cựu Ước, Moisen cũng được Chúa gọi lên núi Sinai để giao cho hai bia đá chứa đựng mười điều răn mà mọi người phải tuân giữ ( Ex 34, 29).

Nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu cũng xảy ra trên núi:

   - chính trên núi, Chúa Giêsu tuyên bố " Tám Mối Phước Thật" ( Mt 5, 1-12),

   - chính trên núi, Chúa Giêsu toàn thắng Satan và bắt Satan phải thờ lạy Thiên Chúa:

     * " Cút đi Satan, vì có lời chép rằng: Hãy thờ lạy Thiên Chúa là Chúa ngươi và phụng tự một mình Người" ( Mt 4, 10).

- cũng chính trên núi mà Chúa Giêsu hẹn gặp lại các môn đệ sau khi sống lại và từ giả các ông để về trời:

*"Trong khi đó mười một tông đồ đi về Galilea, lên núi, nơi Chúa Giêsu đã hẹn với các ông " ( Mt 28, 16).

Như vậy, trên " đỉnh núi" hay "trên núi cao " là nơi thần linh ( núi Văn Vú) hay Thiên Chúa tỏ ra  quyền năng, uy dũng  và sự cao cả của Ngài. Trên núi cao là nơi Chúa Giêsu  "mở miệng" mạc khải tình thương đầy ấp trong cung lòng Thiên Chúa cho chúng ta qua Tám Mối Phước Thật, nơi Chúa Giêsu dùng quyền uy của mình để chiến thắng Satan, nơi  Thiên Chúa tỏ ra sự cao trọng vinh hiển của Ngài và nơi Chúa Giêsu từ giả, tạm biệt các môn đệ trong vinh danh khải hoàn để lên trời. 

Phải chăng khi nói đến núi cao, cử chỉ tự nhiên của chúng ta là ngước mắt lên cao, nâng tâm hồn lên cao " Sursum corda", để gặp Đấng Thần Linh, để gặp Thiên Chúa " Habemus ad Dominum" ( Chúng con đang hướng tâm hồn chúng con về Chúa).

Và sau khi ba  môn đệ đến núi cao với Chúa Giêsu, các ông được chứng kiến sự cao trọng vinh hiển của Chúa. 

Bản dịch Việt Ngữ Phúc Âm chúng tôi có trong tay, do Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành 1998 cho chúng ta đoạn văn nói về biến cố Thiên Chúa tỏ ra sự vinh hiển của Ngài như sau:

   - " Rồi Người ( Chúa Giêsu) biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ , trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy" ( Mc 9, 2b- 3).

Bản dịch Việt ngữ dùng động từ ở thể "chủ động" ( actif): " Người biến đổi hình dạng".

Trong khi đó thì các bản dịch Pháp và Ý ngữ mà chúng tôi có được của

   - La Sainte Bible de L'École Biblique de Jerusalem , Cerf, Paris 1961

   - La Bibbia di Jerusalemme, EDB, Bologna, 2000

đều dịch bản văn trên dưới hình thức của động từ " thụ  động" ( passif):

- " Et il fut transfiguré devant eux et ses vêtements devinrent resplendissants, d'une telle blancheur qu'aucun foulon sur terre ne peut blanchir de la sorte".( Người được biến đổi hình dạng…)

- «  Fu trasfigurato davanti a loro e le sue vesti divennero splendenti, bianchissime: nessun lavandaio sulla terra potrebbe renderle così bianche"( Người được biến đổi hình dạng)

Dùng động từ ở thể chủ động để dịch ra Việt Ngữ như vậy là dịch không chính xác và làm mất đi nhiều ý nghĩa quan trọng.

Đọc Phúc Âm, nếu để ý chúng ta sẽ thấy rằng Phúc Âm kể lại cho chúng ta cuộc đời Chúa Giêsu bằng  một loạt các động từ ở thể thu động ( passif) hơn là chủ động ( actif), nhứt là những giai đoạn quan trọng mà các giáo phụ và các nhà thần học thường gán cho từ ngữ  "mầu nhiệm" ( mysteria), để chỉ  các giai đoạn vừa kể:

   - được thụ thai trong lòng trinh nữ Maria bởi phép Đức Chúa Thánh Thần,

   - được Thánh Gioan Tẩy Giả rửa cho bên bờ sông Giordano,

   - được Chúa Thánh Linh đẩy vào sa mạc, bị qủy cám dỗ, bị môn đệ Giuda phản bội, bị môn đệ Phêrô chối bỏ ba lần, bị đóng định vào Thập Giá, được mai táng trong mồ và ngày thứ ba được Chúa Cha làm cho sống lại.

Và trong biến cố chúng ta đang bàn,  " được biến đổi hình dạng" ( fut transfiguré), đúng hơn là " Người biến đổi hình dạng…".

   - " Người được biến đổi hình dạng…" bởi ai?

Một câu hỏi tự nhiên. Bởi lẽ một động từ chia ở thể "thụ động" luôn hàm chứa một túc từ chỉ chủ thể năng động ( complément d'agent).

Đặt câu hỏi trên, chúng ta sẽ thấy ngay

   " Người được biến đổi hình dạng do Chúa Cha".

Viết lại câu trả lời dưới dạng thức "chủ động" ( actif): Chính Chúa Cha là Đấng biến đổi sắc diện cho Chúa Giêsu.

Thánh Phaolồ trong thư gởi tín hữu Hy Lạp ở Corinthio đã liên tưởng đến việc Chúa Giêsu với tư cách là con người ( Ngôi Lời Nhập Thể) được Thiên Chúa biến đổi sắc diện  (transfiguration) để khuyên dụ chúng ta hãy biến cải chính con người chúng ta hay biến thể (transformation) thành con người như Chúa muốn:

- " Anh em đừng chiều theo tâm địa thế gian, hãy biến cải con người anh em bằng cách biến cải tâm hồn chúng ta, biết đâu là ý muốn của Thiên Chúa, đâu là điều tốt đẹp, đẹp lòng Người và hoàn hảo" ( 2 Cor 3, 18).

Chúng ta hãy  biến cải, biến thể ( transformation) con người chúng ta, cả thể xác lẫn tâm hồn, hãy biến thể như Chúa muốn, để nơi chúng ta chiếu tỏa ra con người mới, người tín hữu Chúa Ki Tô, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, là con Thiên Chúa và được quyền tham dự vào bản thể thần linh của Người.

Chúa Giêsu là mẩu gương cho chúng ta trong việc biến đổi đó. Chúa Giêsu được Chúa Cha biến đổi con người của Ngài , từ con người với nhân tính do công cuộc nhập thể, thành một Chúa Giêsu được thần linh hoá ( divinisé), ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa rực chiếu qua khuôn mặt Ngài,

   - " y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy" ( Mc 9, 3).

Chúa Giêsu "được Chúa Cha  biến đổi hình dạng",Chúa Giêsu được thần linh hóa, được Chúa Cha hoàn toàn biến cải con người của Ngài.

Đó là ý nghĩa mà Thánh Phaolồ khuyên dụ các tín hữu Corinthio và khuyên dụ chúng ta hãy biến cải con người chúng ta theo như Thiên Chúa muốn, hãy để cho ân sủng Thiên Chúa biến cải chúng ta, hãy " bị Thiên Chúa biến đổi", theo " ý muốn của Thiên Chúa, ( trở thành) điều tốt đẹp, đẹp lòng Ngài và hoàn hảo" để xứng đáng địa vị Ki Tô hữu, con Thiên Chúa và thừa kế gia tài bản tính thần linh của Thiên Chúa như đã nói. 

Trong Cựu Ước chúng ta cũng có những trường hợp "biến đổi sắc diện" hay " tỏ mình ra sáng láng" tương tợ, nhưng không đồng nhất với trường hợp Chúa Giêsu được biến đổi sắc diện của Phúc Âm hôm nay.

Đó là trường hợp ông Moisen lên núi lãnh hai bia đá chứa mười điều răn:

  - " Khi Moisen từ trên núi Sinai xuống…ông không biết là da mặt của ông trở thành sáng chói, vì Moisen đã đàm thoại với Ngài" ( Ex 34, 29).

Khuôn mặt của Moisen trở thành sáng chói, nhưng ông bị biến đổi sắc diện  (transfiguration) do việc ông tiếp xúc với Thiên Chúa, chớ không phải do Thiên Chúa biến đổi, thần linh hoá con người của ông, như trường hợp của Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay.

Chúa Giêsu " được Chúa Cha biến đổi ( transformation), thần linh hóa, ánh sáng vinh  quang của Thiên Chúa chiếu toả từ bên trong con người của Chúa Giêsu.

Ánh vinh quang đó chiếu tỏa qua con người Chúa Giêsu đã làm cho Thánh Phêrô ngây ngất, nói mà không biết điều mình đang nói:

- " Thưa Thầy, chúng con ở đây thật tốt quá! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho Moisen và một cho Elia. Thực ra ông không biết mình đang nói gì, vì các ông kinh hoàng" ( Mc 9, 5-6).

Ánh vinh quang chiếu toả qua con người của Chúa Giêsu đó là những gì Chúa ban cho ba môn đệ hiện diện, nếm trước sự vinh quang của Chúa Giêsu trong ngày Phục Sinh, để các ông vững tin và can đảm bền vững trong những thử thách mà các ông sẽ trải qua trong  cuộc tử nạn sắp đến của Chúa Giêsu. Bởi lẽ biến cố " Chúa Giêsu được biến đổi hình dạng" ( Mc 9, 2-10)  được Thánh Marco thuật lại lồng vào giữa hai lần  Chúa Giêsu tiên báo về cuộc tử nạn sắp đến của Ngài ( Mc 8, 31-33) và ( Mc 9, 30-32).

Ánh vinh quang của Thiên Chúa chiếu tỏa qua Chúa Giêsu cũng là những gì cho chúng ta, những tín hữu Chúa Ki Tô , nếm trước những điều sẽ là thực hữu trong Nước Trời:

- " Ta nói thật: có một vài người trong số những ai đang hiện diện ở đây sẽ chưa chết đi, trước khi được thấy Con Người ngự đến trong Nước Trời" ( Mt 16, 28).

Và trước ánh vinh quang đó của Thiên Chúa trong Nước Trời:

   - " Ta nói cho anh em biết: trong số phàm nhân đã lọt lòng me, không có ai cao trọng hơn ông Gioan, tuy nhiên kẻ nhỏ nhứt trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông" ( Lc 7, 28). 

Cũng như trong dịp Chúa Giêsu chịu phép rửa, trong biến cố " Chúa Giêsu được biến hình dạng…" hôm nay, có tiếng Chúa Cha phán từ trời:

   - " Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 11), nhưng ở đây, tiếng Chúa Cha còn thêm:" các con hãy vâng nghe Người" ( Mc 9, 7). 

Ba  môn đệ được chiêm ngưỡng ánh vinh quang rực rở của Thiên Chúa trên núi, cũng như người Ki Tô hữu được phép Rửa cho gia nhập vào thành phần gia đình cao cả con cái Thiên Chúa, được Chúa Cha khuyên dặn "…các con hãy vâng nghe Người".

Được chiêm ngưỡng ánh vinh quang hay trở thành con cái Chúa không phải chỉ để chiêm ngưỡng  các vẻ đẹp huy hoàng của Ki Tô giáo, để trở thành thành phần " được chọn lọc"  (élites) với nhiều đặc ân, đặc quyền, đời sống được bảo đảm khỏi lo âu , mà là những dấu chỉ và phần thưởng để được khuyên dặn: "các con hãy vâng nghe Người".

Chúa Giêsu dạy chúng ta những gì?

Đọc thêm phần còn lại Phúc Âm thánh Marco, cũng như các Phúc Âm khác, chúng ta sẽ thấy rằng những lời giảng dạy của Chúa Giêsu là những mạc khải: mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải hoàn hảo con người cho con người, như Hiến Chế Gaudium et spes đã xác nhận.

Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta

   - Thiên Chúa là Đấng tạo dựng trời đất vũ trụ,

   - là người Cha nhân ái yêu thương chúng ta

   - và để cứu rổi đem lại hạnh phúc cho chúng ta, Ngài đã tìm hết cách, khuyên dạy chúng ta qua các ngôn sứ và sau cùng, nếu cần để đem lại hạnh phúc cho chúng ta Ngài đã không ngần ngại hy sinh chính người Con duy nhất của Ngài là Chúa Ki Tô.

Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta

  -  là con Thiên Chúa ( Mt 6, 9),

   - chúng ta được Chúa ban cho quyền được tham dự vào bản tính thần linh của Người ( 2 Pt 1,4).

 Bởi vì chỉ có Thiên Chúa vô hạn mới lấp đầy được nỗi khao khát hạnh phúc vô tận, mà Ngài đã đặt trong tâm hồn chúng ta khi Ngài dựng nên chúng ta " giống hình ảnh Ngài" ( Gn 1, 27), được ban cho trí khôn ngoan và lòng khao khát tự do , phản ảnh lại trí khôn ngoan vô tận và sự tự do không biên giới của Ngài.

Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta

   - những điều liên quan đến quyền lực và  địa vị là để phục vụ người khác và phục vụ công ích,

   - cách ăn thói ở ngay chính và thành thật đối với nhau chớ không gian trá giả hình như những người Pharisêu,

   - lòng yêu thương và liên đới với người khác, nâng đỡ và trợ lực cho  họ , dù trong việc nhỏ mọn cũng là hành xử cho chính Ngài, luôn luôn biết thông cảm và tha thứ cho anh em.

Và không những giảng dạy cho chúng ta về những điều vừa kể, cả cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời đem ra thực hiện không ngừng những gì Ngài muốn giảng dạy chúng ta.

Ngài không ngừng làm phép lạ để chữa trị, nâng đỡ con người khỏi những bất hạnh của họ:

   - "Người mù xem  thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" ( Mt 11, 5-6). 

  - " các con hãy vâng nghe Người ": các con hãy có thói ăn nếp ở và hành xử đối với Thiên Chúa và đối vói anh em , như Chúa Giêsu đã dạy và đã làm.

Nói một cách ngắn gọn, người tín hữu Chúa Ki Tô, người môn đệ Chúa Ki Tô, phải biết sống bằng loan báo và hành động  những gì Chúa Giêsu dạy bảo cho  bằng lòi nói và động tác  của Người, để bênh đỡ kẽ yếu thế, bệnh tật, khốn cùng, như vậy khuôn diện yêu thương rạng rỡ của Thiên Chúa được thể hiện ra, chiếu sáng lên cho mọi người, qua mỗi con người của chúng ta, môn đệ Chúa Ki Tô.

Mỗi người tín hữu Chúa Ki Tô phải là Chúa Giêsu được biến diện ra sáng láng, để thế gian nhận biết Thiên Chúa.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!