Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC CÁI CHẾT GẦN KỀ.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 7)

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 15.02.2012.

 

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

 

Anh Chị Em thân mến,

trong con đường học hỏi cầu nguyện của chúng ta, thứ tư vừa qua, tôi đã đề cập đến lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, được lấy ra từ Thánh Vịnh 22:

   - " Lạy Chúa, lạy Chúa của con sao Chúa lại bỏ con ? ",

giờ đây tôi muốn được tiếp tục suy niệm về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, trước cái chết gần kề. Tôi muốn được dừng lại hôm nay trước đoạn tường thuật mà chúng ta gặp được trong Phúc Âm Thánh Luca.

Tác giả Phúc Âm đã để lại cho chúng ta ba câu nói của Chúa Giêsu, mà hai trong ba câu đó - câu thứ nhứt và câu thứ ba - là những lời cầu nguyện hướng về Chúa Cha một cách rõ ràng.

Câu thứ hai trái lại, gồm các lời nói được nói lên cho người trộm lành, bị đóng đinh cùng với Người, thật vậy, để đáp ứng lại lời cầu nguyện của kẻ trộm. Chúa Giêsu bảo đảm với anh

   - " Ta nói thật với anh, ngày hôm nay anh sẽ ở với Ta trên thiên đàng " ( Lc 23, 43). 

Như vậy trong đoạn tường thuật của Thánh Luca hai lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dang hấp hối lên Chúa Cha đươn kết một cách có ý nghĩa với sự đón nhận lời khẩn cầu của người tội lỗi thống hối van xin với Người.

Chúa Giêsu kêu cầu Chúa Cha và đồng thời đón nhận lời cầu nguyện của người, mà thường được gọi là " người trộm thống hối " ( latro poenitens).

 

   1 - Chúng ta hãy dừng lại với ba lời cầu nguyện đó của Chúa Giêsu.

Lời cầu nguyện thứ nhứt được thốt lên liền sau khi chịu đóng đinh trên thập giá, khi lính tráng đang chia nhau y phục của Người, như là phần trang trải đối với những gì họ đã phục vụ.

Trong một ý nghĩa nào đó, với động tác vừa kể, hành động đóng đinh được coi là đã kết thúc.Thánh Luca viết

   - " Khi đến nơi gọi là " Đồi Sọ ", họ đóng đinh Người vào thập giá và cùng lúc với hai tên gian phi , một bên phải, một bên trái. Bấy giờ Chúa Giêsu thốt lên rằng: " Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm. Rồi họ lấy y phục của Người chia ra mà bắt thăm " ( Lc 23, 33-34).

     Lời cầu nguyện thứ nhứt mà Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, đó là lời cầu nguyện can thiệp: Người can thiệp cho những kẻ sát hại Người. Với thái độ đó, Chúa Giêsu chính mình đứng ra thực hiện nhưng gì Người đã giảng dạy trong bài giảng trên núi, khi Người nói:

   - " Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em " ( Lc 6, 27).

Và Người cũng hứa với những ai biết tha thứ:

   - " Phần thưởng của anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao " ( Lc 6, 35).

Giờ đây trên thập giá, không những Người tha thứ những kẻ sát hại Người, mà còn trực tiếp thưa với Chúa Cha để can thiệp cho họ. 

Thái độ vừa kể của Chúa Giêsu gặp được cách hành xử " bắt chước " thật cảm động trong cuộc Thánh Stephano bị ném đá, vị Thánh tử đạo tiên khởi. Thật vậy, Stephano, khi giây phút tận cùng gần kề,

   - " ngài qúy xuống, kêu lớn tiếng lên: " Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội nầy ". Nói xong rồi, ngài an nghỉ " ( Act 7, 60),

đó là lời nói cuối cùng của Stephano.

So sánh lời cầu nguyện xin tha thứ của Chúa Giêsu và của vị Thánh Tử Đạo đầu tiên, chúng ta thấy thật là ý nghĩa.

Thánh Stephano nguyện cầu lên Chúa Phục Sinh và xin rằng việc ám sát ngài - động tác được xác định rõ ràng với cách diễn tả " tội nầy " - không bị quy trách cho những kẻ ném đá ngài.

Chúa Giêsu trên thập giá van xin cùng Chúa Cha và không những xin tha cho những kẻ đóng đinh Người, mà còn nói lên ý kiến của Người về những gì đang xảy ra.Thật vậy, theo các lời nói lên của Người,, những kẻ đóng đinh Người " không biết việc họ làm " ( Lc 23, 34), nghĩa là Người đặt sự dốt nát, việc " không biết ", như là lý do để xin Chúa Cha tha thứ cho, bởi vì điều dốt nát đó còn để con đường được mở ra cho sự sám hối, như thật ra đó là những gì được nói lên trong các lời của viên đội trưởng, khi Chúa Giêsu chết:

   - " Người nầy đích thực là người công chính " ( Lc 23, 47), là Con Thiên Chúa.

   - " Đây thật là một điều an ủi cho mọi thời đại và mọi người, sự kiện Chúa, đối với những người thực su không biết - các kẻ sát hại Người - cũng như những người biết nhưng vẫn kết án Người, tất cả đều đặt dưói sự không thấu hiểu như là nguyên cớ để xin tha thứ - Người thấy đó như là cánh cửa có thể mở ra con đường sám hối cho chúng ta " ( Gesù di Nazareth, II, 233).

 

 2 - Câu nói thứ hai của Chúa Giêsu trên thập giá được Thánh Luca ghi lại, là một câu nói đầy hy vọng.

Đó là lời đáp ứng lại lời cầu xin của một trong hai người cùng bị đóng đinh với Người.

Người trộm lành, trước mặt Chúa Giêsu, trở lại với chính mình và hối hận, nhận thức rằng mình đang ở trước mặt Con Thiên Chúa, làm cho Diện Mạo của chính Thiên Chúa được tỏ hiện, vá anh cầu nguyện:

   - " Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa vào Nước của Chúa, xin nhớ đến con " ( Lc 23, 42).

Đáp ứng của Chúa Giêsu đối với lời cầu nguyện nầy vượt qua bên kia những gì là lời cầu nguyện van xin. Thật vậy, Ngưòi nói:

   - " Ta bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng " 8 Lc 23, 43).

Chúa Giêsu xác tín rằng mình đang trưc tiếp hiệp thông cùng Chúa Cha và đang mở lại cho con người con đường vào Thiên Đàng của Thiên Chúa.

Nhu vậy, qua câu trả lời nầy,Người nói lên niềm hy vọng vững chắc rằng lòng tốt lành của Thiên Chúa có thể chạm đến chúng ta ngay cả trong giây phút cuối cùng của cuộc sống và lời cầu nguyện thành thật, ngay cả sau một cuộc sống sai trái, sẽ gặp được đôi tay mở rộng của Chúa Cha tốt lành, đang đợi đứa con trở về.

 

3 - Nhưng chúng ta hãy dừng lại ở những lời cuối cùng của Chúa Giêsu đang hấp hối.

Tác giả Phúc Âm thuật lại:

   - " Bấy giờ đã gần đến trưa và bóng tối bao phủ khắp mặt đất cho đến ba giờ chiều, bởi vì mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong đền thờ bị xé ngay chính giữa. Chúa Giêsu kêu lên lớn tiếng: " Lạy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha". Nói xong, Người tắt thở " ( Lc 23, 44-46).

Một vài khía cạnh của đoạn tường thuật nầy khác với những gì Thánh Marco và Thánh Matthêu cung hiến cho chúng ta.

Ba giờ trời tăm tối không được ghi lại trong Phúc Âm Thánh Marco., trong khi đó thì các giờ tăm tối đó có liên quan đến một chuổi các biến cố ngày tận thế, như động đất, mồ mả mở ra, kẻ chết sống lại ( Mt 27,51-53).

Trong Phúc Âm Thánh Luca các giờ tăm tối có nguyên do nhật thực, nhưng trong lúc đó cũng xảy ra biến cố màn trướng trong đền thờ bị xé ra. Diễn tả như vậy, đoạn tường thuật của Thánh Luca nói lên hai dấu chỉ, một cách nào đó song song nhau, trên trời và trong đền thờ. Trời mất đi ánh sáng, đất bị chìm ngập trong bóng tối, trong khi đó thì nơi đền thờ, nơi Thiên Chúa hiện diện, màn trướng bảo vệ thánh cung bị rách ra. Cái chết của Chúa Giêsu được thể hiện rõ ràng như là một biến cố vũ trụ và phụng vụ, nhứt là cho thấy một thòi điểm phụng tự mới được bắt đầu, đền thờ không phải do con người xây cất nên nữa, bởi vì Đền Thờ đó là Thân Thể của chính Chúa Giêsu chết đi và phục sinh, quy tựu và kết hợp các dân nước trong Bí tích Mình và Máu Người. 

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong giây phút đau khổ nầy- " Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha " - là tiếng kêu lớn của việc phó thác tuyệt đỉnh và hoàn toàn vào Thiên Chúa. Lời cầu nguyện đó nói lên lòng hoàn toàn ý thức mình không bị bỏ rơi. Lời kêu gọi được khởi đầu - " Lạy Cha " - nhắc lại lời tuyên bố đầu tiên của Người lúc còn thiếu niên, mười hai tuổi. Lúc đó Chúa Giêsu ở lại ba ngày trong đền thờ Giêrusalem, mà màn trướng bấy giờ bị rách ra. Và khi cha mẹ tỏ ra lo lắng, Chúa Giêsu trả lời:

   - " Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ? " ( Lc 2, 49).

Từ lúc khởi đầu cho đến cuối, điều xác nhận hoàn toàn cảm nhận của Chúa Giêsu, lời nói, động tác của Người, là mối liên hệ độc nhứt với Chúa Cha.

Trên thập giá,Người sống trọn hảo, trong tình yêu, mối liên hệ con cái nầy với Thiên Chúa, thúc đẩy Người cầu nguyện. 

Những lời được Chúa Giêsu thốt ra, sau lời kêu lên  " Lạy Cha ", là những gì lấy lại của Thánh Vịnh 31:

   - " Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con " ( Ps 31, 6).

Tuy nhiên những lời thốt lên đó không phải chỉ là trích dẫn suôn, nhưng là những gì nói lên một quyết định chắc chắn. Chúa Giêsu " phó thác " mình cho Chúa Cha trong một động tác hoàn toàn từ bỏ chính mình. Những lời nầy là một lời câu cầu nguyện " ủy thác " vào tình yêu Thiên Chúa.

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trước cái chết  thật thảm đạm cũng như của mỗi con người, nhưng đồng thời cũng tràn ngập lòng yên tỉnh sâu đậm, được nảy sinh ra từ lòng tin cậy vào Chúa Cha và từ ý chí giao phó mình hoàn toàn cho Người, như trong vườn Giêtsêmani, khi bước vào cuộc chiến đấu cuối cùng và vào lúc cầu nguyện đầy tâm huyết nhứt và khi " sắp bị giao nộp trong tay người ta " ( Lc 9, 44), mồ hôi Người trở thành " những giọt máu rơi xuống đất "  ( Lc 22, 44), tâm hồn Người vẫn  hoàn toàn vâng lời ý muốn Chúa Cha , và bởi đó " có một thiên thần từ trời hiện đến tăng sức cho Người " ( Lc 22, 42-43).

Giờ đây, trong những giây phút cuối cùng, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha bằng cách nói lên bàn tay nào là những bàn tay mà Người ủy thác tất cả sự sống của Người.

Trước khi bắt đầu khởi hành cho chuyến đi hướng về Giêrusalem, Chúa Giêsu nhấn mạnh nói với các môn đệ: 

   - " Anh em hãy để tâm lắng nghe nhưng lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời " ( Lc 9, 44).

Giờ đây, sự sống sắp bỏ rơi Người, Chúa Giêsu ấn tín vào lời cầu nguyện quyết định cuối cùng của Người: Chúa Giêsu để cho mình bị nộp vào tay người đời, nhưng trong tay Chúa Cha Người đặ để linh hồn của Người; như vậy - như Thánh Gioan tác giả Phúc Âm xác nhận - mọi việc đã hoàn tất, động tác tình yêu tối thượng đã được thực hiện đến kết thúc, đến hết giới hạn và cả bên kia giới hạn. 

Anh Chị Em thân mến, các lời của Chúa Giêsu trên thập giá trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian ban tặng cho chúng ta những định hướng quan trọng lúc cầu nguyện của chúng ta, nhưng cũng mở ra một lòng tin cậy thanh thoảng và một niềm hy vọng vững chắc.

Chúa Giêsu xin Chúa Cha tha cho những kẻ đang đóng đinh Người,

   - Người mời gọi chúng ta hãy có một động tác thật khó khăn để cầu nguyện cho cả những kẻ làm điều sai trái đối với chúng ta, làm thiệt hại cho chúng ta, bằng cách luôn luôn biết tha thứ, để cho ánh sáng của Chúa có thể soi sáng  tâm hồn họ;

  -  mời gọi chúng ta sống, trong động tác cầu nguyện của mình, cũng cùng thái độ nhân lành và yêu thương mà Chúa đối xử với chúng ta: " xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con ", mà chúng ta nói lên hằng ngày trong kinh  " Lạy Cha ";

   - đồng thời,Chúa Giêsu, trong giây  phút tận cùng của cái chết phó thác mình hoàn toàn vào tay Chúa Cha, thông ban cho chúng ta lòng xác tín vững chắc, cho dầu các thử thách có cứng rắn đến đâu, các vấn đề có khó khăn đền đâu, đau khổ có nặng nề đến đâu, chúng ta không bị rơi ra khỏi bàn tay của Thiên Chúa, những bàn tay đó đã tạo dựng nên chúng ta, nâng đỡ chúng ta và cùng dồng hành với chúng ta trong cuộc sống, bởi vì là những bàn tay được tình yêu vô tận và trung thành  hướng dẫn.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 15.02.2012).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!