Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ANH LÀ SIMON, CON ÔNG GIOAN, ANH SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ KÊ-PHA

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 10); (15.01.2012); ( Jn 1, 35-42)

CHÚA NHẬT II PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B.

 NGUYỄN HỌC TẬP

 

   1 - Bối cảnh đánh dấu khởi đầu sứ mạng của Chúa Giêsu.

Yếu tố tâm điểm của đoạn Phúc Âm hôm nay là việc kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Ngoài ra tiến trình xảy ra bên ngoài của biến cố, Thánh Gioan tác giả Phúc Âm muốn nói lên cho chúng ta thể thức để đích thực trở thành người môn đệ Chúa Ki T ô.

Ngoài ra diễn biến bên ngoài của biến cố kêu gọi các môn đệ đầu tiên, sứ điệp mà Thánh Gioan muốn gởi đến còn quan trọng hơn nữa đối với bất cứ ai muôn đi theo, làm môn đệ Chúa Giêsu.

Chìa khoá để đọc hiểu được đoạn Phúc Âm, được thể hiện trong các động từ " tìm kiếm, gặp được, đi theo - ở lại ".

Đó là những động từ nói lên thái độ căn bản tìm kiếm và sẵn sàng của người môn đệ:

   - " liền đi theo Chúa Giêsu " ( Jn 1, 37),

   - " các anh tìm gì vậy ? " ( id, 38),

   - " hãy đến mà xem " ( id, 39);

ngoài ra Thánh Gioan cũng muốn gởi đến cho tất cả nói lên phần thưởng của những ai quyết định đi theo Chúa:

   - " Chúng tôi đã được gặp  Đấng Cứu Thế ( Messia) " ( Jn 1,41).

Động tác của con ngươi tiến đến Thiên Chúa, một mình mình, không có khả năng để đạt được mục đích và đạt được đối tượng.của việc tìm kiếm nầy.

Điều vừa kể chỉ có thể thực hiện được, chính vì Thiên Chúa đi vào đời sống con người và từ trong nội tâm Thiên Chúa thúc đẩy để con người hành động.

Yếu tố vừa kể được Thánh Gioan tác giả Phúc Âm đặt vào bối cảnh qua vai trò của Chúa Giêsu trong c ác diễn biến :

   - Chúa Giêsu được Thánh Gioan Tẩy Giả giới thiệu là " Chiên Thiên Chúa ", nói lên phẩm chất cứu thế của Chúa Giêsu, khiến cho các môn đệ phấn khởi nức lòng, làm cho các ông bị lôi cuốn:

     * " Đây là Chiên Thiên Chúa " ( Jn 1, 36);

  - kế đến cái nhìn của Chúa Giêsu là cái nhìn của Thiên Chúa dò xét, đo lường tâm nảo con người;

       * " Lạy Thiên Chúa các đạo binh, Đấng dò xét người công chính, Đấng thấu suốt tâm can, con sẽ thấy Ngài trị tội chúng đích đáng, vì con đã giải bày cơ sự cùng Ngài " ( Ger 20, 12).

     * " Ta là Thiên Chúa, Ta dò xét lòng người, thử thách mọi tâm can. Ta sẽ thưởng phạt ai nấy, tùy theo cách nó sống và việc nó làm " ( Ger 17, 10).

    * " Nhưng lạy Thiên Chúa các đạo binh, Ngài công minh khi xét xử. Ngai thấu suốt tâm can từng gang tấc, con thấy Ngài trị tội chúng thật là đích đáng, vì con đã giải bài cơ sự cùng Ngài " (Ger 11,10)

   - và sau cùng  nói lên mối tương quan giữa Chúa Giêsu và các môn đệ tiên khởi:

     * " Chúa Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: " Các anh tìm gì vậy ? ". Các ông đáp: " Thưa Thầy ( Rabbi ), Thầy ở đâu ? " ( Jn 1, 38).  

Thánh Gioan còn cho biết rõ các ông đi theo Người và ở lại với Người trong câu kế tiếp:

   - " Người bảo các ông: " Hãy đến mà xem ". Các ông đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người này hôm đó. Lúc đó vào khoản giờ thứ mười " ( Jn 1, 39).

Cái nhìn của Chúa Giêsu là cái nhìn đầy uy lực, mà qua cái nhìn đó Người đặt tên cho ông Simon:

   - "  Chúa Giêsu nhìn ông Simon và nói:" Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kê Pha ( tức là Phêrô) ( Jn 1, 42)

Đó là câu nói ban ơn gọi cho Phêrô, mà vì ơn gọi đó Phêrô được tuyên chọn.

 

   2 - Thánh tác giả Phúc Âm diễn tả một động tác ủy thác.

Thánh Gioan tác giả Phúc Âm tường thuật lại giai đoạn kết thúc của một cuộc sống môn đệ và khai mở một lịch sử môn đệ khác. Vị sư phụ cũ chỉ cho các môn đệ ngài vị sư phụ mới, đó là Chúa Giêsu.  " Người bạn của vị hôn phu ", loan báo cho khách được mời sự hiện diện nhân vật chính của buổi tiệc tân hôn:

   - " Ai cưới cô dâu, thì người ấy là chú rễ. Còn người bạn của chú rễ đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở , vì được nghe tiếng nói của chàng. Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã trọn vẹn " ( Jn 3, 29).

Đoạn Phúc Âm chúng ta đang suy niệm diễn tả cho thấy cái nhìn và ghi chép lại một vài lời của Thánh Gioan Tẩy Giả:

   - " Đây Chiên Thiên Chúa " ( Jn 1, 36).

Đối với hai người môn đệ chỉ cần chăm chú nhìn vào đôi mắt của vị thầy mình, thì bị thôi miên và tin vào các lời thầy vừa thốt ra để khởi đầu một cuộc hành trình môn đệ khác.

Chúa Gi êsu " đi ngang qua " ( Jn 1, 36).Chúng ta không biết Người khởi hành từ đâu, cũng như mục đích đi đến đâu ngày hôm đó.

Chúng ta cũng không có được một yếu tố nào để xác định nơi chốn đang xảy ra diễn biến là ở đâu, chỉ biết được Chúa Giêsu " đi ngang qua đó ".

Cách diễn tả tổng quát đó làm cho chúng ta có cảm tưởng Thánh tác giả Phúc Âm đang có ý nói lên một điều gì đó sâu xa, quan trọng hơn nữa.

Có lẽ đó là cách diễn tả động tác di chuyển của Chúa Giêsu muốn đi đến và hội nhập vào đời sống con người, không có cuộc sống nào Chúa Giêsu không đi vào, không có một dòng lịch sử nào Chúa Giêsu không chạm đến.

Bước đi tế nhị và thầm kín của Người trong đời sống chúng ta kêu gọi mỗi người chúng ta đáp ứng lại bằng tự do, kêu gọi chúng ta hãy tin cậy phó thác vào Người, vào tiến trình môn đệ nhiều khi không thiếu những thử thách gian nan.

Hai môn đệ đón nhận lời chỉ dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả và thái độ thinh lặng của Chúa Giêsu, chỉ đi ngang qua mà không trả lời gì cho câu xác nhận " Đây Chiên Thiên Chúa "  của Gioan Tẩy Giả.

 

   3 - Tin cậy và phó thác là động tác tiên khởi phải có cho lịch sử môn đệ.

Hai môn đệ đi theo con người được Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ cho, mặc dầư chưa biết người đó là ai. Hai ông lặng lẽ đi theo Chúa Giêsu, không hỏi han, bàn luận gì về con đường mà mình đang bước đi. Hai ông đi theo Chúa Giêsu theo hướng chỉ dẫn mà Thánh Gioan Tẩy Giả đã gieo vào tâm khảm mình, đi theo một thầy Giêsu đang còn thinh lặng và không mấy ai biết tới.

 

   4 - CÂu hỏi của Chúa Giêsu là động tác thứ hai của đoạn tường thuật.

    - " Các anh tìm gì vậy ? " ( Jn 1, 38).

Đây là những tiếng nói đầu tiên của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Gioan.

Câu hỏi vừa kể không phải chỉ là câu hỏi lịch sự đối với hai người môn đệ không quen biết đang đi theo Người. Đây là một tảng đá ném xuống gây sóng gió trong lòng biển đời sống, thường được coi như là yên lặng của mỗi người chúng ta. 

Mỗi người chúng ta có muôn vàn câu trả lời trước một câu hỏi như vừa kể, và đồng thời chúng ta cũng ý thức rằng không có câu trả lời nào là trả lời thoả đáng. Bởi lẽ mỗi người chúng ta ai cũng đang tìm câu trả lời đó cho đời sống mình.

Câu hỏi của Chúa Giêsu làm cho hai người môn đệ và cho mọi người chúng ta bị động chạm đến mức sinh động lòng ước muốn của con người.

Ý thức được đời sống chúng ta là gì và chúng ta ao ước gì, đó là khởi điểm để đi đến Thiên Chúa.

 

   5 - Động tác thứ ba của đoạn tường thuật là một câu hỏi khác, mà hai môn đệ trả lời cho Chúa Giêsu:

   - " Thưa Thầy ( Rabbi ), Thầy ở đâu ? " ( Jn 1, 38).

Trong câu hỏi đó đang ẩn chứa một câu khác rất sâu đậm hơn. Hỏi như vậy, hai môn đệ xin Chúa Giêsu hãy cho biết căn tính của Người.

Câu trả lời của Chúa Giêsu hàm chứa những gì nền tảng đòi buộc của Ki Tô giáo:

   - " Các anh hãy đến mà xem " ( Jn 1, 39)

Lời mời gọi là mỗi người tự mình hãy có được kinh nghiệm sống.

Đời sống Ki Tô giáo không chấp nhận đời sống đại diện cho, không chấp nhận ủy thác cho người khác đại diện, làm thay thế: không ai có thể sống Ki Tô giáo thay cho người khác được:

   - " hãy đến mà xem ".

Kinh nghiệm đó là căn nguyên, cội rễ của những gì kế tiếp, là căn nguyên cho sự hiểu biết về vị thầy đã khiến cho tác giả Phúc Âm đã phải viết lên một câu bất hữu trong Lời Tựa của Phúc Âm ngài: 

   - " Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy ân sủng và chân lý " ( Jn 1, 14). 

Trong buổi xế chiều hôm đó, hai môn đệ bắt đầu trực giác được mầu nhiệm

   - " Ngôi Lời đã trở thành người "

và " Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm đó. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười " ( Jn 1, 39).

Động từ " ở lại " là động từ tuyệt hảo của Phúc Âm Thánh Gioan, được dùng để diễn tả cuộc sống môn đệ của những ai theo Chúa.

Từ ngữ vừa kể là từ ngữ chính yếu của chương 15 Phúc Âm Thánh Gioan, trong đó Chúa Giêsu là " "cây nho đích thực ", khuyến khích các môn đệ Người hãy " ở lại ", hãy gắn chặt vào Người, " ở lại " trong tình yêu của Người.

Chúng ta không biết được Chúa Giêsu đã nói gì và làm gì trong buổi chiều hôm đó. Chúng ta chỉ biết đưọc rằng, với kinh nghiệm mà hai ông có được với Chúa Giêsu, nảy sinh ra trong con người hai ông lòng tin chắc chắn là mình đã gặp được những gì mình đã tìm kiếm.

Công cuộc tìm kiếm của hai ông đưọc coi là kết thúc.

Andrea ra khỏi cuộc hội ngộ đó, gặp được người anh của mình và tràn đầy phấn khởi loan báo cho

người anh đó:

   - " Chúng tôi đã gặp được Đấng Cứu Thế ( Messia ) ( Jn 1, 41).

Điều đó có nghĩa là cả hai đang đi tìm Đấng Cứu Thế và cả hai đều có lòng mong đợi, ao ước được gặp Người.

Lời kêu gọi đối với người anh em của mình có lẽ không có lợi ích gì, nếu không phải chính Chúa Giêsu đứng ra kêu gọi Simon:

   - " Chúa Giêsu nhìn ôngSimon và nói: " Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kê Pha" ( Jn 1, 42).

Thánh Gioan dùng lại thành ngữ " nhìn " ( gắn cái nhìn vào ), nhưng lần nầy là cái nhìn của Chúa Giêsu ( so với cái nhìn trước kia là của hai môn đệ Thánh Gioan Tẩy Giả " nhìn và đi theo Người ". Chúa Giêsu " nhìn " vì Người biết trong thâm tâm của đối tượng Người đang " nhìn ". Đôi với Chúa Giêsu biết có nghĩa là yêu thương, cải hóa một con người, nếu người đó để cho mình được cải hoá.

Chúa Giêsu đưa mắt chăm chú nhìn lên ông và nói:

   - " Anh la Kê Pha ".

Việc thay đổi danh xưng đối với một con người là thay đổi, cải hóa chính người đó.

Trong trường hợp nầy " Kê Pha hay Cefa " có nghĩa là " tảng đá " cũng nói lên một ý nghĩa về Giáo Hội, mà Phúc Âm Thánh Gioan dành cho một phận vụ quan trọng đối với Phêrô, được kêu gọi chăn dắt đoàn chiên của Chúa Giêsu.

Nhưng Phêrô không thể quên mình là người môn đệ, sống nhờ vào ân sủng được kêu gọi. 

Nhũng gì chúng ta suy niệm đến đây là chân dung người môn đệ Chúa Giêsu và là cuộc hành trình đức tin mà Thánh Gioan tác giả Phúc Âm phát hoạ và đề nghị: người môn đệ là người có tâm hồn rộng mở để tìm kiếm; biết lắng nghe lời Chúa, đó là điều Chúa làm cho mình dần dần khám phá ra     " Chiên Thiên Chúa ", " Thầy ", " Đấng Cứu Thế " để quyết định " ở lại với Người ",

Và từ kinh nghiệm đầy khích lệ hân hoan nầy, người môn đệ Chúa Ki Tô biết noi gương ông Andrea ao ước hướng dẫn những người khác nữa đến để gặp Người:

   - " Chúng tôi đã gặp được Đấng Cứu Thế " ( Jn 1 41).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!