Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CẦU NGUYỆN TRONG CẢ CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 40)

Thính phòng  Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 30.11.2011. 

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 

Anh Chị Em thân mến,

Trong các bài giáo lý sau cùng chúng ta đã suy tư đến một vài mẫu gương cầu nguyện trong Cựu Ước.

Hôm nay tôi muốn được bắt đầu nhìn đến Chúa Giêsu, đến sự cầu nguyện của Người, là thái độ xuyên suốt cả cuộc đời Người, như là một con kinh rạch thầm kín thấm nhuần tưới lên cả cuộc sống, tưới ướt các mối liên hệ, các động tác và hướng dẫn Người, càng lúc càng mãnh liệt hơn, đến động tác hy sinh toàn vẹn cả chính mình, theo đồ án tình yêu của Chúa Cha.

Chúa Giêsu cũng là vị thầy cho các lời cầu nguyện của chúng ta, đúng hơn Người là sự nâng đỡ tích cực và thân hữu cho mỗi lời cầu nguyện chúng ta lên Chúa Cha.

Thật vậy, như một lời tựa Sách Tóm Lược Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo đúc kết:

   - " Cầu nguyện hoàn toàn được Chúa Giêsu mạc khải và thực hiện " ( 541-547).

Hướng về Người, chúng ta muốn được nhìn đến trong những bài giáo lý tới.

 

   1 - Một thời điểm đặc biệt của cuộc hành trình nầy, đó là lời cầu nguyện tiếp nối theo sau phép rửa mà Người nhận được dưới sông Giordano.

Thánh Luca ghi lại rằng Chúa Giêsu sau khi nhận dược phép rửa, cùng với tất cả dân chúng, bởi tay Thánh Gioan Tẩy Giả, đi vào một buổi cầu nguyện rất cá nhân và kéo dài:

   - " Trong khi toàn dân đã chịu phép rửa , Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện thì trời mở ra, và Thánh thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu " Lc 3, 21-22).

Chính thái độ " đang cầu nguyện ", trong đối thoại với Chúa Cha soi sáng cho động tác mà Người đã thực hiện cùng với bao nhiêu người trong dân chúng của mình, hối hả đổ về bờ sông Giordano.bằng thái độ cầu nguyên, Người làm cho động tác của Người, động tác chịu phép rửa, có được một đặc tính đặc biệt và cá nhân. 

Thánh Gioan Tẩy Giả đã lớn tiếng kêu gọi hãy sống đích thực như là con cái của Abraham, hối cải quay về điều thiện và tác động đem lại hoa quả xứng đáng với cuộc thay đổi mới đó

   - " Các anh hãy sinh hoa quả xứng đáng với lòng sám hối...Cái rìu đã đặt sẵn gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quăng vào lửa " ( Lc 3, 7-9). 

Một đoàn lũ đông đảo dân Do Tthái đã di chuyển đến, như Thánh Marco tác giả Phúc Âm đã nhắc đến, khi ngài viết:

   - " Mọi người từ khắp miền Giudea và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giordano " ( Mc 1, 5). 

Thánh Gioan Tẩy Giả đem đến một cái gì đó thật mới mẻ: đặt mình dưới phép rửa phải nói lên đây là một khúc quanh quyết định, bỏ đi cách ăn ở có liên hệ với tội lỗi và bắt đầu một cuộc sống mới.

Chúa Giêsu cũng đón nhận lời mời gọi đó, hội nhập vào chung với đoàn người tội lỗi đang chờ đợi trên bờ sông Giordano.

Nhưng cũng như các Ki Tô hữu tiên khởi, nơi chúng ta cũng phát hiện lên câu hỏi:

   - tại sao Chúa Giêsu tụ ý chấp nhận chịu phép rửa đền tội và sám hối rửa nầy ?

   - Người không có tội để phải xưng ra, Người không có tội, như vậy Người đâu có cần gì phải sám hối. Vậy tại sao Người lại có thái độ đó?

Thánh Matthêu tác giả Phúc Âm ghi lại cử chỉ  sửng sốt của Gioan Tẩy Giả, khi ngài xác quyết:

   - " Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, vậy mà Ngài lại đến với tôi " ( Mt 3, 14). 

Và Chúa Giêsu đáp lại:

   - " Bây giờ cứ thế đã, vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn  đức công chính " ( Mt 3, 15).

Ý nghĩa của từ ngữ " công chính " trong thế giới Thánh Kinh là hoàn toàn chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu cho thấy mình gần gũi với phần dân chúng của Người, đang đi theo Thánh Gioan Tẩy Giả, ý thức rằng đơn sơ chỉ coi mình là con cháu Abrahma thôi,chưa đủ, nhưng còn muốn thực hiện hoàn hảo ý muốn của Thiên Chúa, muốn dấn thân để cho thái độ của mình là một đáp ứng lại trung thành với giao ước mà Chúa ban cho Abraham.

Như vậy, Người xuống dưới sông Giordano , Chúa Giêsu không tội lỗi, cho thấy lòng liên đới của mình với những ai nhận biết các tôi lỗi mình, lựa chọn con đường hối cải và thay đổi cuộc sống; làm cho mọi người hiểu biết rằng là thành phần dân Chúa có nghĩa là hội nhập vào nhãn quang mới của đời sống, sống theo ý Chúa muốn.

 

   2 - Trong cử chỉ vừa kể, Chúa Giêsu tiên báo trưóc thập giá, khởi đầu hoạt động của Người bằng cách đứng vào chỗ những người tội lỗi, đảm nhận trên vai mình gánh nặng lỗi lầm của cả nhân loai, thực hiện ý muốn Chúa Cha..

Tập trung tư tưởng mình vào cầu nguyện, Chúa Giêsu cho thấy mối liên hệ thân tình với Chúa Cha trên Trời, cảm nhận được tình phụ tử của Người, đón nhận vẻ đẹp đòi buộc tình yêu thương của Người, và trong cuộc hàn huyên với Chúa Cha, Chúa Giêsu được xác nhận về sứ mạng của Người.

Trong các lời vọng xuống từ trời

   - " Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con " ( Lc 3, 22)

có ý nghĩa tiên báo trước về mầu nhiệm Phục Sinh, về thập giá và sống lại.

Lời Chúa Cha xác nhận Người là " Con của Cha, Con yêu  dấu ", bằng cách nhắc lại Isaac, người con rất yêu qúy, mà người  cha Abraham đã sẵn sàng hy sinh, theo lệnh của Thiên Chúa truyền cho ( Gen 22, 1-14).

Chúa Giêsu không phải chỉ là Con của vua David , thuộc dòng tộc vua cứu thế, hay Người Tôi Tớ mà Thiên Chúa yêu chuộng, Người còn là Con Một, người Con yêu dấu, giống như Isaac, mà Chúa Cha ban tặng để cứu độ thế gian.

Trong khoảng thời gian trong đó, qua động tác cầu nguyện, Chúa Giêsu sống sâu đậm tình con cái của chính mình và kinh nghiệm phụ tử của Chúa Cha:

   - " Con là Con của Cha, hôm nay Cha đã sinh ra Con " ( Lc 3, 22b),

Chúa Thánh Thần ngự xuống

   - " ...và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu " ( Lc 3, 22a),

hướng dẫn Người trong sứ mạng của Người và Người sẽ ban phát Chúa Thánh Thần cho sau khi Người được vươn lên trên thập giá ( Jn 1, 32-34; 7, 37-39) để soi sáng động tác của Giáo Hội.

Trong cầu nguyện, Chúa Giêsu sống tiếp xúc không gián đoạn với Chúa Cha, để thực hiện đến cùng đồ án tình thương cho con người.  

Đàng sau biến cố cầu nguyện khác thường nầy còn có cả cuộc đời Chúa Giêsu sống trong một gia đình liên hệ sâu đậm với truyền thống tôn giáo dân Do Thái. Điều đó nói lên các liên tưởng mà chúng ta có thể gặp được trong các Phúc Âm:

   - biến cố cắt bì ( Lc 2, 21)

   - việc tiến dâng Chúa Giêsu trong đền thờ ( L 2, 22-24),

   - cũng như việc giáo dục và huấn dạy ở Nazareth, tại tư gia ( Lc 2, 39-40; 2, 51-52).

Đó là khoản thời gian lối ba mươi năm ( Lc 3, 23), một khoản thời gian lâu dài và nghỉ ngơi, mặc dầu với những kinh nghiệm tham dự vào các cuộc lễ lạc tôn giáo công cộng, như những cuộc hành hương ở Giêrusalem ( Lc 2, 41).

Thuật lại cho chúng ta biến cố Chúa Giêsu lúc mưòi hai tuổi trong đền thờ, ngồi giữa các bậc sư phụ ( Lc 2, 42-52), tác giả Phúc Âm Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện thế nào sau biến cố phép rửa ở Giordano. Chúa Giêsu có  thói quen cầu nguyện thân tình với Chúa Cha, đó là thói quen có gốc rễ  trong các truyền thống, trong cách sống của gia đình Người, trong các kinh nghiệm được sống trong gia đình.

Câu trả lời của cậu bé mười hai tuổi cho Mẹ Maria và Thánh Giuse đã cho thấy tình con cái đó đối với Thiên Chúa, mà tiếng từ trời nói lên cho biết sau phép rửa:

   - " Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? " ( Lc 2, 49).    

Ra khỏi nước dưới sông Giordano, không phải Chúa Giêsu m ới khởi đầu lời cầu nguyện của Người, nhưng Người vẫn nối tiếp  mối liên hệ liên tục, quen thuộc với Chúa Cha. Và trong mối hiệp nhứt thân tình nầy với Chúa Cha,  mà Chúa Giêsu thực hiện sự chuyển hoá từ cuộc sống ẩn dật ở Nazareth đến sứ mạng công cộng của Người. 

Giáo huấn của Chúa Giêsu về cầu nguyện dĩ nhiên là

   - do cách cầu nguyên mà Người học biết được trong gia đình,

   - nhưng nguồn gốc sâu xa và thiết yếu đó là do chính vì Người là Con Thiên Chúa, do mối liên hệ độc nhứt của Người với Chúa Cha.

Sách Tổng Lược Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo trả lời cho câu hỏi: Chúa Giêsu học được cầu nguyện từ ai? như sau:

   - " Chúa Giêsu, theo tâm thức con người của Người, đã học được cầu guyện từ Mẹ Người và từ truyền thống Do Thái. Nhưng lời cầu nguyện của Người thoát xuất từ một suối nguồn bí nhiệm, bởi vì Người là Con hằng hữu của Thiên Chúa, trong bản tính nhân loại thánh thiện của Người, Người hướng về Cha Người lời cầu nguyện nghĩa tử ( con cái ) hoàn hảo " ( 541). 

Trong lời tường thuật Phúc Âm, các bối cảnh cầu nguyện của Chúa Giêsu luôn luôn được đặt giữa cuộc gặp gỡ giữa truyền thống dân tộc Người và nhũng gì mới lạ của mối tương giao cá nhân duy nhứt với Thiên Chúa,

   - " Nơi hoang vắng ( Mc 1, 35; Lc 5, 16) nơi mà Người thường rút lui về đó,

   - " trên núi, nơi Người đi lên để cầu nguyện ( Lc 6,12; 9, 28),

   -  " ban đêm, lúc mà Ngưòi có được yên tĩnh riêng rẽ ( Mc 1, 35; 6, 46-47; L 6, 12).

Tất cả những yếu tố đó nhắc lại những thời điểm con đường mạc khải của Chúa trong Cựu Ước, cho chúng ta biết sự tiếp nối của đồ án cứu rổi.

Nhưng đồng thời cũng ghi lại nhũng thời điểm quan trọng đặc biết đối với Chúa Giêsu, là Đấng có ý thức hội nhập vào đồ án đó, hoàn toàn trung thành với ý muốn của Chúa Cha.

 

   3 - Cũng vậy, luôn luôn chúng ta phải biết học hỏi hơn nữa hội nhập vào dòng lịch sử nầy, mà trong đó Chúa Giêsu là thượng đỉnh,

   - phải biết cải tiến trước mặt Chúa quyết định cá nhân của chúng ta mở rộng mình ra trước ý muốn của Ngươi,

  - xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để làm cho ý muốn của chúng ta hoà hợp với thánh ý Người, trong cả đời sống chúng ta biết vâng phục tìn thương của người dành cho chúng ta. 

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có liên hệ đến tất cả mọi giai đoạn sứ mạng Người và mọi ngày của Người. Mệt nhọc không cản trở được lời cầu nguyện của Người.

Đúng hơn, các Phúc Âm cho chúng ta thấy rõ thói quen của Chúa Giêsu là trải qua một phần của đêm tối để cầu nguyện. Tác giả Phúc Âm Marco thuật lại một trong những đêm đó, sau một ngày nặng nề cho việc hoá bánh và cá ra nhiều, ngài viết:

   - " Lập tức Chúa Giêsu bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia về phía thành Bethsaida truớc, trong lúc Ngài giải tán đám đông. Sau khi từ biệt các ông, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa biển hồ, chỉ còn một mình Người ở trên đất " ( Mc 6, 45-47).

Khi các quyết định có tính cách khẩn cấp và phức tạp, lời cầu nguyện của Người trở nên lâu dài hơn và nồng nhiệt hơn. Ví dụ như lúc đến gần việc phải tuyển chọn Mười Hai Tông Đồ, Thánh Luca nhấn mạnh đến thời gian dài ban đêm để cầu nguyện chuẩn bị của Chúa Giêsu:

   - " Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu đi ra núi cầu nguyện và Người đã thức suốt đêm cầu nguyên cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ " ( Lc 6, 12-13)     

Nhìn vào cầu nguyện của Chúa Giêsu, chắc phải nảy ra trong chúng ta một câu hỏi:

   - tôi phải cầu nguyện thế nào?

   - Chúng tôi phải cầu nguyện thế nào?

   - Thời gian bao lâu tôi dành cho mối tương quan với Chúa?

   - Ngày nay chúng ta có được giáo dục đầy đủ để cầu nguyện hay không?

   - Ai có thể là thầy dạy chúng ta?

Trong Huấn Dụ Mục Vụ Verbum Domini tôi đã có nói đến việc cầu nguyện trong lúc đọc Thánh Kinh. Thu gop những gì thoát xuất ra từ Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục , tôi đã đặt nặng một cách đ ặc biệt về phương thức cá biệt của việc đọc lời Chúa ( Lectio divina):

   - lắng nghe,

   - suy niệm,

   - giữ thinh lặng trước mặt Chúa đang nói,

là môt nghệ thuật, mà chúng ta có thể học được bằng cách bền bĩ thực hành.

Chắc chắn cầu nguyện là một ơn Chúa ban, tuy nhiên đòi buộc phải được đón nhận; là động tác của Thiên Chúa, nhưng đòi buộc phải chuyên cần và tiếp tục, nhứt là tiếp nối và bền bĩ là những yếu tố quan trọng.

Chính kinh nghiệm gương mẫu của Chúa Giêsu cho thấy lời cầu nguyện của Người, đươc đánh động bằng tình Cha con của Chúa Cha và bởi sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần, được trỏ nên sâu đậm trong một động tác kéo dài và trung kiên, cho đến Vườn Ô Liu và trên Thập Giá.

Ngày hôm nay người Ki Tô hữu được mời gọi hãy là nhân chứng cho cầu nguyện, chính bởi vì thế giới của chúng ta thường khi đóng kín đối với chân trời thiên thánh và đối với đời sống hy vọng hướng dẫn con người đến gặp được Thiên Chúa.

Trong tình thân hữu sâu đậm với Chúa Giêsu, sống trong Người và sống với Người tình liên hệ con cái  với Chúa Cha , qua lời cầu nguyện trung thành và bền bĩ của chúng ta, chúng ta có thể mở ra được những cánh cửa sổ hướng về Trời của Chúa.

Nói đúng hơn, trong khi di trên con đường cầu nguyện, không phân biệt về phương diện nhân loai, chúng ta có thể giúp người khác cũng bước đi được: bởi vì thật ra ngay cả lời cầu nguyện Ki Tô giáo cũng mở những lộ trình trong khi cầu nguyện.  

Anh Chị Em thân mến, chúng ta hãy giáo huấn mình có được một mối liên hệ sâu đậm với  Chúa, có được một thái độ cầu nguyện không phải khi có khi không, mà bền bĩ đầy tin cậy , có khả năng soi sáng nhãn quang chúng ta, như Chúa Giêsu dạy chúng ta.

Chúng ta hãy xin Người cho chúng ta khả năng loan báo cho những người chung quanh chúng ta, cho những ai chúng ta gặp được ngoài đường phố, niềm hân hoan được gặp Chúa, ánh sáng chiếu soi cho đời sống chúng ta.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 30.11.2011).    

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!