Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ANH EM HÃY CHÚ Ý VÀ THỨC TỈNH

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 1 ); ( Mc 13, 33-37); ( 27.11..2011)

CHÚA   NHẬT I  MÙA   VỌNG, NĂM B.

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật I mùa Vọng, khởi đầu Năm Mới Phụng Vụ, Thánh Marco  kể lại cho chúng ta toàn phần đoạn kết thúc bài giảng về ngày cánh chung, được tường thuật lại trong cả chương 13 của Phúc Âm.

Trong phần khởi đầu chương 13 Phúc Âm Thánh Marco, Chúa Giêsu tiên báo cho các tín hữu tiên khởi thời các Tông Đồ, cũng như cho tất cả chúng ta về những khó khăn của cuộc sống Ki Tô hữu, mà những ai theo Ngài sẽ gặp phải: 

   - " Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ được biết " ( Mc 13, 9). 

Và Người còn tuyên bố những khó khăn đau khổ đó chắc chắn sẽ xảy ra, để những ai muốn theo Ngài khỏi phải bở ngở: 

   - " Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu" ( Mc 13, 31).  

Sau khi tuyên bố những khó khăn chắc chắn trên cho những ai sống đời sống Ki Tô hữu, Chúa Giêsu kết luận bằng đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, kêu gọi những ai muốn theo Người hãy " chú ý và thức tỉnh": 

   - " Anh em hãy chú ý, hãy thức tỉnh, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến" ( Mc 13, 33).

  - " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến " ( Mc 13, 35)

  - " Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết mọi người là: phải canh thức!" (Mc 13,37). 

Tất cả những lời răn bảo trên được Chúa Giêsu giảng dạy lồng vào khung cảnh của một dụ ngôn:  

   - " Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức" ( Mc 13, 34). 

Và rồi ông ra đi, không báo trước lúc nào sẽ trở về. Do đó sự khôn ngoan khuyên dạy các đầy tớ phải chú ý và thức tỉnh: 

   - " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng" ( Mc 13, 35). 

Đọc những lời dặn dò của Đức Giêsu " anh em hãy chú ý, hãy tỉnh thức" cũng như những lời quả quyết của Ngài, " trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu", người ta có cảm tuởng rằng Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo sống trong  phập phồng, khiếp đảm, lo âu, sợ sệt, sống để chờ đại họa đến lúc nào không biết, chết không kịp nhắm mắt, không kịp trối.

Tình thế trên lại còn gia trọng, thảm đạm và khủng khiếp hơn bởi lẽ chính Đức Giêsu và các Thiên Sứ cũng chẳng biết đại họa bao giờ xảy đến: 

   - " Anh nhìn thấy công trình vĩ đại đó phải không? Tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả sẽ bị phá đổ" ( Mc 13, 2)

   - " Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các Thiên Sứ trên trời hay Con Người cũng không , chỉ có Chúa Cha biết mà thôi" ( Mc 13, 32). 

Cảm tưởng như vậy tại vì chúng ta không để ý những điều chúng ta vừa đọc. Người chủ có việc phải đi xa, trước khi ra đi để nhà lại cho gia nhân, 

   - " Ông trao quyền cho đầy tớ, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức" ( Mc 13, 34). 

Đọc bài Phúc Âm hôm nay trong nhãn quang vừa kể, chúng ta sẽ thấy rằng những lời dặn dò " hãy chú ý, hãy thức tỉnh" của Chúa Giêsu không có gì hơn là mỗi người phải trung thành thực hiện bổn phận đã được giao phó," chỉ định cho mỗi ngưòi một việc".

Nếu mỗi người chúng ta chí thú chăm lo chu toàn bổn phận đã được " chỉ định cho mỗi người một việc ", thì việc ông chủ nhà trở về " lúc tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng" có gì quan trọng đâu?

Người đầy tớ bất trung, chểnh mảng công việc, thích ăn không ngồi rồi, bỏ bê công việc, lợi dụng lúc ông chủ đi vắng để " vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm", mới là người tự đặt  mình trước đại họa: 

   - " Nhưng nếu tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng: Còn lâu chủ ta mới về. Thế rồi hắn bắt đầu đánh đập đồng bạn, và chè chén với bọn say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên giả hình: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng" ( Mt 25, 49).  

Sống đức tin Ki Tô giáo  không phải là cuộc sống cho qua ngày, sống vật vờ vật vưỡng, sống không để tâm trí vào những lời khuyên dạy của Phúc Âm, " nước lớn trôi vô, nước ròng trôi ra", bất cẩn như năm thiếu nữ đi dự tiệc cưới không đem dầu theo để cho đèn hết dầu: 

   - " Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của các em tắt mất rồi" ( Mt 25, 8). 

Sống đức tin Ki Tô giáo là cuộc sống " anh em hãy chú ý, hãy thức tỉnh" và chu toàn hoàn hảo  các bổn phận được " chỉ định cho mỗi người một việc " vì kính yêu  Thiên Chúa và yêu mến anh em,

   - " Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi ". Đó là điều răn quan trọng nhứt và điều răn thứ nhứt. Còn điều răn thứ hai cũng giống như điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình" ( Mt 22, 37-39).  

Sống đức tin Ki Tô giáo là sống " hãy chú ý và và thức tỉnh" như người gác cửa được ông chủ " ra lệnh phải canh thức".

Canh thức và đề phòng chống lại những hành động và tư tưởng, ý thức hệ không phù hợp với những điều huấn dạy của Phúc Âm, ý thức hệ xem Thiên Chúa như không có và đê tiện hóa con người, không tôn trọng địa vị con người, con Thiên Chúa bằng cách chà đạp nhân quyền.

" Hãy chú ý và thức tỉnh" không cho phép người Ki Tô hữu ngủ gà ngủ gật, dững dưng trước  ý thức hệ áp bức, chà đạp quyền làm người, đê tiện hóa đia vị con người , con Thiên Chúa, nếu chúng ta không muốn đi ngược lại những gì Chúa Giêsu căn dặn.

Sống đức tin Ki Tô giáo là sống bằng hành động, chu toàn nhiệm vụ mà Thiên Chúa giao cho chúng ta khi Ngài tác tạo ra tổ tiên chúng ta: 

   - " Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn địa đàng, để trồng trọt và trông coi" ( Gn 2, 15).  

Hay nói như lời Chúa  Giêsu, chúng ta phải sống cuộc sống đức tin bằng đời sống năng động để chu toàn bổn phận mà chúng ta được " chỉ định mỗi người một việc". 

Đối với Thiên Chúa, " việc" lớn hay việc nhỏ, không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta trung tín chu toàn bổn phận tùy theo khả năng được Chúa giao phó " chỉ định mỗi người một việc".

Ông chủ nhà đã khen thưởng cả hai đầy tớ, người làm lợi được năm yến bạc và người làm lợi được hai yến , bằng cùng một lời khen như nhau: 

   - " Khá lắm, hởi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh" ( Mt 25, 21.23). 

Sống đức tin Ki Tô giáo là sống " hãy chú ý và thức tỉnh", biết nhận ra tiếng Chúa nói với chúng ta trong mỗi hoàn cảnh, biến cố của cuộc sống thường nhật và thi hành tuân theo thánh ý Ngài.

Nếu Ki Tô giáo gồm có mười điều răn và gồm tóm mười điều răn trên còn lại hai điều kính yêu Thiên Chúa và thương mến anh em như chính mình, thì Chúa Giêsu còn đi xa hơn nữa, khi Ngài đồng hóa việc phục vụ anh em là phục vụ cho chính Ngài: 

   - " Khi về đến nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: Dọc đường anh em bàn tán điều gì vậy? Các ông làm thinh , vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giêsu ngồi xuống gọi nhóm Mười Hai Người lại mà nói: Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người. Kế đó người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói: ai tiếp đón một em nhỏ như em nầy vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy" ( Mc 9, 33-37).  

Trong đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu không nói rõ cho chúng ta " phục vụ mọi nguời" và " tiếp đón một em nhỏ, tiếp đón Thầy…, tiếp đón Đấng đã sai Thầy" như thế nào. Áp dụng vào thực tế lời dạy bảo " hãy chú ý và thức tỉnh " để " phục vụ …, tiếp đón"  đó, Thánh Matthêu đã kể lại cho chúng ta trong  Phúc Âm Chúa Nhật vừa qua: 

   - " Vì xưa ta đói, các ngươi cho Ta ăn; Ta khát, các ngươi cho Ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han" ( Mt 25, 35-37).

Nếu chúng ta " chú ý và thức tỉnh", nhìn thấy nhu cầu và ước vọng của anh em để " phục vụ " và "tiếp đón" anh em bằng tâm trí và hành động, chu toàn bổn phận đã được Chúa "chỉ định mỗi người một việc", thì việc chủ nhà có trở về " lúc tối hay nữa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng " không có gì quan trọng.

Đó cũng là một phần ý nghĩa câu nói của Chúa Giêsu: 

   - " Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả Thiên Sứ trên trời hay Con người cũng không biết, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi" ( Mc 13, 32). 

Dĩ nhiên với câu nói vừa kể , Chúa Giêsu có ý nêu lên cho chúng ta uy quyền tối thượng và tự do của Cha Ngài. Nhưng đồng thời Ngài cũng khuyên bảo chúng ta hãy có thái độ phó thác và tin cẩn của một đứa con trong gia đình Thiên Chúa.

Chúng ta hành xử như một đứa con, " chú ý và thức tỉnh" để " phục vụ " và " tiếp đón" anh em , mọi việc khác chúng ta là những đứa con: 

   - " Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Abba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa" ( Gal 4, 6-7). 

Và đã là những đứa con, ý thức được địa vị là bổn phận trong gia đình của mình, không có gì chúng ta phải sống thấp thỏm, sọ hải như người nô lệ, không biết ông chủ trở về " lúc tối hay nữa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng", cũng không cần " còn về ngày hay giờ đó" có ai biết được hay không, " các Thiên Sứ trên trời hay Con Nguời" cũng vậy.

Đã là con, chúng ta biết được tình yêu và sự chăm sóc của Thiên Chúa là Cha chúng ta: 

   - " Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rỏ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin" ( Mt 6, 7-8). 

Là những đưá con, ý thức được địa vị và trách nhiệm của mình, chúng ta hảnh diện phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em, chúng ta có quyền ngẩn đầu lên cao nói với Chúa:

   - " Lạy Cha chúng con ở trên trời,

   Chúng con nguyện danh Cha cả sáng…" ( Mt 6,9). 

 Ngày Chúa Nhật I Mùa Vọng, Giáo Hội trích bài Phúc Âm rất có ý nghĩa hôm nay để bắt đầu Năm Phụng Vụ Mới, một bài Phúc Âm làm tinh thần huớng dẫn cho cuộc sống cả năm:" chú ý và thức tỉnh" sống thân tình với Chúa và phục vụ anh em, với địa vị con Thiên Chúa, niềm hảnh diện và sự ủy thác tín nhiệm vào Thiên Chúa là Cha " biết rỏ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin" ( Mt 6,8).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!