Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
VUI MỪNG LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ƠN PHƯỚC

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 3), ( 08.12.2010); ( Lc 1, 26-38)

LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI, NĂM A.

NGUYỄN HỌC TẬP 

Thánh Luca đã kể lại một cách tuyệt với hai biến cố song song của Gioan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu. Sau khi loan báo Gioan Tẩy Giả được sinh ra, kế đến là loan báo sinh nhật của Chúa Giêsu.

Đoạn Phúc Âm chúng ta đang suy niệm  cho thấy rõ mối liên hệ với đoạn trước đó, qua từ ngữ " đã có thai đưọc sáu tháng ", nói lên trạng thái khởi đầu làm mẹ của bà Elisabeth.

Đoạn Phúc Âm hôm nay được xen vào bối cảnh chủ đề loan báo tính chất làm mẹ của hai người phụ nữ và hoa trái mà hai nguời đang cưu mang trong dạ.

Câu ( Lc 1, 26) khởi đầu đoạn Phúc Âm , nói lên những đặc tính khởi đầu: địa danh, thời điểm, thành phần gia đình, danh tánh, hoàn cảnh thụ thai và tương lai của cậu trẻ:

   - " Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thỉ Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilea, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria " ( Lc 1, 26-27).

Hai câu Phúc Âm vừa được trích dẫn nói đến một gia đình khác, một cuộc sinh nở khác, cho thấy Thánh Luca có ý liên kết hai gia đình khác nhau và ai cậu bé khác nhau liên hệ với nhau trong tương lai. 

1 - Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sau khi giới thiệu thời gian và không gian như vừa kể, Thánh Luca đề cập đến các nhân vật chính tác động trong bối cảnh, với sự chú ý đặc biệt đến Maria:

   - " Trinh nữ ấy tên là Maria " ( Lc 1, 27b).

Trung tâm điểm của đoạn tường thuật, nhân vật chính, dần dần được tỏ hiện ra và là " trái tim " dần dần được mở ra.

Theo phương diện văn chương, phần được diễn tả rộng rãi đó là phần đối thoại, được đóng khung trong biến cố hiện đến và từ gỉa ra đi của thiên sứ Gabriel:

   - " Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: " Vui mừng lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà...Bấy giờ bà Maria nói: " Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ nói". Rồi sứ thần từ biết ra đi " ( Lc 1, 28a. 38).

Cuộc đối thoại được diễn biến theo ba lần can thiệp bằng lời nói của vị thiên sứ, và ba lần lên tiếng đó cũng được Maria phản ứng lại bằng ba câu hỏi.

Điều đáng chú ý là chính thiên sứ tiên khởi có sáng kiến trong ba lần can thiệp vừa kể, được khởi đầu bằng lời chào hỏi:

   - " Vui mừng lên hỡi đấng đầy ân phước, Thiên Chúa ở cùng bà " ( Lc 1, 28).

Và nội dung của sứ điệp mà thiên sứ muốn chuyển đạt được chia làm hai phần,

   - phần đầu cho loan báo việc sinh ra và vương tước cao cả của cậu bé:

     * " Và nầy đây, bà sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người . Người sẽ trị vì nhà Giaccob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng tận " ( Lc 1, 30-33).

   - phần thứ hai, về phương diện thần học với ý nghĩa thật sung mãn, nói lên căn tính đích thực của cậu bé sắp được sinh ra:

   * " Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" ( Lc 1, 35).

Dần theo tiến trình cuộc đối thoại, thiên sứ càng lúc càng cho biết rỏ hơn chi tiếc đồ án của Thiên Chúa, thì cũng tương ứng những lời phản ứng của Maria,

   - trước tiên là phản ứng bằng sự thinh lặng, suy nghĩ:

     * " Nghe lời ấy, bà rất bồi rối, và tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì " ( Lc 1, 29).

   - kế đến là phản ứng bằng cách đặt câu hỏi:

    * " Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng " ( Lc 1, 34).

   - và sau cùng là thái độ chấp thuận vâng phục thánh ý Chúa:

    * " Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói " ( Lc 1, 38). 

Thiên Chúa, qua trung gian của vị sứ giả, can thiệp vào đời sống của Maria và với lời đề nghị của mình, Chúa muốn thực hiện những gì Người đã hứa với nhân loại.

Maria, thành phần của dân Cựu Ước, được Chúa mời gọi như là hoa trái đầu tiên của cộng đồng dân Chúa mới, được mời gọi hãy cộng tác như là người tiên khởi để cho Con Thiên Chúa có thể đươc hội nhập vào cuộc sống gia đình nhân loại.

Maria được Thiên Chúa chuẩn bị sẵn cho để có thể thực hiện được đồ án đó, bằng một đặc ân của Người, đó là " ân sủng ", khởi thủy quy tóm tất cả những ân phước mà Chúa rộng ban cho các tín hữu Người.  

Thiên sứ Gabriel cũng là vị thiên sứ đã can thiệp với Zaccaria, là vị thiên sứ của thời điểm quyết định, có phận vụ giải thích đồ án của Chúa. Thiên sứ nhân danh Chúa tường trình đến Maria một lời chào trọng thể và bất thường:

   - " Vui mừng lên ...",(  thay vì " tôi xin chào bà ") , hỡi đấng đầy ơn sủng " ( Lc 1, 28).

Có lễ thành ngữ " đầy ơn sủng " cần phải được hiểu một cách đúng đắn. Theo ý nghĩa thần học, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng mới có thể nói được là " đầy ơn sủng ". Và Thiên Chúa được Thánh Kinh trình bày như là Đấng

   - " đầy lòng nhân hậu và thương xót... giàu có ân phước và thành tính " ( Ex 34, 6).

Như vậy, ân sủng thể hiện lòng tự do thương yêu của Chúa.

Áp dụng vào Mẹ Maria, lời nói vừa kể, " đầy ơn sủng ", chỉ có thể hiểu là cách diễn tả động tác của Chúa: Mẹ Maria là người được tiền định ưu tiên cho ơn Chúa xuống nơi Mẹ, là người được chuẩn bị sẵn để thích ứng có được mối thông hiệp thân tình với Chúa, và từ đó có thể nói được là Mẹ " đầy ơn sủng ".

Điều đó có nghĩa là tất cả lòng triều mến thương yêu của Chúa, ân sủng của Chúa ( cháris) đều đổ xuống nơi Mẹ: như vậy Mẹ trở thành người phụ nữ " đầy duyên dáng, yêu thương " trước mặt Chúa.

Từ ngữ vừa kể " đấng đầy ơn sủng " được dùng như là tên gọi riêng dành cho Mẹ, được hiểu " ân sủng " như như là cấu trúc bản tính con người của Mẹ, có được ngay từ lúc Mẹ được thu thai.

Đó là ý nghĩa của một trong những bả văn Thánh Kinh, đoạn Phúc Âm hôm nay của Thánh Luca, là nền tảng của tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội mà chúng ta mừng lễ hôm nay.  

2 - Đồ án của Thiên Chúa.

Chúng ta có thể nói Mẹ Maria là hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa, dường như là hiện thế bí tích tình yêu của Người cho chúng ta.

Trong tư tưởng đó chúng ta hiểu được lý chứng mà nhiều tước hiệu khác được gán cho Mẹ qua nhiều thế kỷ.

Và đây là tiếng nói của một vài nhà thần học lỗi lạc đương thời:

   - " Mẹ Maria, bí tích tình mẹ âu yếm của Thiên Chúa " ( Paul Claudel ).

   - " Mẹ là người phụ nữ chính đáng và trong trắng và, một cách huy hoàng, là một năng lực sáng ngời và trinh khiết, thể hiện cho chúng ta lý tưởng và lòng tốt lành " ( Teillard de Chardin).

   - " Maria, người phụ nữ không có tỉnh từ, là tượng thánh của thế giới phụ nữ...là hình ảnh không phải chỉ của người phụ nữ mới, mà còn là của nhân loại mới được gìn giữ cho khỏi những ảo tưởng sai lạc về sự tự do " ( A. Bello ).  

Điều đáng nói là tước hiệu " đầy ân sủng " và " Thiên Chúa ở cùng bà " đều có cùng ý nghĩa tương đồng nhau. " Chúa ở cùng bà " là yếu tố thiết yếu để có được giao ước với Chúa:

   - " Một người trong đám gia nhân thưa rằng: " Tôi biết ông Jesse người Bethlem, có một người con trai biết gảy đàn. Anh là người dũng sĩ can đảm, một chiến binh, một người có tài ăn nói, đẹp trai và Chúa ở với anh " ( 1 Sam 16, 18).

Như vậy " đầy ân sủng " là cách phát biểu cao cả nhứt để nói lên mối thông hiệp giữa một tạo vật và Đấng Thượng Đế.

Ngoài ra " Thiên Chúa ở cùng bà " là tước hiệu có ý nghĩa nói lên như là bảo chứng sự bảo vệ của Thiên Chúa, như là Thiên Chúa chuyên cần đi theo bên cạnh để bảo vệ Mẹ, thọ tạo được người yêu thương nhứt. 

Ân sủng mà Mẹ Maria có được vưọt lên trên mọi tưởng tượng và lằn mức có thể đối với con người. Bởi đó lời chào của thiên sứ làm cho Mẹ không còn biết định hướng, bởi đó Mẹ thinh lặng tìm cách suy nghĩ, không trả lời:

   - " Nghe lời ấy, bà rất bối rối và tự hỏi lời chào ấy có nghĩa gì " ( Lc 1, 29).

Trước tình trạng đó, thiên sứ trấn an Mẹ và giúp Mẹ hiểu được đồ án của Thiên Chúa:

   - " Bà đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và nầy đây bà sẽ thụ thai, sinh một con trai, và đặt tên là Giêsu.Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao... " (Lc 1,30-32).  

Có lẽ Mẹ Maria không bao giờ có thể tìm được cậu trả lời, nếu thiên sứ không giải thích cho Mẹ bằng sứ điệp của ngài. Qua sứ điệp đó, Maria hiểu được vài trò làm mẹ của mình và nhứt là phận vụ của người con, được điễn tả theo ý nghĩa đồ án của Chúa trong Cựu Ước:

   - " Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ cai trị nhà Giacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận " ( Lc 1, 32-33).

Ý nghĩa của sứ điệp đó cũng đã được tiên tri Natan một ngày kia nói với vua David ( cfr. 2 Sam 7).

Nói tóm lai đứa trẻ mà Me Maria sinh ra la Đấng Cứu Thế. 

Đối với phần đầu của sứ điệp, Maria phản ứng bằng cách đặt câu hỏi chứa đựng một thắc mắc: một vài điều Mẹ Maria đã hiểu, nhưng còn nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ. Bởi đó Mẹ đặt câu hỏi.

Cuộc sống đối với Chúa không phải là những gì minh bạch rõ ràng như 2 + 2 = 4 và được đặt ở một nơi an toàn vững chắc. Đúng hơn cuộc sống của mỗi người chúng ta là cuộc sống có được ánh sáng mà chúng ta có thể múc lấy được từ lý trí, nhưng cũng từ lòng tin cậy, hy vọng và tình yêu thương đối với Chúa.

Sự can thiệp của Mẹ Maria được thể hiện bằng lời nói, cho thấy Mẹ cũng là con người đang bước đi trên con đường lữ hành để đến với Chúa như chúng ta, Mẹ đôi khi cũng gặp khó khăn để biết được thánh ý Chúa.

Đó cũng chính là những gì Công Đồng Vatican II đề cập đến trong Thông Điệp Redemptoris mater,  nói đến sự tiến triển trên  con đưòng đức tin.

Cũng vậy Mẹ Maria, để chấp nhận lấy đồ án của Chúa, cần phải cố gắng dùng trí khôn của mình để hiểu biết và hơn nữa cố gắng hội nhập mình vào với tình yêu thương.  

3 - Quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bong trên bà.

Động tác của Thiên Chúa trong nội tâm con người, được diễn tả trong phần hai của sứ điệp, khi thiên sứ báo cho Mẹ biết cuộc sinh sản của Mẹ sẽ là cuộc sinh sản trinh khiết, được diễn tả bằng quyền năng sáng tạo của Chúa:

   - " Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà , vì thể Đấng sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa " ( Lc 1, 35). 

Mẹ Maria được hội nhập vào mầu nhiệm của Thiên Chúa và hoàn toàn thuộc về Người.

Đó là ý nghĩa của câu nói " Thánh thần sẽ ngự xuống trên bà...quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà...". Cách nói đó, trong Thánh Kinh không có ý nghĩa gì ám chỉ sự sinh nở, bởi đó hoàn toàn loại trừ hẵn ý nghĩa Chúa Thánh Thần là có phận vụ thay thế cho người cha trần thế tự nhiên trong tiến trình sinh nở.

Văn mạch có ý nói lên việc sinh trưởng của câu bé không thuộc về luật lê thuộc lãnh vực sinh vật học tự nhiên, bởi lẽ là biến cố thuộc về lãnh vực thần linh, mà Chúa đang thực hiện những điều lạ lùng.

Điều đó cũng có nghĩa là con nguời phải thận trọng khi đến gần mầu nhiệm Thiên Chúa. Điều không quan tâm, lảng quên, không chú ý    đối với sự hiện diện của Đấng Tối Cao trong tiến trình, có thể làm cho con người hiểu lầm, giải thích sai trái về biến cố Nhập Thể của Chúa Giêsu. 

Câu ( Lc 1, 35) trích dẫn ở trên là trung tâm điểm thần học của đoạn Phúc Âm chúng ta đang suy niệm với ý nghĩa súc tích về Thiên Chúa Ba Ngôi, bởi vì là đoạn đề cập đến Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Chúa Cha mở đầu đoạn Phúc Âm khi Người sai thiên sứ đến và một cách mặc nhiên kết thúc sứ điệp của Người, khi thiên sứ giả từ Mẹ Maria, khi sứ mạng đã hoàn tất.

Trong cả đoan đề cập đến mối tương quan giữa Thiên Chúa và Mẹ Maria, về việc Người ban cho Mẹ tràn đầy ân sủng, để cho Mẹ có khả năng đáp nhận, thực hiện những gì Chúa đã hứa trong Cựu Ước, chuẩn bị và làm cho sự hiện diện của Chúa Con giữa loài người có thể thực hiện được.

Chúa Thánh Thần ở đây có thể hiểu như là sức mạnh sáng tạo của Thiên Chúa. Câu ( Lc 1, 35) có thể được xem là câu mới khởi đầu cho chúng ta biết sơ qua về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, là " Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà", cho biết cậu bé sắp sinh ra là Con Thiên Chúa. Dĩ nhiên cậu bé cũng là con Mẹ Maria.

Câu bé đưọc sinh ra, khởi đầu một kỷ nguyên nhân loại mới, nhờ sự can thiệp của Chúa, với sự cộng tác của loài người, được thể hiện trong Mẹ Maria, con người  được Thiên Chúa biến đổi mới bằng " tràn đầy ân sủng " của Người. 

Việc mang thai của Elisabeth, được sứ điệp nhắc đến, cũng là một biến cố cộng tác cử hành cuộc sống mới của nhân loại. Thiên Chúa trung thành muốn khởi đầu lại sự sống cho con người bằng một cuộc mang thai, biến cố mang thai của Elisabeht, mặc dầu bà và Zaccarria đã già nua và biến cố mang thai trinh tiết của Mẹ Maria.

Như vậy câu trích dẫn Thánh Kinh " không có gì mà Thiên Chúa không làm được ", nhắc cho chúng ta nhớ lại câu nói của Sarah trong Cựu Ước.

   - " Nào có điều gì kỳ diệu mà Thiên Chúa không làm được sao? " ( Gen 18, 16).

Câu hỏi trải qua nhiều thế kỷ, và được coi là câu nói diễn ta ra thảm trạng của các phụ nữ hiếm hoi, cho đến khi đạt đến phần đất của Nazareht. Ở đây đời sống được sinh hoa kết quả trong dạ Mẹ Maria.

Mẹ Maria chứng tỏ cho thấy rằng đời sống thuôc về Thiên Chúa và người làm cho nảy sinh lúc nào và cách nào như Người muốn, ngay cả bằng phương thức ngoại lệ.

Ở Nazareht bí nhiệm của đời sống không  bị kết thúc và vẫn tiếp tục tiến trình của mình cho đến lúc phục sinh.  

Với sự hiện diện của Mẹ Maria trong bối cảnh được đoạn Phúc Âm thuật lại, chúng ta thấy được công trình của Thiên Chúa có thể bị ngăn chận, bị đặt điều kiện bởi sự đồng thuận và lòng can đảm của một thiếu nữ đơn sơ khiêm nhường.

Thiên Chúa thích kêu gọi con người hợp tác với Người, bởi vì Người muốn giao tiếp với con người chúng ta bằng đối thoại trong tự do và tình thương yêu.

Mẹ Maria được mời gọi, Mẹ liền đồng thuận.

Điều cần thiết của câu trả lời đồng thuận được Thánh Bernardo diễn tả một cách tuyệt diệu:

   - " Hãy trả lời mau đi, hỡi trinh nữ...hãy mở rộng tâm hồn của cô ra cho đức tin, miệng lưỡi ra cho Lời Chúa, mở rộng dạ cô ra cho Đấng Tạo Hoá ".     

   - " Nầy tôi đây, nữ tỳ của Thiên Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói " ( Lc 1, 38).

   - " Đó là những lời đơn sơ và tuyệt diệu, ấn tín của một động tác đức tin cao cả nhứt trong lịch sử con người. Câu trả lời là đỉnh tối thượng của mọi thái độ tôn giáo của con người trước mặt Chúa, bởi vì đó là những lời nói lên một cách cao thượng và hoàn toàn sẵn sàng tích cực năng động cộng tác..." ( H. Schuermann ) .

Câu trả lời của Mẹ Maria là động tác tiên khởi của đức tin Ki Tô giáo, lời nói của Mẹ có nhiệt độ của ngọn lửa bùng cháy, bởi vì đó là tiến nói " Amen " của tất cả đồ án sáng tạo một kỷ nguyên nhân loại mới, đồng thời cũng là một một câu diễn tả tình yêu thương nồng cháy của Mẹ đối với Chúa, hoàn toàn phó thác, trao tất cả cho Chúa, không còn giữ lại cho mình bất cứ điều gì.

Mặc dầu văn bản Phúc Âm không đề cập đến một cách rõ ràng, nhưng ai trong chúng ta cũng hiểu được: chỉ có tình yêu mới thốt lên tiếng đáp lại lời mời gọi của tình yêu.

Và dĩ nhiên là cử chỉ đáp ứng của người yêu đối với người mình yêu là cử chỉ đáp ứng trong vui tươi, hạnh phúc! Đó là tâm tình của Mẹ Maria lúc đó, khi thốt lên câu trả lời vừa trích dẫn. 

Tương giao, lắng nghe, đặt câu hỏi, dùng trí khôn để suy nghĩ và sau cùng là đáp ứng lại ý muốn và tình yêu của Thiên Chúa, đó là những giai đoạn của cuộc gặp gỡ giữa Chúa và Mẹ Maria.

Trong tiến trình đó, Thánh Ambrogio nói rằng mỗi người tín hữu Chúa Ki Tô sinh ra Chúa Ki Tô:

   - " Phúc cho cả anh em vì anh em đã nghe và đã tin: mỗi tâm hồn tin, là tâm hồn mang thai và sinh ra Ngôi Lời Thiên Chúa ".   

Biến cố truyền tin là một đặc ân của Mẹ Maria, trong đó cả nhân loại điều có liên hệ. Với cuộc truyền tìn đó, cuộc hợp nhứt tiên khởi, hay đúng hơn, cuộc thông hiệp giữa Thiên Chúa và nhân loại được thực hiện.

Cuộc sống thật sự bắt đầu nở hoa.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!